Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý vật tư chủ yếu tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 153 trang )

MỤC LỤC

1
Sinh viên: Bùi Thanh vân

1

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp sản xuất kinh doanh khoáng sản nói chung và khai thác
than nói riêng chiếm một vị trí khá quan trọng trong ngành công nghiệp, vừa là
nguyên liệu đầu vào, vừa tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các ngành kinh doanh khác,
vì vậy nó là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nền kinh tế phát
triển, nhu cầu năng lượng nói chung và nhu cầu than nói riêng ngày càng gia tăng
càng thể hiện vị thế của ngành. Trong một số năm gần đây sản lượng khai thác và
tiêu thụ của ngành than ngày một tăng. Điều này khẳng định sự trưởng thành của
ngành và các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiên, than là tài nguyên không tái tạo, do đó việc khai thác và sử dụng
cần phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế trước mắt và phát triển bền vững trong tương
lai. Trong sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa việc xây
dựng kế hoạch kinh tế xã hội nói chung là cần thiết và quan trọng.
Sau quá trình học tập tại trường, và tìm hiểu thực tế sản xuất kinh doanh tại
Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Vinacomin, được sự cho phép của bộ môn chủ
quản, tác giả tiến hành viết luận văn tốt nghiệp. Luận văn được trình bày gồm 3
chương:
Chương 1: Tình hình chung và những điều kiện sản xuất chủ yếu của
Công ty Cổ phần than Hà Lầm Vinacomin
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần


than Hà Lầm Vinacomin
Chương 3: Hoàn thiện công tác quản lý vật tư chủ yếu tại Công ty Cổ phần
than Hà Lầm - Vinacomin
Những nội dung được giải quyết trong luận văn này được hoàn thành ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng
dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, các thầy cô giáo trong Khoa và các cán bộ công
nhân viên Công ty Cổ phần than Hà Lầm Vinacomin.
Tác giả xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Ngân,
các thầy cô giáo trong khoa kinh tế - QTKD, lãnh đạo các phòng ban Công ty Cổ
phần than Hà Lầm Vinacomin đã giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả đề nghị được bảo vệ luận văn tốt nghiệp trước hội đồng chấm thi tốt
nghiệp chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Bùi Thanh Vân
2
Sinh viên: Bùi Thanh vân

2

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN
XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN
HÀ LẦM - VINACOMIN

3
Sinh viên: Bùi Thanh vân


3

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


1.1.

Khái quát chung về công ty CP than Hà Lầm – Vinacomin
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP than Hà LầmVinacomin
Công ty Cổ phần than Hà Lầm tiền thân là mỏ than Hà Lầm được thành lập
vào ngày 1/08/1960. Mỏ được tách ra từ xí nghiệp quốc doanh than Hòn Gai tiếp
quản từ thời Pháp để lại. Mỏ được thành lập dựa vào các văn bản pháp lý thành lập
mỏ, văn bản thỏa thuận cấp đất và tài nguyên đã được các cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt, bao gồm:
- Quyết định số 59/ĐT - KTCB ngày 21/6/1973 phê duyệt, thiết kế sơ bộ hạ
tầng - 50 công trường 28 thuộc mỏ Hà Lầm có công suất là 200.000 tấn/năm.
- Quyết định của Bộ năng lượng số 246 /XDCB ngày 28/4/1989 phê duyệt
LCKT - KT cải tạo mỏ Hà Lầm. Đưa công suất khu vực Lò Đông từ 100.000 lên
200.000 tấn/năm và duy trì công suất này.
- Quyết định của Bộ năng lượng số 57/XDCB quyết định ngày 8/9/1990 về
việc phê duyệt LCKTKT khai thác khu Hữu Nghị mỏ Hà Lầm bằng phương pháp
Lộ thiên với tên công trường khai thác Lộ thiên Hữu Nghị mỏ Hà Lầm công suất
100.000 150.000 tấn/ năm.
Như vậy từ tháng 9/1990 mỏ tồn tại 2 phương pháp khai thác song song, Lộ
thiên và Hầm lò.
Quyết định số 402 NL/TCCBLĐ ngày 30/6/1993 của bộ năng lượng “ về việc
thành lập mỏ Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai” và chính thức đăng ký kinh
doanh số 303931 ngày 18/3/1994 với ngành nghề.
+ Khai thác, chế biến, tiêu thụ than.

+ Thi công công trình xây dựng cơ bản.
+ Sửa chữa thiết kế mỏ.
+ Quản lý kinh doanh Cảng.
Theo sự phát triển chung và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường ngày
29/12/1997 Bộ trưởng BCN quyết định số 25/1997 QĐ BCN về việc “V/v Chuyển
mỏ than Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai thành doanh nghiệp thành viên
hạch toán độc lập của Tổng Công ty than Việt Nam”.
Căn cứ vào quyết định số 405/QĐ HĐQT ngày 01/10/2001 của hội đồng
quản trị Tổng Công ty than Việt Nam V/v “ Đổi tên mỏ Hà Lầm thành Công ty
than Hà Lầm doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty than
Việt Nam”.
Đến ngày 01 tháng 02 năm 2009 Công ty chính thức chuyển sang Công ty Cổ
phần.
4
Sinh viên: Bùi Thanh vân

4

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Hiện nay Công ty mang tên chính thức là: Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
Vinacomin, là thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam.
Trụ sở: Số 1 Phố Tân Lập Phường Hà Lầm Thành phố Hạ Long Tỉnh
Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.825339 033.825754
Fax: 033.821203
Tài khoản số: 014.100.0000.36.5 Ngân hàng Ngoại Thương Quảng Ninh
Mã số thuế: 5700101637

Email:
1.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần than Hà Lầm
Nghành nghề chính là khai thác và thu gom than cứng. Bên cạnh đó công ty
cũng kinh doanh các nghành nghề khác như:
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
- Sửa chữa thiết bị điện.
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

1.1.3. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của công ty cổ phần than Hà Lầm là khai thác, chế biến và
tiêu thụ than phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
Thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, nghĩa vụ với nhà nước, bảo vệ
tài sản, bảo vệ sản xuất.
Nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động.
Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống tinh thần,
vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty Cổ phần than Hà Lầm Vinacomin
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh nằm cách
thành phố Hạ Long 4 km về phía Đông.
5
Sinh viên: Bùi Thanh vân

5


Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Biên giới khai trường mỏ than Hà Lầm theo QĐ 59 năm 1996 của Tổng
Giám đốc Than Việt Nam.
Phía Đông: giáp mỏ Hà Tu
Phía Tây: giáp phường Cao Thắng - thành phố Hạ Long
Phía Nam: giáp đường 18B
Phía Bắc: giáp mỏ Bình Minh Thành Công
Khai trường nằm trong tọa độ:
X = 10500 ÷ 21000
Y = 407500 ÷ 408800
Chiều dài chạy từ Đông sang Tây của khai trường là 3,2 km
Chiều dài chạy từ Bắc đến Nam của khai trường là 3,8 km
Diện tích của khai trường là 12,16 km2
b. Địa Hình.
Địa hình khu Mỏ tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi. Đồi núi ở đây hầu hết là
vừa và thấp với độ dốc từ 15° ÷ 40º. Địa hình của Mỏ cao dần về phía Bắc và phía Tây,
với đỉnh núi cao nhất là 110 m, thung lũng sâu nhất là 30 m so với mặt nước biển.
Hiện tại trong khu mỏ có hai dạng địa hình: Địa hình nguyên thuỷ và địa hình
khai thác. Địa hình nguyên thuỷ nằm ở phía Nam và Tây Nam khu mỏ, nhiều chỗ
đã bị đào bới do khai thác ở đầu các lộ vỉa. Địa hình khai thác nằm ở trung tâm khu
mỏ phát triển về phía Đông và phía Bắc, bao gồm các moong khai thác lộ thiên và
một phần đất đá đổ thải.
c. Khí hậu.
Khí hậu của vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới miền Duyên hải, hàng
năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm
hơn 2000 m, lượng mưa cao nhất thường tập trung vào các tháng 7, 8. Trung bình
hàng năm có 6 đến 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi qua, những lần như thế thường

gây sụt lở tầng khai thác, gây ách tắc giao thông nội bộ và các công trình thoát
nước. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 28º-30 o, nóng nhất trên 38o, ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trong mùa này khí hậu
lạnh, khô và ít mưa. Mùa khô nhiệt độ thay đổi từ 9º - 28 o, trung bình 15o, lạnh nhất
có năm xuống đến 5º - 8o. Hướng gió chủ yếu là hướng Bắc và Đông Bắc. Mùa khô
thường có sương mù nên ảnh hưởng đến tiến độ công tác của Công ty. Vì khí hậu
mang đặc điểm vùng biển, trong không khí hơi nước mang nhiều muối nên các thiết
bị máy móc thường khó bảo quản. Mặt khác do lượng mưa lớn nên lượng nước mưa
6
Sinh viên: Bùi Thanh vân

6

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


thẩm thấu xuống khu vực đã và đang gây nhiều khó khăn cho công nghệ chống giữ
và vận tải.
d. Giao thông vận tải.
Mỏ có đường quốc lộ 18A đi qua, nối liền với các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng,
Hà Nội là tuyến đường giao thông quan trọng. Ngoài ra còn có đường giao thông
18B vận tải than từ khai trường tới nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng và kho vận.
Điều kiện giao thông hết sức thuận tiện và được hoàn thiện từ lâu, đáp ứng rất tốt
cho công tác khai thác mỏ.
e. Đặc điểm địa chất thuỷ văn.
Khu vực mỏ Hà Lầm chịu ảnh hưởng chủ yếu của các tầng nước ngầm, nước ở
khu vực này chủ yếu vận động theo các khe nứt của các lớp sạn kết, cái kết, là loại
nước có áp lực chủ yếu, hệ số thẩm thấu nhỏ, do vậy mà lượng nước thấm chảy vào
các mỏ không lớn, cho nên việc khai thác than hầm lò không bị cản trở nhiều bởi

loại nước này.
Nước mặt là loại nước mềm tạo bởi vùng đồi núi bị chia cắt bởi các thung
lũng và khe suối Hà Lầm chảy về phía Tây, lưu lượng nước mùa khô là 0,2 l/s và
mùa mưa là 114,5 l/s.
Mỏ Hà Lầm có mặt trầm tích của các giới cổ sinh, trung sinh và cổ tân sinh,
đới phá hủy hẹp không cắt qua công trình mỏ.
f. Hệ thống các vỉa than.
Mỏ có 11 vỉa than: 14B, 14, 13, 11, 10, 9, 7, 6, 5, 4, 3, trong đó có 9 vỉa có giá
trị công nghiệp: 14, 13, 11, 10, 9, 7, 6, 5, 4, hai vỉa không có giá trị công nghiệp là
14B, 3.
Hệ thống các vỉa than thuộc công ty CP than Hà Lầm được xếp vào loại vỉa
than dày và trung bình, chịu ảnh hưởng của các chuyển động kiến tạo, chuyển động
ngang sườn trong giới hạn mỏ, làm xuất hiện nhiều phay phá chia vỉa thành nhiều
khối riêng biệt dẫn đến hiện tượng biến dạng của các vì chống, tụt nóc khá nguy
hiểm. Vỉa 7, vỉa 11 là những vỉa tương đối ổn định, hầu hết các vỉa còn lại là không
ổn định, có cấu tạo tương đối đơn giản. Nhìn chung, về chiều dày vỉa than khu vực
mỏ thay đổi rất phức tạp. Độ tro trung bình của than là 16,25%, hàm lượng phốt pho
và lưu huỳnh không đáng kể. Hệ thống các vỉa than của Công ty được thống kê vào
bảng sau:

7
Sinh viên: Bùi Thanh vân

7

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Thống kê các vỉa than của Công ty Cổ phần than Hà Lầm.
Bảng 1-1

TT

Tên
vỉa

Chiều dày
vỉa (m)

Loại
than

Diện
tích
vỉa
(Km2)

Độ tro
TB của
than
(%)
18,43
21,58
12,01

Cấu tạo

Khu vực
phân bổ

0,46 ÷7,06 Antraxit

Phức tạp
Lò Đông
0,46 ÷ 8,0 Antraxit
2,0
Đơn giản
Lò Đông
0,2 ÷ 5,6
Antraxit
6,3
Đơn giản
Lò Đông
0,26 ÷
4
Vỉa 7
Antraxit
6,7
10,58 Đơn giản
Lò Đông
45,82
0,38 ÷
5
Vỉa 9
Antraxit
3,7
11,97 Đơn giản
Lò Đông
33,63
0,54 ÷
6 Vỉa 10
Antraxit

7,5
11,83 Đơn giản
Lò Đông
42,89
7 Vỉa 11 0,08 ÷ 8,11 Antraxit
6,3
16,18 Đơn giản
Lò Đông
0,16 ÷
8 Vỉa 13
Antraxit
2,5
16,61 Phức tạp Hữu nghị
19,34
0,73 ÷
9 Vỉa 14
Antraxit 3,25
14,58 Đơn giản Hữu nghị
53,62
g. Chất lượng than và thành phần hoá học của than.
Qua thực hiện các kết quả phân tích cho thấy chất lượng than của Công ty Cổ
phần than Hà Lầm thuộc loại than Antraxit có nhiệt lượng cao. Công ty đã, đang và
sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ trong và ngoài nước. Qua quá
trình xem xét trên cơ sở các báo cáo địa chất của hai khu vực khai thác chính là khu
vực Lò Đông và khu vực Hữu Nghị, cùng với kết quả thực tế sản xuất những năm
qua. Tổng hợp chất lượng và thành phần hoá học của than ở các vỉa như sau:
Thống kê chất lượng than của Công ty Cổ phần than Hà Lầm.
Bảng 1-2
STT
Tiêu chuẩn

Ký hiệu
Đơn vị tính
Hàm lượng
k
0,83 ÷ 39,98
1
Độ tro
A
%
0,15 ÷ 15,68
2
Độ ẩm
Wh
%
ch
0,37 ÷ 69,19
3
Chất bốc
V
%
0,04 ÷ 2,93
4
Lưu huỳnh
S
%
3.054 ÷ 9.268
5
Nhiệt lượng cháy
Qt
Kcal/kg

h. Vị trí vai trò của doanh nghiệp.
1
2
3

Vỉa 4
Vỉa 5
Vỉa 6

8
Sinh viên: Bùi Thanh vân

8

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Công ty Cổ phần than Hà Lầm là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc
lập thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Công ty có đầy đủ
tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng
cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Cổ phần nhà nước do Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ là 8.869.768 cổ phần chiếm 57,46%
vốn điều lệ. Mặc dù, chỉ là đơn vị nhỏ trong Tập đoàn thế nhưng hàng năm Công ty
đã đóng góp một phần không nhỏ lợi nhuận cho Tập đoàn, giải quyết công ăn việc
làm để đảm bảo thu nhập cho hàng nghìn người lao động.
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Những ngày đầu mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật
chất kỹ thuật và lao động, song được sự quan tâm của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Công ty đã dần ổn định sản xuất và đang phát triển về mọi
mặt. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài việc khai thác và chế biến than,
Công ty không ngừng mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Công ty có quan

hệ hợp tác làm ăn với các hộ kinh doanh nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu đầy đủ
và kịp thời cho các hộ, điện, xi măng, giấy, các hộ bán lẻ trong nước, Công ty tuyển
than Hòn Gai và giao cho Công ty Kho vận để bán sang thị trường Trung Quốc.
Như vậy, Công ty Cổ phần than Hà Lầm có một vị trí, vai trò quan trọng đối với
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nói riêng và đối với sự phát
triển của Việt Nam nói chung.
a. Giao thông vận tải
- Công ty CP Than Hà Lầm là nơi có hạ tầng cơ sở khá hoàn chỉnh phục vụ
cho ngành khai thác mỏ, có vị trí thuận lợi gần đường quốc lộ 18A nối liền với các
tỉnh, Thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng là một tuyến đường giao thông
quan trọng, ngoài ra còn có đường mỏ để vận tải than từ khai trường tới nhà máy
tuyển than Nam Cầu Trắng và các cảng, đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất và
tiêu thụ than.
- Địa thế gần một số cảng biển, dễ tiếp xúc với các nguồn tiêu thụ.
b. Đời sống văn hóa chính trị.
- Điều kiện dân cư trong vùng hầu hết thuần túy là cán bộ công nhân viên
trong công ty nên trật tự an ninh tốt.
Đời sống vật chất trong vùng ngày một phát triển, dân trí ngày càng được
nâng cao.
1.3. Công nghệ sản xuất và trang thiết bị chủ yếu của Công ty Cổ phần than
Hà Lầm – Vinacomin.
1.3.1. Công nghệ sản xuất Hầm Lò
a. Hệ thống mở vỉa.

9
Sinh viên: Bùi Thanh vân

9

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56



Công ty Cổ phần than Hà Lầm trước đây khai thác bằng công nghệ hầm lò. Từ
tháng 9 năm 1990 do khai trường hầm lò bị thu hẹp và do yêu cầu đa dạng hoá sản
xuất nên công ty đã tiến hành khai thác bằng cả hai phương pháp hầm lò và lộ thiên,
nhưng khai thác hầm lò là chủ yếu. Mặt bằng công nghiệp của mỏ đã được mở tại
khai trường.
Mặt bằng công nghiệp mỏ đã được mở tại khai trường khu vực Lò Đông, thiết
kế mở ra để khai thác vỉa 10 và vỉa 11. Giai đoạn một mở ra để khai thác từ mức
+79 ÷ -50. Phương pháp mở vỉa là lò bằng kết hợp với giếng nghiêng. Lò bằng
được mở từ sân công nghiệp mức +28 xuyên vỉa 10 và Vỉa 11. Giếng nghiêng cũng
mở từ sân công nghiệp mức +28 gồm giếng chính và giếng phụ với độ dốc 24 °,
chiều dài 200 m.
Để khai thác khu vực lò thượng mức +28 ÷ +72, công ty sử dụng lò thông gió
và lò vận chuyển vật liệu từ mức +79 xuyên vỉa tầng qua vỉa 10 thông tới lò thượng
nối với lò bằng +28.
Để khai thác khu vực lò hạ, mở lò nghiêng thông gió và lò vận chuyển vật
liệu, gặp vỉa than ở mức +20, sau đó đi các lò xuyên vỉa tầng và lò hạ nối giếng
nghiêng ở mức - 50.
Hệ thống mở vỉa ở khu vực khai thác lộ thiên: Mở các hào bám vách, hệ thống
mở vỉa có một bờ công tác và dùng bãi thải ngoài.
b. Hệ thống khai thác than ở lò chợ.
Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống khai thác cột dài theo phương (khấu dật)
và chia lớp.
+ Hệ thống chia lớp nghiêng được áp dụng cho các vỉa dày và ổn định, với hệ
thống này thì có thể khai thác chiều dài lò chợ tương đối lớn.
+ Hệ thống chia lớp bằng được áp dụng cho các vỉa có độ dốc lớn và chiều
dày vỉa không ổn định. Hệ thống này tiện cho việc khấu than và chống giữ, nhưng
chiều dài lò chợ ngắn và hay thay đổi.
+ Công nghệ khấu than ở lò chợ: Chủ yếu áp dụng phương pháp khoan nổ mìn

kết hợp với thủ công.
+ Công nghệ chống giữ: Hiện nay Công ty áp dụng giá thuỷ lực di động, cột
thuỷ lực đơn, vì chống ma sát thay thế cho chống bằng gỗ trước đây.
+ Vận chuyển than ở lò chợ bằng máng cào là chủ yếu, với độ dốc lớn thì
Công ty áp dụng máng trượt để vận chuyển.
c. Công nghệ chống lò chuẩn bị.
Công nghệ chống lò có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, an toàn
lao động. Các năm qua Công ty đã có cải tiến trong công tác chống lò đó là áp
dụng công nghệ chống lò bằng vì chống sắt. Việc đưa vào áp dụng vì chống sắt, đã
góp phần đẩy mạnh công tác khai thác, nâng cao năng suất lao động và nâng cao
công tác an toàn, cho công nhân khai thác than. Ngoài ý nghĩa đó, việc áp dụng vì
10
Sinh viên: Bùi Thanh vân

10

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


chống sắt còn góp phần tích cực hạn chế việc sử dụng và khai thác gỗ, góp phần bảo
vệ tài nguyên rừng, vấn đề mà mọi người phải quan tâm.
d. Công nghệ đào lò chuẩn bị.
Công tác đào lò, chống lò chuẩn bị chiếm một vị trí quan trọng trong công tác
khai thác than. Do đó, Công ty luôn đầu tư thoả đáng cho việc đào lò chuẩn bị. ở
gương lò đá, dùng máy khoan khí ép tạo lỗ mìn để nổ mìn, đất đá nổ mìn ra được
bốc xúc bằng máy ∃ΠΜ - 2 của Liên Xô hoặc bằng thủ công, đất đá bốc xúc được
vận tải bằng thủ công hay tàu điện ắc quy, chống lò bằng vì chống sắt hay vì neo.
Với gương lò than cũng đào lò bằng phương pháp khoan nổ mìn, xúc bốc thủ
công và vận tải bằng goòng tự lật hay bằng máy.
e. Công nghệ khai thác.

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hai công nghệ khai thác: Công nghệ khai
thác lộ thiên và Công nghệ khai thác hầm lò làm nhiệm vụ chính.
* Công nghệ khai thác lộ thiên.
Vận chuyển
Nhà sàng
than
Khoan nổ

Xúc bốc
Bãi thải

Vận chuyển đất đá
Hình 1-1: Sơ đồ hệ thống khai thác lộ thiên
- Khoan nổ mìn: Công ty đang thuê ngoài.
- Xúc bốc: Sử dụng máy xúc các loại để xúc đất đá, xúc than.
- Vận tải: Sử dụng ô tô để vận chuyển than và đất .
* Công nghệ khai thác hầm lò.
Khoan

Nạp nổ, thông gió

Xúc bốc

Máng cào
Băng tải

Máng trượt
Tàu điện

Băng tải

Mặt bằng +28
Mặt bằng +70
11
Sinh viên: Bùi Thanh vân

11

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Sàng tuyển
Tiêu thụ
than

Bãi thải
đất đá

Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ khai thác than hầm lò
Theo sơ đồ, sau khi khoan nổ mìn than được xúc bốc thủ công lên các thiết bị
vận tải như máng cào, máng trượt rồi qua băng tải, tàu điện ra ngoài mặt bằng +28,
mặt bằng +70. Qua sàng tuyển, than được chở đến NMT và kho Vận để tiêu thụ,
còn đất đá được đưa đến nơi quy định (bãi thải +34, bãi thải moong +32).
f. Vận tải than.
* Khai thác than hầm lò được vận chuyển như sau:
- Với khu vực lò thượng: Than khai thác ra được máng cào hay máng trượt
đưa ra chân lò chợ, được vận tải về thượng trung tâm tháo xuống goòng kéo ra
ngoài bằng tàu điện.
- Với khu vực lò hạ: Than khai thác ra tập trung về sân ga giếng nghiêng, được
kéo lên mặt bằng công nghiệp bằng băng tải và được đưa thẳng về nhà sàng.
* Than lộ thiên khai thác được bốc xúc bằng thủ công và bằng máy xúc thuỷ

lực gầu ngược lên ô tô vận chuyển về nhà sàng.
g. Công nghệ sàng tuyển.
Theo yêu cầu của thị trường và yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu
thụ, tăng doanh thu, Công ty đã xây dựng phân xưởng sàng tuyển với công nghệ cơ
giới hoá kết hợp với thủ công, sử dụng các loại máy như sàng rung, băng tải, tời
điện và các máy nghiền tự chế. Nhìn chung, năng lực của khâu sàng tuyển đã được
công ty đầu tư và mở rộng để sản xuất nhiều loại than có chất lượng cao đáp ứng
mọi nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
1.3.2. Trang thiết bị kỹ thuật.
Tình trạng máy móc thiết bị của Công ty trong dây chuyền sản xuất được trang
bị hiện đại và có giá trị lớn. Phần lớn máy móc thiết bị, trang bị cho sản xuất và
phục vụ chủ yếu là máy móc thiết bị chuyên dùng cho công tác khai thác than hoặc
quặng của các nước công nghiệp tiên tiến, có đặc tính kỹ thuật phù hợp với điều
kiện của nước ta.
Trong khai thác than Công ty đã trang bị và đưa những vì chống có độ an toàn
cao như: giá thủy lực di động, giá khung GK…vào sử dụng.
Khâu vận tải than được cơ giới hoàn toàn, thiết bị vận tải được trang bị đó là:
máng cào, ô tô, băng tải,…

12
Sinh viên: Bùi Thanh vân

12

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Khâu sàng tuyển cũng được trang bị cơ giới một phần bằng hệ thống tời điện,
quang lật điện, sàng điện, băng tải. Hệ thống sàng tuyển phục vụ công tác chế biến
và tiêu thụ được trang bị theo dây chuyền công nghệ hiện đại.

Hệ thống sàng tuyển huyền phù tự sinh và tuyển huyền phù manhetit đã được
Công ty áp dụng và đưa vào sử dụng có hiệu quả rất cao.
Hệ thống thông gió của Công ty được trang bị hoàn toàn bằng trạm quạt
chính, có công suất lớn, đảm bảo lưu lượng gió cần thiết ở các đường lò vận chuyển
và lò chợ. Trong các gương lò chuẩn bị và lò kiến thiết cơ bản việc cung cấp gió
được thực hiện bằng hệ thống quạt gió cục bộ, lấy gió từ đường lò vận chuyển đảm
bảo sản xuất tốt.
Hệ thống thoát nước ở Lộ thiên cùng với hệ thống bơm tại trại bơm mức 51 và
mức - 150 có một hệ thống bơm dự phòng đảm bảo thoát nước cho toàn bộ khu vực 150 kể cả khi có mưa bão dài ngày cũng có thể sản xuất một cách bình thường.
Cung cấp điện: bằng lưới điện chính có điện áp 35 KV thông qua trạm biến áp
trung tâm công suất 1800 KVA – 35/6 KV, nguồn điện xuống các khu vực dùng
biến áp 400 KVA – 6/0,4 KV lấy điện từ trạm biến áp trung tâm, phục vụ các thiết
bị hoạt động an toàn. Để chủ động hơn trong sản xuất, Công ty còn xây dựng một
tuyến đường dây độc lập dài 2 km để lấy điện từ máy phát Diezen khi có sự cố mất
điện lưới đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Tình trạng máy móc thiết bị của Công
ty được thống kê ở bảng sau:
Bảng thống kê máy móc thiết bị dùng trong sản xuất.
Bảng 1-3
ST
Số lượng hiện
Mã hiệu
Nước sản xuất
Công suất
T

I
Lộ thiên
1
Ôtô vận tải than
Nga, HQ

54
8-27m3
2
Máy xúc
Nhật, Nga
7
3
Máy gạt
Nhật, Nga
4
II Hầm lò
1
Máng cào
VN, TQ
20
0,6 m/s
2
Băng tải
Nga
3
1,6m/s
3
Tàu điện
Nga, TQ
10
11km/h
4
Quang lật
VN
3

5
Quạt gió chính
Balan, Nga
10
6
Tời trục
Balan, Nga
30
7
Máy ép khí
VN
5
8
Máy cào vơ
Nga
1
9
Máy đào lò
TQ
1
10 Khoan Tamrock
Nga
1
II Sàng tuyển
1
Băng tải
Nga
14
13
Sinh viên: Bùi Thanh vân


13

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


2
III
1
2

Sàng rung
Xe điều hành sản
xuất, phục vụ
Xe nước
Xe con,xe khách

14
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Nga

4
24

Nga
Nhật, HQ

3
15


14

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty
1.4.1. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất
a. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Công ty Cổ phần than Hà Lầm là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc
lập của Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam, tự chịu trách nhiệm về
quá trình khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Công ty muốn hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả thì trước hết Công ty phải có bộ máy quản lý tốt.
Công ty thực hiện công tác quản lý theo mô hình “trực tuyến - chức năng”.
Theo hình thức quản lý này, người lãnh đạo có trách nhiệm về mọi mặt công việc và
toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền mệnh lệnh theo
tuyến đã quy định. Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh
trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất. Hình thức quản lý này
có nhược điểm là người lãnh đạo doanh nghiệp phải giải quyết thường xuyên mối
quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.Tuy nhiên, hình thức này
có ưu điểm phù hợp với công nghệ khai thác, đồng thời phát huy hết trình độ
chuyên môn của cán bộ nhân viên toàn Công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý
sản xuất Công ty CP than Hà Lầm như sau:
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao
gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định
các vấn đề lớn về tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển…của
Công ty theo quy định của điều lệ. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và
ban kiểm soát là cơ quan thay mặt đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ
đại hội.
- Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chính là giám sát, chỉ đạo Giám đốc điều

hành và các cán bộ quản lý khác trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công
ty, bao gồm 5 thành viên.
- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông
để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trong việc quản lý điều
hành Công ty, kiểm soát tình hình hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh của Công ty và thực hiện các công việc khác theo quy định của
luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên:
- Ban Giám đốc do hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, Giám đốc là người
đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.

15
Sinh viên: Bùi Thanh vân

15

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


- Các Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số
lĩnh vực theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền thực hiện.
- Kế toán trưởng giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán
thống kế tài chính, có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Khối kỹ thuật gồm 9 phòng chức năng: Phòng Kỹ thuật mỏ; phòng Trắc địa,
phòng Địa chất; phòng Cơ điện; Phòng Vận tải; phòng XDMT; phòng Thông gió
mỏ; phòng An toàn mỏ; Ban Quản lý dự án. Khối Kỹ thuật có nhiệm vụ chính là
quản lý về các lĩnh vực kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Lập; kiểm tra; giám sát
thực hiện các biện pháp kỹ thuật; thi công; nghiệm thu thực hiện.
- Khối điều hành sản xuất gồm bốn phòng chức năng: Phòng Điều khiển sản

xuất; Phòng KCS; Phòng Bảo vệ quân sự; Phòng kho. Khối Điều hành sản xuất có
nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo Công ty điều hành sản xuất hàng ngày, tổ chức
nghiệm thu số lượng, chất lượng than sản xuất và tiêu thụ, bảo vệ tài sản của Công
ty và cấp phát vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất.
- Khối hành chính gồm ba phòng chức năng: Phòng Thi đua văn thể, Phòng Y
tế, Văn phòng. Khối hành chính có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo Công ty quản lý các
lĩnh vực về thi đua khen thưởng, văn hoá thể thao, công tác xã hội. Theo dõi chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho Cán bộ công nhân viên.
Các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giám
đốc, các phó Giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty.
- Các Trưởng phòng trong Công ty được Giám đốc bổ nhiệm và có nhân viên
tham mưu, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc mà mình được
quản lý.
- Các Quản đốc công trường, phân xưởng là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo
để công trường, phân xưởng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Các phòng quản lý có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty
quản lý từng lĩnh vực chuyên môn, là phòng trực thuộc Công ty. Các phòng quản lý
bao gồm các phòng khối Kỹ thuật và khối Nghiệp vụ.
- Khối kỹ thuật gồm 7 phòng chức năng: Phòng Kỹ thuật mỏ; phòng Trắc địa Địa chất; phòng Cơ điện - Vận tải; phòng Đầu tư XDCB; phòng Thông gió mỏ;
phòng An toàn mỏ; phòng Quản lý dự án. Khối Kỹ thuật có nhiệm vụ chính là quản
lý về các lĩnh vực kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Lập; kiểm tra; giám sát thực
hiện các biện pháp kỹ thuật; thi công; nghiệm thu thực hiện.

16
Sinh viên: Bùi Thanh vân

16

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56



Hình 1-3 : Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP than Hà Lầm - Vinacomin


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

- Khối điều hành sản xuất gồm 3 phòng chức năng: Phòng Điều khiển sản
xuất; Phòng KCS; Phòng Bảo vệ quân sự. Khối Điều hành sản xuất có nhiệm vụ
giúp việc cho lãnh đạo Công ty điều hành sản xuất hàng ngày, tổ chức nghiệm thu
số lượng, chất lượng than sản xuất và tiêu thụ, bảo vệ tài sản của Công ty và cấp
phát vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất.
- Khối hành chính gồm 2 phòng chức năng: Phòng Y tế, Phòng Hành chính.
Khối hành chính có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo Công ty quản lý các lĩnh vực về thi
đua khen thưởng, văn hoá thể thao, công tác xã hội. Theo dõi chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho Cán bộ công nhân viên.
Các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giám
đốc, các phó Giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty.
- Các Trưởng phòng trong Công ty được Giám đốc bổ nhiệm, tham mưu và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công việc mà mình được quản lý.
- Các Quản đốc công trường, phân xưởng là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo
để công trường, phân xưởng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b. Tổ chức quản lý trong các phân xưởng của Công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý phân xưởng được kết hợp với tổ chức sản xuất theo ca
và theo chức năng, trách nhiệm quản lý, chỉ đạo sản xuất phân định theo từng ca của
từng phó quản đốc trực ca, song lại có sự phối hợp tạo điều kiện giữa các ca thông
qua lệnh sản xuất của Quản Đốc.
Tổ chức sản xuất ở các phân xưởng sản xuất chính là hình thức tổ đội sản suất
theo ca do đó giữa các tổ có sự phấn đấu cố gắng nâng cao năng suất lao động của

tổ mình dẫn đến sản lượng của toàn phân xưởng tăng lên.
Nguyên tắc kết cấu các đơn vị phân xưởng sản xuất phục vụ sản xuất của
Công ty được chia thành hai khối chính và một phân xưởng lớn:
- Khối sản xuất chính có nhiệm vụ sản xuất than và chuẩn bị sản xuất.
- Khối phục vụ, phụ trợ trực tiếp phục vụ sản xuất.
- Phân xưởng sàng tuyển, chế biến chuyên làm nhiệm vụ sàng tuyển than
nguyên khai của toàn mỏ và chế biến than tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường.
Nguyên tắc kết cấu trên tương đối hợp lý, đảm bảo tình hình tập trung hóa,
chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất trong ngành và trong nội bộ Công ty.

18
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Quản đốc phân xưởng

PQĐ ca 1

PQĐ ca 2

Tổ, đội
sản xuất
ca 1


Tổ, đội
sản xuất
ca 2

PQĐ ca 3
Tổ, đội
sản xuất
ca 3

PQĐ cơ điện

Nhân viên KT

Tổ cơ điện

Hình 1- 4: Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất ở các phân xưởng của Công ty
Cổ phần than Hà Lầm – Vinacomin.
1.4.2. Chế độ làm việc của Công ty
Công ty Cổ phần than Hà Lầm thực hiện chế độ làm việc gián đoạn. Ngày
công chế độ của Công ty áp dụng theo bộ luật lao động làm việc không quá 8
tiếng/ngày, 6 ngày/tuần.
- Khối trực tiếp sản xuất: Là các công trường, phân xưởng, tổ đội sản xuất
thực hiện chế độ làm việc gián đoạn (nghỉ ngày chủ nhật), làm việc theo ca hoặc là
theo kíp. Ngày là việc 3 ca, mỗi ca 8 tiếng, lịch đảo ca nghịch, hai ca sản xuất, một
ca sửa chữa và chuẩn bị. Theo kíp, ngày làm việc 4 kíp mỗi kíp 6 tiếng. Đối với
công nhân sản xuất chính thông thường nghỉ ngày chủ nhật, công nhân vận tải tối
thiểu phải làm việc 20 công/tháng, thợ lò đá tối thiểu phải làm việc 17 công/tháng.
- Khối phòng ban hành chính làm việc theo giờ hành chính, sáng làm việc từ
7h đến 11h30', chiều làm việc từ 1h đến 4h30'.
- Ngoài những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước, cán bộ công nhân viên

của công ty còn được nghỉ vào ngày thành lập ngành than.

19
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Sơ đồ đảo ca của công nhân khai thác than ở lò chợ tuần làm việc 6 buổi,
nghỉ ngày chủ nhật, áp dụng chế độ đảo ca nghịch.
Hình 1- 5: Sơ đồ đảo ca của công nhân khai thác than ở lò chợ

1.4.3. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty.
a. Chế độ làm việc của doanh nghiệp.
Viên chức và người lao động làm trong công ty, tùy theo từng ngành nghề và yêu
cầu sản xuất, có bộ phận chỉ làm việc 1 ca hoặc 2 ca, có bộ phận làm việc 3 ca/ngày và
4 kíp/ ngày. Giờ làm việc trong ca là 8 giờ, giờ làm việc trong kíp là 6 giờ, số ngày làm
việc trong tuần là 6 ngày. Riêng công nhân làm việc trong môi trường đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm ( theo thông tư 16 do bộ LĐTBXH- Y tế ban hành) do đặc
thù của tổ chức sản xuất của công ty, bố trí làm việc 5 ngày trong tuần và thực hiện
nghỉ luân phiên để sản xuất trong tuần vẫn là 6 ngày, thời gian làm việc của cán bộ,
nhân viên phòng ban làm việc tại nhà điều hành sản xuất của công ty là 5 ngày/ tuần
( nghỉ thứ bảy và chủ nhật), nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành các công việc được giao.
Trong điều kiện tiêu thụ khó khăn hoặc thuận lợi thì công ty có thể giảm hoặc tăng số
ngày làm việc để phù hợp cho từng thời gian nhất định.
b. Cơ cấu lao động.

Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất, nó là yếu tố đặc biệt tạo ra
nguồn giá trị thặng dư cho công ty. Khi các yếu tố lao động được sử dụng tốt thì giá
trị mà nó sẽ nhân lên rất cao. Năm 2014 Công ty CP than Hà Lầm có 4.233 cán bộ
công nhân viên, đội ngũ lao động kỹ thuật, quản lý hầu hết đã qua đào tạo, có trình
độ cao và có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và có thể hoàn thành công
việc mà công ty giao cho.

20
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
Bảng cơ cấu lao động của công ty
Bảng 1-4
Năm 2013

STT

1

Chỉ tiêu

Số
lượng Kết cấu
(%)
(người)


Cán bộ
quản lý

Năm 2014
Số
lượng
(người)

Kết cấu
(%)

So sánh

+/-

%

248

5,81

248

5,86

0

100


2

Nhân viên
HC,NV,KT

320

7,47

324

7,65

4

101,25

3

Nhân viên
phục vụ

25

0,56

25

0,59


0

100

4

Công nhân

3.677

86,11

3.636

85,90

-41

98,88

4.270

100

4.233

100

- 37


99,13

Tổng CBCNNV

Lao động trong công ty bao gồm: cán bộ quản lý, nhân viên hành chính, kinh
tế, nghiệp vụ, nhân viên phục vụ và công nhân. Trong công nhân chiếm tỷ trọng cao
nhất trong công ty. Cán bộ quản lý, nhân viên kinh tế, hành chính và nhân viên phục
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động của công ty.
Năm 2014 số công nhân giảm so với năm 2013, nguyên nhân là do đặc thù của
ngành là độc hại và nguy hiểm lên dẫn tới tình trạng công nhân bỏ việc nhiều, thứ
hai đó là thu nhập, tiền lương của công nhân phụ thuộc vào doanh thu khai thác
than, sản lượng than ngày một ít đi dẫn tới ảnh hưởng tới thu nhập của người lao
động. Đây là một bài toán khó cho các nhà quản trị nhân lực, làm thế nào để có thể
giữ chân được người lao động và tạo động lực làm việc cho người lao động.
1.4.4. Thu nhập của người lao động.
Thu nhập bình quân của lao động trong công ty năm 2014 là 9.689.000đồng/tháng
tăng 566.000 đồng/tháng so với năm 2013 và vượt mức mức kế hoạch đã đề ra là 4,66%
( kế hoạch tiền lương bình quân năm 2014 là 9.258.000 đồng/tháng). Đây là một mức
21
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

lương có thể đảm bảo cho cuộc sống của người lao động trong điều kiện nền kinh tế
thị trường đang gặp khó khăn. Để thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động công ty

đã có rất nhiều chính sách như tính lương lũy tiến, trả thưởng cho những công nhân
xuất sắc trong quá trình lao động, thưởng những cá nhân có sáng kiến hay cho công
ty, thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích trong các đơn vị và
từng cá nhân nhằm phát huy khả năng sáng tạo…chính những điều này có tác dụng
không nhỏ trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
1.5. Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai.
Thực hiện theo chiến lược phát triển ngành than đến năm 2015, định hướng
đến năm 2025 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hiện
nay, dự án “ Đầu tư khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức -35 khu Lộ Trí đang
được Công ty than Hà Lầm –Vinacomin tập trung triển khai, mục tiêu là chinh phục
xuống mức -140 với tổng trữ lượng công nghiệp gần 6 triệu tấn, chiếm 27% trữ
lượng toàn khu vực.
Triển khai đầu tư lắp đặt hệ thống tời trục ZTK -6 ở giếng chính mức +41
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ, hỗ trợ công nhân đi lại trong mỏ
và vận chuyển vật liệu xuống mức -35 và -140 khu trung tâm Lộ Trí.
Xây dựng 3 hầm chứa nước tạm với lượng chứa 250 - 300m 3, Công ty còn đầu
tư lắp đặt 3 trạm bơm tạm gồm 11 máy bơm các loại, công suất mỗi máy bơm từ
100 – 400 m3/giờ và 3 tuyến đường ống Inox cỡ F250 mm, bơm thoát nước mức
-140 lên thẳng mặt bằng +25.
Công ty đang từng bước hướng tới mục tiêu đạt công suất mỏ 2 triệu tấn/năm.
Tăng sản lượng, khai thác an toàn là những gì mà cán bộ công nhân viên công ty
than Hà Lầm –Vinacomin đang nỗ lực thực hiện để đạt được.

22
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Luận văn Tốt nghiệp


Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua những đánh giá sợ bộ về điều kiện tự nhiên - xã hội cũng như các điều
kiện kinh tế khác của Công ty Cổ phần than Hà Lầm trong Chương 1, ta có thể rút
ra một số nhận xét như sau:
 Thuận lợi:
Trữ lượng công nghiệp theo đánh giá lớn, duy trì tuổi thọ của mỏ đến khoảng
40 năm nữa vì vậy nguồn tài nguyên sản xuất luôn sẵn có.
Công ty CP than Hà Lầm là nơi có hạ tầng cơ sở khá hoàn chỉnh phục vụ cho
ngành khai thác mỏ, có vị trí thuận lợi gần đường quốc lộ 18A, ngoài ra còn có
đường mỏ để vận tải than từ khai trường tới nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng và
các cảng, đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ than.
Điều kiện khai trường mỏ gần khu vực dân cư, thuận tiện cho CBCNV của
Công ty trong quá trình làm việc.
- Điều kiện dân cư trong vùng hầu hết thuần tuý là cán bộ công nhân viên
trong Công ty nên trật tự an ninh tốt.
- Địa thế gần một số cảng biển, dễ tiếp xúc với các nguồn tiêu thụ.
- Chất lượng than trong khoáng sản Công ty Cổ phần than Hà Lầm thuộc vào
loại tốt, hàm lượng than cục cao, than trong vỉa chủ yếu là Antraxit có nhiệt lượng
cao, rất có giá trị trong công nghiệp.
- Lực lượng lao động của Công ty đông đảo, có trình độ, sức khoẻ tốt lại nhiệt
huyết gắn bó với nghề, đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của công việc. Đội
ngũ cán bộ quản lý của Công ty được đào tạo cơ bản, giàu kinh nghiệm và đội ngũ
cán bộ công nhân viên ngày càng được trẻ hoá, năng động, được nâng cao trình độ
ứng với điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó còn thêm truyền thống lao động anh hùng
của công nhân vùng mỏ trở thành yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển ổn định lâu
dài của Công ty.
- Công tác quản lý đã đi vào nề nếp, đã có các quy định, quy chế chặt chẽ đối

với từng lĩnh vực hoạt động. Công tác quản lý đã phát huy được hiệu quả của nó,
đưa Công ty ngày càng đi lên.
- Công ty luôn chú trọng cải tiến và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất
khai thác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thị trường cạnh tranh để đem
lại lợi nhuận cao.
 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn sau:

23
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

- Do cấu tạo địa chất phức tạp, lớp vỉa không ổn định dẫn đến than đạt chất
lượng thấp. Do vậy, công ty cần phải nâng cao hơn chất lượng làm việc của khâu
sàng tuyển.
- Sự biến động của thị trường làm cho giá cả yếu tố đầu vào tăng nhanh, trong
khi đó giá than tiêu thụ tăng chậm làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
- Diện tích sản xuất của Công ty ngày càng thu hẹp, khai thác ngày càng
xuống sâu gây khó khăn cho quá trình thoát nước, thông gió, xúc bốc, vận tải, làm
cho chi phí sản xuất cao và giá thành tăng lên.
- Điều kiện của các đường lò và gương lò chợ phức tạp, ảnh hưởng đến năng
suất lao động.
- Máy móc thiết bị sử dụng đã lâu cho nên tỷ lệ hao mòn cao, cộng với máy
móc không đồng bộ, nhiều chủng loại nên việc tìm kiếm phụ tùng thay thế là khó

khăn và nhiều khi là không có.
Nhìn chung, ngoài những khó khăn do nguyên nhân khách quan gây nên, về
mặt chủ quan Công ty cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác sản xuất và tiêu thụ,
hoàn thành nhiệm vụ Tổng công ty giao, sản xuất có lãi và không ngừng nâng cao
đời sống cán bộ công nhân viên. Những thuận lợi và khó khăn sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới. Quá trình phân
tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần than Hà Lầm trong năm
2014 sẽ được đánh giá một cách đầy đủ, tương đối chính xác và tìm ra phương
hướng giải quyết.

24
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ
LẦM – VINACOMIN NĂM 2014

25
Sinh viên: Bùi Thanh vân

Lớp: Kinh tế QTKD D - K56



×