Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Dự án “Trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.33 KB, 18 trang )

Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN............................................................................2
1.1 Sự cần thiết đầu tư dự án...................................................................................................2
1.2 Mục tiêu của dự án............................................................................................................4
1.3 Cơ sở pháp lý....................................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KONPLÔNG................................................................................................................5
2.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................5
2.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................................5
2.1.2 Địa hình......................................................................................................................6
2.1.3 Khí hậu.......................................................................................................................7
2.1.4 Tài nguyên đất............................................................................................................7
2.1.5 Tài nguyên nước.........................................................................................................8
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội.................................................................................................8
2.2.1 Tình hình chung.........................................................................................................8
2.2.2 Về kinh tế...................................................................................................................8
2.3 Những ưu đãi của huyện Kon Plông đối với nhà đầu tư.................................................10
2.3.1 Về ưu đãi đầu tư......................................................................................................10
2.3.2 Về Hỗ trợ đầu tư......................................................................................................11
2.4 Tình hình phát triển cây ăn quả tại huyện Kon Plông.....................................................11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................12
3.1 Địa điểm, quy mô dự án..................................................................................................12
3.1.1 Địa điểm thực hiện Dự án........................................................................................12
3.1.2 Quy mô đầu tư..........................................................................................................12
3.2 Phân chia giai đoạn đầu tư dự án...................................................................................13
3.3 Nhu cầu vốn đầu tư.........................................................................................................13
3.4 Các giải pháp thực hiện...................................................................................................14


3.4.1 Giải pháp về khoa học công nghệ, kỹ thuật.............................................................14
3.4.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm...............................................................15
3.4.3 Giải pháp về nguồn nhân lực...................................................................................15
3.4.4 Giải pháp về môi trường..........................................................................................15
3.5 Hiệu quả đầu tư...............................................................................................................16
3.5.1 Hiệu quả về kinh tế..................................................................................................16
3.5.2 Hiệu quả về xã hội...................................................................................................17
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................17
4.1 Kết luận...........................................................................................................................17
4.2 Kiến nghị.........................................................................................................................18

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

1


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1.1 Sự cần thiết đầu tư dự án
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý,
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhân lực cho phép phát triển sản xuất nhiều loại trái
cây có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam đã có
những chuyển biến đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp
độ cao và khá ổn định (bình quân tăng 4 -4,5%/năm). Kim ngạch xuất khẩu nông sản
đạt trên dưới 5 tỷ USD/năm, nâng tỷ trọng xuất khẩu của nông sản lên chiếm khoảng

30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của
mặt hàng trái cây. Phát triển mặt hàng này đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo
công ăn việc làm cho lao động khu vực nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng cho tiêu dùng và xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân. Những kết quả và thành tựu về sản xuất và xuất khẩu trái
cây trong thời gian qua cũng đã giúp nâng cao vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam
trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, so với tiềm năng của đất nước thì kim ngạch xuất
khẩu trái cây hiện nay vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu là do các mặt hàng
trái cây của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh, chất lượng không đồng đều, giá thành
chưa hợp lý. Bên cạnh đó, giá cả mặt hàng này trên thị trường thế giới lại thường
xuyên biến động, dẫn đến việc rau, hoa, quả của Việt Nam bị thua thiệt nhiều trên thị
trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất
hàng hóa ngày càng tăng. Tuy nhiên, mức độ thương mại hóa giữa các vùng khác
nhau. Ở Việt Nam tiêu thụ chủ yếu trái cây tươi, thị trường nội địa là chính, kênh
phân phối phổ biến theo con đường: nhà vườn – thương lái – người bán lẻ - người tiêu
dùng. Tại nhiều siêu thị cho thấy trái cây trong nước phong phú cả về số lượng và chất
lượng, nhưng nhiều loại trái cây nhập khẩu vẫn được tiêu thụ mạnh do có hình thức
mẫu mã đẹp hơn và thời gian bảo quản lâu hơn. Tại các chợ đầu mối số loại trái cây
ngoại đang tăng nhanh. Ý thức sản xuất trái cây tốt, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
hay GlobalGAP đang được nhân rộng ở các vùng cây ăn quả. Với những kỹ thuật mới
được các nhà khoa học chuyển giao ngày càng giúp đạt năng suất, chất lượng cao, sản
lượng trái cây ở Việt Nam sẽ nhiều hơn trong những năm tới. Một mặt, các địa phương
giúp nông dân quảng bá tiêu thụ trong nước, chú trọng xây dựng các kênh tiêu thụ sản
phẩm trực tiếp từ cơ sở sản xuất đến các chợ, hệ thống siêu thị có uy tín ở các đô thị
Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

2



Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

lớn (Metro, Saigon Coop, Big C...), mặt khác các địa phương đều nhìn nhận phải lo
xuất khẩu.
Các loại cây ăn quả như: bơ, cam sành, bưởi da xanh…đem lại hiệu quả kinh tế
cao và nhu cầu thị trường tương đối tốt. Cây bơ booth là cây mới đưa vào Việt Nam từ
năm 2005, là loại bơ có phẩm chất tốt nhất so với tất cả các loại bơ được trồng ở Việt
Nam hiện nay. Bơ booth chín vào tháng 11, 12 lệch hẳn vụ so với bơ truyền thống
tháng 5 – 8, nên giá bán trong nước rất cao. Hiện nay, sản lượng bơ booth mới đặt 5%
so với tổng sản lượng 80 ngàn tấn bơ/năm của Việt Nam. Do vậy, bơ booth rất được
giá. Nhu cầu thị trường nước ngoài như: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản rất lớn,
chưa có nhiều công ty đáp ứng các đơn đặt hàng bơ booth xuất khẩu với số lượng lớn.
Giá bán bơ booth tại Việt Nam giao động từ 80.000 - 200.000 đồng/kg tùy chất lượng.
Giá bán tại Singapo 200.000 đồng/kg yêu cầu quả đồng đều từ 500-600g/quả. Cây
bưởi da xanh là loại cây được trồng lâu đời ở Tây Nam Bộ. Hiện nay, bưởi da xanh đã
được thị trường châu Âu chấp nhận, nhiều công ty thu mua để xuất khẩu đã khẳng
định được thương hiệu của mình tại Đức, Pháp và các nước khác. Tại các siêu thị ở
Việt Nam đang bán bưởi da xanh ở mức 80 000 đồng/kg, giá ổn định từ nhiều năm
nay. Trong khi đó, cam sành là loại cây dễ trồng được dùng phổ thông trong nhân dân.
Cam sành tại Măng Đen trồng thử cho phẩm chất, năng suất đều tốt hơn ở Tây Nam
Bộ. Giá bán trong nước giao động từ 20.000 – 50.000 đồng/kg (Giá bán cao nhất dịp
Tết Âm tịch tại Sài Gòn 50 000 đồng/kg).
Huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum là vùng đất có những thuận lợi để phát triển
ngành nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trước
những thế mạnh hiện có, huyện Kon Plông vẫn chưa phát huy và khai thác đúng mức
các nguồn tài nguyên. Những mô hình trồng cây ăn quả theo kiểu hộ gia đình chiếm đa
số, với quy mô nhỏ, chủ yếu tự cung tự cấp chưa tập trung trở thành vùng sản xuất

chuyên canh, hàng hóa lớn; công nghệ sản xuất ở dạng thủ công, chưa áp dụng nhiều
công nghệ tiến tiến vào sản xuất; chưa có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất kinh
doanh. Do đó, thị trường cung cấp còn hẹp, các sản phẩm trái cây hàng năm chủ yếu
cung cấp thị trường nội huyện, nội tình Kon Tum. Sản phẩm sản xuất tuy có chất
lượng nhưng chưa có thương hiệu riêng, giá bán không cao do đó thu nhập người lao
động còn thấp.

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

3


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

Nắm được những hạn chế của người nông dân trong việc trồng cây ăn quả.
Huyện Kon Plông đã có những chủ trương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và
quy hoạch phát triển rau- hoa- quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái
huyện KonPlông đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và đã được UBND tỉnh
Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số 1372/QĐ-UBND 22/12/2011 nhằm xây dựng
nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hình thành vùng sản xuất chuyên
canh, hàng hóa lớn đáp ứng cho nhu cầu thị trường tiêu thụ ổn định. Để khuyến khích
nhà đầu tư, thực hiện các dự án tại địa bàn, huyện Kon Plông đã đưa ra nhiều chính
sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư. Vì thế, việc xây dựng Dự án “Trồng cây ăn quả có giá
trị kinh tế cao tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum” là phù hợp và rất cần thiết. Qua đó
góp phần phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của huyện
nói chung.

1.2 Mục tiêu của dự án
Dự án nhằm sản xuất các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bơ booth,
bưởi da xanh, cam sành tại huyện Kon Plông theo quy mô trang trại, áp dụng theo tiêu
chuẩn VIETGAP, áp dụng công nghệ cao, tăng hiệu quả đầu tư, giảm chi phí đầu vào.
Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần
phát triển kinh tế xã hội huyện Kon Plông. Đồng thời, tạo ra sản phẩm du lịch góp
phần thu hút khách du lịch đến với Khu du lịch sinh thái Măng Đen, Kon Plông, Kon
Tum.
1.3 Cơ sở pháp lý
Dự án tham khảo các nghị định, quyết định, thông tư của Chính phủ, tỉnh Kon
Tum, huyện Kon Plông để làm cơ sở tiến hành dự án, Cụ thể:
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

4


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn


về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/07/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
Kon Tum khóa XIV “Về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm
chủ lực;
- Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 21/2/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về
phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và bố trí dân cư huyện KonPlông
giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển rau- hoa- quả và các loại cây trồng khác
gắn với du lịch sinh thái huyện KonPlông đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 910/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện KonPlông đến năm
2020, định hướng đến năm 2025;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện KonPlông lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 –
2020.
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN KONPLÔNG.
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Kon Plông nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon
Tum khoảng 55km, nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m so với mực nước biển.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp
huyện Kon Rẫy và các huyện K Bang, huyện Măng Yang của tỉnh Gia Lai; phía Tây
giáp huyện Tu Mơ Rông.

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

5


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

Kon Plông nằm trong vùng Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nên
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều cơ hội mở rộng hợp
tác và hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, quốc tế. Kon Plông có một vị trí quan trọng
về giao lưu kinh tế. Đặc biệt là vị trí trung chuyển của các tỉnh duyên hải miền Trung
trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Trung tâm huyện
cách Cửa khẩu quốc tế Pờ Y - Ngọc Hồi khoảng 150 km; cách thành phố Quảng Ngãi
khoảng 140 km theo quốc lộ 24 và cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) khoảng 200 km,
cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 300 km cùng với thiên nhiên ưu đãi về khí hậu phù
hợp với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đây là điều kiện thuận lợi để tạo đà
phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây
dựng hạ tầng cơ sở, kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo cơ hội việc làm và tăng thu
nhập đặc biệt là khu vực nông thôn; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và tăng khả
năng tiêu thụ đầu ra cho sản xuất.
Huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế; quỹ đất chưa sử dụng còn
khá nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thuận
lợi đầu tư và nghiên cứu đa dạng, nhất là nghiên cứu về phát triển nông nghiệp công
nghệ cao. Tiềm năng phát triển các sản phẩm như cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi), phát
triển rau hoa xứ lạnh …
2.1.2 Địa hình

Địa hình Kon Plông đa dạng (núi cao, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau), có
độ dốc từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, gồm 3 loại chủ yếu là:
- Địa hình núi cao: Cao độ >1000m, độ dốc >29% chiếm 80% diện tích tự nhiên
của toàn huyện.
- Địa hình cao nguyên, đỉnh bằng sườn dốc: Chiếm diện tích khoảng 3.000 5.000 ha, phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Măng Cành, Đắk Long, Pờ Ê, xã Hiếu. Đây
là vùng đất đỏ Bazan có thể phát triển các loại cây công nghiệp như Chè, Cà phê
catimo, các loại cây ăn quả khác...
- Địa hình thung lũng: Phân bố rải dọc theo hệ thống các sông Đăk Rinh, Đăk Rơ
Manh, Đăk Snghé. Trong thung lũng có thể phân thành 3 dạng địa hình sau: vùng
trũng theo hợp thủy sông suối; thềm bậc cao trên phù sa cổ và dạng gò đồi - dạng địa

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

6


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

hình này diện tích không lớn, nhưng thuận lợi để phát triển các cụm dân cư và phát
triển kinh tế.
2.1.3 Khí hậu
Khí hậu Kon Plông mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động
từ 18-220C, độ ẩm trung bình 82-84%. Huyện Kon Plông có vị trí nằm ở phía ĐôngBắc dọc theo dãy Trường Sơn nên chịu ảnh hưởng khí hậu của 2 vùng Tây Nguyên và
đồng bằng; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 có nhiệt độ trung bình 15 0C; tháng nóng
nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình dưới 22,70C. Mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 2
năm sau, thời gian còn lại có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp với việc phát triển du lịch

sinh thái nghỉ dưỡng và đây là điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là
trồng cây ăn quả.
Lượng mưa hàng năm cao, mưa nhiều nhất trong huyện là trung tâm huyện và
trung tâm xã Hiếu. Độ ẩm bình quân từ 82 - 87%, độ ẩm trung bình hàng năm dao động
trong khoảng 78-87%, lượng mưa trung bình 2.310mm..
2.1.4 Tài nguyên đất
Huyện Kon Plông nằm chung trong vùng Tây Nguyên được hình thành trên một
nhân đá cổ là địa khối Kon Tum, trải qua quá trình phong hóa tạo nên hai lớp phủ thổ
nhưỡng điển hình tương phản nhau về màu sắc và độ phì nhiêu của đất:
- Lớp phủ thổ nhưỡng trên đá macma bazơ và trung tính với tầng đất dày, tơi xốp,
độ phì nhiêu cao, màu đỏ rực rỡ, thành phần cơ giới nặng.
- Lớp phủ vàng đỏ, vàng xám và xám hình thành trên các đá macma axít và đá
cát, phù sa cổ với độ dày tầng đất biến động, độ phì thấp, nhiều kết von đá lẫn, thành
phần cơ giới nhẹ, quá trình rửa trôi mạnh mẽ.
Theo kết quả điều tra phân loại đất, huyện Kon Plông có những loại đất chính
như sau: Đất phù sa ngòi suối (Py); đất xám trên đá mắc ma xít (Xa); đất nâu vàng
trên đá phù sa; đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); đất đỏ vàng trên đá sét và
phiến chất (Fs); đất thung lũng dốc tụ (D); đất mùn đỏ trên đá Mác Ma A xít,...
Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng huyện Kon Plông rất đa dạng, phần lớn đất đai
nằm trên địa hình núi dốc. Do vậy, đất có khả năng nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, đất
lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên.
Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

7


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án


GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

2.1.5 Tài nguyên nước
 Tài nguyên nước mặt: Huyện KonPlông có hệ thống sông, suối khá dày đặc
phân bố rộng trên toàn địa bàn, tuy nhiên đa số là các suối nhỏ. Với hệ thống sông suối
nhỏ nơi đây còn lưu trữ được nhiều loài cá quý, ngon, bổ như cá Niêng, cá Chình, cá
Phá,… Bên cạnh đó trong những năm gần đây huyện đầu tư phát triển cá Tầm, cá Hồi.
Trong đó, đã thử nghiệm ấp nở thành công trứng cá Tầm. Tuy nhiên, do hạn chế của
địa hình cùng với lượng mưa phân bố không đều giữa 2 mùa trong năm nên việc xây
dựng các công trình thuỷ lợi để sản xuất nông nghiệp rất phức tạp và khó khăn. Do
vậy, xây dựng các công trình thuỷ lợi là rất quan trọng trong việc điều hoà nguồn nước
phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đòi hỏi đầu tư rất lớn.
 Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào đủ

đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, muốn khai thác phải có nguồn
năng lượng và đầu tư lớn.
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
2.2.1 Tình hình chung
Toàn huyện Kon Plông bao gồm 9 xã, 89 thôn, 117 làng theo địa giới hành chính,
với tổng diện tích tự nhiên là 138.115,92 ha. Dân số trên địa bàn huyện đến cuối năm
2015 là 24.827 người. Tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 13.900
người. Lao động chủ yếu tập trung sản xuất nông lâm nghiệp với trình độ kỹ thuật của
đội ngũ lao động chưa cao.
2.2.2 Về kinh tế
Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của huyện đã có bước khởi sắc,
song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện. Do điểm xuất phát của
huyện thấp, cơ sở hạ tầng kém, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, nhiều phong tập lạc hậu
còn tồn tại nhiều trong nhân dân. Là một huyện đặc biệt khó khăn; huyện có 9/9 xã
thuộc diện xã vùng III, vùng miền núi đặc biệt khó khăn; đời sống kinh tế - văn hóa
của nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn rất nhiều.

 Về cơ cấu nông - lâm nghiệp - thủy sản: Đã chuyển dịch theo hướng tích cực,
sản xuất nông nghiệp đã phát triển tương đối toàn diện và ổn định; cơ cấu cây trồng,
vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với điều kiện
tự nhiên và quy hoạch của từng tiểu vùng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm không
Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

8


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

ngừng được mở rộng, chăn nuôi được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất
lượng
 Về công nghiệp, xây dựng: Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đến nay được
đầu tư cơ bản các tuyến đường khu Trung tâm hành chính huyện, đặc biệt là dự án
đường Đông Trường Sơn, dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 24, đoạn tránh đèo Măng
Đen đang được triển khai hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc kết nối
từ các nơi đến với Măng Đen. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư đúng
mức, 09/09 xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Công nghiệp xây dựng cũng có
bước phát triển hơn so với trước. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang triển khai một số
dự án công trình thủy điện vừa và nhỏ, trong đó thủy điện Đăk Pône; thủy điện Đăk
Đrinh đã được đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; dự án thủy điện Thượng
Kon Tum; thủy điện Đăk Lô, thủy điện Đăk Rve đang triển khai thực hiện đầu tư.
 Về thương mại - dịch vụ:
Hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện đã có bước phát triển và được
mở rộng đến các xã. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên. Tại trung tâm huyện

đã hình thành khu thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác;
huyện đã liên kết với các doanh nghiệp, các địa phương đào tạo nghề dệt thổ cẩm, đan
lát và các mặt hàng khác.
- Du lịch: Hiện nay, tại huyện Kon Plông nhiều điểm du lịch đã được đầu tư xây
dựng và đưa vào phục vụ khách du lịch như: Điểm du lịch văn hóa – sinh thái thác Pa
Sỹ, điểm du lịch hồ Đăk Ke, chùa Khánh Lâm, tượng Đức Mẹ Măng Đen, các điểm
trồng rau, hoa xứ lạnh trở thành các điểm tham quan và mua sản phẩm của khách du
lịch. Ngoài ra, huyện có nhiều dự án khác đang được huyện kêu gọi và xúc tiến đầu tư.
- Dịch vụ vận tải: Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong
khi trình độ sản xuất còn ở mức thấp, chưa tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, cho nên nhu
cầu vận chuyển hàng hoá trên địa bàn không lớn, hiện nay huyện vẫn chưa được đầu tư
xây dựng bến xe của huyện, nên ngành dịch vụ vận tải chưa phát triển.
- Dịch vụ bưu chính - viễn thông: Đến nay, tại trung tâm 09 xã trong huyện đã
được đầu tư trang bị hệ thống điện thoại, Internet thuận tiện trong việc liên lạc, trao
đổi, cập nhật thông tin.

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31

9


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

2.3 Những ưu đãi của huyện Kon Plông đối với nhà đầu tư
2.3.1 Về ưu đãi đầu tư
Với mục đích thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào huyện Kon Plông. Hiện nay,

hiện Kon Plông đã có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư được nhiều tổ
chức, cá nhân quan tâm:
- Nhà nước đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường, điện…) đến hàng rào của
doanh nghiệp.
- Đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn được ngân sách
nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước.
- Giảm đến 70% và có thể miễn tiền sử dụng đất nếu nhà đầu tư được Nhà nước
giao đất. Giảm đến 50% tiền sử dụng đất và có thể miễn tiền sử dụng đất khi chuyển
mục đích sử dụng đất trong quy hoạch đã phê duyệt.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa trong 15 năm đầu kể từ ngày xây dựng
hoàn thành đưa dự án vào hoạt động. Được miễn tiền thuê đất đối với diện tích xây
dựng nhà ở tập thể cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công
cộng.
- Thực hiện ưu đãi về thuế theo miễn, giảm tiền thuế:
+ Về tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất 15 năm theo điểm a, khoản 1, điều 19 Nghị
định số 46/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014.
+ Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
theo khoản 1, điều 10 luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Về thuế GTGT: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, giống vật nuôi, cây trồng bán
cho doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo khoản D điểm 3 điều 2
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP.
+ Về thuế TNDN: Miễn 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp
theo, thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm theo khoản 1, điều 15; khoản 1, điều
16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
+ Ngoài ra, đối với HTX: Miễn thuế TNDN đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản theo điểm 2, điều 1, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
ngày 12 tháng 2 năm 2015.
Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31 10



Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

2.3.2 Về Hỗ trợ đầu tư
- Hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước; đến 50% chi phí quảng cáo
doanh nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí
tham gia triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% phí tiếp cận thông tin thị
trường và phí dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước. Hỗ trợ tối đa
70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới.
- Về thủ tục hành chính: được công khai về quy trình, thành phần hồ sơ, mẫu biểu
và được giải quyết theo cơ chế một cửa, nhà đầu tư chỉ tiếp xúc với cơ quan đầu mối là
Tổ Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư.
- Ưu tiên cung ứng lao động tại địa phương.
- Phối hợp cùng doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh
trong quá trình hình thành dự án cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.4 Tình hình phát triển cây ăn quả tại huyện Kon Plông
Xác định tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực trung tâm huyện
KonPlông phù hợp với các loại rau, hoa và quả. Ngày 22/12/2011 UBND tỉnh Kon
Tum ban hành Quyết định số 1372/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển rau
– hoa - quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái huyện KonPlông đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020. Dự án được triển khai trên địa bàn 02 xã: Măng
Cành và Đăk Long với tổng diện tích quy hoạch 1.392 ha. Đến nay, đã thu hút được sự
đầu tư của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất tại vùng dự án. Hàng
năm đã sản xuất và cung cấp cho thị trường trong tỉnh với nhiều loại trái cây chất
lượng cao như: cam, chanh, chanh dây, dứa...Tuy nhiên, các loại cây ăn quả được
trồng theo quy mô nhỏ, số lượng ít chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việc

tiêu thụ sản phẩm do đơn vị tự liên hệ do đó thị trường không được mở rộng. Một số
sản phẩm gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ; chưa xây dựng được thương hiệu một số
sản phẩm có thế mạnh của huyện.

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31 11


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1 Địa điểm, quy mô dự án
3.1.1 Địa điểm thực hiện Dự án
Thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông- tỉnh Kon Tum. Đây là
vùng Dự án rau- hoa- quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái huyện
KonPlông.
3.1.2 Quy mô đầu tư
 Tổng nhu cầu sử dụng đất triển khai thực hiện là 215.000 m2 (21,5ha).
 Bố trí sử dụng đất:
+ Cơ sở hạ tầng: xây dựng nhà ở; nhà kho, nhà ở công nhân, các công trình phụ;
tạo đường đi bộ cho dự án, hệ thống rảnh thoát nước.
+ Bố trí đất cho sản xuất các loại cây ăn quả: bơ booth, cam sảnh, bưởi da xanh.
Qua từng năm sản xuất sẽ điều chỉnh, bổ sung các loại cây trồng cho phù hợp với nhu
cầu thị trường đảm bảo đúng theo quy hoạch của vùng dự án.
Bảng số 1: Dự kiến bố trí sử dụng đất
ĐVT: m2
TT

I
1
2
3
4

Hạng mục
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Nhà ở
Nhà ở công nhân và các công trình phụ
Xây dựng chế biến
Nhà kho
Hệ thống đường nội bộ, hệ thống rảnh

Diện tích
5.000
150
100
800
100

5
II
1
2
3

thoát nước, bể chứa nước
Diện tích cây trồng
Cây bơ booth

Cây cam sành
Cây bưởi da xanh
TỔNG

3.850
210.000
70.000
40.000
100.000
215.000

Dự án phải thực hiện đầu tư trong thời gian dài, do vậy trong quá trình thực hiện
sẽ có sự thay đổi về bố trí đất sử dụng.

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31 12


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

3.2 Phân chia giai đoạn đầu tư dự án
Dự án dự kiến phân kỳ giai đoạn đầu tư cho hoạt động sản xuất như sau:
 Giai đoạn 1 (Năm 1):
- San lấp, ủi mặt bằng; thực hiện cải tạo đất .
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Nhà ở, nhà công nhân, công trình phụ, nhà
xưởng chế biến, nhà kho, hệ thống điện, hệ thống nước ….
 Giai đoạn 2 (Cuối năm 1, đầu năm 2):

Tiến hành xuống giống các loại cây trồng với diện tích đã được cải tạo.
 Giai đoạn 3 (Năm 2, năm 3):
Chăm sóc và bảo quản, đảm bảo các loại cây trồng phát triển tốt.
 Giai đoạn 4 (Năm 3 và các năm tiếp theo):
Thu hoạch, chế biến và cung cấp sản phẩm cho thị trường tiêu thụ.
Do dự án tương đối dài nên trong quá trình triển khai thực hiện có thể điều chỉnh
nội dung thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất. Khi nào có sự thay đổi sẽ trình các cơ
quan chuyên mô xem xét giúp đỡ nhằm đạt kết quả tốt hơn.
3.3 Nhu cầu vốn đầu tư
Bảng số 2: Khái quát nhu cầu vốn đầu tư ban đầu

TT
I
1
2
3
4
5

Hạng mục
Xây dựng cơ sở hạ tầng
San lấp, ủi mặt bằng
Nhà ở
Nhà ở công nhân và công trình phụ
Nhà xưởng chế biến
Nhà kho
Hệ thống giao thông, rảnh thoát
6 nước, bể chứa nước
7 Hệ thống điện 3 pha
Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ

II sản xuất
1 Hệ thống tưới tiêu
2 Máy cày tay
Nhóm:4

Đơn giá
(nghìn
Số lượng
đồng)

m2
m2
m2
m2
m2

215.000
150
100
800
100

33
2.000
1.900
1.800
1.700

Thành tiền
(nghìn đồng)

9.864.000
7.095.000
300.000
190.000
1.440.000
170.000

m2
CT

3.850
1

140
130.000

539.000
130.000

500.000
23.000

983.000
500.000
92.000

ĐVT

HT
Máy


1
4

Lớp: Quản lý kinh tế K31 13


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

3
4
5
6

Máy bơm nước
Máy
Máy khoan lỗ trồng cây
Máy
Máy làm đất đa đăng
Máy
Kho lạnh
Kho
Dung cụ khác như bình phun thuốc
6 trừ sâu, cuốc, xẻng ….
Bộ
III Đầu tư cho sản xuất cây ăn quả
1 Chi phí mua cây giống
- Cây bơ booth
Cây
- Cam sành

Cây
- Bưởi da xanh
Cây
2 Chi phí phân bón các loại
Ha
- Phân bón cải tạo đất (phân các loại) Tấn/Năm
- Phân bón cho các loại cây trồng
Tấn/Năm
Thuốc bảo vệ thực vật (Tính cho 01
- năm sản xuất/8,588ha)
Tiền điện (Tính cho 01 năm sản
3 xuất)
Chi trả tiền lương cán bộ kỹ thuật,
công nhân dự kiến (Tính cho 12
Người/12
4 tháng)
tháng
5 Chi phí khác
IV Kinh phí dự phòng
Tổng vốn đầu tư (I+II+III+IV)

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

5
4
3
1

3.000
15.000

12.000
100.000

15.000
60.000
36.000
100.000

20

9.000

6.000
5.000
7.200

110
25
25

200
230

2.500
3.200

180.000
3.611.000
965.000
660.000

125.000
180000
1.296.000
500.000
736.000
60.000
50.000

15

60.000

900.000
400.000
500.000
14.958.000

Các chi phí về cơ sở hạ tầng; trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất; chi phí
giống được cho là chi phí cố định cho năm thứ 1. Đối với các chi phí: phân bón các
loại , chi phí điện, chi phí nhân công sẽ thay đổi theo các năm.
3.4 Các giải pháp thực hiện
3.4.1 Giải pháp về khoa học công nghệ, kỹ thuật
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc hiện
đại vào sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, giảm thiểu sức lao động
của con người.
- Quản lý, chọn lọc và đưa các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, phù
hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vào sản xuất. Đồng thời, đo nồng độ pH của đất lỹ
lưỡng để có các giải pháp cải tạo đất phù hợp với cây trồng.
Nhóm:4


Lớp: Quản lý kinh tế K31 14


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

- Bảo quản sản phẩm theo tiêu chuẩn VIETGAP, không dùng chất bảo quản gây
hại cho người tiêu dùng.
- Thiết kế nhãn mác, đăng ký cho sản phẩm.
3.4.2 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Nhà đầu tư thường xuyên nắm bắt, thu thập thông tin, tìm hiểu về thị trường
tiêu thụ để chủ động trong sản xuất. Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường, phát
triển sản phẩm để quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Đồng thời, trực tiếp tiến
hành chào báo sản phẩm tại các siêu thị lớn, nhỏ các chợ đầu mối trong cả nước để mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thông qua các hoạt động tổ chức về xúc tiến thương mại của tỉnh, huyện để quảng bá,
giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh và cả nước ngoài.
- Ngoài ra, huyện Kon Plông đang trên đà phát triển về du lịch. Tận dụng cơ hội
này, nhà đầu tư sẽ mở cửa vườn tổ chức thu hút khách thông qua hình thức cho khách
tham quan, thưởng thức tại vườn và mua sản phẩm mang về. Thông qua hình thức này,
dự án sẽ được giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước.
- Khi ổn định sản xuất, nhà đầu tư sẽ liên kết trong sản xuất để hợp đồng bao tiêu
sản phẩm; ổn định thị trường tiêu thụ trong nước và hướng đến xuất khẩu.
3.4.3 Giải pháp về nguồn nhân lực
- Dự án sẽ thu hút lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao, có hiểu biết và
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đến làm
việc.
- Ngoài ra, dự án sẽ tận dụng lực lượng lao động địa phương để có những hợp

đồng dài hạn, ngắn hạn hoặc theo thời vụ sản xuất để ký kết hợp đồng lao động. Điều
này sẽ giảm chi phí cho nhà sản xuất, cũng như tạo việc làm tăng thu nhập cho người
dân địa phương
3.4.4 Giải pháp về môi trường
Đây là dự án đầu tư sản xuất trồng trọt, do vậy trong quá trình hoạt động, việc
ảnh hưởng đến tác động của môi trường không gây ô nhiễm lớn. Dự án sẽ có các giải
pháp tối ưu để giảm thiểu tác động đến môi trường. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31 15


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

 Giảm thiểu tác động của khí thải:
Trong quá trình hoạt động của dự án, sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân
chuồng không gây độc hại cho sức khẻo con người và môi trường xung quanh.
 Xử lý nước thải:
Nước thải trong quá trình hoạt động của dự án chủ yếu là nước sinh hoạt. Nước
sinh hoạt sẽ được thu gom vào hệ thống hầm của khu vực nhà vệ sinh. Đối với nước
chảy tràn sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa và có thể xả thẳng vào hệ
thống cống thoát nước chung của khu vực.
 Xử lý chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào trong hầm chứa riêng, sau đó ủ để làm
phân hữu cơ vi sinh. Chất thải rắn nguy hại sẽ được thu gom vào hố rác và được tiêu
hủy bằng phương pháp đốt đảm bảo khu vực đốt không gây hại cho môi trường.
 Về các biện pháp an toàn trong lao động:

Trang bị đầy đủ các thiết bị, vật dụng bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy,
cháy nổ.
3.5 Hiệu quả đầu tư
3.5.1 Hiệu quả về kinh tế
Đối với cây bơ booth, cây bưởi da xanh sẽ cho thu hoạch vào năm thứ 3 sau khi
bắt đầu trồng, riêng với cây cam sành sẽ cho thu hoạch vào năm thứ 2 sau khi trồng.
Tính hiệu mang kinh tế mang lại của các loại cây, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng số 3: Dự kiến doanh thu sau năm thứ 3 của dự án.
Loại cây
TT
1
2
3
4

Số lượng Năng suất Đơn giá

Cây bơ booth
Cây bưởi da xanh
Cây cam sành
Tổng

6000
7200
5000

(Kg)
13
15
20


60.000
40.000
50.000

DT năm thứ 2 DT năm thứ 3
4.680.000.000
4.320.000.000
500.0000.000 5.000.000.000
5.000.000.000 14.000.000.000

Đối với mỗi loại cây năng suất sẽ tăng dần khi cây trưởng thành. Do đó, doanh
thu cũng được tăng dần.
Bảng số 4: Dự kiến doanh thu sau năm 4 của dự án
Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31 16


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án

GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

ĐVT: VNĐ
TT
1
2
3
4


Loại cây Số lượng Năng suất/cây
(Kg)
Cây bơ
6.000
20
booth
Cây bưởi
7.200
25
da xanh
Cây cam
5.000
30
sành
Tổng

Đơn giá
60.000

Doanh thu
năm thứ 4
7.200.000.000

40.000

7.200.000.000

50.000

7.500.000.000

21.900.000.000

Như vậy, Tổng doanh thu của dự án sau 4 năm thực hiện là:
= 5.000.000.000+14.000.000.000+21.900.000.000=40.900.000.000 đồng
So với Tổng đầu tư ban đầu (năm thứ 1 là 14.958.000.000 đồng, số liệu Bảng số
2) và chi phí phân bón các loại, tiền điện, tiền lương, chi phí khác, chi phí dự phòng
của 3 năm năm thứ 2, năm thú 3, năm thứ 4 (chi phí của 1 năm là 3.146.000.000 đồng,
số liệu Bảng số 2) Thì dự kiến đến mùa thu hoạch năm thứ 4 dự án bắt đầu hoàn vốn
và thu lợi nhuận. Cụ thể:
40.900.000.000 - 14.958.000.000 - 3*3.146.000.000 = 16.504.000.000 đồng.
3.5.2 Hiệu quả về xã hội
- Dự án được thực hiện với quy mô lớn, ngoài việc đem lại lợi nhuận cho nhà đầu
tư sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ. Tạo môi trường xanh, đẹp góp phần tạo sản
phẩm phục vụ khách du lịch, từ đó thu hút khách du lịch đến với huyện Kon Plông
ngày càng nhiều. Ngoài ra, dự án sẽ là dự án có quy mô lớn khởi đầu tạo động lực cho
các nhà đầu tư khác thực hiện dự án trên địa bàn huyện Kon Plông trong thời gian tới.
- Dự án, ngày càng được mở rộng sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập, nâng cao đời sống cho người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, tình hình thực tế việc trồng cây ăn quả
giá trị kinh tế cao tại huyện Kon Plông và những định hướng, ưu đãi phát triển đầu tư
của chính quyền huyện Kon Plông. Việc đầu tư dự án “Trồng cây ăn quả có giá trị
Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31 17


Bài tập nhóm môn Quản trị dự án


GVHD: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

kinh tế cao tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum” là cần thiết, phù hợp với quy hoạch,
định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện Kon Plông. Dự án đầu tư sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Đồng thời góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại du lịch.
4.2 Kiến nghị
Kính đề nghị chính quyền huyện Kon Plông và các ban ngành chức năng có liên
quan tạo điều kiện cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc triển khai dự án như:
- Được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư và các chính sách hiện hành khác của
Nhà nước.
- Làm rõ các quy định pháp luật, trình tự, thủ tục hành chính tạo điều kiện cho dự
án được triển khai trong thời gian sớm nhất.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng dự án để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình
triển khai dự án.
- Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm hàng hóa lên trang
thông tin điện tử huyện, website du lịch huyện và trong các triễn lãm, hội chợ thương
mại.

Nhóm:4

Lớp: Quản lý kinh tế K31 18



×