Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.82 KB, 12 trang )

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ – LÊ MẠT

A BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

A.1 THỜI LÊ SƠ


Vua Lê Thái Tổ

Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của khởi nghĩa Lam
Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi lãnh
đạo.
Xét về quá trình xác lập và phát triển của bộ máy nhà nước quân chủ
chuyên chế có thể chia nhà Lê Sơ làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu của Lê
Sơ( đời vua Lê Thái Tông) và giai đoạn sau của Lê Sơ( từ đời vua Lê
Thánh Tông trở đi).


I. Giai đoạn đầu của Lê Sơ
Lê Thái Tổ đã nhanh chóng từng bước thiết lập bộ máy nhà nước để
thực thi quyền lực của nhà vua.
a)

Chính quyền trung ương

Giúp vua thực thi quyền lực nhà nước, ở triều đình có các quan chủ yếu:
+) Tả, Hữu tướng quốc và Đại hành khiển: Tả, hữu tướng quốc là quan
đầu triều giúp vua quản lí toàn bộ đội ngũ quan lại trong nước. Đại hành
khiển đứng đầu quan văn.
+) Các cơ quan có tính chất văn phòng hoặc khuyên can vua:
-



-

Các tỉnh bao gồm thượng thư tỉnh, trung thư tỉnh, môn hạ tỉnh và
nội thị tỉnh.
Hàn lâm viện đứng đầu là Hàn Lâm Đại Học Sỹ
Bí thư giám chức năng trông coi việc nhà vua đứng đầu Bí thư
giám học sĩ.
Chính sự viện là cơ quan quan trọng trong triều chức năng giúp
vua bàn bạc, xem xét các việc trọng đại. Đứng đầu là chính viện
thượng thư.
Nội mật viện gồm một số quan thân cận của nhà vua,ban việc cơ
mật trong triều.

+) các bộ là cơ quan giúp vua quản lí chuyên ngành.
+) các cơ quan chuyên môn( ngự sử đài,ngũ hình viện,quốc sử viện,
quốc tử giám, thái sử viện.)
Sơ đồ:
VUA
Tả, hữu tướng quốc


Các quan đại thần
( Tam thái, Tam
thiếu,Tam trư,....)

b)

Cơ quan văn phong
tư vấn

( các tỉnh, Hàm lâm
viện, Bí thư giám,
Chính sử viện,Nội
mật viện)

Các bộ
( Lễ và Lại sau đủ sáu
bộ )

Các cơ quan chuyên
môn
( Ngụ sử đài, Ngũ
hình viện, Quốc sử
viện, Quốc tử giám,
Thái sự viện)

Chính quyền địa phương

+) Cấp đạo
Nhà vua chia nước ra làm 5 đạo: Đông Đạo, Tây Đạo, Nam Đạo, Bắc
Đạo và Hải Tây Đạo. Đứng đầu mỗi đạo là chức hành kiểm, phụ trách chung. Ở
mỗi dạo có tổng quản phụ trách về quân đội.
+) Cấp lộ, trấn, phủ
Các cấp này dưới cấp đạo, mỗi đạo gồm 1 lộ và 1 trấn.đứng đầu mỗi lộ, trấn,
phủ là 1 chức quan riêng tuy nhiên ở thời này các chức danh k được dùn một
cách nhất quán.
+) Dưới nữa là cấp huyện, xã
c)

Tổ chức quân đội


Sau khi đánh đuổi giặc Minh vua Lê Thái Tổ cho 15vạn lính giải ngũ về làm
ruộng chỉ giữ lại 10 vạn tại ngũ.
Các vương hầu quý tộc k có quyền tổ chức quân đội riêng.
Nhà nước độc quyền xây dựng lực lượng quân đội vũ trang cũng như sản xuất
vũ khí.
Tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ngư nông”
Quân đội đóng quân ở kinh đô và các đạo. Chế độ tuyển quân được xây dựng
quy chế chặt chẽ 3 năm 1lần


+)Tiến cử
Quan lại có nghĩa vụ tiến cử hiền tài. Sau đó ra đạo chiếu về viecj3 tiến cử hiền tài
và khuyến khích người tài tự tiến cử.
+) Khoa cử
Nhà vua có mở 1 số khoa thi để lựa chọn nhân tài tuy nhien chủ yếu vẫn là hình
thức tiến cử.
+) Khảo khóa
Hình thức này để thải loại những quan không đủ năng lực và phẩm hạnh đồng thời
sắp xếp, thăng bổ những người tài vào đúng vị trí.


Nhìn chung lại tổ chức bộ máy nhà nước đầu Lê Sơ vừa có sự kế thừa mô
hình nhà nước Lý-Trần, vừa có một số thay đổi và vận dụng quan chế triều
Minh.

II. Giai đoạn sau Lê Sơ
Trải qua mấy chục năm từ Lê Thái Tổ đến thời vua Lê Thánh Tông nước Đại
Việt đã trải qua nhiều biến đổi và nhất là vào thời vua Lê Thái Tông - vị hoàng
đế tài giỏi nhất trong thời Lê Sơ, cũng như xét toàn bộ lịch sử Việt Nam.


Chân dung vua Lê Thánh Tông


Ông thực hiện cuộc cải tổ bộ máy nhà nước một cách toàn diện từ trung ương đến
địa phương, dân sự và quân sự,cả thiết chế và quan chế của nhà nước., qua cuộc cải
tổ này chúng ta hình dung được một cách đầy đủ và cụ thể trong mô hình tổ chức
bộ máy nhà nước qccc pk.
Cuộc cải tổ nhằm tập trung quyền lực nhà nước vào tay nhà vua theo nguyên tắc “
tôn quân quyền” của Nho giáo và tăng cường hiệu quả bô máy quan liêu.
Nội dung chính của cuộc cải tổ
-Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian để tập trung
quyền lực vào tay vua.
- Các cơ quan kiểm soát lẫn nhau
- Không tập trung quá nhiều quyền hành vào tay một cơ quan nào.
- Thánh Tông ra chỉ dụ, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi
bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công - công thần. Ông tôn trọng việc
chọn quan phải là người có tài và đức.
a)

Chính quyền trung ương

*) Đối với các chức quan trọng yếu trong triều
Bãi bỏ chức Tể tướng tự mình đứng ra điều khiển trăm quan.
Tương tự là các chức Đại h.ành khiển đứng đầu đội ngũ quan văn vị bãi bỏ
Bãi bỏ các chức quan đại thần chỉ còn tam thái, tam thiếu, thái úy và thiếu úy.


Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền hoắc tiếm quyền, để nhà vua trực tiếp nắm
các cơ quan cơ yếu trong triều.


*) Cơ

quan có chức năng văn phòng

Gồm có 5 cơ quan và luôn kiểm soát lẫn nhau
Hàm lâm viện
Đông các viện
Trung thư giám
Hoang môn tỉnh


Bí thư giám

*) Lục bộ
Là cơ quan trọng yếu của triều dình được vua quản lí trực tiếp, giúp vua quản lí
được toàn diện các lĩnh vực trong đời sống c.trị k.tế x.hội trong cả nước. Gồm 6 bộ
( bộ lễ, bộ lại, bộ hình, bộ hộ, bộ công, bộ binh)

*) Lục tự
Năm 1466 do vua Lê Thánh Tông lập ra để trong coi những công việc mà lục bộ
chưa làm hết. Donhaf vua trực tiếp quản lí. Gồm đại lí tự,thái thương tự,, quang lộc
tự, thái bộ tự, thường bảo tự.

*) Lục khoa
Là cơ quan trực thuộc nhà vua có chức năng giám sát, kiểm soát lục bộ.

*) Các cơ quan chuyên môn
Sơ đồ bộ máy nhà nước:


VUA
Quan đại
thần

Cơ Quan có
chức năng văn
phòng

Lục bộ

Lục khoa

Lục tự

Ngực sử đài
và các cơ
quan chuyên
môn khác

b) Chính quyền địa phương
-Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành
chính cũ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo đổi thành 13 đạo (thừa tuyên), nhằm hạn chế
tiềm lực và thế lực của những lực lượng phong kiếm địa phương, ngăn ngừa sự cát
cứ và chính quyền cấp đạo quản lí địa phương một cách hiệu quả hơn.
Bỏ trấn, lộ và cấp Hành chính trung gian châu.


-Dưới đạo là cấp phủ, chức năng chủ yếu của các quan lại cấp phủ là truyền lệch
từ trên xuống cho các cấp huyện – châu, đốc thúc kiếm tra việc thi hành, thu nộp
thuế khóa, lao dịch và có chứ quan khuyến nông sứ.

-Tiếp đến là cấp huyện-châu(miền núi). CÁc quan ở đây phải chăm nom đê điều,
khuyến nông đốc thúc dân bồi đắp ruộng chứa nước để làm mùa chiêm. Với các
châu cũng giống như các triều trước nhà vua tranh thủ các tù trưởng địa phương,
gả công chúa cho các tù trưởng để họ phục tùng trung ương và pải cống nạp về
mặt kinh tế. Tuy vậy nhà lê vẫn dành cho họ quyền hạn rộng lớn ở địa phương.
-Xã là cấp hành chính cơ sở tuy nhiên Lê Thánh Tông rất coi trọng trực tiếp cải tổ
và ban hành 3 biện pháp : phân định các xã, đặt ra các tiêu chuẩn của xã trưởng,
hạn chế và kiểm duyệt hương ước.

Hồng Đức bản đồ
c) Tổ chức quân đội
Nhà vua cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo
vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội,
ngoại, gồm nhiều ti, vệ, tổng cộng khoảng 30 vạn quân. Ngoài tổ chức quân
thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43
điều quân chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân
đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.
Vẫn thực hiện chính sách “ngụ binh ngư nông”


d)

Tuyển dụng quan lại

Khoa cử trở thành phương thức chủ yếu để tuyển quan lại.
Vẫn giữ chế độ khảo khóa và tiến cử như các đời trước.



Cuộc cải tổ mang lại những tích cực lớn lao. Nó khonogchir củng

cố được nên thống trị của g.cấp thống trj mà còn góp phần vào việc
p,triển của dân tộc và quốc gia.Nhà nước Đại Việt phong kiến thời
vua Lê Thánh Tông đã trở thành mô hình kinh điển cho các đời
vua và các triều đại sau này. Bộ máy nhà nước qccc hoàn thiện và
ở đỉnh cao.

B: PHÁP LUẬT

Lê Triều Hình Luật
Ngay sau khi lên ngôi Lê Thái Tổ đã bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước và
pháp luật. Nhà vua đặt ra hàng loạt các đạo dụ,sắc, chỉ quy định nhiều lĩnh vực như
quan chế, ruộng đất, thuế má, quân đội,..qua các đời vua, từ Lê Thái Tổ đến Lê
Thái Tông, nhiều văn bản pháp luật được ban hành đáng chú ý nhất là bộ “ Quốc
Triều hình luật” được cá đời vua tiếp nối bổ sung hoàn thiện.


Quốc Triều Hình Luật
Bộ Quốc triều hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều:
+ Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều)
+ Quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều)
+ Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian (10
điều)
+ Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều)
+ Quyển 5 có 2 chương: Trá nguỵ (38 điều), Tạp luật (92 điều)
+ Quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều) 1. “Quốc triều
hình luật” là một bộ luật có tính chất tổng hợp, phạm vi điều chỉnh rất rộng và
được xây dựng dưới dạng hình sự, áp dụng chế tài hình luật. Các nhà nghiên cứu
thường chia nội dung của nó thành: luật Hình, luật Dân sự, luật Hôn nhân gia đình
và luật Tố tụng.
Những đặc trưng cơ bản:

- “Quốc triều hình luật” là sự kế thừa và sáng tạo độc đáo các thành tựu luật
pháp trước đó để đạt đến đỉnh cao nhất của thành tựu luật pháp phong kiến Việt
Nam
- “Quốc triều hình luật” là bộ luật bảo vệ chế độ phong kiến
- quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán
- “Quốc triều hình luật” là một bộ luật rất sâu sắc và có sức bao quát lớn
“Quốc triều hình luật” đạt một trình độ cao về kĩ thuật luật pháp
- “Quốc triều hình luật” mang nhiều tưởng tiến bộ, đi trước thời đại


Bộ luật Hồng Đức thời vua Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo
việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến
Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều, nội
dung cơ bản của bộ luật như sau:









Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với giặc ngoại xâm lược;
Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;
Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế
xã hội;
Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh;

Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để,
chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng.
Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục và phát triển kinh tế
Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ[11];
Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
địa chủ phong kiến

Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Một lần,
ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con trai Lê Thiệt
giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê
Thánh Tông thường bảo với các quan rằng:


Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân
theo.




Bộ Luật Hồng Đức
Quốc triều hình luật được xây dựng với trình
độ kỹ thuật lập pháp tiến bộ. Điều này được thể hiện trong việc phân chia các
chương của Bộ luật và các hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật. Trong
luật Hồng Đức, có những điểm tiến bộ mà luật pháp phương Tây mãi sau cách
mạng tư sản mới có được. Đó là nhà làm luật không chỉ căn cứ vào hành vi,
hậu quả của tội phạm mà còn xét tới cả động cơ, ý thức của người phạm tội
khi quyết định hình phạt.
Chính những nét đặc sắc và tiến bộ cả về nội dung lẫn kỹ thuật lập
pháp như trên của luật Hồng Đức đã khiến cho không những các nhà nghiên
cứu trong nước mà rất nhiều học giả phương Tây phải chú ý và khâm phục.




×