Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

phát triển thị trường lao động tại Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.76 KB, 18 trang )

Mục lục

1

Thị trường lao động


Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển thị trường
lao động là một yếu tố khách quan. Yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách kinh tế, xã hội, hoàn
thiện đồng bộ hệ thống thị trường, trong đó có thị trường lao động, tạo ra cơ sở
thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả nền kinh tế. Tuy nhiện, hiện nay thị trường lao
động nước ta nói chung và thị trường lao động tại tỉnh Đà Nẵng nói riêng vẫn là thị
trường kém phát triển và đang có sụ bất cân đối lớn về cung cầu lao động, áp lực về
cầu lao động lớn. Trong khi đó, hệ thống chính sách và môi trường cho sự hoạt
động và phát triển của thị trường lao động còn nhiều bất cập. các vấn đề lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn về thị trường lao động cũng có hạn chế. Do đó em chọn đề
tài “Phát triển thị trường lao động tại Đà Nẵng” nhằm phân tích thực trạng và đề
xuất một số giải pháp phát triển thị trường lao động tại Đà Nẵng.
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
1: cơ sở lý luận về phát triển thị trường lao động tại Đà Nẵng
2: thực trạng phát triển thị trường lao động tại Đà Nẵng
3: giải pháp phát triển thị trường lao động tại Đà Nẵng
Do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự
đóng góp của cô để bài viết được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Huế đã tận tình hướng dẫn em hoàn thiện
bài tiểu luận này!
2

Thị trường lao động




DANH MỤC VIẾT TẮT
TTLĐ: Thị trường lao động
LĐ: Lao động
NLĐ: Người lao động
LLLĐ: Lực lượng lao động

3

Thị trường lao động


1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường
1.1.
Khái niệm thị trường lao động

lao động ở Đà Nẵng

Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu
cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ LĐ thông qua các hình
thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận khác
(thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội…) trên cơ sở một hợp
đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hơpj
đồng hay thỏa thuận khác. (PGS. TS. Nguyễn Tiệp, 2008).
1.2.

Khái niệm phát triển thị trường lao động

Phát triển TTLĐ là quá trình dịch chuyển chủ động về quy mô, cơ cấu, các

yếu tố cấu thành và các mối liên hệ cơ bản trên TTLĐ nhằm thúc đẩy sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội và con người.
Từ khái niệm có thể thấy nội dung cơ bản của phát triển TTLĐ bao gồm: sự
kiểm soát về quy mô và nâng cao chất lượng cung lao động, tăng số lượng và
chất lượng cầu lao động; sự cải thiện chế độ tiền lương và điều kiện làm việc;
giảm tỷ lệ thất nghiệp; mở rộng quy mô và tăng chất lượng của hệ thống thông
tin và dịch vụ trên thị trường lao động.
1.3.

Ý nghĩa của phát triển thị trường lao động

Phát triển thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số tích cực kinh tế,
kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được

4

Thị trường lao động


những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình,
cũng như nuôi sống gia đình mình.
Thị trường lao động sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về ngành nghề nào
đang cần, nơi nào đang dư thừa sức lao động, những người đang đi tìm kiếm
việc làm cần phải trang bị và bồi bổ những chuyên môn nghiệp vụ gì, phải mở
rộng kiến thức và kỹ năng theo hướng nào để có thể nhận được việc làm theo
mong muốn.
Cạnh tranh giữa những người lao động sẽ thúc đẩy mở rộng vùng thợ chuyên
nghiệp làm thuê, nâng cao chuyên môn và khả năng tổng hợp của họ. Mặt khác,
sự cạnh tranh của các ông chủ trên thị trường lao động sẽ bắt buộc họ không chỉ
duy trì mức lương đã đặt ra, mà còn tạo ra những môi trường làm việc thuận lợi,

thể hiện sự quan tâm nhất định về thoả mãn những nhu cầu cần thiết và đảm bảo
những quan hệ qua lại bình thường trong tập thể lao động giữa những người lao
động, cũng như giữa lãnh đạo và nhân viên.
Phát triển thị trường lao động giúp tìm kiếm và sắp xếp công việc cho những
người mới tất nghiệp các trường đào tạo, cũng như những người trước đây
không làm việc và chưa bao giờ tìm kiếm việc làm, có nghĩa là chuyển họ từ
dân số không tích cực kinh tế vào dân số tích cực kinh tế.
2. Thực trạng phát triển thị trường
2.1.
Khái quát về Đà Nẵng
2.1.1. Khái quát chung về Đà Nẵng

lao động tại Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không Đà Nẵng hiện nay có tám quận,
huyện với tổng diện tích là 1285,4 km².

5

Thị trường lao động


Theo báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia dân số-kế hoạch hóa
gia đình, giai đoạn 2011-2015, của Sở Y tế Đà Nẵng, dân số thành phố năm
2015 là 1.124.600 người, việc kiểm soát tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%.
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà
Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu
dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng…Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng

bình quân 20% /năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những
địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt
Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
2.1.2.

Tình hình kinh tế xã hội tại Đà Nẵng

Về kinh tế, năm 2015 tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Đà Nẵng đạt 45.885
tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2014. Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp
tục phát triển; tính trong năm 2015 tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà
Nẵng đạt 4,6 triệu lượt, tăng 20,5% so với năm 2014, trong đó khách quốc tế
đạt 1,25 triệu lượt, tăng 30,8%; tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt
12.700 tỷ đồng, tăng 28,7% so với năm 2014.
Cùng với dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP được duy trì
ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2015 đạt 41.500 tỷ đồng, tăng
11,3% so với năm 2014. Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển doanh nghiệp và
các hoạt động đối ngoại tiếp tục được quan tâm. Tổng vốn đầu tư phát triển trên
địa bàn TP năm 2015 đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Thu ngân
sách Nhà nước đến 29/12/2015 là 14.691,5 tỷ đồng, đạt 121,4% dự toán HĐND
thành phố giao và đạt 125,9% dự toán Trung ương giao.

6

Thị trường lao động


Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục có nhiều khởi sắc. TP đã tập trung thực
hiện “Năm văn hóa, văn minh đô thị” với nhiều kết quả tích cực; lao động, việc
làm và các chính sách an sinh xã hội được triển khai mạnh mẽ; các chương trình
“thành phố 5 không, 3 có” tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. An ninh, chính trị,

trật tự án toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo.
2.2.

Thực trạng phát triển thị trường lao động tại Đà Nẵng

Có thể nhận thấy, thị trường lao động Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói
chung, có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động. Hiện tại,
cung sức lao động tăng rất lớn; chỉ tính trong 5 năm gần đây, Đà Nẵng tăng
4,0% đến 4,2% (cả nước tăng 3,2% đến 3,5%); mỗi năm thành phố có khoảng
20 ngàn đến 25 ngàn người đến tuổi lao động và lao động nhập cư (cả nước 1,3
triệu đến 1,5 triệu người), tỷ lệ thất nghiệp đến cuối năm vẫn còn 4%.[4]
2.2.1. Cung lao động
Nguồn cung lao động được đào tạo khá tốt, hằng năm trên địa bàn có khoảng
15 ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường; đào tạo nghề có bằng cấp
khoảng gần 5 ngàn và hàng chục ngàn lao động được đào tạo ngắn hạn và đào
tạo lại biểu hiện qua bảng Bảng 2.2.1. dân số và lực lượng lao động giai đoạn
2013 - 2015 (xem bảng 2.2.1 tại phụ lục 1)
Qua bảng 2.2.1 ta thấy lực lượng lao động trên địa bàn Đà Nẵng rất dồi dào về
số lượng và tăng qua các năm, năm 2013 là 517,65 ngàn người và đến năm 2015
tăng lên 562,06 ngàn người. trong đó dân số trong độ tuổi LĐ ở thành thị chiếm
tỷ lệ cao (88,77% năm 2015). Điều này cho thấy LĐ có xu hướng di chuyển đến
thành thị để tìm việc làm hơn là ở nông thôn. ở thành thị có các khu công nghiệp
lớn là nơi cần LLLĐ lớn, điều đó giúp NLĐ có cơ hội làm việc hơn.
Lao động qua đào tạo tại Đà Nẵng cũng chiếm tỷ lệ cao biều hiện qua bảng
2.2.2. Lực lượng lao động phân theo trình độ (xem bảng 2.2.2 tại phụ lục 1)
7

Thị trường lao động



Qua bảng 2.2.2. ta thấy lực lượng lao động phân theo trình độ tại Đà Nẵng chiếm
đa số. Số LLĐ có trình độ đại học, cao đẳng cao nhất là tăng từ năm 2013 (83,645
người) đến năm 2015 là 106,681 người trong khi số LĐ là công nhân kỹ thuật lại có
xu hướng giảm (năm 2013 có 37,981 người đến năm 2015 còn 36,961 người). Điều
này cho thấy LĐ đã quan tâm nhiều hơn và tham gia đào tạo đến trình độ đại học
và cao đẳng.
2.2.2. Cầu lao động
Về cầu lao động, kinh tế thành phố trong những năm qua tăng trưởng ổn định,
tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn vừa qua, sự phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đã tạo ra nhu cầu lao động tăng
thêm khoảng 98 ngàn lao động, đã giải quyết việc làm cho 167.500 lao động,
bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho khoảng 34 ngàn lao động [4]. Cầu
lao động biểu hiện qua bảng 2.2.3: Khả năng giải quyết việc làm (xem bảng
2.2.3 ở phụ lục 2)
Qua bảng 2.2.3 ta thấy LĐ đang làm việc trong nền kinh tế tăng từ 494.617
người (năm 2013) lên 515.922 người vào năm 2014. Bên ạnh đó, LĐ đang làm
việc tiếp tục tăng lên đến 538.730 người vào năm 2015 và tỷ lệ LĐ được giải
quyết việc làm cũng tăng từ 33.500 người (năm 2013) lên 34.000 (năm 2015).
Điều này cho thấy chính quyền địa phương đã có chính sách giải quyết việc làm
cho NLĐ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng
2.2.3. thất nghiệp
Việc đào tạo không tính đến cơ cấu lao động của nền kinh tế, ngành nào dễ đào
tạo thì đua nhau đào tạo. Hậu quả là Đà Nẵng có hơn 4 ngàn lao động tốt nghiệp
đại học và trên đại học thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp tại Đà nẵng chiếm tỷ
lệ cao biểu hiện qua bảng dưới đây
8

Thị trường lao động



Bảng 2.2.3: Tỷ lệ thất nghiệp và có việc làm giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu
LLLĐ
LĐ được giải
quyết VL
Tỷ lệ thất
nghiệp
LĐ đang làm
việc

Đơn vị
Người
Người

2013
517.653
33.500

2014
539.103
33.800

2015
34.000
34.000

%

4,45


4,30

4,15

Người

494.617

515.922

538.731

(Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng)
Qua bảng 2.2.3 ta thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Đà Nẵng chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lên
đến 4,45% vào năm 2013 và tuy có giảm xuống vào năm 2015 nhưng tỷ lệ rất
thấp chỉ có giảm 0,3%, thất nghiệp vẫn chiếm 4,15% vào năm 2015
2.2.4. Thu nhập bình quân đầu người
Theo tổng cục thống kê, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng tại Đà Nẵng ở
mức khá cao biểu hiện qua biểu đồ 2.2.4. thu nhập bình quân đầu người một
tháng tại Đà Nẵng (xem biểu đồ tại phụ lục 3)
Qua biểu đồ 2.2.4 ta thấy mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng tại Đà
Nẵng tăng dần từ năm 2013 là 2.865 nghìn đồng tăng lên 4.362 nghìn đồng vào
năm 2015. Mức thu nhập tăng lên, tuy chưa phải là mức cao nhưng điều này
cho thấy mức sống của LĐ được cải thiện, đầy đủ hơn. Các DN đã trú trọng đến
đời sống của NLĐ hơn, điều đó sẽ giúp họ an tâm làm việc.
Khi TTLĐ phát triển, chất lượng LĐ tăng; tính cạnh tranh cao thì sự thay đổi
vị trí làm việc càng thêm phức tạp và phong phú. Hằng năm trên địa bàn thành
phố có khoảng 9 ngàn đến 10 ngàn người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp
và rồi trở lại với thị trường lao động tìm kiếm việc làm mới thay thế gần như
thế. Vấn đề này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh ở các đơn vị sản xuất,

kinh doanh trên địa bàn.
9

Thị trường lao động


2.3.
2.3.1.

Đánh giá chung về phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng
Ưu điểm

Cung LĐ dồi dào về số lượng và chất lượng lao động cũng được nâng cao
thông qua trình độ đài tạo của NLĐ theo chuyên môn.
Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đã tạo ra nhu cầu
lao động tăng. Cầu lao động tăng góp phần giải quyết việc làm cho NLĐ trên
địa bàn tỉnh.
Hệ thống dịch vụ việc làm được hình thành cơ bản đáp ứng một phần trong
công tác kết nối, giao dịch việc làm; có 7 cơ sở dịch vụ việc làm (4 cơ sở công
lập, 3 cơ sở ngoài công lập), lớn nhất là Trung tâm Dịch vụ việc làm Đà Nẵng tổ
chức được sàn giao dịch việc làm định kỳ 3 phiên/tháng đảm nhận thực hiện
chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn việc làm; kết nối giải quyết việc làm
được 35% tổng số lao động được giải quyết việc làm trên địa bàn.
Thu nhập bình quân của NLĐ đã có sự tăng lên qua các năm góp phần cải
thiện đời sống của NLĐ.
Tỷ lệ thất nghiệp tuy còn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm dần qua các
năm.
2.3.2.

Hạn chế còn tồn tại


Cung lao động cao hơn cầu lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tuy tỷ lệ
thất nghiệp đã giảm xuống vào năm 2015 (giảm 0,3 % so với năm 2013)
nnhuwng vẫn ở mức cao.
Hệ thống thông tin về thị trường lao động tuy có khởi động được 5 năm nhưng
vẫn còn mang tính góp nhặt thông tin. Cập nhật thông tin chưa đầy đủ và chưa
có dự báo ngắn hạn, trung hạn làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá các đặc
trưng và biến động của quan hệ cung-cầu sức lao động để phục vụ cho công tác
10

Thị trường lao động


kế hoạch hóa đào tạo chung cho toàn bộ hệ thống cũng như từng cơ sở đào tạo.
Đặc biệt Thông tin về cầu lao động chưa có một cơ chế ràng buộc để các cơ sở
sản xuất kinh doanh cung cấp một cách cơ bản để có cơ sở dữ liệu cân đối và dự
báo.
Thu nhập bình quân đầu người/tháng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của
NLĐ so với sự tăng của giá cả thị trường.
Đào tạo không tính đến cơ cấu lao động của nền kinh tế cộng với tâm lý của
người lao động chỉ muốn làm thầy không muốn làm thợ và không có chính sách
khuyến khích đối với đội ngũ công nhân lành nghề nên cơ cấu của lực lượng lao
động được đào tạo không đáp ứng theo nhu cầu của xã hội.
Hệ thống dịch vụ việc làm phát triển còn chậm, còn nhỏ manh mún, chưa có
một cấu trúc tổ chức rõ ràng, đội ngũ cán bộ chưa đồng bộ.
2.3.3.

Nguyên nhân của hạn chế

Tỷ lệ thất nghiệp còn cao, tuy NLĐ đã được đào tạo nhưng vẫn có tình trạng

thất nghiệp do đào tạo không tính đến cơ cấu lao động của nền kinh tế, ngành
nào dễ đào tạo thì đua nhau đào tạo.
Do một số DN chưa quan tâm đến mức sống cua NLĐ nên dẫn đến tình trạng
trả lương thấp, không đáp ứng được nhu cầu của NLĐ
Việc cập nhật thông tin chưa đầy đủ và chưa có dự báo ngắn hạn, trung hạn làm
cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng và biến động của quan hệ
cung-cầu sức lao động để phục vụ cho công tác kế hoạch hóa đào tạo chung cho
toàn bộ hệ thống cũng như từng cơ sở đào tạo. NLĐ k tiếp xúc được với thông
tin tuyển dụng của các DN, k tìm được việc làm
2.3.4.

Sự tương quan giữa cung và cầu lao động
11

Thị trường lao động


Cung lao động và cầu lao động không cấn đối, tình trạng cung lao động lớn hơn
cầu lao động làm cho thất nghiệp xảy ra. Mặc dù LLLĐ dồi dào về số lượng
nhưng chất lượng lao động không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công
việc.
3.

Một số giải pháp phát triển TTLĐ ở Đà Nẵng
Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, nâng cao năng

suất lao động và phát triển nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng đúng hướng theo
cơ cấu đề ra; phát triển thị trường lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có ý
nghĩa hết sức to lớn, em xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:
Tiếp tục lập thúc đẩy về cầu lao động cho phù hợp với tốc độ tăng dân số trong

độ tuổi để dần mất cân đối cung – cầu về lao động trên TTLĐ. Đưa ra các chính
sách ưu tiên hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đang sản xuất kinh
doanh trong thành phố cũng như thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ
đó, thúc đẩy tăng cầu về lao động.
Tiếp tục phát triển và tạo lập nguồn cung lao động phù hợp với yêu cầu của
TTLĐ ngày càng cao. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản
xuất, tăng NSLĐ và sức cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ.
Tiếp tục cải cách tiền lương, tiền công, xác định giá cả sức lao động trên cơ sở
giá trị sức lao động và giá cả những tư liệu tiêu dùng cần thiết, đảm bảo người
lao động luôn được tái sản xuất sức lao động ngày càng cao. Đồng thời, tạo ra
động lực mạnh mẽ cho NLĐ yên tâm làm việc, sáng tạo, từng bước cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình.
Phát triển TTLĐ phải gắn với các thị trường khác nhằm tạo phát triển đa dạng,
cân bằng, ổn định và đảm bảo tính đồng bộ, ngày càng văn minh, hiện đại. Đồng

12

Thị trường lao động


thời phát triển TTLĐ phải đảm bảo thúc đẩy CNH, HĐH đất nước, gắn bó chặt
ché với mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố.
Mở rộng cầu lao động, giải quyết dần mất cân đối cung – cầu về lao động bằng
các gải pháp phát triển kinh tế, khuyến khích đầu tư bằng các giải pháp lớn như:
Quy hoạch phát triển kinh tế, nâng cao và giữ vững vị trí về chỉ số năng lực
cạnh tranh, có chính sách khuyến khích về các điều kiện cho doanh nghiệp có
kỹ thuật, công nghệ cao, và các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố; mở
rộng và nâng cao chất lượng vườn ươm doanh nghiệp… tạo ra một thị trường
cầu lao động phong phú, tạo chỗ việc làm mới ngày càng tăng lên nhanh.
Phát triển thông tin thị trường lao động hoàn thiện hơn bằng các giải pháp: Thu

thập hệ thống dữ liệu cung – cầu lao động tương đối đầy đủ và có hệ thống.
cung cấp dữ liệu đầy đủ về các thông số về cung lao động, địa chỉ từng lao động
đang lao động, có nhu cầu tham gia lao động và nguồn cung cấp sức lao động
mới. Thu thập thông tin cầu lao động từ các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh
nghiệp và các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động. Xử lý, phân tích,
tổng hợp, truyền tải, cung cấp và báo cáo thông tin thị trường lao động.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động
thông tin thị trường lao động ở địa phương, cơ sở. Xây dựng hệ thống tổ chức
và quy trình thu thập xử lý thông tin hiệu quả.
Xác định mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn cung lao động phù hợp
với nhu cầu của xã hội. Hoàn thiện và luôn điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đào
tạo nghề nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của xã hội; Tổ chức đào tạo cho các
đối tượng ưu tiên và khuyến khích đào tạo cho lực lượng lao động ở các lĩnh
vực có cầu lao động cao và dự kiến sẽ phát triển theo định hướng của nền kinh
tế; Thông qua hệ thống dịch vụ việc làm tư vấn nghề nghiệp cho lao động xác
định mục tiêu nâng cao chất lượng sức lao động, nâng cao tính cạnh tranh trên
13

Thị trường lao động


thị trường sức lao động để có chất lượng và hiệu quả, tăng thu nhập và tái sản
xuất sức lao động.
Quy hoạch mạng lưới dịch vụ việc làm, xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm có
hiệu quả, đáp ứng được công tác thu thập xử lý thông tin, kết nối cung cầu, tư
vấn và dự báo thông tin thị trường lao động. Mở rộng và nâng cao hiệu quả sàn
giao dịch việc làm định kỳ, tiến tới tổ chức giao dịch hằng tuần. Giải quyết tốt
bảo hiểm thất nghiệp, chú trọng tiêu chí đào tạo lại và đưa lao động trở lại thị
trường lao động nhanh và kết nối những người được đào tạo xong gia nhập thị
trường lao động.

KẾT LUẬN
Thị trường lao động tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và định
hướng thị trường; khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động
từng bước được hoàn thiện; các kết quả trên thị trường lao động được cải thiện
như chất lượng cung tăng lên, cơ cấu cầu lao động chuyển dịch tích cực, thu
nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực
lượng lao động tăng lên.
Phát triển TTLĐ tại Đà Nẵng là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy đào tạo,
đổi mới chất lượng nguồn nhân lực. Tuy việc phát triển TTLĐ còn gặp nhiều
những khó khăn , việc thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ ngoài việc
giúp cho phát triển bền vững thị trường lao động còn giúp tạo lập sự ổn định và
đồng bộ các loại thị trường khác. Chính vì vậy, phát triển TTLĐ là một yêu cầu
cấp bách trong bối cảnh nước ta đang tiến hành CNH, HĐH để hình thành nên
các thang bậc giá trị sức lao động trong xã hội mà quan trọng nhất ở đây là vấn
đề tiền lương. Xây dựng và phát triển TTLĐ nhằm giải quyết việc làm, sử dụng
hợp lý nguồn nhân lực đang là một yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế
xã hội ở Đà Nẵng nhằm xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.
14

Thị trường lao động


Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Tiệp, 2008 giáo trình thị trường lao động, NXB lao động
2.

xã hội, Hà Nội
/>
3.


kinh-te-xa-hoi-nam-2015-364647.html
/>
4.

p_pers_id=42058&p_folder_id=&p_main_news_id=86105140
/>
PHỤ LỤC 1
Dân số đến năm 2015 là thành phố có hơn 1.124.600 người và lực lượng lao
động có hơn 562.000 người, chiếm 49,98% so với dân số (năm 2010 lực lượng lao
động chiếm 49,14% dân số). Đây là nguồn cung lao động đảm bảo tương đối cho
sự cân đối cung cầu lao động trên địa bàn thành phố.
Bảng 2.2.1. Dân số và lực lượng lao động giai đoạn 2013 – 2015.
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Dân số (31/12) (ngàn
người)

1.042,74

1.082,31

1.124,61

Trong đó: Nữ


532,91

552,90

574,28

Tỷ lệ nữ (%)

51,11

51,08

51,06

DS trong độ tuổi LĐ (ngàn
người)

691,54

716,81

743,82

Tr. Đó: Thành thị

612,22

635,46


660,29

Tỷ lệ thành thị (%)

88,53

88,65

88,77

Lực lượng lao động (ngàn
người)

517,65

539,10

562,06

Tỷ lệ LLLĐ/DS (%)

49,64

49,81

49,98
15

Thị trường lao động



(Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng)

PHỤ LỤC 2
Bảng 2.2.1b. Lực lượng lao động phân theo trình độ
Chỉ tiêu

Đơn vị

2013

2014

2015

Tổng số

người

463,796

506,424

515,018

Công nhân kỹ
thuật

người


37,981

38,488

36,961

Trung học

người

26,085

26,840

35,126

Cao đẳng, đại học

người

83,645

88,624

106,681

Khác

người


316,085

352,471

336,250

(Nguồn: viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng)

PHỤ LỤC 3
Bảng 2.2.2. Khả năng giải quyết việc làm
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

LĐ đang làm việc trong nền kinh tế

494.617

515.922

538.730

16

Thị trường lao động



(ng)
LĐ tăng thêm (ng)

19.822

21.305

22.808

LĐ được giải quyết việc làm (ng)

33.500

33.800

34.000

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

4,45

4,30

4,15

(Nguồn: UBND thành phố Đà Nẵng)

PHỤ LỤC 4
Biểu đồ 2.2.4. thu nhập bình quân đầu người một tháng tại Đà Nẵng

Đơn vị: Nghìn đồng

(Nguồn: tổng cục thống kê)

17

Thị trường lao động


18

Thị trường lao động



×