Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công với cách mạng ( nghiên cứu tại xã quỳnh văn quỳnh lưu, nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

ĐẬU THỊ TÌNH

ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC
NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Nghiên cứu tại xã Quỳnh văn - Quỳnh lƣu - Nghệ an)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

ĐẬU THỊ TÌNH

ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG
TRONG VIỆC CHĂM SÓC NGƢỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Nghiên cứu tại xã Quỳnh văn - Quỳnh lƣu - Nghệ an)

Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc
chăm sóc người có công với cách mạng”(nghiên cứu tại xã Quỳnh văn – Quỳnh
lưu – Nghệ an)là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của PGS.TS Nguyễn Hồi Loan và những kết quả nghiên cứu ở trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực.
Ngày 22 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Đậu Thị Tình


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội
với đề tài:“Đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công với
cách mạng”(nghiên cứu tại xã Quỳnh văn – Quỳnh lưu – Nghệ an), bên cạnh sự
nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn và chỉ bảo
nhiệt tình của các thầy cô cùng với sự quan tâm, động viên từ phía ngƣời thân, gia
đình và bạn bè.
Để hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này, trƣớc tiên bản thân tôi xin đƣợc
gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo, PGS.TS
Nguyễn Hồi Loan đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình và tâm huyết của thầy mà bản thân tôi
đã từng bƣớc làm tốt và hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu, đồng thời ghi nhận lại
kết quả cùng những cố gắng của bản thân qua bài báo cáo này. Bên cạnh đó, tôi

cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa xã hội học nói chung và bộ
môn công tác xã hội nói riêng đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho học viên những
hệ thống kiến thức bổ ích, chuyên sâu và nâng cao hơn, qua đó học viên có thể vận
dụng đƣợc nhƣng kiến thức đó vào để hoàn thành tốt luận văn này.
Hơn nữa, đi cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn là các cán bộ xã,
thôn và bản thân ngƣời có công với cách mạng, gia đình ngƣời có công với cách
mạng tại địa bàn nghiên cứu. Họ đã nhiệt tình cùng tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới họ. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn của mình đến gia đình, bạn bè, đây là nguồn động lực lớn đối với tôi, họ đã luôn
bên cạnh, động viên, quan tâm đến tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Đối với tôi bản báo cáo là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng của
bản thân sau thời gian học tập và nghiên cứu. Nhƣng vì thời gian và kinh nghiệm
còn hạn chế cho nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những
ngƣời quan tâm đến đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 12/2015
Tác giả
Đậu Thị Tình


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7
1.

Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 7


2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................ 9

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................. 15
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 16
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 16
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 17
7. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 17
8. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 18
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 18
10. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 20
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................... 21
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 21
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................. 21
1.1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................ 21
1.1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu. .......................................... 30
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.............................................................................. 35
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nƣớc về công tác chăm sóc ......................35
1.2.2. Chính sách ƣu đãi xã hội của Đảng và Nhà Nƣớc .............................. 38
1.2.3. Chính sách xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng ..................... 40
1.2.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu................................................................ 43
1.2.5. Quy mô và cơ cấu đối tƣợng ................................................................... 45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC CHĂM
SÓC NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI XÃ QUỲNH VĂN ................ 49
1


2.1. Thực trạng đời sống ngƣời có công .............................................................. 49
2.1.1. Thực trạng về sức khỏe ....................................................................... 49

2.1.2. Thực trạng về việc làm ........................................................................ 53
2.1.3. Thực trạng về thu nhập........................................................................ 56
2.1.4. Thực trạng về điều kiện sống .............................................................. 57
2.2. Đánh giá thực trạng các nguồn lực trong việc chăm sóc ............................. 59
2.2.1. Về vật chất ........................................................................................... 59
2.2.2. Phong trào phát triển kinh tế ổn định đời sống ................................... 74
2.2.3. Hoạt động chăm sóc văn hóa tinh thần ............................................... 79
2.3. Một số mô hình và hình thức chăm sóc khác ............................................... 82
2.3.1. Mô hình vƣờn cây ao cá tình nghĩa ..................................................... 82
2.3.2. Lồng ghép việc chăm sóc ngƣời có công với cách mạng ................... 83
2.3.3.Công tác giữ gìn, bảo vệ, tu bổ các nghĩa trang .................................. 85
2.3.4. Công tác chăm sóc ngƣời có công với cách mạng tại các thôn xóm. . 86
2.4. Đánh giá của ngƣời có công với cách mạng về việc .................................. 87
2.5. Các ngành, đoàn thể địa phƣơng trong việc chăm sóc ngƣời có công với cách
mạng tại xã Quỳnh Văn ....................................................................................... 88
2.5.1.Trạm y tế xã, cán bộ y tế thôn .............................................................. 89
2.5.2. Trƣờng học .......................................................................................... 89
2.5.3. Các đoàn thể hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân ............... 90
2.6. Nguyên nhân đạt đƣợc những kết quả trên ................................................... 93
2.7. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân ................................................... 94
2.7.1.Những vấn đề còn tồn tại ..................................................................... 94
2.7.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 96
CHƯƠNG 3. MONG MUỐN CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ CÔNG
................................................................................................................................................................ 98
3.1. Mong muốn của ngƣời có công với cách mạng ................................................ 98
3.2. Huy động nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc ...................................... 101
2



3.3. Một số giải pháp nhằm huy động nguồn lực trong cộng đồng chăm sóc ngƣời có
công

với

cách

mạng.

.................................................................................................................................. 10
5
3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động ......................................... 105
3.3.2. Các ngành đoàn thể địa phƣơng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động
chăm sóc ngƣời có công ........................................................................................... 107
3.3.3. Học hỏi và nhân rộng các mô hình chăm sóc ngƣời có công với cách
mạng có hiệu quả trong và ngoài Tỉnh ..................................................................... 108
3.3.4. Cần đẩy mạnh phong trào xã phƣờng làm tốt công tác chăm sóc ngƣời
có công với cách mạng ............................................................................................. 110
3.3.5. Tăng cƣờng công tác lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phƣơng đối
với việc chăm sóc ngƣời có công ............................................................................. 112
3.3.6. Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho các cán bộ làm
công tác TBXH ........................................................................................................ 113
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 115
1. Kết luận ............................................................................................................ 115
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 118
PHẦN

PHỤ


LỤC

.................................................................................................................................. 118
20

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

LĐTB&XH

Lao động Thƣơng binh và Xã hội

2

ASXH

An sinh xã hội

3

ƢĐXH


Ƣu đãi xã hội

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

NCCVCM

Ngƣời có công với cách mạng

6

CĐHH

Chất độc hoá học

7

TB

Thƣơng binh

8

BB


Bệnh binh

9

HĐKC

Hoạt động kháng chiến

10

MSLĐ

Mất sức lao động

11

CCB

Cựu chiến binh

12

TBXH

Thƣơng binh xã hội

13

CTXH


Công tác xã hội

14

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

15

VAC

Vƣờn ao chuồng

16

PVS

Phỏng vấn sâu

17

CBXH

Cán bộ xã hội

18

VAC


Vƣờn ao chuồng

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ mất sức lao động của NCCVCM xã Quỳnh văn ............................ 46
Bảng 2.1: Vấn đề việc làm của ngƣời có công......................................................... 54
Bảng 2.2: Nguồn thu nhập khác của NCC và gia đình ............................................ 56
Biểu đồ 2.3: Hoàn cảnh gia đình NCC ..................................................................... 58
Bảng 2.4: Tình hình xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa xã Quỳnh Văn ................. 61
Bảng 2.5: Các hình thức tham gia giúp đỡ công tác xây dựng ................................ 63
Bảng 2.6: Mức hỗ trợ của mỗi sổ tiết kiệm .............................................................. 71
Bảng 2.7:Các cơ quan đơn vị tham gia tặng sổ tiết kiệm và .................................... 73
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của NCC với mức trợ cấp hiện nay .............................. 75
Bảng 2.9: các hình thức hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho NCC ....................... 77
Bảng 2.10: Các hoạt động triển khai các chƣơng trình chăm sóc phụng dƣỡng ..... 80
Bảng 2.11: Đánh giá việc huy động nguồn lực địa phƣơng .................................... 87
Bảng 2.12: Đánh giá mức độ các tổ chức, đoàn thể thƣờng xuyên có sự ................ 90
Bảng 2.13: Thái độ tình cảm của cộng đồng dân cƣ đối với NCC .......................... 92
Bảng 3.1. Mong muốn/nguyện vọng của NCCVCM ............................................... 98

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cảm nhận của bản thân NCC về sức khỏe tại xã Quỳnh văn ................... 49
Biểu đồ 2.2: Thái độ của cán bộ y tế địa phƣơng ......................................................... 51
Biểu đồ 2.3: Hoàn cảnh gia đình NCC .......................................................................... 58

Biểu đồ 2.4: Các tổ chức cá nhân tham gia vào công tác xây dựng ............................. 62
Biểu đồ 2.5: Đánh giá hiệu quả các chƣơng trình chăm sóc ........................................ 85
Biểu đồ 2.6: Mức độ hiểu biết về các chủ trƣơng chính sách ƢĐXH của NCC ............... 96

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi cuộc chiến qua đi để lại những hậu quả nặng nề mà nhân dân ta phải
gánh chịu và khắc phục., những tổn thất của nhân dân ta về ngƣời và của, về cơ hội
để phát triển đất nƣớc là vô cùng to lớn. Nó không chỉ ảnh hƣởng đến những con
ngƣời của thời chiến, những ngƣời đã trực tiếp tham gia và cả những ngƣời đã đóng
góp công sức vào cuộc kháng chiến đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên
các thế hệ tƣơng lai. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Điều đó đã tạo ra
không ít thách thức cho việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân,và sự
phát triển của toàn xã hội.
Những ngƣời đang sống trong thời bình nhƣ chúng ta hiện nay, không thể
không thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, nhất là những ngƣời lính đã trực
tiếp ra chiến trƣờng và những ngƣời giúp đỡ cách mạng mà hiện tại đang phải gánh
chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn do chiến tranh để lại. “uống nước nhớ
nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy truyền thống ấy,
mỗi ngƣời trong chúng ta có một lúc nào đó trong cuộc sống đã tự hỏi: Chúng ta
phải làm gì để bù đắp và thể hiện lòng biết ơn đối với những ngƣời có công cách
mạng – những ngƣời mà sức khỏe và điều kiện sống của họ chắc chắn còn gặp
nhiều khó khăn?
Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nƣớc đã lùi sâu vào quá khứ nhƣng những hậu
quả để lại cho đất nƣớc, cho ngƣời dân Việt Nam là quá lớn. Nó không chỉ tàn phá
nặng nề nền kinh tế vốn đã nghèo nàn và lạc hậu của nƣớc ta, mà những vết tích của
chiến tranh vẫn còn theo mãi với những ngƣời con ƣu tú của dân tộc. Đó là những

thƣơng tật, bệnh tật mà họ sẽ phải sống và mang trên mình suốt phần đời còn lại, nó
ảnh hƣởng đến mọi khía cạnh đời sống của những ngƣời có công. Tuy nhiên, những
tổn hại về kinh tế - xã hội vẫn có thể vựng dậy sau chiến tranh, nhƣng những nỗi
đau của con ngƣời thì không gì có thể bù đắp hết. Bởi nhiều gia đình đã khó khăn
nay lại càng khó khăn hơn khi mất đi ngƣời thân, ngƣời trụ cột trong gia đình, họ ra
7


đi và mãi mãi không bao giờ có thể trở lại, và còn nỗi đau nào hơn khi hàng ngày
phải chứng kiến những đứa con thân yêu quoằn quoại trong nỗi đau thể xác, đó là
những đứa trẻ bị tật nguyền dị dạng, dị tật, những nạn nhân chất độc màu da cam…
Công lao của những ngƣời đã quyên mình vì nƣớc ấy sẽ mãi mãi đƣợc lƣu
danh, ghi nhớ. Bởi vậy, Chăm lo mọi mặt đời sống ngƣời và gia đình ngƣời có công
với cách mạng vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nƣớc vừa là trách
nhiệm, tình cảm của nhân dân ta.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dù nền kinh tế xã hội đã có nhiều đổi thay
nhanh chóng nhƣng công tác ƣu đãi ngƣời có công luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả. Hiện tại cả nƣớc đã có hơn 8 triệu
ngƣời có công với cách mạng đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi một lần và hàng tháng.
Trong đó, khoảng 1,5 triệu ngƣời hƣởng trợ cấp hàng tháng, hàng chục nghìn con
thƣơng binh, con liệt sỹ đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi về giáo dục đào tạo, chăm sóc y
tế, hơn 1000 cán bộ lão thành cách mạng đƣợc hỗ trợ cải thiện nhà ở…
Cùng với các chính sách ƣu đãi của Đảng, Nhà nƣớc còn có sự quan tâm hỗ trợ của
cộng đồng và đặc biệt quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực vƣơn lên của đối tƣợng. Bởi
vậy hiện nay 90% ngƣời có công với cách mạng đã có mức sống bằng hoặc cao hơn
so với mặt bằng mức sống nơi cƣ trú.
Công tác xã hội hóa chăm sóc đời sống cho ngƣời và gia đình ngƣời có công
với cách mạng cùng với nguồn kinh phí của nhà nƣớc, các phong trào đền ơn đáp
nghĩa với 5 chƣơng trình cụ thể: chƣơng trình xây dựng nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết
kiệm tình nghĩa; chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu con liệt sỹ mồ côi không nơi

nƣơng tựa; xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, và chƣơng trình ổn định đời sống thƣơng
bệnh binh đã tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong xã hội. Cả nƣớc đã cùng chia sẻ với
những khó khăn chung của những ngƣời có công với cách mạng đạt nhiều kết quả,
hàng năm “Qũy đền ơn đáp nghĩa” đƣợc đóng góp, xây dựng hàng tỷ đồng, hàng
nghìn sổ tiết kiệm đã đƣợc trao tặng cho các gia đình chính sách còn khó khăn, hàng
trăm ngôi nhà tình nghĩa đƣợc xây mới và sửa chữa... Những việc làm tình nghĩa đó

8


đã phần nào bù đắp những mất mát hy sinh, góp phần cải thiện chất lƣợng đời sống
cho ngƣời và gia đình ngƣời có công với cách mạng đƣợc tốt hơn.
Quỳnh Văn là một xã thuộc huyện Quỳnh Lƣu. Ngƣời dân nơi đây không chỉ
kiên cƣờng, anh dũng trong đấu tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc mà còn
giàu truyền thống cần cù, chịu khó, biết đoàn kết, yêu thƣơng, đùm bọc lẫn nhau, có
tình nghĩa thủy chung, biết ơn những ngƣời đã “Vì nƣớc quên thân vì dân phục vụ”.
Trong những năm gần đây chính quyền, đảng bộ và nhân dân Quỳnh Văn đã có
nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần
đối với ngƣời có công với cách mạng và gia đình của họ bằng nhiều việc làm thiết
thực. Do vậy, đời sống của nhiều gia đình chính sách đã phần nào đƣợc ổn định và
cải thiện. Song, với điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn bởi vậy việc chăm
sóc, giúp đỡ mới chỉ có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu thiết yếu của ngƣời có
công mà chƣa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác. Do đó đánh giá các nguồn
lực để trợ giúp ngƣời có công với cách mạng, đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm
sóc Ngƣời có công trên địa bàn Quỳnh Văn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần
nâng cao đời sống của ngƣời có công trên mọi phƣơng diện.
Vì những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “đánh giánguồn lực cộng đồng
trong việc chăm sóc người có công với cách mạng” tại xã Quỳnh văn huyện Quỳnh
lƣu tỉnh Nghệ an làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Ngay từ những ngày đầu non trẻ của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khởi xƣớng và nêu lên những quan điểm cơ bản về ƣu đãi ngƣời có
công (NCC) với cách mạng, hình thành chính sách ƣu đãi thƣơng binh, bệnh binh,
gia đình liệt sỹ.
Văn bản pháp luật đầu tiên về ƣu đãi NCC với cách mạng là Sắc lệnh số
20/SL do Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký ngày 16/2/1947, sau đó
đƣợc bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948, quy định tiêu chuẩn xác
nhận thƣơng binh, truy tặng “tử sỹ”, thực hiện chế độ “lƣơng hƣu thƣơng tật” đối
với thƣơng binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình liệt sỹ.
9


Ngay sau ngày miền Bắc đƣợc giải phóng (năm 1954), Đảng, Nhà nƣớc đã
có nhiều chủ trƣơng, chính sách, văn bản pháp luật quy định chế độ ƣu đãi đối với
thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, với dân quân, du kích, thanh niên xung
phong bị thƣơng tật... với cán bộ tiền khởi nghĩa, Anh hùng Lực lƣợng vũ trang,
Anh hùng Lao động, NCC giúp đỡ cách mạng.
Khi đất nƣớc thống nhất, bƣớc vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi cả nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn xác định công tác thƣơng binh, liệt sỹ là
một trong những vấn đề lớn của đất nƣớc ta.
Cụ thể hoá quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc ta đã ban hành, bổ
sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật ƣu đãi đối với NCC, khắc phục một số bất
hợp lý, giải quyết một khối lƣợng lớn công việc do hậu quả của chiến tranh để lại,
hình thành một hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thực hiện thống nhất trong cả
nƣớc, phục vụ cho yêu cầu của giai đoạn mới.
Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ƣu đãi ngƣời có công,
bắt đầu từ Chỉ thị số 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng
xác định yêu cầu nhiệm vụ của công tác thƣơng binh, liệt sỹ sau chiến tranh.
Sau đó là nhiều Nghị định, Quyết định, Thông tƣ nhằm sửa đổi, bổ sung chế độ ƣu
đãi đối với NCC; xác nhận chính xác đối tƣợng ngƣời có công để họ đƣợc hƣởng

chế độ trợ cấp theo quy định của Nhà nƣớc.
Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, công tác ƣu đãi NCC với cách mạng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta đặc biệt quan
tâm. Văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII trong thời kỳ đổi
mới của đất nƣớc đã xác định rõ: Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực
hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế, và quan tâm chăm sóc thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và NCC
với cách mạng... vừa là trách nhiệm của Nhà nƣớc, vừa là trách nhiệm của nhân
dân...
Vấn đề ƣu đãi ngƣời và gia đình có công với cách mạng đã trở thành nguyên tắc
Hiến định và đƣợc ghi nhận trang trọng ở Chƣơng V, Điều 67 của Hiến pháp năm
10


1992: “Thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi
của Nhà nƣớc. Thƣơng binh đƣợc tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có
việc làm phù hợp với sức khoẻ và đời sống ổn định. Những ngƣời và gia đình có
công với nƣớc đƣợc khen thƣởng, chăm sóc”.
Nguyên tắc này đã đƣợc thể chế trong Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động
cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động
kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời
có công với cách mạng) do Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành ngày 10/9/1994,
và đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ.
Đây là một bƣớc tiến dài trong việc pháp điển hoá pháp luật ƣu đãi ngƣời có công
với cách mạng, là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những bài học của nửa thế kỷ
qua với một hệ thống trên 1.400 văn bản quy định về chính sách ƣu đãi đối với
NCC với cách mạng.
Với việc ban hành Pháp lệnh ƣu đãi NCC với cách mạng, nhiều vấn đề còn
tồn tại trong chính sách ƣu đãi trƣớc đây đƣợc điều chỉnh phù hợp với tình hình
mới, nhƣ việc áp dụng thống nhất mức trợ cấp giữa thƣơng binh hƣởng lƣơng và

thƣơng binh hƣởng sinh hoạt phí khi bị thƣơng; giữa thƣơng binh đang công tác hay
nghỉ hƣu với thƣơng binh về địa phƣơng có cùng tỷ lệ thƣơng tật; thực hiện công
bằng trong chính sách giữa ngƣời có công thoát ly và không thoát ly, căn bản tách
chế độ ƣu đãi tồn tại từ mấy chục năm trong chính sách bảo hiểm xã hội chuyển
sang chính sách ƣu đãi xã hội (nhƣ thâm niên kháng chiến, phụ cấp đối với cán bộ
Lão thành cách mạng, Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao
động...).
Các nội dung ƣu đãi NCC với cách mạng đƣợc luật pháp hoá, trở thành một hệ
thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống (trợ cấp, phụ cấp, chăm sóc sức
khỏe, cải thiện nhà ở, ƣu đãi về giáo dục-đào tạo, về việc làm, ruộng đất, tín dụng,
thuế...).
Hàng loạt chính sách ƣu đãi về kinh tế, xã hội đã đƣợc thực hiện. Các ƣu đãi của
Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, miễn giảm thuế trong sản xuất kinh doanh, ƣu tiên
11


giao đất sản xuất, cải thiện về nhà ở, đất ở, chăm sóc sức khoẻ... các chƣơng trình
lồng ghép nhƣ xoá đói giảm nghèo, việc làm... đã thiết thực hỗ trợ NCC với cách
mạng ổn định đời sống, nỗ lực vƣơn lên trong cơ chế mới.
Công tác xã hội với ngƣời có công với cách mạng mấy chục năm trở lại đây
rất đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Thông qua các chính sách nhƣ giải quyết
việc làm, giáo dục, xây nhà tình nghĩa, vay vốn, trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức
khỏe, mai táng miễn phí….cho từng đối tƣợng khác nhau là ngƣời có công với cách
mạng.
Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đã đƣợc sửa đổi từ pháp lệnh
ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh
binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng ban hành
năm 1994. Pháp lệnh này gồm 5 chƣơng, 48 điều ( tăng thêm 15 điều so với pháp
lệnh hiện hành ) và bổ sung thêm 4 đối tƣợng hƣởng chế độ ƣu đãi là: ngƣời hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thƣơng binh loại B xác nhận trƣớc

31/12/1993, bệnh binh mất sức lao động từ 41% đến 60% đƣợc công nhận trƣớc
ngày 31/12/1994, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình đƣợc tặng huân
huy chƣơng kháng chiến. Pháp lệnh quy định cụ thể các chế độ ƣu đãi đối với
ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ…
Pháp lệnh của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội số 35/2007/PL- UBTVQH11
ngày 21/6/2007 sửa đổi, bổ sung một số điểm của pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công
với cách mạng. Căn cứ vào hiển pháp Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã đƣợc sửa đổi bổ sung, theo nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày
25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng đã đƣợc ủy ban

thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày

29/5/2005. Đó là điều 9 và 10 với những điểm mới so với pháp lệnh cũ, đã tạo thuận
lợi cho việc cải thiện, ổn định đời sống ngƣời có công về vật chất lẫn tinh thần, theo
sự phát triển của kinh tế đất nƣớc.

12


Đi đôi với đó là những nghiên cứu, những bài viết về công tác chăm sóc
những ngƣời có công với cách mạng đã đƣợc những nhà nghiên cứu và độc giả hết
sức quan tâm, với một sự biết ơn sâu sắc cùng với lòng mong muốn những ngƣời
thƣơng binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng…có chất lƣợng cuộc
sống ngày càng cao hơn, những phẩm chất anh hùng, yêu nƣớc đƣợc truyền lại cho
thế hệ trẻ hôm nay. Ta có thể bắt gặp những đề tài nhƣ: “Ƣu đãi ngƣời có công với
cách mạng một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc” của Nguyễn Thị Hằng –
nguyên Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội.
“ Cần thực hiện đúng chính sách ngƣời có công với cách mạng” – báo điện tử

Đảng cộng sản Việt Nam, “Nâng cao mức sống của ngƣời có công với cách mạng”
của Vũ Hồng Khánh, “Trợ cấp cho ngƣời có công với cách mạng” của báo Dân Trí,
“Đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của mỗi chúng ta” của Trần Thị Dung…
Trong thời gian qua đã có rất nhiều chƣơng trình, phong trào hoạt động thực
hiện những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với đối tƣợng ngƣời có công
trên địa bàn xã Quỳnh văn, tỉnh Nghệ an nhƣ phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” hay
“Uống nƣớc nhớ nguồn” hoặc chƣơng trình “xây nhà tình nghĩa” song chƣa có hoạt
động nào của công tác xã hội trong việc trợ giúp đối tƣợng này. Trong nghiên cứu
đã có một số đề tài khoa học liên quan đến một vài khía cạnh của lĩnh vực chăm sóc
ngƣời có công với cách mạng ở các địa bàn khác nhƣ đề tài:“Vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách của Đảng và Nhà
nước ta đối với người có công với cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá
hiện nay” của sinh viên Lê Thị Hƣơng, trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội; đề tài “
Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi đời sống người có công với cách mạng trên
địa bàn Tỉnh Thanh Hoá và một số giải pháp khắc phục giai đoạn 2010- 2015” của
sinh viên Cao Thị Thuận, trƣờng Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn…
Tuy nhiên, những đề tài trên chỉ tiếp cận ở khía cạnh tìm hiểu thực trạng
công tác chăm sóc ngƣời có công hay đánh giá hiệu quả của chính sách ƣu đãi xã
hội đối với họ dƣới góc nhìn của những ngƣời làm chính sách và đối tƣợng là những
ngƣời có công nói chung.
13


Trong cuộc sống, mỗi ngƣời chúng ta luôn phải đối mă ̣t với những rủi ro, một
trong những rủi ro thƣờng gặp là ốm đau, bệnh tật, không có khả năng tài chính để ổn
định cuộc sống... vì vậy mà vấn đề chăm sóc NCC với CM gần nhƣ là mố i quan tâm
rất lớn của tấ t cả mo ̣i ngƣờ.i
Trong những năm qua nƣớc ta cũ ng nhận thức một cách đúng đắn đầy đủ về
tầm quan trọng của đối tƣợng NCCVCM. Đảng và nhà nƣớc đã rất chú ý quan tâm đến
vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ các chính sách khác đối với NCCVCM, gần đây

Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Chẳng
hạn, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc có nêu rõ “thực hiện công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khỏe, đổi mới cơ chế và chính sách viện phí, trong đó có chính sách trợ
cấp và bảo hiểm cho NCCVCM tiến tới bảo hiểm y tế cho người dân”.
Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời dân, trong đó có thể kể đến một số đề tài: “Khảo sát về hệ thống chăm sóc sức
khoẻ.” Cho đến nay hầu nhƣ có rất ít đề tài nghiên cứu về NCCVCM, mà đa số thực
trạng về cuộc sống của họ đƣợc thể hiện một phần qua các trang báo: dân trí, báo công
an nhân dân, báo quân đội nhân dân . . . trong đó bài viết “Người bệnh binh già trong
căn nhà xiêu vẹo” trên báo dân tri(thƣ
́ ́ tƣ ngày 12/1/2011).
Bài báo này viết về cuộc sống gia đình ngƣời bệnh binh Nguyễn Anh Thập (xã
Song Lộc – Can Lộc – Hà Tỉnh) vô cùng khó khăn: bản thân ông bị bệnh tật hành hạ,
vợ con gặp nạn, ốm đau liên miên, nuôi con cái học hành, gia đình ông lại cƣu mang
hai cụ già không có con. Họ phải sống trong một căn nhà xiêu vẹo đe đọa đến tính
mạng bất cứ lúc nào. Qua đó phản ánh thực trạng vẫn còn một số NCCVCM chƣa
đƣợc quan tâm, chăm sóc đúng mức, cuộc sống của họ còn chứa đựng vô vàng khó
khăn, thách thức và ẩn hiện những nguy cơ. Hầu hết các đề tài đã phần nào phản ánh
đƣợc thực trạng về bệnh tật, thực hiện chế độ điều dƣỡng cho NCCVCM và đƣa ra một
số giải pháp nhằm thực hiện công tác này tốt hơn nhƣng chƣa đi sâu vào tìm hiểu về
các khía cạnh của hoạt động đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc cho
NCCVCM cũng nhƣ vai trò của Nhân viên công tác xã hội trọng hoạt động đánh giá và
kết nối các nguồn lực trong việc NCCVCM.
14


Chúng ta cũng có thể kể đến đề tài “Tình hình thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời
có công với cách mạng tại thị xã Cửa Lò’’ của sinh viên Trần Mai Trang trƣờng Đại
học Vinh. Đề tài này đã giới thiệu cho ngƣời đọc biết đƣợc khái quát tình hình thực
hiện các chính sách ƣu đãi đối với NCCVCM trên địa bàn thị xã Cửa Lò. Tuy

nhiên, đề tài chƣa đƣa ra giải pháp công tác xã hội nhằm hạn chế những mặt tiêu
cực.
Và gần đây là đề tài “ Nâng cao hiệu quả của quá trình xã hội hóa công tác chính
sách ƣu đãi đối với ngƣời có công trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” của
sinh viên Trần Thị Huyền trƣờng Đại học Vinh. Tuy nhiên đề tài này chỉ mới đƣa ra
cách nhìn tổng quan về các chính sách đối với ngƣời có công chứ chƣa đi sâu phân
tích làm rõ những kết quả, những hạn chế cũng nhƣ chƣa đề ra các giải pháp nhằm
khắc phục vấn đề trên đặc biệt là đối với các chính sách ƣu đãi NCC.
Hơn nữa vấn đề đánh giá các nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc
NCCVCM tại xã Quỳnh văn – Quỳnh lƣu – Nghệ an là hoàn toàn chƣa hề có nghiên cứu
nào, đây là một vấn đề mới mẻ với chính đối tƣợng là NCCVCM tại xã Quỳnh văn.
Trên cơ sở kế thƣ̀a thành quả của các nghiên cƣ́u có trƣớc, tôi thực hiện đề tài
“đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc Người có công với cách mạng tại
xã Quỳnh Văn – Quỳnh Lưu – Nghệ An”với mong muố nlàm rõ thực trạng chăm sóc
NCCVCM, thực trạng về đời sống và các nhu cầu cũng đánh giá đƣợc các nguồn lực
có tại cộng đồng trong việc chăm sóc NCVCCM tại địa phƣơng, qua đó thể hiện vai trò
của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động đánh giá nguồn lực để xây dựng mô
hình chăm sóc NCCVCM có hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài ứng dụng lí luận về phát triển cộng đồng dựa vào chính nội lực của
cộng đồng cũng nhƣ vận dụng một số lý thuyết trong công tác xã hội, tích hợp một
số mô hình tiếp cận dựa vào cộng đồng làm cơ sở để hƣớng đến đề xuất một số giải
pháp chăm sóc NCCVCM.
15


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Có ý nghĩa đến sự phát triển về mọi mặt của NCC vì NCC đƣợc sống trong
một môi trƣờng mà ở đó mọi ngƣời luôn quan tâm giúp đỡ thì có nhiều cơ hội cống

hiến hơn nữa và giúp ích cho xã hội,
Có ý nghĩa đối với gia đình NCC khi NCCVCM đƣợc cộng đồng quan tâm
chăm sóc thì các thành viên khác trong gia đình có thể yên tâm làm ăn công tác,
Có ý nghĩa đối với cộng đồng vì nó góp phần đánh giá và huy động các
nguồn lực trong cộng đồng để trở thành một cộng đồng đoàn kết phát huy nguồn lực
của mình trong việc chăm sóc ngƣời có công với cách mạng,
Có ý nghĩa đối với xã hội vì nó góp phần chứng minh rằng Việt Nam đang
thực hiện tốt các chính sách, chƣơng trình chăm sóc NCC với cách mạng
Trong quá trình thực hiện đề tài góp phần tích lũy kinh nghiệm cho bản thân,
giúp bản thân nâng cao một số kĩ năng của nhân viên công tác xã hội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc ngƣời có công với cách
mạng
4.2. Khách thể nghiên cứu
Ngƣời có công với cách mạng
Các gia đình NCCVCM
Cán bộ y tế tại xã, Cán bộ địa phƣơng
Các tổ chức, ban ngành đoàn thể
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc NCCVCM là
nghiên cứu rộng, hàm chứa rất nhiều nội dung khác nhau. Trong khuôn khổ không
gian và thời gian luận văn nên tác gải tập trung nghiên cứu nhấn mạnh đến các nội
dung cốt lõi sau đây:
16


Thực trạng các nguồn lực trong chăm sóc NCCVCM,
Tìm hiểu nhu cầu của NCCVCM,

Đánh giá các nguồn lực của cộng đồng theo lí thuyết hệ thống để từ đó đề
xuất giải pháp huy động nguồn lực cộng chăm sóc NCC với CM.
5.2. Phạm vi không gian
Không gian nghiên cứu : xã Quỳnh văn - Quỳnh lƣu - Nghệ an.
5.3. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 11 năm 2015.
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích chính là tìm hiểu và đánh giá các nguồn lực của
cộng đồng để nhằm xây dựng giải pháp chăm sóc NCCVCM
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong việc nghiên cứu đánh giá
nguồn lực dựa của cộng đồng
Phân tích thực trạng chăm sóc NCCVCM tại xã Quỳnh văn
Phân tích, đánh giá nhu cầu chăm sóc của NCCVCM
Đánh giá nguồn lực của địa phƣơng trong việc chăm sóc NCCVCM
Đề xuất giải pháp huy động tất cả các nguồn lực trong cộng đồng để chăm
sóc NCCVCM.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng các chƣơng trình, chính sách chăm sóc với NCC đƣợc thực hiện
nhƣ thế nào?
Hiện nay, cộng đồng xã Quỳnh văn có những chƣơng trình, chủ trƣơng gì để
chăm sóc đối với NCCVCM? Những giải pháp ấy đem lại những kết quả và những
hạn chế gì?

17


Hiện nay cộng đồng đang có những nguồn lực gì trong việc chăm sóc
NCCVCM?

Làm thế nào để huy động hiệu quả nhất các nguồn lực của cộng đồng trong
việc chăm sóc NCCVCM?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Các chƣơng trình, chính sách chăm sóc NCCVCM tại xã Quỳnh văn chƣa
đáp ứng đƣợc hết các nhu cầu của NCCVCM.
Hiện nay, cộng đồng xã Quỳnh Văn đang triển khai một số chƣơng trình
chăm sóc NCCVCM Tuy nhiên, các chủ trƣơng, chính sách ấy còn bộc lộ một số
hạn chế, chƣa phát huy hết tiềm năng nguồn lực của cộng đồng,
Cộng đồng xã Quỳnh văn có nhiều nguồn lực để có thể liên kết lại chăm sóc
NCCVCM có hiệu quả hơn.
Để huy động các nguồn lực cộng đồng chăm sóc NCCVCM cần phải đánh
giá nguồn lực có tại địa phƣơng.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu can thiệp dựa vào chính nội lực của cộng đồng trên
cơ sở phân tích đánh giá thực trạng các chƣơng trình, chính sách, những biện pháp
và nguồn lực mà cộng đồng đang có để tìm cách kết nối họ trong một mô hình chăm
sóc NCCVCM. Cộng đồng trong nghiên cứu này đƣợc nghiên cứu nhƣ là một hệ
thống đƣợc cấu thành bởi các tiểu hệ thống. Do vậy, nghiên cứu cố gắng đánh giá
đầy đủ các loại nguồn lực có trong các tiểu hệ thống của cộng đồng. Hơn nữa,
nghiên cứu này tiếp cận theo quyền con ngƣời.
Vận dụng một số lý thuyết trong công công tác xã hội nhƣ : lý thuyết nhu cầu
của Maslow, Lý thuyết hệ thống…

18


9.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin
9.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu đã

tìm hiểu một số tài liệu nhƣ: các nghiên cứu về các chƣơng trình, chủ trƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc với NCC; tài liệu về sức khoẻ, việc làm, cộng đồng các thôn
xóm, các cơ quan ban ngành, đặc biệt là tài liệu của phòng lao động thƣơng binh xã
hội huyện Quỳnh lƣu; báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội hàng năm của huyện
và các xã, thôn xóm; báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của các cơ quan, đoàn
thể xã Quỳnh văn,… và các tài liệu liên quan khác (xem phần Danh mục tài liệu
tham khảo).
9.2.2. Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát ngoài đƣợc chúng tôi áp dụng để tìm hiểu những
chƣơng trình chăm sóc NCC với cách mạng tại xã Quỳnh văn, cụ thể nhƣ: quan sát
hệ thống giao thông; quan sát hệ thống nhà ở, sinh hoạt; việc làm; thu nhập; cuộc
sống sinh hoạt của các hộ gia đình…Quan sát này cho phép chúng tôi đánh giá kết
quả, hạn chế cũng nhƣ những nguồn lực của địa Phƣơng có khả năng chăm sóc
NCC gặp khó khăn nói riêng và NCC tại cộng đồng nói chung.
9.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Thu thập thông tin về thực trạng
đời sống của các hộ gia đình NCCVCM; thực trạng thực hiện các chƣơng trình chính
sách của địa phƣơng với NCC, nắm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động đời sống,
làm việc, sức khỏe của NCC. Xác định đƣợc các nhu cầu cần đƣợc đáp ứng nhằm
chăm sóc NCC; đồng thời xác định đƣợc các nguồn lực sẵn có tại cộng đồng có tiềm
năng và khả năng tham gia vào quá trình chăm sóc NCC với cách mạng.
Để đáp ứng đƣợc những điều đó chúng tôi tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu
trong đó có: 7 đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng, 3 cán bộ địa phƣơng.
Mục đích của phƣơng pháp phỏng vấn sâu:

19


Nội dung cốt lõi của các cuộc phỏng vấn sâu tập trung vào những vấn đề
sau: (1) Đánh giá thực trạng các nguồn lực địa phƣơng tham gia chăm sóc

NCCVXCM; (2) Nhu cầu cần đƣợc hỗ trợ, chăm sóc của NCCVCM hiện nay; (3)
Đánh giá các nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc NCCVCM.
Phỏng vấn sâu không nhằm đo lƣờng tần số, tỷ lệ hay mối quan hệ liên quan
giữa các biến số mà chỉ giúp góp phần xác định lại và bổ sung thêm thông tin trong
phần nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi.
Phƣơng pháp thảo luận nhóm: Tổ chức 01 buổi thảo luận nhóm gồm 04
ngƣời đại diện Đảng ủy, chính quyền xã, Chủ tịch Hội cựu chiên binh, cán bộ làm
chính sách xã hội tại địa phƣơng để cùng thảo luận, đánh giá về những khó khăn
trong việc chăm sóc ngƣời có công và đƣa ra các giải pháp khắc phục.
Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi
Tiến hành điều tra bảng hỏi với 100 NCCVCM hiện đang sống tại địa bàn
xã Quỳnh văn huyện Quỳnh lƣu tỉnh Nghệ an. Việc chọn mẫu đƣợc tiến hành theo
phƣơng pháp ngẫu nhiên hệ thống. (1) Rà soát danh sách tất cả NCCVCM hiện
đang sống tại tại địa bàn xã (2) Đánh số thứ tự NCCVCM trong danh sách.
10. Kết cấu luận văn
Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị và Phụ lục, phần
nội dung chính chia làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2. Thực trạng nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc ngƣời có
công với cách mạng tại xã Quỳnh văn - Quỳnh lƣu - Nghệ an.
Chƣơng 3. Mong muốn của Ngƣời có công và đề xuất giải pháp nhằm huy
động nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc ngƣời có công với cách mạng xã
Quỳnh văn

20


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1.1. Nguồn lực cộng đồng
Trƣớc khi tìm hiểu khái niệm nguồn lực cộng đồng, cần hiểu rõ hai khái
niệm “nguồn lực” và “cộng đồng”.
Thứ nhất, đối với khái niệm “nguồn lực”: Theo định nghĩa chung nhất,
nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhƣng có
mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của sự vật hiện tƣợng nào đó. Tuy nhiên
có một số cách hiểu về nguồn lực nhƣ sau:
Trƣớc hết, tham khảo theo quan niệm của Ngân hàng thế giới nguồn lực của
con ngƣời gồm có:
- Nguồn lực tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên (khoảng sản, đất đai, rừng,
nƣớc, khí hậu…); vị trí địa lý (đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng không)
- Nguồn lực vốn: nội lực (ngân sách nhà nƣớc, đóng góp của nhân dân);
ngoại lực (đầu tƣ thông qua con đƣờng hợp tác chính phủ)
Theo tác giả Ngô Doãn Vịnh, Viện trƣởng Viện Chiến lƣợc phát triển thì
khái niệm nguồn lực đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ. Có nghĩa là dƣới nhiều góc
độ, ngƣời ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn và
có cách ứng xử với chúng thích hợp. Ngƣời ta chia ra thành nguồn lực vật chất và
nguồn lực tinh thần.
Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài
nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ điện, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khí
hậu, vị trí địa kinh tế...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng (nhà cửa, công trình
công cộng, đƣờng sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất và truyền tải điện, hệ
thống cung cấp và thoát nƣớc, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống viễn thông và
truyền thông...).
21


×