Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Slide tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 20 trang )

HÀNH CHÍNH HỌC
ĐẠI CƯƠNG

HỌC PHẦN


TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

NỘI DUNG:

1. TỔNG QUAN BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

3. NGUYÊN NHÂN


1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.1. Khái niệm

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm thực
thi quyền hành pháp. Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước tuân thủ theo những nguyên
tắc chung do pháp luật quy định.


1.2. Bộ máy hành chính nhà nước

Sơ đồ:


Tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương
Chính phủ

Bộ

Cơ quan ngang bộ

Cơ quan thuộc CP

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương

UBND các cấp

Khối các cơ quan chuyên môn

Khôi các quan quan chức năng


2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. Những mặt đã làm được



Cơ cấu tổ chức bộ máy của chính phủ và các cơ quan hành chính các cấp được sắp xếp tinh gọn

hơn trước; bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở vận hành, phát huy tác dụng hiệu quả tốt
hơn, đã điều chỉnh, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống hành chính, khắc
phục những chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ.





Từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, trước hết là hành
chính thể chế kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN.



Việc quản lý, sử dụng cấn bộ, công chức được đổi mới một bước theo các quy
định của Luật cán bộ, công chức năm 2008: từ khâu tuyển chọn, dánh giá, thi nâng
ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng. Chế độ, chính sách tiền lương
bước đầu được cải cách theo hướng tiền tệ hóa.




Bước đầu phân biệt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước với hoạt động
của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.



Chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà
nước từ chính phủ, các bộ, ngành trung ương đến UBND các cấp đã có nhiều
thay đổi, tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước.


2.2. Những hạn chế, tồn tại




Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu việc quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và yêu cầu hội nhập quốc tế;



Tổ chức bên trong của các bộ, ngành trung ương có chiều hướng chia nhỏ các lĩnh vực công tác để
lập thêm tổ chức và có xu hướng tìm mọi lý do để nâng cấp tổ chức không hợp lý;


 Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều thang nấc, thiếu tập trung, còn nhiều đầu mối;




Chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ chính

phủ, các bộ, ngành trung ương đến UBND các cấp đã có nhiều thay đổi, tiến bộ, tập
trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước.



Sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch, Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương các cấp vẫn còn ôm đồm quá nhiều việc,
trong khi đó chức năng chính là tập trung quản lý vĩ mô không được thực hiện tốt;





Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều yếu kém về phẩm chất, tinh thần trách
nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm
đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra
nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức, bất cập nhiều về phương
diện như giữa miền núi với đô thị, về lứa tuổi …;




Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa được thực sự gắn bó với dân, không nắm
chức được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức
tạp. Hiện đại hóa công sở, đổi mới phương thức và phong cách làm việc còn chậm, kém hiệu quả;



Chưa có những cơ chế chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công.


3. Nguyên nhân những hạn chế trên

- Những nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò, chức năng quản lý, về xây dựng bộ máy hành
chính nhà nước trong tình hình mới, điều kiện mới chưa thật rõ ràng và chưa thống nhất, còn nhiều
vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, còn nhiều chủ trương , chính sách, quy định
của pháp luật ra đời trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chưa được kịp thời sửa đổi, thay
thế;


-


Mặc dù chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước

đã được điều chỉnh, nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với yêu cầu quản lý xã hội và quản lý nhà
nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nguyên nhân chủ yếu là tư duy về kinh tế và
hành chính chậm được đổi mới;


-

Cải cách bộ máy hành chính gặp phải trở ngại lớn do đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ
quan hành chính, nhiều cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương;

-

Ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp vẫn còn đè nặng
lên nếp nghĩ, cách làm của không ít cán bộ công chức; cuộc cải cách
bộ máy nhà nước có lúc, có nơi chưa được chuẩn bị tốt về mặt tư
tưởng;


-

Các chế độ, chính sách về tổ chức cán bộ, về tiền lương còn nhiều điều chưa phù hợp, chưa
tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc cải cách bộ máy hành chính;

-

Những thiếu xót trong công tác chỉ đạo của Chính phủ, các bộ,
ngành trung ương và UBND các cấp trong tiến trình cải cách
hành chính; sự chỉ đạo thực hiện các chủ trương đã đề ra thiếu

cương quyết và chưa thống nhất.


Liên hệ thực tế:

-

Bộ Chính trị vừa có Nghị quyết 39-NQ/TW về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức.

-

Trong năm năm thực hiện Nghị định 132, trong số 67.389 người nghỉ thuộc diện “tinh giản biên chế” trên cả
nước, có tới 61.018 người nghỉ hưu trước tuổi (chiếm hơn 90,5%).

-

Ðến năm 2013, sau mười năm thực hiện tinh giản, số lượng biên chế không những không giảm, mà còn tăng
thêm 20%, làm cho bộ máy ngày càng phình to.


-

Ðiều đó cho thấy, chính sách tinh giản biên chế chưa thật sự giảm được những người
cần giảm - những người chưa đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị. Vẫn còn tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu biên chế trong một cơ quan,
tổ chức.

-


Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế mới (có hiệu lực từ
ngày 10-1-2015) dự kiến trong sáu năm, từ 2014-2020, sẽ tinh giản khoảng 100.000
người (80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, 20% giải quyết thôi việc) với kinh phí dự
kiến khoảng 8.000 tỉ đồng.


Tóm lại việc cải cách hành chính ở Việt Nam trong những năm qua
và trong tương lai đi theo hướng làm cho bộ máy hành chính hoàn bị
hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp
luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bước chuyển nền hành chính từ
cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành
chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, là người
đánh gía khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ
máy hành chính.

KẾT LUẬN


CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH
CỦA NHÓM



×