Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

đặc điểm xưng hô của tiếng mông (có đối chiếu với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.53 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LẦU THỊ NẾNH

ĐẶC ĐIỂM XƯNG HÔ CỦA TIẾNG MÔNG
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LẦU THỊ NẾNH

ĐẶC ĐIỂM XƯNG HÔ CỦA TIẾNG MÔNG
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Việt Nam
Mã số: 60.220.102

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN

SƠN LA, NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, dẫn chứng và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lầu Thị Nếnh


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè những người đã giúp đỡ
động viên tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi rất cảm ơn
GS.TS. Nguyễn Đức Tồn người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lầu Thị Nếnh


Ký hiệu viết tắt
ĐTNX

: Đại từ nhân xưng

TXH


: Từ xưng hô

TNXH

: Từ ngữ xưng hô

CXH

: Cách xưng hô

CLGT

: Chiến lược giao tiếp

ĐTGT

: Đối tượng giao tiếp


Bảng biểu
Bảng 1: Hệ thống ĐTNX trong tiếng Mông……………………………………27
Bảng 2: Bảng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp ………………………………42
Bảng 3: Bảng tổng hợp CXH giữa vợ và chồng trong tiếng Mông và tiếng
Việt……………………………………………………………………………...61

Một số quy ước
- Trong luận văn này, chúng tôi phiên âm tên riêng của người Mông và một
số từ xưng hô tiếng Mông theo chữ cái Latinh ghi cách đọc bằng tiếng Việt
(Kinh)
- Phần phụ lục không đánh số thứ tự các bảng biểu.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 3
2.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3
3.1. Đối tượng .................................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn .................................................................. 4
4.1.Về mặt lý luận: ............................................................................................. 4
4.2.Về mặt thực tiễn: .......................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Tư liệu nghiên cứu.......................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN .................................................... 6
1. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xưng hô trong tiếng Mông ................................. 6
1.2. Cơ sở lí thuyết về xưng hô........................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm về xưng hô............................................................................... 8
1.2.2. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hoá....................................... 12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề xưng hô............................................... 18
1.3.1. Vai giao tiếp ........................................................................................... 18
1.3.2. Hoàn cảnh giao tiếp ................................................................................ 23
1.3.3. Mục đích giao tiếp .................................................................................. 24
Tiểu kết ............................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ TRONG
TIẾNG MÔNG (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) ............................... 27



2.1. Xưng hô bằng đại từ nhân xưng................................................................. 27
2.2. Xưng hô bằng danh từ chỉ quan hệ thân tộc ............................................... 32
2.3. Xưng hô bằng tên riêng ............................................................................. 35
2.4. Xưng hô bằng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp ....................................... 39
2.5. Xưng hô bằng đại từ chỉ định..................................................................... 43
2.6. Xưng hô thay vai ....................................................................................... 43
2.7. Xưng hô bằng các hình thức khác .............................................................. 44
2.8. Điểm tương đồng và khác biệt trong cách xưng hô giữa tiếng Mông và tiếng
Việt .................................................................................................................. 45
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG MÔNG
VÀ TIẾNG VIỆT ........................................................................................... 53
3.1. Xưng hô trong gia đình.............................................................................. 53
3.1.1. Xưng hô giữa cha mẹ và con cái ............................................................. 53
3.1.2. Xưng hô giữa vợ và chồng...................................................................... 55
3.1.2.1. Xưng hô giữa vợ và chồng ở thời kỳ đầu khi mới kết hôn................... 55
3.1.2.2. Xưng hô giữa vợ và chồng ở thời kỳ khi đã có con cái........................ 58
3.1.2.3. Xưng hô giữa vợ và chồng ở thời kỳ về già (cao tuổi, đã có cháu) ....... 60
3.1.3. Xưng hô giữa anh chị và em ................................................................... 63
3.1.3.1. Xưng hô giữa anh chị và em khi còn nhỏ hoặc đã trưởng thành nhưng
chưa lập gia đình .............................................................................................. 63
3.1.3.2. Xưng hô giữa anh chị và em khi đã lập gia đình và có con................... 64
3.2. Xưng hô ngoài xã hội ................................................................................ 65
3.2.1. Xưng hô trong công ti /cơ quan............................................................... 66
3.2.1.1. Xưng hô giữa cấp trên và cấp dưới ...................................................... 66
3.2.1.2. Xưng hô giữa các đồng nghiệp............................................................. 67
3.2.2. Xưng hô trong nhà trường....................................................................... 68
3.2.2.1. Xưng hô giữa giáo viên và học sinh .................................................... 68
3.2.2.2. Xưng hô giữa các người học (đồng môn) ............................................. 69



3.2.3. Xưng hô trong bệnh viện ........................................................................ 70
3.2.3.1. Xưng hô giữa cấp trên và cấp dưới ...................................................... 71
3.2.3.2. Xưng hô giữa các đồng nghiệp............................................................. 72
3.2.3.3. Xưng hô giữa bác sĩ, y tá với bệnh nhân .............................................. 74
3.2.3.4. Xưng hô giữa bệnh nhân với bác sĩ, y tá .............................................. 75
3.2.4. Xưng hô ở nơi công cộng........................................................................ 76
3.3. Điểm tương đồng và khác biệt về cách xưng hô trong gia đình và ngoài xã
hội ở người Mông và người Việt ..................................................................... 77
3.3.1. Điểm tương đồng về cách xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội ở người
Mông và người Việt ......................................................................................... 77
3.3.2. Điểm khác biệt về cách xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội ở người
Mông và người Việt ......................................................................................... 78
Tiểu kết ............................................................................................................ 80
KẾT LUẬN..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, tiếng Mông là một trong những ngôn ngữ được
nhiều người ngoài cộng đồng dân tộc Mông, các phương tiện thông tin đại chúng
sử dụng nhằm mục đích tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc. Đặc biệt, số
lượng cô dâu Việt lấy chồng là người Mông và ngược lại là tương đối nhiều.
Người Việt và người Mông có nhiều điểm giống nhau về lịch sử và văn
hoá, cùng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, giữa tiếng
Mông và tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt khiến cho người Việt khi học tiếng
Mông đã gặp không ít khó khăn.
Trong giao tiếp hàng ngày của mỗi dân tộc, xưng hô là một hành động

ngôn ngữ được sử dụng rất nhiều và không thể thiếu được. Đặc biệt, cách xưng
hô (CXH) trong tiếng Mông rất ít nhưng phức tạp so với tiếng Việt khiến người
Việt rất dễ mắc lỗi khi học và sử dụng tiếng Mông. Để truyền đạt thông tin có
hiệu quả nhất đến người nghe, người nói phải biết kết hợp yếu tố ngôn ngữ và
yếu tố văn hoá một cách thích hợp. Nếu người nói sử dụng CXH không đúng
chuẩn mực thì sẽ bị coi là vô lễ, thiếu lịch sự, dẫn đến hiện tượng “sốc văn hoá”
làm đình trệ quá trình giao tiếp.
Trong thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy rằng học viên người Việt còn mắc
nhiều lỗi khi sử dụng các từ ngữ xưng hô bằng tiếng Mông
Các nhà ngôn ngữ học, các nhà văn hóa học đều có nhận xét chung là do
ngôn ngữ và văn hóa người Mông và người Việt “đồng văn” và cùng chịu ảnh
hưởng của văn hóa Hán, nên trong tiếng Mông và tiếng Việt, từ xưng hô (TXH)
đều rất phong phú, đa dạng, được coi là một hệ thống mở. Chính vì vậy, việc
thống kê, đối chiếu TXH trong tiếng Mông và tiếng Việt sẽ tìm ra được những
điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ phục vụ cho việc học tập và sử
dụng chúng trong giao tiếp. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ mà có liên quan
mật thiết với văn hóa, tập quán dân tộc, rất thú vị nhưng cũng rất phức tạp.

1


Xưng hô liên quan mật thiết với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao
tiếp, nghi thức giao tiếp, chiến lược giao tiếp. Đặc trưng giao tiếp xã hội của
người Mông và người Việt đều chịu sự chi phối sâu sắc của các quan niệm
truyền thống về tôn ti, trật tự, lễ giáo phong kiến… Do đó việc nghiên cứu tiếng
Mông và tiếng Việt không thể không chú ý đến vấn đề xưng hô, trong đó bao
gồm xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội, đồng thời phải đặt vấn đề xưng hô
trong bối cảnh giao tiếp ngôn ngữ – văn hóa để có thể hiểu thấu đáo hơn giá trị
văn hóa tiềm ẩn trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Cụ thể là cần xem xét những
đặc điểm ngôn ngữ trong cách xưng hô và những ứng xử văn hóa được thể hiện

qua CXH của người Mông trong sự đối chiếu với CXH của người Việt.
Vấn đề xưng hô và TXH trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Mông
và tiếng Việt nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Nhưng
cho đến nay, vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách
có hệ thống và toàn diện về đặc điểm cách xưng hô trong sự so sánh - đối chiếu
hai ngôn ngữ Mông -Việt. Chính vì thế, có thể nói vấn đề đối chiếu cách xưng
hô của tiếng Mông và tiếng Việt cho đến nay vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ, cần
được quan tâm nghiên cứu.
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình là “Đặc điểm xưng hô của tiếng Mông (có đối chiếu với tiếng
Việt)”. Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu về vấn đề xưng hô trong tiếng Mông
một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc hơn nhằm làm sáng tỏ hệ thống từ ngữ
xưng hô(TNXH) và quy tắc sử dụng TNXH trong tiếng Mông. Đồng thời dựa
trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành đối chiếu để
làm nổi bật những điểm giống nhau và khác nhau của CXH trong tiếng Mông và
tiếng Việt.
Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp ích cho
việc dạy và học tiếng Mông cũng như tiếng Việt với tư cách như một ngôn ngữ,

2


đồng thời phục vụ cho việc tuyên truyền dịch thuật tiếng Mông sang tiếng Việt
và ngược lại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là giới thiệu và phân tích bức
tranh toàn cảnh về TNXH và cách sử dụng TNXH trong tiếng Mông. Trên cơ sở
đó, luận văn đối chiếu chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ,
văn hóa và tư duy giữa người Mông và người Việt được thể hiện qua CXH nhằm

phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, dịch thuật giữa tiếng Mông và tiếng Việt
sao cho đạt hiệu quả cao nhất, nhằm tuyên truyền vận động đồng bào theo lý
tưởng của Đảng và Nhà Nước ta.
2.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn như sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận làm cơ sở nghiên cứu trong phạm vi
luận văn;
- Khảo sát các từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong giao tiếp tiếng
Mông;
- Phân loại các cách xưng hô trong tiếng Mông;
- Phân tích và đối chiếu các từ ngữ xưng hô trong tiếng Mông và tiếng
Việt để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hệ thống TNXH trong
tiếng Mông và cách sử dụng chúng trong giao tiếp trong sự đối chiếu với hệ
thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Chúng tôi chỉ nghiên cứu TNXH và CXH theo phương ngữ Mông trắng,

3


thông dụng trong giao tiếp tiếng Mông và tiếng Việt. Trong tiếng Mông, chúng
tôi nghiên cứu theo nhóm ngành phương ngữ Mông trắng của Sơn La, còn đối
với tiếng Việt, chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ chuẩn trên cơ sở phương ngữ Bắc
Bộ (trọng tâm là tiếng thủ đô Hà Nội). Vì vậy, các TNXH mang sắc thái địa
phương trong phương ngữ Bắc Bộ, chẳng hạn như: bu,u, đẻ (mẹ),… không được
luận văn quan tâm.

Chúng tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu những TNXH và CXH vùng của
người Mông và người Việt đang được sử dụng phổ biến, thông dụng trong gia
đình và của giới trẻ hiện nay sử dụng ngoài xã hội trên facebook, trên internet….
Còn những TNXH, CXH cổ kính ngày xưa và bốn nhóm ngành Mông còn lại
cũng không được luận văn quan tâm.
4. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn
4.1.Về mặt lý luận:
Việc nghiên cứu tốt đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lí luận
quan trọng đang được hết sức quan tâm trong các công trình nghiên cứu hiện nay
- đó là vấn đề đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy trong việc học
và sử dụng một ngôn ngữ với tư cách như một ngôn ngữ giao tiếp thông qua
cách sử dụng các TNXH. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm sáng tỏ thêm
về vai trò của các vai xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ - một vấn đề rất có tính
thời sự đang được các chuyên ngành như Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học
tâm lí và lí thuyết giao tiếp hết sức quan tâm.
4.2.Về mặt thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho người Việt học tiếng
Mông hiểu biết sâu sắc hơn về hệ thống TNXH và CXH trong tiếng Mông, nhờ
đó mà việc học tập, sử dụng tiếng Mông sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời các kết quả
nghiên cứu còn giúp cho việc dịch thuật và biên soạn các giáo trình dạy tiếng
Mông đạt hiệu quả cao.
Qua đó luận văn góp phần tăng cường sự hiểu biết và hợp tác trên mọi
lĩnh vực giữa hai dân tộc Mông và Việt .

4


5. Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên, luận văn sử dụng phương pháp miêu tả để phác họa một cách
tương đối đầy đủ và toàn diện bức tranh từ ngữ xưng hô tiếng Mông về phương

diện hệ thống - cấu trúc. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được sử dụng để
phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từng đơn vị từ ngữ xưng hô, chỉ ra các nét
nghĩa khu biệt của chúng trong mỗi ngôn ngữ. Phân tích ngữ nghĩa giao tiếp qua
các ví dụ cụ thể để làm nổi bật vấn đề về ngữ dụng học trong cách xưng hô của
người Mông.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp vừa nêu, luận văn
sử dụng phương pháp đối chiếu để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt
trong cách xưng hô giữa tiếng Mông và tiếng Việt.
6. Tư liệu nghiên cứu
Các tư liệu nghiên cứu là từ điển Mông – Việt (Pênhr lul Hmôngz) Cư
Hòa Vần – chủ biên và từ điển Việt -Mông của nhóm tác giả Thào Seo Sình,
Phan Xuân Thanh, Phan Thanh và những tác phẩm văn học về người Mông(Vợ
chồng A Phủ, ).
Luận văn cũng tham khảo và kế thừa một số tư liệu là kết quả nghiên cứu về từ
ngữ xưng hô của những tác giả người Mông và người Việt đi trước.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục đối
chiếu từ ngữ xưng hô Mông -Việt, phần nội dung chính của luận văn gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận
Chương 2: Các phương tiện dùng để xưng hô trong tiếng Mông (có đối
chiếu với tiếng Việt)
Chương 3: Hoạt động của từ ngữ xưng hô trong tiếng Mông (có đối chiếu
với tiếng Việt)

5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN

1. Lịch sử vấn đề
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xưng hô trong tiếng Mông
Trong phần này, chúng tôi chỉ nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
liên quan đến vấn đề TNXH trong tiếng Mông:
Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, việc nghiên cứu vấn đề xưng hô
trong tiếng Việt trên cả hai bình diện cấu trúc và hoạt động ngày càng được giới
nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm và đã có hàng loạt công trình nghiên cứu được
công bố.
Trước tiên, cần nhắc đến các công trình của Đỗ Hữu Châu [2]. Trong các
công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của mình, tác giả đã đề cập đến những vấn
đề như chiếu vật và chỉ xuất, hành động ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội
thoại, v.v… và chỉ ra các hoạt động giao tiếp hội thoại đều có sử dụng xưng hô.
Nguyễn Văn Chiến cũng đã khảo sát một cách có hệ thống, hoàn chỉnh cả về
cấu trúc tĩnh và sự hoạt động của từ ngữ xưng hô của tiếng Việt trong thực tiễn giao
tiếp ngôn ngữ. Từ đó ông đã làm nổi bật mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và đặc
trưng văn hóa xã hội. “Cấu trúc xã hội phân hóa bộc lộ rõ trong cấu trúc ngôn ngữ,
thông qua những cách nói năng xưng hô nhất định…”[6,130]
Trương Thị Diễm có luận án “Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc
trong giao tiếp tiếng Việt” [11] đã nghiên cứu cơ sở của sự chuyển hóa danh từ thân
tộc thành từ xưng hô, bao gồm cơ sở ngôn ngữ học và cơ sở văn hóa xã hội, để chứng
tỏ xưng hô là vấn đề ngôn ngữ có nội hàm văn hóa sâu sắc.
Bùi Minh Yến có luận án “Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã
hội của người Việt” [47] nghiên cứu các kiểu hành vi ngôn ngữ xưng hô của các
nhóm xã hội khác nhau ở người Việt trong ba phạm vi: gia đình, nhà trường và công
sở. Tác giả đã cung cấp các cách xưng hô của người Việt cho từng phạm vi và từng
tình huống giao tiếp.

6



Lê Thanh Kim có luận án “Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ
tiếng Việt” [19]. Tác giả đã khảo sát các TXH và CXH, đưa ra bức tranh chung về từ
xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt và cách sử dụng chúng trong giao tiếp. Tác
giả cũng chỉ ra những nét đặc trưng của các từ xưng hô trong mỗi phương ngữ.
Ngoài ra còn có hàng loạt các công trình nghiên cứu khác về vấn đề xưng hô
trong tiếng Việt, và một số công trình nghiên cứu so sánh - đối chiếu TXH, cách xưng
hô tiếng Việt với tiếng Nùng, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung, chẳng hạn như:
Hoàng Anh Thi - “So sánh nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt (qua
từ ngữ xưng hô)” [34]. Luận án đã khảo sát TXH trong tiếng Nhật và tiếng Việt một
cách toàn diện theo hướng tiếp cận ngôn ngữ - xã hội. Luận án đã đi sâu nghiên cứu
về hoạt động của TNXH tiếng Nhật và tiếng Việt trong giao tiếp gia đình và giao
tiếp xã hội.
Phạm Ngọc Thưởng đã “So sánh đối chiếu từ xưng hô tiếng Việt và tiếng
Nùng” [37]. Tác giả đi sâu phân tích hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Nùng, chỉ
ra những đặc điểm ngôn ngữ và những ứng xử văn hóa – ngôn ngữ qua cách xưng hô của
người Nùng.
Dương Thị Nụ có luận án “Ngữ nghĩa nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Anh
và tiếng Việt” [24]. Tác giả đã đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Anh
và tiếng Việt trên hai cấp độ: nghĩa cơ bản và nghĩa mở rộng.
Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề
xưng hô như: Nguyễn Văn Khang - “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình
người Việt” [20]; Nguyễn Đức Tồn - “Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy” [41], đặc biệt là công trình "Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạyhọc từ ngữ tiếng Việt trong nhà trường" [40]; Hữu Đạt - “Văn hoá và ngôn ngữ
giao tiếp của người Việt” [12]; Hồ Thị Lân - “Tìm hiểu vai trò của từ xưng hô
trong hoạt động giao tiếp và các nhân tố tác động đến từ xưng hô” [22]; Nguyễn
Thị Phương - “Một số đặc điểm văn hoá Việt Nam thể hiện trong các hình thức
xưng hô và các hành vi tại lời trong giao tiếp tiếng Việt” [28]; Trần Ngọc Sanh “Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ chức vị trong giao tiếp tiếng Việt” [29]; Mai

7



Xuân Huy– “Thử khảo sát các cung bậc của ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng
người Việt” [15]; Phạm Văn Tình– “Xưng hô dùng chức danh” [38]; Như Ý– “Vai
xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp” [45]; Lã Thị Thanh Mai có luận án đối
chiếu “Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt”[23]. v.v… Các công trình
của các tác giả đi trước đã miêu tả được một cách khá đầy đủ về từ ngữ xưng hô và
cách xưng hô trong tiếng Việt.

Còn đối với tiếng Mông, rất đáng tiếc hiện nay chưa có công trình
nghiên cứu nào viết về TXH trong tiếng Mông hoặc đối chiếu TXH tiếng
Mông với tiếng Việt.
1.2. Cơ sở lí thuyết về xưng hô
1.2.1. Khái niệm về xưng hô
Một số nhà nghiên cứu như:
Nguyễn Văn Chiến cho rằng: “Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được
thực hiện trong giao tiếp…”.[7,tr.64]
Phạm Ngọc Thưởng viết: “Xưng hô là hành động ngôn ngữ của các nhân
vật hội thoại – người nói và người nghe. Nhân vật hội thoại sử dụng các đơn vị
ngôn ngữ một cách thường xuyên, liên tục để đưa mình vào trong lời nói (hành
động xưng – ngôi 1) và đưa người đối thoại vào trong lời nói (hành động hô –
ngôi 2)”.[37,tr.15]
Như vậy, xưng hô là một hành động ngôn ngữ. Hành động xưng hô
thường diễn ra trong hội thoại. Xưng hô là lối ứng xử văn hóa của con người
trong quan hệ giao tiếp xã hội được thể hiện bằng cách lựa chọn và sử dụng các
từ ngữ để xưng và hô gọi.
Thế nào là xưng hô? Xưng hô là một bộ phận của lời nói, là yếu tố không
thể thiếu được khi chúng ta nói chuyện trực tiếp với nhau.
Theo Nguyễn Đức Tồn, xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người
khác, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với người ấy. Chẳng hạn, gọi
anh, xưng tôi.


8


Hô là gọi người nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan
hệ giữa mình với người ấy.
Như vậy xưng hô là hành động “tự xưng mình và gọi người khác là gì đó
khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”. Đặc điểm của
xưng hô là đòi hỏi phải có mặt người nói và người nghe (người cùng nói chuyện
với mình). Xưng hô khác với hô gọi. Hô gọi có chức năng chủ yếu là phát ra từ ngữ
nào đó hướng vào người nghe nhằm làm cho người nghe biết rằng người hô gọi
muốn giao tiếp với anh ta. Do đó, hô gọi thường chỉ diễn ra một lần trong cuộc nói
chuyện, trừ trường hợp người nghe không chú ý vào câu chuyện thì lời hô gọi mới
được lặp lại để “lôi kéo” người nghe trở lại với câu chuyện đang còn tiếp diễn. Cho
nên, hô gọi là hành động chỉ của người nói.
Ví dụ 1: Này Tùng, cậu vẫn nghe mình nói đấy chứ?
Trái lại, xưng hô là hành động diễn ra thường xuyên, liên tục trong khi nói
chuyện và là lời của cả người nói lẫn người nghe.
Khi người nói lựa chọn từ ngữ nào đó để xưng hô với người cùng đối
thoại thì người nói đã xác định và đồng thời cũng bị lệ thuộc vào cái khung quan
hệ giữa mình và người đối thoại do chính từ ngữ xưng hô mang lại. Khung quan
hệ mà từ ngữ xưng hô mang lại có thể: tao-mày, anh-em, chị-em, bác-cháu, chacon, ông-cháu, bà-cháu,… [40,tr.179].
Việc lựa chọn từ nào trong hệ thống từ xưng hô khi giao tiếp có thể khiến
cho người đối thoại đồng tình hay phản đối với lối xưng hô ấy.
Từ xưng hô ngoài chức năng chính là thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa
những người cùng đối thoại và duy trì cuộc nói chuyện giữa các bên tham gia,
còn có chức năng biểu lộ thái độ, tình cảm cũng như vị thế (hay địa vị) của
những người cùng giao tiếp. Những người tham gia giao tiếp muốn sử dụng
được TXH cho hợp lí thì phải xác định cho được vị thế của mình đối với người
nghe. Những tiêu chí để xác định vị thế của người nói và người nghe thường là:

tuổi tác, quan hệ thân tộc, quan hệ (địa vị) xã hội,…

9


Khi người nói sử dụng từ xưng hô nào đó thì sẽ tự bộc lộ vị thế của mình
trong quan hệ với người nghe. Đồng thời, qua các từ xưng hô của người nói,
người nghe cũng nhận biết được thái độ, tình cảm của người nói đối với mình.
Trong hoạt động giao tiếp, tuỳ hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp cụ thể mà
người nói có thể chọn nguyên tắc xác định vị thế khác nhau. Nguyễn Đức Tồn đã
đề cập đến hai nguyên tắc thường được sử dụng xác định vị thế trong giao tiếp
là: nguyên tắc lấy mình làm trung tâm và nguyên tắc lấy người khác làm trung
tâm.
Theo nguyên tắc thứ nhất thì người nói xuất phát từ vị thế của chính bản
thân mình mà chọn cách xưng hô khi giao tiếp với người khác. Chẳng hạn, “tôi”
nói với “bố tôi”: “Con xin cha nghĩ lại!”
Theo nguyên tắc thứ hai thì người nói đứng ở ngôi của người khác để giao
tiếp với người cùng nói chuyện. Chẳng hạn, vị bộ trưởng có thể xưng hô với cô
giáo dạy mẫu giáo từ ngôi đứa cháu của mình: “Xin phép cô, tôi đón cháu về!”
[40,tr.180]
Ngoài ra, việc lựa chọn sử dụng TXH còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố
khác như tính quy thức hay phi quy thức của hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật tham
gia giao tiếp…
Như vậy, để chọn và sử dụng đúng từ xưng hô trong giao tiếp, điều quan
trọng nhất là người nói phải tính tới quan hệ giữa mình và người nghe. Các nhà
ngôn ngữ học gọi đó là quan hệ liên cá nhân.
Nói đến quan hệ liên cá nhân trước hết là nói đến quan hệ ngang (hay còn gọi
quan hệ thân hữu) và quan hệ dọc (hay còn gọi quan hệ quyền uy) giữa những
người tham gia giao tiếp.
“Muốn sử dụng từ xưng hô đúng, người nói phải xác định cho được mối

quan hệ giữa mình và người đối thoại nằm ở trục quan hệ nào: quan hệ ngang
hay quan hệ dọc. Và như vậy từ xưng hô không những có tác dụng bộc lộ vị thế

10


của người tham gia giao tiếp trên hai trục quan hệ dọc và ngang mà còn có tác
dụng bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.” [40,tr.181]
Khi nhân vật hội thoại lựa chọn một từ nào đó để xưng hô với người đối
thoại thì ngay lúc đó anh ta đã xác định và mặc nhiên bị lệ thuộc vào cái khung
quan hệ của mình với người đối thoại do chính từ xưng hô mang lại như đã nêu.
Việc lựa chọn từ nào trong hệ thống từ xưng hô để giao tiếp cũng có thể tác động
đến người đối thoại như đồng tình hay phản đối cách xưng hô đó. Nói cách khác,
khi thực hiện một hành động xưng hô, các nhân vật hội thoại cũng tự đặt mình
vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực
hiện hành động đó.
Điều kiện để thực hiện một hành động xưng hô là: Thứ nhất, hành động
xưng hô chỉ diễn ra trong hội thoại. Ở đâu có hội thoại thì ở đó có xưng hô. Thứ
hai, vì diễn ra trong hội thoại nên xưng hô phải được thực hiện bởi các nhân vật
hội thoại – chủ thể phát ngôn – chủ thể của hành động xưng hô.[36,tr.13]
Mỗi một hoạt động ngôn ngữ có những biểu thức ngôn ngữ để thực hiện
hành động đó. Chẳng hạn như tương ứng với hành động hỏi là các biểu thức
ngôn ngữ để hỏi… Những biểu thức ngôn ngữ để thực hiện hành động xưng hô
là các phương tiện xưng hô như các đại từ nhân xưng, các danh từ chỉ quan hệ
thân tộc, các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, các tên riêng hay các cụm từ, các
từ ngữ khác. Biểu thức đó chúng tôi quy ước gọi chung là từ xưng hô. Như vậy
từ xưng hô được dùng trong luận văn này là một thuật ngữ được sử dụng với
khái niệm rộng – các phương tiện dùng để xưng hô.
Trong thực tế, xưng hô là cách qui chiếu vai giao tiếp – vai người nói và
vai người nghe. Nhờ các từ xưng hô mà lời nói mới gá lắp vào một cuộc thoại cụ

thể. Có thể coi các từ xưng hô như là những dấu hiệu khởi động cho cuộc thoại.
Xưng hô liên quan tới khái niệm nhân vật giao tiếp. Hội thoại chỉ hình
thành và diễn ra khi có sự trao lời và đáp lời giữa các nhân vật giao tiếp. Trong
đó, người phát được gọi là ngôi thứ nhất (vai người nói), người nhận được gọi là

11


ngôi thứ hai (vai người nghe). Ngôi chỉ ra vai trò của nhân vật giao tiếp thể hiện
trong lời nói – sản phẩm của giao tiếp. Ngôi thứ nhất là kết quả của sự qui chiếu
của người nói. Ngôi thứ hai là kết quả của sự qui chiếu do người nói tiến hành
trong giao tiếp với một hay nhiều người đang đối thoại với mình. Ngôi thứ ba
qui chiếu tới người hay vật vắng mặt được nói tới trong thông điệp. Khác với
ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, ngôi thứ ba phải được người nghe chấp nhận, thỏa
thuận là đối tượng được nói tới. Nói cách khác, các nhân vật ở ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai là những nhân vật đương diện – nhân vật hội thoại. Ngược lại, các
nhân vật ở ngôi thứ ba là khiếm diện nên không phải là nhân vật hội thoại, do đó
các nhân vật này không thể thực hiện hành vi xưng hô.
Tóm lại, để làm việc, chúng tôi dựa vào định nghĩa sau của Từ điển tiếng
Việt (Hoàng Phê chủ biên) cũng đã được Nguyễn Đức Tồn sử dụng trong công trình
của mình:" Xưng hô là hành động tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói
với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau".
1.2.2. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hoá, ngôn
ngữ dân tộc và văn hoá dân tộc, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Chúng
phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau.
Ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát
triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hoá. Ngôn ngữ là một
trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hoá dân tộc nào. Chính
trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hoá dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất.

Ngôn ngữ là yếu tố văn hoá quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ
nhất. Tuy nhiên, ngoài ngôn ngữ, còn có các thành tố khác của văn hoá cũng
mang đặc trưng dân tộc như phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc, v.v…
Chính sự đặc thù của văn hoá được biểu hiện trong ngôn ngữ đã quy định đặc
trưng văn hoá – dân tộc của hành vi nói năng ở những người thuộc cộng đồng
văn hoá – ngôn ngữ khác nhau.[41,tr. 46]

12


Từ xưa đến nay, có rất nhiều định nghĩa hay quan niệm khác nhau về văn
hóa. Tuy nhiên, để làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi tiếp thu và tiến
hành nghiên cứu dựa theo những quan niệm sau đây về văn hóa của Trần Ngọc
Thêm và Lê Quang Thiêm.
Trong cuốn sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh, Trần Ngọc Thêm đã quan niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội”. [33, tr.25]
Lê Quang Thiêm trong cuốn sách “ Văn hóa văn minh & yếu tố văn hóa
truyền thống Mông” đã cho rằng: “Văn hóa theo nghĩa rộng là chỉ sự tích hợp
toàn bộ các giá trị sáng tạo (vật chất và tinh thần) của con người. Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển xã
hội. Văn hóa gắn với con người với sự sáng tạo qua quá trình hoạt động của con
người, tích hợp từ thế hệ này qua thế hệ khác nên hàm chứa tính nhân văn, tính
dân tộc và khu vực sâu sắc”. [35,tr.7]
Các quan niệm về văn hóa đều cho rằng, loài người được sinh ra trên cơ
thể mẹ, nên giữa mẹ và con đều tồn tại quan hệ sở thuộc về mặt huyết thống và
quan hệ về mặt văn hóa. Văn hóa còn khu biệt nam và nữ, nhằm thể chế hóa
quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ. Trong quan hệ gia đình của người Mông và

người Việt truyền thống đều rất khắt khe và giữ qui tắc như “trên bảo dưới nghe,
trọng nam khinh nữ”. Quan hệ thân tộc trong giao tiếp xã hội của người Mông và
người Việt từ xưa đến nay luôn là vấn đề then chốt.
Nhìn từ góc độ tâm lí học, người ta đã lí giải văn hóa chính là một hệ
thống các nguyên tắc chuẩn mực được dùng để giải thích cho hành động, trong
đó có hành động xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ.
Trong quan hệ giao tiếp giữa người với người trong cộng đồng xã hội thì
xưng hô luôn là sản phẩm của nền văn hóa và là kí hiệu văn hóa. Xã hội loài

13


người không ngừng phát triển theo dòng thời gian. Trong tiến trình lịch sử đó,
“cấu trúc xã hội phân hóa bộc lộ rõ trong cấu trúc ngôn ngữ, thông qua những
cách nói năng, xưng hô nhất định. Hơn nữa, nó đòi hỏi chính ngôn ngữ những
phương tiện hiện thực: người nói trong các tình huống giao tiếp phải tiến hành
lựa chọn các đơn vị ngôn ngữ nhằm thể hiện thái độ của mình đối với người đối
thoại. Thái độ nào là tùy thuộc vào khoảng cách xã hội giữa họ: tuổi tác, giới
tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp, mức độ quen biết, tình cảm…[6,tr.130]
Mỗi người khi sinh ra đều có họ và tên. Họ tên là kí hiệu để khu biệt một
con người nhất định với tất cả những thành viên khác ngoài xã hội, họ tên không
bao hàm ý nghĩa địa vị xã hội. Trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau với
những cách kết hợp khác nhau, họ tên được coi như một trong những phương
tiện xưng hô và khi đó, nó mang chức năng xưng hô. Trong tiếng Mông và tiếng
Việt, sử dụng tên gọi như thế nào để xưng hô cũng là một phương thức biểu thị
sắc thái tình cảm của người nói và người nghe. Và cách gọi tên này phản ánh
những nét văn hóa đặc trưng riêng của mỗi dân tộc. Trong tiếng Mông có rất
nhiều hình thức xưng hô kết hợp với tên riêng. Đặc biệt, người Mông còn thường
gọi nhau bằng họ kết hợp với tên, từ chỉ chức vụ hay với tên kết hợp với tên họ
hoặc với tên đệm nếu là đàn ông đã có gia đình …(Nhiax thox/ Nhìa Thào(Thào

Nhìa), Yangx lis / Giàng Ly, Tsưz lâux/ Lầu Chứ,…), nhưng người Việt lại gọi
nhau bằng tên riêng, hay tên kết hợp với danh từ thân tộc, hô ngữ (Hà, Thu Hà,
chị Hà, Hà ơi, chị Hà ơi…).
Người Mông và người Việt là dân tộc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và
văn hóa. Hai dân tộc đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và luân lí
Nho giáo. Đặc điểm của văn hóa Nho giáo là coi trọng tôn ti trật tự xã hội, trọng
nam khinh nữ, và từ xưng hô trong tiếng Mông và tiếng Việt bao gồm hai lớp
“tôn hô” và “khiêm xưng”. “Tôn hô” nghĩa là hô gọi người nghe với thái độ tôn
trọng, nhiều khi nâng địa vị của người đối thoại lên cao hơn so với thực có, và
“khiêm xưng” nghĩa là tự xưng mình với thái độ nhún nhường, hạ thấp mình hơn

14


so với người đối thoại. Lễ nghi tập tục từ ngày xưa đã ảnh hưởng sâu sắc và chi
phối đến giao tiếp, thể hiện một cách rõ nét qua CXH trong gia đình và ngoài xã
hội. Ngoài xã hội cần thể hiện phép xã giao lịch thiệp, trong gia đình phải thể
hiện nền nếp gia phong, nếp sống văn hóa, tôn ti trật tự giữa các thế hệ và các
thành viên trong gia đình.
Tóm lại, văn hóa truyền thống đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình giao
tiếp ngôn ngữ, thể hiện quan hệ vai giao tiếp giữa người với người trong xã hội
nói chung và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nói riêng. Có thể nói,
trong giao tiếp ngôn ngữ, TXH bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng quyết định
hiệu quả giao tiếp. TXH cũng là bức tranh sinh động, muôn màu muôn vẻ, phản
ánh bộ mặt văn hóa xã hội và các mối quan hệ xã hội của mỗi dân tộc.
1.2.3. Tính lịch sự với vấn đề xưng hô
Trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ, vấn đề xưng hô, quan hệ liên cá nhân
đều có quan hệ mật thiết với tính lịch sự. Lịch sự ở người Mông cũng như Việt
đều bắt nguồn từ những chế định về “lễ” trong xã hội phong kiến và được hiểu
với nghĩa rộng bao gồm mọi cách ứng xử trong xã hội phát triển về mặt tổ chức.

Lịch sự là sự thể hiện cái văn minh tiến bộ của loài người. Không có
người nào lại thích những lời lẽ và cử chỉ thiếu lịch sự. Lịch sự bao gồm hai
phương diện: kính và khiêm. Trên thực tế, hai phương diện này luôn luôn hỗ trợ
cho nhau. Người biết kính trọng người khác thì tất phải biết tự hạ mình. Người
biết tự hạ mình tức là biết tôn trọng người khác. [12,tr. 36]
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu hiện đã công bố đều dựa trên cơ
sở các hiện tượng thể hiện tính lịch sự để xây dựng lí thuyết lịch sự. G.N.Leech,
nhà ngôn ngữ học người Anh đã dựa trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của
các học giả trước đó để nêu ra nguyên tắc lịch sự trong hội thoại. Ông cho rằng,
nguyên tắc hợp tác chỉ có thể can thiệp vào vấn đề người nói và người nghe nói
gì và lí giải ngụ ý của đối phương như thế nào trong quá trình hội thoại. Nguyên
tắc lịch sự đã bù đắp những điều bất cập. Những tác giả lớn thường được nhắc

15


đến khi bàn về tính lịch sự là R.Lakoff, G.N.Leech, P.Brown và S. Levison.
Điểm chung của các tác giả này ở chỗ quan niệm lịch sự là những chiến lược sử
dụng ngôn ngữ dùng để tránh né sự đụng độ trong giao tiếp. Tính lịch sự theo
quan niệm của các nước phương Đông là “chuẩn mực” do xã hội quy định và
những hành vi tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực đó.
“Lịch sự” trong tiếng Mông là “Pâuz chei/pấu chai” - có nghĩa là “khiêm
tôn” hay nói cách khác là “ biết phép”. Đặc trưng lịch sự trong tiếng Mông được
biểu hiện qua xưng hô, qua hệ thống kính ngữ, và qua một vài cách diễn đạt đặc
biệt trong hội thoại theo phép lịch sự như: dùng các từ, cấu trúc nhằm giảm nhẹ
khi hỏi về khả năng hay xin phép làm việc gì đó; cấu trúc thể hiện sự tán dương,
động viên đối với người nói; cấu trúc biểu thị sự né tránh, từ chối; cấu trúc diễn
đạt sự khiêm tốn, hạ thấp mình của người nói đối với người nghe; các cấu trúc và
cụm từ cố định thể hiện lịch sự trong phát ngôn tiếng Mông.
Trong tiếng Việt, “lịch sự” vốn là một từ được ghép từ hai từ tố Hán,

nhưng không phải là từ gốc Hán. Xét từ mặt chữ, từ “lịch sự” có nghĩa là “từng
trải, biết mình, biết người trong quan hệ giao tiếp với người khác”. Cái gọi là
“biết” này phụ thuộc hoàn toàn vào các quy phạm xã hội và văn hóa truyền
thống. Trong xưng hô, bên cạnh vấn đề “lịch sự” còn có vấn đề “lễ phép”. “Lễ
phép” thường dùng trong trường hợp người dưới đối với bề trên. Sự “lễ phép” đó
cũng hoàn toàn tuân thủ quy phạm luân lý và trật tự xã hội.
Dáng vẻ, cử chỉ, lời nói là ba mặt thể hiện cụ thể của tính lịch sự. Ba
phương diện này tuy có khác biệt nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó,
lời lẽ, đặc biệt là cách xưng hô như thế nào để phù hợp với lễ, phù hợp với quy
phạm đạo đức xã hội là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong giao tiếp ngôn ngữ.
Trong quan hệ giao tiếp, các đối tượng tham gia đối thoại thuộc những nhóm xã
hội riêng biệt, vì thế đặc điểm ngôn ngữ của nhóm này có thể khác với các nhóm
xã hội khác. Tuy nhiên, từ những góc độ khác nhau, mỗi người lại thuộc về một
số nhóm xã hội khác nhau. Trong một quá trình giao tiếp ngôn ngữ cụ thể, hai

16


×