Tải bản đầy đủ (.docx) (179 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thành thắng giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 179 trang )

Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

1


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành xây dựng là một trong những ngành công nghiệp cơ sở hạ tầng quan
trọng, sử dụng lượng vốn tích lũy lớn của xã hội, đóng góp đáng kể vào GDP, đồng
thời là điều kiện để thu hồi vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay khi đất
nước đang trên con đường Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa thì phát triển ngành xây
dựng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà Đảng và Nhà nước quan tâm.
Nhiệm vụ đặt ra cho ngành xây dựng hiện nay là từng bước đổi mới không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện thu hồi vốn đầu tư nước ngoài
góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh phát triển
đất nước. Với xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng luôn xác định
làm cách nào thu được lợi nhuận tối đa trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có.
Để đảm bảo được yêu cầu này, khâu quản lý sản xuất là một yếu tố không thể bỏ
qua, các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc quản lý mọi hoạt động trong quá
trình sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý tài chính là một công cụ sắc bén.
Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của


doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định. Giữa chúng luôn có mối
quan hệ ảnh hưởng qua lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho một
tình hình tài chính tốt, và ngược lại, hoạt động tài chính cũng có ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được vấn đề đó, với những kiến thức đã tiếp thu được tại trường
cùng thời gian tìm hiểu thực tế tại Công Ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành
Thắng. Được sự hướng dẫn của các thầy cô trong Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
trường Đại học Mỏ - Địa Chất và các cán bộ công nhân viên phòng Tài chính – Kế
toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng, cùng sự hướng dẫn của
Th.S. Nguyễn Thị Thu Hà, tác giả đã lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là:“Phân
tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng giai
đoạn 2010 -2014”.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện kinh doanh chủ yếu của Công
ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng năm 2014.
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng năm 2014.
Chương 3: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng Thành Thắng giai đoạn 2010 – 2014.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

2


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài em đã sử dụng số liệu thu được

trong quá trình thực tập và những kiến thức đã được học trong 4 năm. Tuy nhiên với
trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên bản luận văn
tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót nhất định cả về nội dung và hình thức
trình bày. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để kiến
thức của em ngày càng được mở rộng hơn, nâng cao sự hiểu biết của mình và giúp
ích cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hường

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

3


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG THÀNH THẮNG.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

4



Đại học Mỏ Địa chất

1

-

-

Luận văn tốt nghiệp

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng Thành Thắng.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng được thành lập theo quyết
định 3486/2004/QĐ-UB ngày 01/11/2004 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Công ty có trụ sở tại khu Công nghiệp Cảng Cái Lân, phường Bãi Cháy, Thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Số điện thoại: 0333.511.982
Số fax: 033.3832581
Tài khoản ngân hàng giao dịch chính: 4401.000.000.5598 tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Ninh.
Ngành nghề chính của công ty:
Đầu tư, xây dựng, kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật, đô thị.
Đầu tư, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp dân dụng.
Khai thác, sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư tổng hợp.
Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng.
Kinh doanh bất động sản.
Chế biến, vận chuyển, kinh doanh than.

Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản.
Là Công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập,
có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh, được sử dụng con dấu
riêng theo mẫu quy định của Nhà nước và hoạt động theo điều lệ của Công ty.
Thành viên sáng lập của công ty gồm 03 thành viên:
Ông Nguyễn Long Giang, số vốn góp: 2.500.000.000 đồng chiếm 42% tổng vốn điều
lệ.
Ông Đinh Văn Lợi, số vốn góp: 3.250.000.000 đồng, chiếm 54% tổng vốn điều lệ.
Ông Đặng Phương Đông, số vốn góp: 250.000.000 đồng, chiếm 4% tổng vốn điều lệ.
Đến nay, qua mười năm hoạt động, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành
Thắng đã có những bước chuyển biến đáng kể. Vốn điều lệ tăng từ 6.000.000.000
đồng đến 100.000.000.000 đồng. Số dự án, công trình Công ty tham gia thực hiện
đã tăng dần qua các năm, đi cùng với đó là chất lượng thi công ngày một nâng cao.
Số cán bộ công nhân viên từ 48 người năm 2005 tăng lên đến 289 người năm 2013.
Song song với đội ngũ cán bộ công nhân viên tăng lên là doanh thu, doanh thu năm
2005 là trên 3 tỷ, năm 2006 là 13,8 tỷ, năm 2013 là 244,59 tỷ, năm 2013 là 157,056
tỷ. Để đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công công trình của
các ban quản lý dự án đưa ra Công ty đã đầu tư một lượng máy móc thiết bị cần
thiết để đảm bảo quá trình thi công.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

5


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Như vậy, sau mười năm thành lập và đi vào hoạt động Công ty đã xây dựng

được thương hiệu của mình trong ngành xây dựng của Tỉnh, được các ban quản lý nhất
là Ban quản lý dự án Đông Triều, Ban quản lý dự án công trình Huyện Yên Hưng, Ban
quản lý dự án công trình Thành Phố Hạ Long ... tin tưởng về chất lượng thi công công
trình cũng như tiến độ thi công.

1.2.Điều kiện địa lý, kinh tế văn hóa của vùng nghiên cứu.
-

-

-

-

1.2.1.Điều kiện về địa lý, khí hậu.
Vị trí địa lý:Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng có địa bàn nằm trong
Khu Công nghiệp Cảng Cái Lân thuộc Phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng
Ninh: về mặt đường thuỷ gần Cảng Cái Lân – một cảng lớn của khu vực Đông Bắc, về
mặt đường bộ gần quốc lộ 18A rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại, chuyên chở vật
tư hàng hoá, mở rộng việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và các khu đô thị mới, mở
rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh ra các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh.
Địa hình: Trụ sở của Công ty đặt tại nơi có địa hình bằng phẳng, rộng rãi thuận tiện về
nhiều mặt, tuy nhiên các công trình xây dựng thường nằm rải rác ở các nơi trên địa bàn
trong và ngoài tỉnh.
Khí hậu:Nằm giữa vùng khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
thể phân biệt được 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng
05 đến tháng 10 hàng năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Khu
vực sản xuất kinh doanh thường đặt ngoài trời nên phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện thời tiết khí hậu. Việc sản xuất kinh doanh thường được tăng cường vào các
tháng mùa khô, những tháng mùa mưa nhiều khi phải tạm ngừng công việc vì

không thể thực hiện được.
Dân cư và sự phát triển kinh tế:Nằm giữa một vùng công nghiệp phát triển, dân cư
đông đúc, nhu cầu xây dựng lớn nên rất thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, đấu
thầu các công trình và làm các dự án về hạ tầng cơ sở.
1.2.2.Điều kiện về lao động và dân số.
Nằm giữa một vùng công nghiệp phát triển, đông dân cư, nhu cầu xây dựng
lớn nên rất thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, đấu thầu các công trình và làm
các dự án về hạ tầng cơ sở.
1.2.3.Điều kiện về kinh tế xã hội.
Quảng Ninh là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị tương đối lớn trong
nước. Với cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, trình độ dân trí cao, thuộc vùng trọng
điểm kinh tế phía Bắc. Đây chính là điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

6


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.3.Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Thành
Thắng.
1.3.1.Công nghệ sản xuất xây lắp.
Do đặc điểm của ngành xây dựng nói chung và của Công ty nói riêng là xây
dựng công trình theo đơn đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu công trình nên hoạt động
sản xuất kinh doanh diễn ra trên một địa bàn rộng lớn với nhiều loại thiết bị, phương
tiện với mức độ chuyên môn hoá cao. Đồng thời sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu có

quy mô và giá trị khác nhau. Với đặc điểm đó, tuy có khó khăn trong việc chỉ đạo
nhưng Công ty tiến hành quản lý điều hành tập trung về một mối để các hoạt động sản
xuất được diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả từ đó có sự sắp xếp, điều động hợp
lý về nhân lực, vật tư, thiết bị … đồng thời chủ động trong việc đặt hàng và cung cấp
vật tư chính. Quy trình công nghệ sản xuất xây lắp bao gồm 5 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Ký hợp đồng xây lắp gồm các bước:
- Xem xét các điều kiện xây lắp, dự toán công trình.
- Lập hồ sơ dự thầu (Với công trình đấu thầu)
- Ký hợp đồng xây lắp.
+ Giai đoạn 2: Gồm các bước:
- Nhận mặt bằng, công trình:
+ Tiếp nhận mặt bằng thi công.
+ Giải phóng mặt bằng thi công.
- Lập biện pháp thi công:
+ Lập biện pháp thi công.
+ Lập chi tiết tiến độ thi công.
+ Lập biện pháp thi công chi tiết các giai đoạn, hạng mục.
- Bố trí nhân lực, thiết bị thi công đến công trình.
+ Giai đoạn 3: Đặt hàng, tiếp nhận vật tư.
+ Giai đoạn 4: Tổ chức thi công các hạng mục.
+ Giai đoạn 5: Tổ chức nghiệm thu bàn giao.
- Nghiệm thu các giai đoạn, hạng mục.
- Tổng nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành.
Một đặc điểm nữa của hoạt động xây lắp là mang tính chất thời vụ, đây là
điểm rất khác so với các ngành công nghiệp khác. Việc xây lắp phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết: vào mùa mưa, hoạt động mang tính cầm chừng hoặc phải dừng
hẳn. Khi đó, việc thực hiện tiến độ thi công giảm đi dẫn đến giá trị sản lượng cũng
bị giảm tương ứng. Do đó, trong công tác kế hoạch luôn được quan tâm, lường

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56


7


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

trước các điều kiện sản xuất và dự đoán các thuận lợi, khó khăn để vạch ra được các
biện pháp, chiến lược trong từng giai đoạn
KÝ HỢP ĐỒNG XÂY LẮP

TIẾP NHẬN MẶT
BẰNG
- THI CÔNG

LẬP BIỆN PHÁP

BỐ TRÍ NHÂN LỰC
THIẾT BỊ THI CÔNG

-

ĐẶT HÀNG VÀ TIẾP NHẬN
VẬT TƯ

THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC

NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO


Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xây lắp
1.3.2.Công nghệ sản xuất các dự án hạ tầng.
Công nghệ sản xuất các dự án hạ tầng gồm các bước sau:
Sau khi dự án được Tỉnh duyệt, Công ty bắt đầu tiến hành thực hiện theo dây
chuyền công nghệ sau:
+ Giai đoạn 1: Xin dự án gồm các bước:
- Xin tỉnh cấp địa điểm làm dự án
- Lập quy hoạch.
- Lập dự án.
- Duyệt dự án.
- Thiết kế dự án.
+ Giai đoạn 2: Thực hiện dự án gồm các bước:

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

8


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Bước 1: Tìm địa điểm khai thác đất
Bước 2: Tập trung máy móc thiết bị cơ giới thực hiện thi công dự án theo các quy
trình kỹ thuật sau:
- Đào đất, xúc đất lên ôtô
- Vận chuyển về bãi dự án
- Tổ chức san lấp gạt ủi bãi dự án
- Lu chắc và phẳng mặt nền bãi dự án
- Xây dựng hạ tầng cơ sở gồm: đổ bêtông đường, xây dựng cống dẫn nước chính.

Bước 3: Hoàn thành nghiệm thu dự án.
DỰ ÁN ĐƯỢC DUYỆT

BỐ TRÍ NHÂN LỰC

TÌM ĐỊA ĐIỂM KHAI THÁC

TỔ CHỨC THI CÔNG DỰ ÁN

SANĐẤT
LẤP,ĐẾN
GẠT,BÃI
ỦI MẶT
BẰNG. LU NÉNXÂY
LÀM
PHẲNG
ĐÀO XÚC ĐẤT ĐÁ
DỰNG
HẠ NỀN
TẦNGBÃI
CƠ SỞ
VẬN CHUYỂN
DỰ ÁN

THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất dự án kinh doanh và xây dựng hạ tầng
1.3.3.Công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm.
Công nghệ sản xuất bêtông thương phẩm là loại hình sản xuất bêtông ướt hoàn
chỉnh, tiên tiến nhất hiện nay. Dây chuyền sản xuất bêtông thương phẩm đang được
sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới là ở các nước công nghiệp tiên tiến. Trong những


Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

9


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

năm gần đây có nhiều đơn vị xây lắp lớn thuộc loại này và thực tế đã chứng minh
chất lượng sản phẩm vượt trội và hiệu quả đầu tư đạt kết quả tốt.
Các khâu trong dây chuyền sản xuất đều được tự động hoá cao theo các chương
trình đặt sẵn. Chính nhờ hệ thống sản xuất khép kín đó mà mức hao hụt vật tư rất ít,
không ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao. Công suất thiết bị được
khai thác triệt để, chất lượng sản phẩm bêtông luôn đảm bảo và tuyệt đối ổn định,
đồng đều. Nhờ tính hiện đại của dây chuyền mà giải pháp công nghệ được thực hiện
dễ dàng.
Công nghệ sản xuất bêtông thương phẩm tiến hành gồm các bước sau:
Bước 1: Bơm xi măng (chỉ sử dụng loại xi măng PC30 và PC40) lên các xi lô
chứa loại 50 tấn (gồm 2 xilô chứa 2 loại xi măng khác nhau), xi măng được cấp lên
hệ thống cân đong tự động nhờ vít tải.
Bước 2: Dùng máy xúc lật vun chuyển cát và đá dăm (đã tập kết sẵn) vào các ô
chứa có vách ngăn, dùng thiết bị gàu cào vun vào các phễu rót để qua các cửa cân
đong tự động cát đá kết hợp với hệ thống cảm ứng độ ẩm cốt liệu rồi được tải vào
thùng máy trộn chính.
Bước 3: Bơm lên máy trộn thông qua hệ thống cảm biến và cân đo chính xác
theo chương trình do máy tính điều khiển.
Bước 4: Đưa cốt liệu cát, đá, xi măng và nước vào máy trộn thông qua hệ thống
cân đo và cảm biến tự động (theo chương trình đặt sẵn với các loại bêtông mác khác

nhau).
Bước 5: Trút sản phẩm bêtông vào các xe chuyên dùng (tự trộn) vận chuyển đến
công trình (các nơi đặt hàng).
Bước 6: Bơm đẩy bêtông lên các vị trí thi công theo đơn đặt hàng của khách
bằng hệ thống xe bơm bêtông.
CHUẨN BỊ VẬT LIỆU

XI MĂNG PC30, PC40

CÁT, ĐÁ DĂM TẬP KẾT SẴN

NƯỚC THI CÔNG

HỆ THỐNG MÁY TRỘN THI CÔNG

VẬN CHUYỂN BẰNG XE

Phạm Thị HườngBƠM
- Lớp:
QTKD D
– K56
BÊTONG
LÊN
VỊ TRÍ CẦN THI CÔNG THEO YÊU CẦU

10


Đại học Mỏ Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất bêtông thương phẩm.
1.3.3.Trang bị kỹ thuật.
Việc trang bị kỹ thuật của Công ty là vô cùng cần thiết, nhất là trong thời kỳ xã
hội hiện nay, kinh tế phát triển, đời sống xã hội được nâng cao, do vậy nhu cầu xây
dựng cũng rất lớn và yêu cầu ngày càng hiện đại. Tăng cường trang bị kỹ thuật cũng
chính là nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao sản lượng, đảm
bảo chất lượng cho sản phẩm sản xuất. Với ba mặt sản xuất chủ yếu đó là: xây lắp, dự
án hạ tầng và chung cư, sản xuất bêtông thương phẩm, máy móc trang thiết bị của
Công ty đều đáp ứng tương đối đầy đủ và phù hợp với từng loại sản xuất.
Trong thời gian hình thành và phát triển, cùng với vốn tự có và vốn vay, Công
ty đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh như sau:

Bảng thống kê máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty năm 2013
Bảng 1-1

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

11


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Tên thiết bị
Số
Chất
Đơn vị

lượng
lượng
(loại, kiểu, nhãn hiệu)
1
Xe bom trộn bê tông
Chiếc
2
Tốt
2
Ô tô tải tự đổ 15T
Chiếc
10
Tốt
3
Ô tô tải tự đổ 18T
Chiếc
11
BT
4
Ô tô tải tự đổ 25T
Chiếc
10
BT
5
Ô tô tải tự đổ < 10T
Chiếc
8
BT
6
Ô tô chở nước

Chiếc
1
Tốt
7
Xe tự hành
Chiếc
2
Tốt
8
Máy xúc các loại
Máy
11
BT
9
Máy ủi KOMATSU
Máy
4
Tốt
10 Máy lu tĩnh KAWASAKI 12T
Máy
3
Tốt
11 Máy lu rung SAKAI 8T
Máy
2
BT
12 Máy lu rung BOMAG 25T
Máy
1
Tốt

13 Máy san KOMATSU
Máy
3
Tốt
14 Máy nén khí
Máy
2
Tốt
15 Máy khoan cọc nhồi Model CZ – 22A
Máy
1
Tốt
16 Máy cắt, uốn thép
Cái
5
Tốt
17 Máy hàn
Cái
4
Tốt
Qua bảng thống kê các loại máy móc thiết bị (Bảng 1-1) cho thấy, Công ty đã
rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất.
TT

1.4.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty Cổ phần
Đầu tư & Xây dựng Thành Thắng.
1.4.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Thành
Thắng.


Phòn
Phòng
Phòng Chủ tịch
P.XHĐQT
sửa
(Kiêm
Giám
g
vật

tài chính
chữa &đốc)
P
Ban
hành
kế toán
cơ khí
G Thị
Kiểm
Phạm
Hường - Lớp: QTKD D – K56
chính
Đ
soát
T

Đội
xe
máy


Phòng kế
hoạch
PGĐ kĩ
thuật
Kế
hoạch

Các đội
xây
dựng
PGĐ
&Kĩ
công
12
trường
thuật trực
thuộc


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng.
1.4.1.1.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Trưởng phòng, ban Công ty
Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Thành Thắng.
Các phòng, ban trực thuộc Công ty là những bộ phận chuyên môn nghiệp vụ
giúp Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý tài chính, sắp xếp, tổ chức sản
xuất thi công công trình, kiểm tra đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.

Các phòng, ban có các chức năng: tham mưu, quản lý và chỉ đạo thực hiện,
phối hợp giám sát, kiểm tra, liên hệ, kiểm tra báo cáo và đánh giá thực trạng Công ty.
a) Nhiệm vụ
Các trưởng phòng, ban, tổ đội sản xuất chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt
động của bộ phận mình quản lý trước Giám đốc.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận được Giám
đốc Công ty giao, các trưởng phòng, ban của các bộ phận phải xây dựng quy chế,
quy định làm việc cụ thể với các phòng, ban, bộ phận khác có liên quan.
b) Quyền hạn

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

13


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Trưởng các phòng, ban có quyền tạm đình chỉ và chịu trách nhiệm về những
công việc cá nhân đang làm có vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý, kỹ thuật,
nghiệp vụ do phòng, ban phụ trách và kịp thời báo cáo Giám đốc Công ty giải quyết.
Theo chức năng, nhiệm vụ, bộ phận nào chủ trì công việc gì thì được yêu cầu
các phòng, ban khác cung cấp số liệu, thông tin phục vụ cho nội dung công việc đó.
c) Trách nhiệm
Khi có các vấn đề xảy ra gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến công việc
chung của toàn Công ty thì ngoài việc nhân viên gây thiệt hại trực tiếp phải nộp
phạt thì các trưởng phòng, ban phụ trách, quản lý nhân viên đó cũng bị liên đới về
trách nhiệm quản lý và bị phạt tiền ở mức tương đương.
Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt chức năng, giao

nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên trong bộ phận do mình phụ trách làm việc theo
đúng quy định của pháp luật và quy định của Công ty ban hành.
Các phòng, ban ngoài những lĩnh vực theo chức năng hoạt động độc lập của
mình còn có trách nhiệm phối kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong những hoạt động có liên
quan, cùng tham mưu cho Giám đốc để thực hiện tốt nhiệm vụ chung của toàn Công
ty.
1.4.1.2.Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
a) Tổng Giám đốc
Tổng giám đốc công ty là người đại diện hợp pháp theo Pháp luật của Công
ty. Tổng giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của Công ty về việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
* Nhiệm vụ
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách cẩn trọng nhằm đảm
bảo lợi ích hợp pháp tối đa của Công ty.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
- Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi Công ty không có
khả năng thanh toán nợ đến hạn.
* Quyền hạn
- Tổng giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất trong mọi vấn đề liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ
các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

14



Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công
ty, kể cả cán bộ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
- Ký kết các hợp đồng nhân danh Công ty.
b) Phó Tổng giám đốc Công ty
*Nhiệm vụ chung
- Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng
ngày khác của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty và Chủ tịch
hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Tổng giám đốc đã ban hành. Thực
hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
- Kiến nghị phương án, bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của
Công ty như: Bổ nhiệm, đề xuất, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty,
trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Ngoài ra Ban giám đốc cũng phải thực hiện các nhiệm vụ khác và phải tuân
thủ nghĩa vụ của người quản lý Công ty theo Luật pháp quy định.
b.1) Phó Tổng giám đốc Tổ chức - nội vụ
* Nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm tổ chức, bố trí, sắp xếp nhân sự cho các phòng ban và
nhân sự cho các công trường.
- Ký duyệt các bảng chấm công cho bộ phận văn phòng Công ty, đề xuất các
mức lương, thưởng hợp lý cho người lao động.
- Trực tiếp chỉ đạo và xử lý các vụ việc về hành chính xảy ra trong Công ty.
- Kết hợp bộ phận kỹ thuật kiểm tra, giám sát tiến độ thi công của các công
trình và nghiệm thu bàn giao khi công trình hoàn thành.

- Hoàn tất các thủ tục với bên A để tiến hành giải phóng mặt bằng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc trực tiếp phân công, chỉ đạo.
* Quyền hạn
Có quyền đình chỉ công tác đối với người lao động vi phạm nguyên tắc quản lý,
sai phạm trong phần việc phụ trách gây thiệt hại về tài chính và uy tín của Công ty.
b.2) Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất - kỹ thuật
* Nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc xây dựng biện pháp thi công các công
trình, chất lượng công trình.
- Tìm kiếm, thu nhận các tổ thợ và bố trí công việc cho các tổ thợ thi công tại
mỗi công trình dưới sự quản lý của các chỉ huy công trường.
- Kiểm tra, giám sát việc thi công công trình đúng theo thiết kế, tiến độ, đảm
bảo chất lượng, mỹ thuật công trình.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

15


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Nghiệm thu và thanh quyết toán khối lượng công trình cho các tổ thợ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công, chỉ đạo.
* Quyền hạn
- Chỉ đạo bộ phận chỉ huy tại công trường và các tổ thợ thi công các công
trình theo đúng thiết kế, kỹ thuật.
- Kiến nghị bằng văn bản đề nghị Tổng giám đốc xử lý kỷ luật, phạt tiền các
chỉ huy, kỹ thuật công trường cố tình làm sai kỹ thuật và làm chậm tiến độ.

- Phạt tiền và đuổi việc các tổ thợ cố tình làm sai kỹ thuật khi thi công và vi
phạm nội quy, quy chế của Công ty.
b.3) Phó Tổng giám đốc Kế hoạch - tài chính
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc lập hồ sơ tham gia đấu thầu các công
trình, lập hồ sơ thanh quyết toán khối lượng công trình theo giai đoạn và khi công
trình hoàn thành với bên A và các cơ quan chức năng.
- Kết hợp với Phòng Tài chính - kế toán hoàn thành các chỉ tiêu tài chính
phục vụ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Kết hợp với Phòng Kế hoạch- kỹ thuật, chỉ đạo hoàn thiện các hồ sơ pháp
lý, hồ sơ quản lý chất lượng các công trình.
- Soạn thảo các văn bản, hợp đồng kinh tế với bên A trình Tổng giám đốc ký duyệt .
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công, chỉ đạo.
c) Trợ lý Tổng giám đốc
- Tập hợp toàn bộ chứng từ, hồ sơ thanh toán, tạm ứng của các phòng ban
nghiệp vụ, các cá nhân, tổ thợ tại các công trường trình Tổng giám đốc duyệt.
- Ghi lại cụ thể các phần việc Tổng giám đốc đã giao để xử lý và báo cáo kịp thời.
- Đôn đốc việc triển khai công việc của các phòng ban, công trường và việc
thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân trong toàn Công ty dưới sự chỉ đạo của Tổng
giám đốc Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công, chỉ đạo.
d) Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát làm việc theo chế độ tập thể, kết hợp với chế độ trách nhiệm
của từng thành viên Ban kiểm soát. Tổng giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo kiểm
tra những vụ việc phức tạp. Cán bộ phụ trách Ban kiểm soát phân công nhiệm vụ
cho từng thành viên trong ban để thực hiện các nhiệm vụ theo chức trách được giao.
- Hoạt động của Ban kiểm soát phải đảm bảo tính khách quan, trung thực,
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách Nhà nước, quy định quy chế
của Công ty.
- Cán bộ phụ trách Ban kiểm soát tham dự các phiên họp của Công ty, tham khảo ý
kiến của các phòng ban trước khi trình báo cáo hoặc kết luận lên Tổng giám đốc.


Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

16


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

- Đối với những việc mang tính chất phức tạp, Ban kiểm soát có thể báo cáo
Ban Giám đốc để bổ sung thêm sự tham gia của một số cán bộ đủ năng lực, phẩm
chất trong Công ty.
- Ban kiểm soát phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban trong Công ty để thực
hiện nhiệm vụ được giao.
* Chức năng
- Tham mưu giúp Tổng giám đốc xây dựng những quy định, quy chế quản lý
cho các quy trình làm việc phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, quy chế của các bộ phận, phòng
ban và các công trường.
* Nhiệm vụ.
- Thay mặt Tổng giám đốc giám sát việc tuân thủ Pháp luật, chế độ chính
sách Nhà nước, quy định - quy chế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của
toàn Công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong việc thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hệ
thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định của Công ty.
- Xem xét sổ sách kế toán, các tài liệu khác và các công việc quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần
thiết hoặc theo quyết định của Tổng giám đốc. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát

không gây cản trở, gián đoạn đến hoạt động bình thường trong việc quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Báo cáo Ban giám đốc theo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc theo vụ
việc kiểm tra, giám sát. Khi phát hiện ra những trường hợp vi phạm quy định, quy
chế của Công ty phải báo cáo ngay Giám đốc xin ý kiến xử lý.
* Quyền hạn
- Ban kiểm soát chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc
Công ty.
- Thay mặt Tổng giám đốc kiểm soát toàn bộ tình hình thu, chi của toàn
Công ty, kiểm soát chặt chẽ các chi tiêu từ công trường đến từng các phòng, ban, đề
nghị xử lý các vi phạm. Việc xử lý vi phạm nội quy, quy chế các cán bộ công nhân
viên phải được công khai, minh bạch, phải tìm rõ nguyên nhân và phải được sự
đồng ý của Tổng giám đốc.
- Có quyền tiếp cận đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu liên
quan đến hoạt động quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty để thực
hiện nhiệm vụ được giao. Khi cần kiểm tra các vụ việc, Ban kiểm soát có quyền yêu
cầu các phòng, ban, các tổ đội và các công trường trực thuộc Công ty phải cung cấp

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

17


Đại học Mỏ Địa chất

-

Luận văn tốt nghiệp

đầy đủ kịp thời thông tin, tài liệu liên quan và phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn,

trung thực, chính xác của tài liệu, số liệu, thông tin đã cung cấp.
e) Phòng Kế hoạch –Dự án.
* Chức năng
Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực
kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư, thi công xây dựng, công tác vật tư.
- Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ để báo cáo
Ban Giám đốc Công ty khi có yêu cầu.
- Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với
những gói thầu do Công ty ký hợp đồng.
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm, phát
triển và quản lý các dự án, các công trình đầu tư.
- Phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động, sản
xuất kinh doanh của Công ty.
* Nhiệm vụ, quyền hạn
- Kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các mặt công tác của Công ty.
- Lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện tiến độ thi
công các công trình của Công ty theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo
yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
- Thực hiện việc soạn thảo các hợp đồng kinh tế, theo dõi tiến độ thực hiện
và thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của Pháp luật.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - kế toán Công ty xây dựng nhu cầu kế hoạch
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện việc xác nhận và thanh toán khối
lượng thi công đúng theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết.
- Xây dựng các quy định về chế độ đảm bảo an toàn cho người lao động, tiết
kiệm vật tư trong quá trình thi công và điều hành sản xuất trên công trường. Cụ thể
là xây dựng định mức và quản lý tiêu hao cho nguyên, nhiên vật liệu, máy móc,
thiết bị, nhân công lao động, tiến độ thi công, các yếu tố kỹ thuật và đảm bảo an
toàn khác. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức đó.
- Lập hồ sơ quyết toán các công trình hoàn thành theo quy định của Nhà
nước và Công ty.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ và các văn bản pháp lý của công trình.
- Kiểm soát kế hoạch, tiến độ thi công của các công trình. Nếu có vướng
mắc, lập tờ trình trình Tổng Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo cụ thể.
- Thống kê, tổng hợp khối luợng công việc đã thực hiện của các công trình
theo định kỳ, phân tích vật tư theo khối lượng công việc đã tổng hợp chuyển về
phòng vật tư theo dõi và giúp lãnh đạo Công ty đề ra biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

18


Đại học Mỏ Địa chất















Luận văn tốt nghiệp


- Trực tiếp hoặc phối hợp với Ban quản lý dự án để quản lý về mặt kỹ thuật,
tiến độ, chất lượng đối với các công trình và hạng mục công trình thi công xây dựng
thuộc các dự án mà Công ty đã ký kết hợp đồng.
- Thực hiện các thủ tục để đầu tư các dự án đầu tư mới cho Công ty.
- Theo dõi chi tiết tình hình triển khai các dự án của Công ty.
f) Phòng Tài chính - kế toán
- Giúp việc và tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý
và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán thống kê.
- Quản lý, khai thác, sử dụng triệt để các nguồn vốn để mang lại hiệu quả cho
Công ty. Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo đúng Pháp lệnh kế
toán, Luật kế toán và quy định của Công ty.
- Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại
Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Tổng Giám đốc
trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh theo từng tháng.
g) Phòng Hành chính.
Tổ chức triển khai công tác tuyển dụng (ký kết hợp đồng lao động) theo kế hoạch
và chỉ tiêu do Phòng Kế hoạch kỹ thuật cung cấp sau khi đã được Tổng giám đốc
duyệt;
Xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm và triển khai thực hiện việc đào tạo đối với
cán bộ công nhân viên cơ quan Công ty và các đơn vị trực thuộc:
* Có nhiệm vụ duy trì điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ, thời
gian quy định.
Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh sạch sẽ trong toàn Công ty. Thu, phát công văn, tài
liệu theo yêu cầu của các phòng ban chức năng.
Chăm lo đời sống, vật chất và tinh thần cho CB - CNV trong Công ty.
Chuẩn bị phòng họp và các tài liệu liên quan giao cho Ban Giám đốc Công ty hàng
tuần để điều chỉnh kịp thời các khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ của toàn Công ty.
Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị trong bộ
phận Văn phòng Công ty.

Tiếp nhận, xử lý, quản lý và tổ chức các công văn đi, đến và các văn bản nội bộ.
Theo dõi, thanh quyết toán Bảo hiểm xã hội và lên lương định kỳ theo quy định của
Pháp luật và Công ty cho người lao động.
Quản lý con dấu của Công ty theo quy định của Nhà nước.
Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho CB - CNV theo yêu cầu công việc.
Quản lý, theo dõi và cung ứng đồ dùng, trang thiết bị văn phòng, văn phòng
phẩm tại trụ sở của Công ty.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

19


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

h) Đội xe máy
- Tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành bố trí hợp lý nhân sự
lái xe - lái máy cho các công trường.
- Quản lý điều hành tổ chức sản xuất, bảo quản, đưa vào sử dụng hợp lý, hiệu
quả các trang thiết bị như: Ôtô, máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san, máy nâng và 03
(ba) máy phát điện loại 270 KWA,110KWA và 60KWA.
- Kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thay thế, sửa chữa xe - máy trong Công ty.
i) Đội sửa chữa và cơ khí
- Tham mưu giúp Tổng giám đốc trong việc tu bổ, sửa chữa trang thiết bị, hệ
thống xe- máy, tài sản cố định trong Công ty.
- Kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thay thế, sửa chữa xe- máy trong Công ty.
- Sửa chữa máy móc, thiết bị, xe- máy hỏng chưa cần đi xưởng.
Cơ cấu bộ máy của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng,

đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, giúp việc cho Tổng giám đốc là 3 Phó giám đốc
và các phòng ban chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống các công trường. Cơ cấu tổ
chức trên đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, tuân thủ theo nguyên tắc chế độ
một thủ trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phân quyền cho các Phó giám
đốc và các đội trưởng công trường để chỉ huy kịp thời, đúng chức năng, chuyên
môn, không chồng chéo, đảm bảo chuyên sâu về nghiệp vụ, có cơ sở căn cứ cho
việc ra quyết định. Do đó, nâng cao hiệu quả công việc, giảm bớt gánh nặng cho
Giám đốc, phân bổ chức năng của Công ty theo kiểu cơ cấu này là phù hợp với đặc
điểm của Công ty.
1.4.2.Sơ đồ tổ chức các bộ phận sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây
dựng Thành Thắng.
Các công trường xây lắp là bộ phận sản xuất chính của Công ty. Mỗi công
trường xây lắp nhận thi công và hoàn thành l công trình được bàn giao và đưa vào
sử dụng được coi là l sản phẩm hoàn chỉnh của Công ty.
Khi mỗi công trình được tổ chức khởi công đều có quyết định riêng phân công
và giao cho chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm chính về tư cách pháp nhân. Trên cơ sở
đội ngũ gián tiếp công trường và tính chất yêu cầu thi công của công trình lập kế
hoạch về nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị thi công ... cho công trình.
* Quản lý công trường
- Tham mưu giúp Ban giám đốc về quản lý, chỉ đạo sản xuất tại công trường
theo tiến độ thi công của các công trình đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.
- Điều hành các tổ, đội, cán bộ công nhân viên trong công trường thực hiện
nghiêm túc các quy định, quy chế của Công ty đã đề ra.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

20


Đại học Mỏ Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

- Đối với các công trường có quy mô lớn hoặc tiến độ cao, Công ty bố trí thêm
phó chỉ huy công trường phụ trách từng mảng việc cụ thể. Thông thường Công ty sẽ
bổ sung Phó chỉ huy công trường phụ trách về: Vật tư thiết bị, dân vận và an ninh
trật tự cho công trường.
* Kỹ thuật và giám sát
- Giám sát, theo dõi các công trình xây dựng. Chỉ đạo thi công, tham gia đóng
góp ý kiến, xây dựng biện pháp thi công công trình.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu quản lý chung của Công ty.
* Kế toán công trường
- Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời hoạt động sản
xuất của công trường theo từng ngày, tháng, quý, năm và lập báo cáo nhằm phục vụ
nhu cầu quản lý, giúp cho chỉ huy trưởng trong điều hành quản lý công trường.
* Thủ kho công trường
- Chịu trách nhiệm toàn bộ nhập, xuất về số lượng, chủng loại vật tư tại kho công trường.
- Thực hiện các công việc khác do Chỉ huy công trường yêu cầu.
* Bảo vệ công trường
- Chấp hành tuyệt đối sự phân công công việc của Chỉ huy công trường, giữ
gìn trật tự an toàn nơi sản xuất.
Chỉ huy trưởng

Cán bộ kỹ thuật công trình
Kế toán công trường
Thủ kho công trường
Bảo vệ công trường

Các tổ thợ


Hình 1-5: Hình thức tổ chức sản xuất tại công trường
Nhận xét:
Các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thi công.
Việc phân chia các bộ phận có:
+ Ưu điểm: Nâng cao được tính chuyên môn của từng bộ phận, làm cho hiệu
quả công việc đạt kết quả cao.
+ Nhược điểm: Để gắn kết được các bộ phận với nhau đòi hỏi người đội
trưởng phải năng động trong công tác quản lý.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

21


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

1.4.3.Chế độ công tác của Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Thành Thắng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng là một đơn vị với ngành nghề
sản xuất kinh doanh đặc thù nên chế độ công tác của Công ty cũng phải được xây
dựng phù hợp với từng bộ phận.
- Khối phòng ban Công ty xây dựng hệ thống làm việc theo giờ hành chính.
Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm): Buổi sáng từ 7h đến 11h30’; buổi
chiều từ 13h30’ đến 17h. Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): Buổi sáng
từ7h30’ đến 11h30’; buổi chiều từ 13h đến 17h. Công ty áp dụng chế độ làm việc: 6
ngày/tuần, 25-26 ngày/tháng, nghỉ chủ nhật.
- Khối sản xuất thời gian làm việc phụ thuộc vào thời tiết cũng như tiến độ thi
công công trình. Nếu công trình đòi hỏi phải hoàn thành gấp rút, các tổ sản xuất có
thể phải huy động làm việc thêm ca, thêm giờ để hoàn thành tiến độ, sau đó sẽ được

nghỉ bù vào các ngày gián đoạn hoặc cuối tháng.
- Bộ phận bảo vệ: Làm việc theo ca, 3 ca/1 ngày đêm. Mỗi ca làm việc 8 tiếng,
do tính chất của công việc nên bộ phận bảo vệ không có ngày nghỉ thứ 7 và chủ
nhật mà được nghỉ bù vào một thời gian nhất định trong năm. Bộ phận này áp dụng
chế độ đảo ca nhằm đảm bảo cho người lao động giữ được sức khoẻ để trong khi
làm việc luôn luôn được tỉnh táo và làm việc tốt công việc của mình.
1.4.4.Tình hình sử dụng lao động trong Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng
Thành Thắng.
Bảng cơ cấu số lượng lao động năm 2014
Bảng 1-2
Trình độ

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

1. Trên đại học
2. Đại học
3. Cao đẳng
4. Trung cấp

2
51
42
35

0,66
16,89
13,91
11,59


5. CN kĩ thuật

87

28,81

6. Lao động phổ thông

85

28,15

Tổng cộng:

302

100

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật là
những đối tượng chiếm tỷ lệ khá cao trong kết cấu lao động của Công ty, ngoài ra số
lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên cũng chiếm một tỷ lệ khá trong cơ cấu lao
động. Do tính chất đặc thù riêng của ngành nên cơ cấu và chất lượng lao động như

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

22


Đại học Mỏ Địa chất


Luận văn tốt nghiệp

trên là tương đối phù hợp, đối với công việc quản lý, hành chính, văn phòng hay cán
bộ kỹ thuật thì chất lượng lao động chủ yếu vẫn là trình độ đại học, trên đại học và
cao đẳng, ở những bộ phận phân xưởng sửa chữa, tổ cơ khí hay trong đội xe máy thì
chủ yếu vẫn là công nhân kỹ thuật, trung cấp và lao động phổ thông, học nghề. Tuy
nhiên, trong thời gian tới để có thể tăng năng suất, hiệu quả lao động cũng như nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thì việc nâng cao trình độ, chất
lượng lao động trong Công ty là điều thiết yếu không thể thiếu. Đồng thời việc nâng
cao chất lượng lao động cũng góp phần nâng cao giá trị sản xuất, giảm bớt được chi
phí nhân công. Vì vậy về lâu dài, Công ty cần có chiến lược về con người, tiến tới
đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng phức
tạp với công nghệ, máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại ngày càng cao. Để làm
được điều đó Công ty cần thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược sau:
- Nhiệm vụ kinh tế: Đảm bảo tiết kiệm vật tư, kỹ thuật, lao động, tiền vốn nhằm
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất.
- Nhiệm vụ tâm sinh lý: Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất để tái
sản suất sức lao động.
- Nhiệm vụ xã hội: Đảm bảo thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá khoa học kỹ
thuật cho người lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và nhiệt tình lao động.

1.5.Phương hướng phát triển kinh doanh trong tương lai của Công ty Cổ
phần Đầu tư & Xây dựng Thành Thắng.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh từ tháng 12/2014 đến tháng12/2015.
Doanh thu dự kiến từ tháng 12/2014 đến 12/2015: 257.000.000 đồng.
Lợi nhuận dự kiến từ tháng 12/2014 đến 12/2015: 3.750.000.000 đồng. Để đạt
được doanh thu dự kiến cần xúc tiến:
1. Tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình dở dang:
1 Dự án: Khu 5 – Hà Khánh

2 Hạ tầng Bãi Muối.
2. Chuẩn bị thủ tục, hồ sơ các công trình dự kiến tham gia đấu thầu trong năm 2014:
1 Khu công nghệ cao Đông Triều: 58 tỷ.
2 Đường cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng: 300 tỷ.
3. Đẩy nhanh thủ tục thanh toán một số hạng mục công trình để thu hồi lại nguồn
vốn:
- Công trình: Kè bảo vệ khu vực cột mốc 1343 huyện Hải Hà: 1.000.000.000đ
Công trình: Kỳ tượng đài Móng Cái: 925.361.000đ
- Công trình: Mở rộng đường Hạ Long từ Bến Phà Bãi Cháy: 596.892.000đ

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

23


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

Công trình: Đường nối khu du lịch Hùng Thắng đến Khách sạn Mường
Thanh: 196.262.000đ
- Công trình: Khu liên hiệp thể thao cột 3: 17.997.253.000đ
- Công trình: Đường bao biển Lán Bè: 1.732.365.000đ
- Công trình: Đường Cầu Chanh – Liên Vị: 987.652.000đ
- Công trình: Nạo vét mương Hà Trung – Hà Khánh:541.861.000đ
- Công trình: Đường trước khu UBND tỉnh: 476.449.000
- Công trình: Cảng Cá Yên Hưng: 102.861.000đ
- Công trình: Đê Đông Yên Hưng: 147.547.600đ
- Công trình: Đường và mương tiêu nước Vĩnh Tuy 2: 181.011.642đ
- Công trình: Đường và mương tiêu nước Vĩnh Tuy 1: 325.822.000đ

- Công trình: Cầu kho gạo: 483.100.000đ
- Công trình: Đường Hậu Cần: 4.563.415.000đ
- Di chuyển hệ thống cấp thoát nước đường Đồng Đăng: 1.774.109.000
- Dự án: Khu 5 – Hà Khánh: 5.000.000.000
4. Hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán của công trình:
- Đường Hà Khẩu: 11.000.000.000đ
- Đường nước Đồng Đăng: 7.200.000.000đ
5. Kế hoạch quỹ tiền lương:
Thanh toán lương lương cho CBCNV đến hết tháng 12/2014:10 tỷ, tiền
thưởng 1 tỷ.
Xây dựng mức lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên: từ 5.000.000 trở lên.
Xây dựng định mức lương lương dựa trên hiệu quả công việc và vị trí công tác.
Thành lập quỹ khen thưởng dành cho cán bộ công nhân viên có thành tích
xuất sắc trong năm.
6. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định:
Tính đến T10/2014 hệ thống máy móc cơ bản đồng bộ, trong năm 2015
Công ty dự kiến không đầu tư.
Khấu hao tài sản cố định năm 2015 dự kiến là: 17 tỷ.
-

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

24


Đại học Mỏ Địa chất

Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc phân tích chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng, ta thấy được những khó khăn và thuận
lợi như sau:
a) Thuận lợi
Qua hơn thời gian hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Thành Thắng đã có những bước chuyển biến đáng kể, được thành lập trong bối
cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là về ngành xây dựng ngày càng chặt
chẽ hơn nhưng Công ty vẫn trụ vững và ngày càng phát triển.
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên yêu nghề, gắn bó với Công ty
những lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân
viên trong Công ty là một khối đoàn kết, nhất trí cao, đó chính là yếu tố cơ bản đảm
bảo sự phát triển bền vững cho Công ty.
b) Khó khăn
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khó khăn đầu tiên đối với ngành xây
lắp nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng nói riêng là việc
làm với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, việc làm là một thách thức lớn
đối với Công ty, bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng là một doanh
nghiệp địa phương, địa bàn hoạt động có giới hạn. Hơn nữa, với ngành nghề đặc thù
nên Công ty có những hạn chế nhất định.
Bên cạnh đó đội ngũ công nhân có tay nghề cao của Công ty còn mỏng,
trong cơ chế thị trường hiện nay, cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi
phải xây dựng các công trình có kiến trúc ngày càng hiện đại, với lực lượng công
nhân kỹ thuật hiện có, Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Là một doanh nghiệp xây lắp nên địa bàn hoạt động của Công ty không ổn định
mà luôn luôn di chuyển, các công trình nằm rải rác từ miền Tây cho đến miền Đông
nhưng công nhân định cư chủ yếu ở thành phố Hạ Long, Cẩm Phả nên các công trình ở
xa việc điều động công nhân đi làm và ổn định chỗ ở cho họ là rất phức tạp.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thành Thắng. Để hiểu
rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, tác giả

sẽ tiến hành phân tích chi tiết trong chương 2.

Phạm Thị Hường - Lớp: QTKD D – K56

25


×