Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

đề tài: “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.29 KB, 47 trang )

TÓM LƯỢC
Dưới đây là toàn bộ kết quả của công trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp khóa
học của em về đề tài: “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty Cổ phần
Thú Y Xanh Việt Nam”. Với mục đích bổ sung và hoàn thiện lý luận về văn hóa doanh
nghiệp, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty Cổ phần Thú Y Xanh
Việt Nam trong thời gian tới nên em đã hoàn thành khóa luận này.
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là: Nghiên cứu lý luận về văn hóa, văn hóa
doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời tiến hành nghiên cứu, đánh
giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty có thể hoàn thiện công
tác xây dựng và phát triển văn hóa của mình.
Những kết quả mà khóa luận đã đạt được như sau:
Phần mở đầu: Đã nêu được tính cấp thiết của đề tài về mặt lý luận nói chung và
thực tiễn tại công ty nói riêng, xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, kết cấu các chương của khóa luận.
Chương I: Đã nêu được khái quát các khái niệm cơ bản, một số lý thuyết về văn
hóa, văn hóa doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Chương II: Đã giới thiệu được về công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam, phân
tích tác động của các nhân tố môi trường bên ngoài và bên trong tới việc xây dựng và
phát triển văn hóa công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam, đưa ra các kết luận cuối
cùng theo chiều hướng đánh giá thực trạng tại công ty.
Chương III: Đã nêu dự báo những triển vọng và quan điểm giải quyết, đưa ra các
giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty trong thời
gian tới.


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu, phòng đào tạo,
các thầy cô giáo trong trường nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Quản Trị
Doanh nghiệp nói riêng. Các thầy cô đã tạo cho chúng em có một môi trường học tập
và truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức trong quá trình chúng em học tập tại
trường.


Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Lê Tiến Đạtđã tận tình hướng dẫn và nhờ
vậy mà em có thể hoàn thành bài khóa luận này một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh hơn.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên Công
ty Cổ Phần Thú Y Xanh Việt Nam là những anh chị đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá
trình em tìm tư liệu. Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo công ty đã tin tưởng và
ủng hộ giúp em có thêm động lực để thực hiện đề tài này.

Ký tên
Thảo
Ngô Thị Thu Thảo


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và và xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với những đối thủ đến từ khắp nơi trên thế giới. Các
doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn về trình độ quản lý, về
vốn, công nghệ, nhân lực... Vậy phải làm thế nào để các doanh nghiệp trong nước xây
dựng được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình? Làm thế nào để có thể nổi trội hơn trong
số vô vàn doanh nghiệp khác cùng kinh doanh trong một lĩnh vực? Các doanh nghiệp
có thể áp dụng nhiều cách khác nhau và họ nhận thấy rằng việc xây dựng và phát triển
văn hóa doanh nghiệp mang lại hiệu quả không hề nhỏ. Không ít doanh nghiệp đã sẵn
sàng chi một khoản tiền không nhỏ đề đầu tư cho hoạt động này. Thực tế đã chứng
minh rằng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng, nó
được xem như là một tài sản quý báu của mỗi doanh nghiệp và thật không hề nói quá
chút nào khi cho rằng văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố vàng tạo nên sự thành
công của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Văn hóa doanh nghiệp có khả năng tạo ra sự
gắn kết diệu kỳ giữa các thành viên trong công ty. Văn hóa doanh nghiệp có tác dụng
như một sợi dây vô hình gắn kết mọi người với nhau cùng nỗ lực phấn đấu, cùng nhau
cố gắng vì thành tích vững chắc cho doanh nghiệp. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh

mẽ tạo nên sức mạnh tinh thần cho các thành viên, khơi dạy niềm tự hào trong họ từ
đó họ có thể phát huy khả năng sáng tạo, giúp cho các hoạt động trong doanh nghiệp
diễn ra trôi chảy, quá trình sản xuất kinh doanh cũng được thuận lợi. Văn hóa doanh
nghiệp còn góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng, tạo nên uy
tín và thương hiệu riêng cho doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp đã được đông đảo doanh nghiệp quan tâm tới chính vì sự
tác động thường xuyên của nó tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam nơi em thực tập văn hóa
doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt là việc định hướng
một cách đúng đắn làm sao và như thế nào để xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp còn chưa rõ ràng. Tại công ty, vấn đề “văn hóa doanh nghiệp” tuy đã được cấp
lãnh đạo quan tâm tới nhưng chưa thực sự được triển khai một cách sâu rộng, hiệu quả
tới các thành viên hay có những nghiên cứu cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế


của doanh nghiệp. Do vậy việc tìm hiểu đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp công
ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam” là một nghiên cứu mang tính cấp thiết đối với
doanh nghiệp. Việc lựa chọn đề tài này là đề tài làm đề tài khóa luận của em cũng đã
nhận được sự đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ của ban lãnh đạo, các anh chị
trong công ty.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Qua quá trình tìm hiểu em thấy rằng đề tài “Xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp tại công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam chưa từng có ai nghiên cứu
về doanh nghiệp này. Đã có rất nhiều sách, giáo trình về xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp như:
+

Tập bài giảng Quản trị học, bộ môn Nguyên lý Quản trị, trường Đại học Thương Mại,

năm 2011.

+ Giáo trình Văn hóa kinh doanh, tác giả PGS.TS. Dương Thị Liễu, năm 2011, bộ môn
Văn hóa kinh doanh, trường Đại học kinh tế quốc dân.
Đồng thời sau một thời gian nghiên cứu và tham khảo các đề tài nghiên cứu về
công tác kiểm soát của doanh nghiệp khác nhau trong thời gian gần đây em đã tìm
được một số sản phẩm như:
-

Luận văn “ Phát triển văn hóa kinh doanh tại công ty Cổ phần Tập đoàn truyền thông
và công nghệ Nova, 2015, tác giả Ngô Thị Thương, TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn
hướng dẫn – khoa Quản trị doanh nghiệp. Luận văn đã chỉ ra được những khó khăn mà

-

công ty gặp phải khi xây dựng và phát triển văn hóa công ty.
Luận văn “ Phát triển văn hóa kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất cơ điện và
thương mại Phương Linh, 2015, tác giảTrương Văn Chinh, TS. Trần Thị Hoàng Hà
hướng dẫn – khoa Quản trị doanh nghiệp. Luận văn đã chỉ ra rất chi tiết các những hạn

-

chế mà công ty gặp phải và hướng giải quyết những hạn chế đó.
Luận văn “ Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại công ty Cổ phần Hạ Tầng
Viễn Thông CMC, 2014, tác giả Nguyễn Thị Hà My, ThS. Dương Thị Thúy Nương
hướng dẫn – khoa Quản trị doanh nghiệp. Luận văn đã nghiên cứu về những giá trị văn
hóa điển hình của công ty Cổ phần Hạ Tầng Viễn Thông CMC.
3.Mục tiêu nghiên cứu


Một là: qua nghiên cứu và tiếp cận văn hóa trên nhiều khía cạnh, nhiều góc
nhìn khác nhau nhằm đưa ra các lý thuyết toàn diện về VHDN, đòng thời làm rõ vai

trò của việc phát triển VHDN đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Hai là: nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển VHDN của
công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam.
Ba là: đề xuất và kiến nghị giải pháp giải quyết vấn đề phát triển văn hóa doanh
nghiệp của công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Tối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình VHDNmà công ty cổ phần Thú Y Xanh
Việt Nam đang xây dựng: các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, lực lượng, các
điều kiện ràng buộc giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển văn
hóa.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: tại công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam,
 Phạm vi thời gian: nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh

nghiệp tại công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam từ năm 2013-2015 và đề xuất giải
pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty đến năm 2022.
 Phạm vi nghiên cứu về nội dung: các khái niệm liên quan đến N, các yếu

tố cấu thành VHDN, vai trò và tác động của VHDN tới doanh nghiệp, các nguyên tắc
và cách thức phát triển VHDN, các nhân tố ảnh hưởng tới VHDN và liên hệ thực tiễn
với công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam.
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
 Phương pháp điều tra

Phiếu điều tra là công cụ ghi chép và lưu giữ kết quả thu thập được trong cuộc
điều tra, trong đó in sẵn nội dung tiêu thức tìm hiểu. Phiều điều tra thường được thiết
kế gồm các câu hỏi dạng trắc nghiệm và dạng mở.



Tại công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam em đã tiến hành phát phiếu điều tra
đến các đối tượng là các phó phòng, nhân viên công ty. Mẫu phiếu điều tra thực trạng
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các việc nghiên cứu
xã hội. Khi sử dụng phương pháp này có thể đưa ra chủ đề phỏng vấn và có thể sử
dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn.
5.1.2. Phương pháp xử lý thông tin sơ cấp
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê: là phương pháp sử dụng các công
cụ thống kê ứng dụng phân tích dữ liệu đa biến trong phân tích dữ liệu (gồm cả dữ liệu
có sẵn của doanh nghiệp, dữ liệu khảo sát các thành viên trong công ty) nhằm đưa ra
các kết quả đánh giá tổng hợp nhất.
5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
5.2.1. Phương pháp thuthập dữ liệu thứ cấp
Là phương pháp thu thập dữ liệu đã được xử lý từ các nguồn của công ty, nguồn
từ báo chí, website, các tài liệu, sách vở. Qua việc thu thập những dữ liệu này để thấy
kết quả của công tác xây dựng văn hóa được tiến hành đem lại kết quả gì đối với môi
trường làm việc tại công ty.
5.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh.
 Phương pháp phân tích – thống kê: Qua việc điều tra, em tiến hành thống kê và

phân tích kết quả thu được từ việc điều tra để đưa ra nhận xét; đồng thời kết hợp với
các ý kiến của chuyên gia qua việc phỏng vấn nhằm thấy rõ hơn công tác xây dựng và
phát triển văn hóa tại công ty.
 Phương pháp so sánh: Bằng việc so sánh số liệu được thống kê theo các chỉ


tiêu của các năm để phân tích tình hình tăng giảm của chúng, qua đó đưa ra các nhận
xét. Phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi bởi nó có độ chính xác cao.
 Phương pháp phân tích tổng hợp: Là việc kết hợp sử dụng dữ liệu từ các


phương pháp thu thập để phân tích, bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; sử dụng
phương pháp này nhằm có cái nhìn tổng quát nhất về xây dựng văn hóa để có thể thấy
được ưu, nhược điểm của công tác xây dựng và phát triển văn hóa và vấn đề gì đang
tồn tại ở công tác này từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn.
6. Kết cấu đề tài
Nội dung của khóa luận gồm 3 chương với nội dung sau:
Chương I: Một số lý luận về xây dựng và phát triển văn hóa của doanh nghiệp
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát của công ty cổ phần Thú
Y Xanh Việt Nam
Chương III: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và phát
triển văn hóa tại công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam


CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA
1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1.Khái niệm văn hóa
Theo Hồ Chí Minh: “vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cộng đồng, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đọa đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương tiện, phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn
hóa”.
Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể các hoạt động sống động các hoạt động
sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ, hiện tại và qua các thế kỷ hoạt

động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị, các truyền thống và cách thể hiện,
đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”.
Theo Edward Taylor (người Anh): “Văn hóa là một tổng thể phức tạp gồm tri
thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói
quen, tập quán mà con người đạt được theo tư cách là thành viên của xã hội”.
Như vậy: “Văn hóa được đúc kết, lan truyền, chia sẻ từ đời này sang đời khác,
văn hóa được truyền bá rộng rãi trong các cộng đồng xã hội có sự giao thoa văn hóa
giữa các vùng miền, quốc gia với nhau. Văn hóa có nhiều khía cạnh liên quan chặt
chẽ đến nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu mà ta nên tiếp cận nó ở góc độ thích
hợp”.
1.1.2.Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Xã hội rộng lớn có một nền văn hóa lớn. Là một bộ phận của xã hội, mỗi
doanh nghiệp cũng có một nền VHDN của riêng mình. Cũng như văn hóa, VHDN có
rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh nó, tất cả các khái niệm đó sẽ giúp chúng
ta hiểu hơn về VHDN một cách toàn diện và đầy đủ hơn.


Theo quan điểm của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “
VHDN là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được
trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung
quanh”.
Theo George De Sainte Marie: “VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng,
huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ. các quan điểm triết học, đạo đức, tạo nên nền
móng sâu xa của doanh nghiệp”.
Theo ILO(Tổ chức lao động quốc tế): “VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị,
các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ
chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

Vì vậy trên sơ sở kế thừa và phát huy, ta có thể hiểu đầy đủ hơn về văn hóa
doanh nghiệp: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng
nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá
trị, các quan niệm, tập quán và truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp
ấy chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp
trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích”.
1.1.3 Khái niệm và s ự cần thiết của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.1.3.1 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp
Theo triết học duy vật biện chứng: “Phát triển là một phạm trù triết học chỉ
kahsi quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của sự vật. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế caí lạc
hậu.”
Từ khái niệm về phát triển và văn hóa doanh nghiệp, có thể khái quát về phát
triển văn hóa doanh nghiệp như sau: “Phát triển VHDN là biểu hiện của sự phát triển
cao hơn về chất đối với các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu
cầu ngày càng cao hơn của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Là quá trình phất hiện,
sáng tạo ra những yếu tố mới cấu thành nên VHDN. Đồng thời vặn dụng mọi nguồn
lực thích hợp để các yếu tố ấy trở thành giá trị vật chất và tinh thần của doanh nghiệp”.
1.1.3.2 Vai trò của phát triển văn hóa doanh nghiệp


Việc phát triển VHDN đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Một số vai trò của phát triển VHDN được thể hiện dưới đây:
Tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp: VHDN gồm nhiều bộ phận và yếu tố
hợp thành: triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách họp hành, đào tạo,
thậm chí là các tuyền thueets, huyền thoại về người sáng lập… Tất cả những yếu tố đó
tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp và phân biệt nó với các doanh nghiệp, các
tổ chức xã hội khác. Do đó việc phát triển VHDN góp phần giúp cho acsc doanh
nghiệp xây dựng được bản sắc riêng, tạo sự khác biệt mà các doanh nghiệp khác
không thể bắt chước. Đó là hình ảnh văn hóa mang dấu ấn riêng của doanh nghiệp.

Tạo nên giá trị tinh thần: phát triển VHDNsẽ làm cho môi trường làm việc nội
bộ doanh nghiệp lành mạnh, tích cực hơn, từ đó giúp các thành viên trong doanh
nghiệp cảm thấy lạc quan, làm việc một cách thoải mái và cống hiến hết mình cho mục
tiêu của doanh nghiệp. một tập thể tốt sẽ là cơ hội cho mọi người có thể học tập lẫn
nhau tạo nên hững giá trị tinh thần cho toàn doanh nghiệp.
Nâng cao khả năng thích ứng cho danh nghiệp: một doanh nghiệp có
VHDNmạnh thì có khả năng thích ứng cao với những thay đổi từ bên ngoài. Mọi yếu
tố xã hội, khoa học công nghệ, khả năng của con người luôn thay đổi không ngừng, do
đó, một doanh nghiệp nếu không có sự định hướng cho tương lai thì sẽ bị tụt hậu so
với các doanh nghiệp khác. VHDN phát triển mạnh góp phần giúp doanh nghiệp tránh
khỏi tụt hậu so với các doanh nghiệp khác, đồng thời góp phần nâng cao khả năng
thích ứng cho doanh nghiệp.
Tạo sức hút cho doanh nghiệp: VHDN góp phần tạo nên hình ảnh của doanh
nghiệp trong con mắt khách hàng, đối tác. Môi trường VHDN tốt giúp tạo được lòng
tin với khách hàng và các đối tác trong kinh doanh. Hệ quả của phát triển VHDN là
làm cho môi trường VHDN của công ty trở nên tốt hơn, do đó nó cũng góp phần tạo
nên sức hút cho doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp: trong bối cảnh hội nhập kinh
tế Thế giới như hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực nhận được thì các doanh
nghiệp Việt Nam cũng phải đương đầu với rất nhiều thử thách, bên cạnh đó là cuộc
cạnh tranh tồn tại khốc liệt. Để thành công, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng tạo ra
môi trường làm việc hoàn thiện thông qua công tác phát triển VHDN nhằm thu hút


nhân tài và nuôi dưỡng nhân lực nội bộ, ngăn chặn tình trạng thất thoát nhân lực, chảy
máu chất xám, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.Các nội dung lý luận và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
1.2.1.Các nhân tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp.
1.2.1.1.Các yếu tố hữu hình
 Hình thức biểu hiện


Đó là những biểu hiện bên ngoài của văn hóa doanh nghiệp để khiến người
khác nhìn vào nhận ra doanh nghiệp qua những thứ mà có thể cảm nhận bằng các giác
quan một cách rõ ràng như: kiến trúc trụ sở, văn phòng, biểu hiện, tên gọi công ty,
khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên, ngôn ngữ sử dựng…. Tới thăm một doanh
nghiệp có trụ sở to đẹp, biểu hiện rõ ràng, bảo vệ đứng hai bên, thấy nhiều người ra
vào ăn mặc lịch sự… nhiều người có thể có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóa
doanh nghiệp này có thể ở mức cao.
 Nội dung biểu hiện – chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên

Hình thức cũng quan trọng, nhưng nội dung mới là cái quyết định văn hóa. Có
nhiều doanh nghiệp không có trụ sở to, chưa biết làm PR hay quảng cáo, nhưng đội
ngũ lãnh đạo và đa số nhân viên lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đa số sống và làm việc
theo pháp luật, theo nội quy và các chuẩn mực của văn hóa Việt Nam. Văn hóa doanh
nghiệpđược xây dựng bởi đa số các cá nhân trong doanh nghiệp. Cho nên, chất lượng
ban lãnh đạo doanh nghiệpvà các nhân viên chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất
trong việc định hướng và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và văn
hóa doanh nghiệpnói riêng.
Nếu ai đó trong ban lãnh đạo tối cao như chủ tịch hay tổng giám đốc là người
thiếu các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ năng,
có hành vi ứng xử thiếu văn hóa… thì rất khó có thể lãnh đạo doanh nghiệpxây dựng
được một nền văn hóa tiên tiến. Có lẽ đa số nhân viên đều có cảm nhận là không muốn
làm việc cho các doanh nghiệpkiểu này. Thậm chí, quan trọng hơn, là các khách hàng
có văn hóa cũng không muốn làm ăn với các ông chủ ở dạng này.
Người xưa thường dùng câu "chủ nào, tôi ấy” để lấy tiêu chuẩn đạo đức hay
văn hóa của người làm thuê trung thành mà miêu tả về nhân cách của ông chủ. Ngày


nay, phần lớn các quan hệ lao động trên thế giới đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ,
mặc dù ở mức độ ít hay nhiều, vẫn còn có nơi có lao động cưỡng bức và lao động bóc

lột. Nhưng câu nói này vẫn có ý nghĩa triết lý vì nó phản ánh mức độ tác động nhất
định của văn hóa ông chủ tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà gần đây các diễn đàn thường bàn nhiều về văn hóa doanh nhân và
danh hiệu doanh nhân văn hóa. Về cơ bản các khái niệm này cũng dựa trên các cơ sở
lý luận về văn hóa cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cộng đồng xã hội.
1.2.1.2. Các yếu tố vô hình
Không cần biết định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì thì doanh nghiệp nào
cũng có các yếu tố văn hóa doanh nghiệpmột cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau.
Chắc chắn ban lãnh đạo doanh nghiệpnào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy
và không gian làm việc cho mọi nhân viên. doanh nghiệpnào mà chẳng có điều lệ, các
quy định, nội quy… ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi. Đây
là đòi hỏi bắt buộc của xã hội cũng như của luật pháp đối với hoạt động của doanh
nghiệp, để đảm bảo rằng doanh nghiệpkiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện
các nghĩa vụ như nộp thuế, đóng góp bảo vệ môi trường, tôn trọng thuần phong mỹ tục
quốc gia…
 Lý tưởng sứ mệnh của doanh nghiệp:

Lý tưởng của doanh nghiệp là những mục đích cao đẹp mà doanh nghiệp muốn
hướng tới. Lý tưởng là một trong những yếu tố định hướng sự phát triển của doanh
nghiệp cũng như VHDN.
Sứ mệnh là lý do để tổ chức tồn tại. Sứ mệnh này pahir cho khách hàng thấy rõ
nó có tính nhân văn và chủ yếu phục vụ lợi ích và nhu cầu của khách hàng.
 Triết lý kinh doanh và cam kết hành động:

Triết lý kinh doanh là những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn hướng tới
đảm bảo nó được thực hiện một cách tốt nhất. Triết lý kinh doanh còn là nét riêng của
doanh nghiệp, là định hướng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của các thành viên
trong doanh nghiệp. Thông qua triết lý kinh doanh khách hàng có thể thấy được giá trị
văn hóa mà doanh nghiệp chú trọng khi tiến hành sản xuất kinh doanh.



Cam kết hành động là việc doanh nghiệp sẽ làm theo những chuẩn mực, những
quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
 Giai thoại: thường được thêu dệt từ những sự kiện có thật được mọi thành viên

trong doanh nghiệp cùng chia sẻ và nhắc lại với thành viên mới.
 Thương hiệu: là tập dấu hiệu nhằm phân biệt các sản phẩm, hàng hóa của

doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, tạo ra nét riêng của doanh nghiệp. là hình
tượng về sản phẩm mà khách hàng có thể ghi nhớ và biết đến về sản phẩm mặt hàng
của doanh nghiệp.
 Giá trị, niềm tin và thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp:

Giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những gì họ theo
đuổi, những chuẩn mực đạo đức mà họ cho rằng phải thực hiện. giá trị luôn được con
người tôn trọng.
Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế
nào là sai, là “điểm tựa tinh thần” và tạo nên động lực của con người. Trong niềm tin
luôn chứa đựng những giá trị và triết lý đã nhận thức và là nguồn sức mạnh giúp con
người hành động.
Thái độ là chất kết dính niềm tin và giá trị thông qua tình cảm, là biểu hiện của
cá nhân đối với từng sự vật hiện tượng.
Giá trị, niềm tin hay thái độ đều được hình thành trong quá trình phát triển của
doanh nghiệp. Chúng được các thành viên chấp nhận và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc
ra quyết định của từng người.
 Lịch sử phát triền và truyền thống văn hóa:

Đó là những biểu trưng về những giá trị, triết lý được chắt lọc trong quá trình
hoạt động đã được các thế hệ khác nhau của tổ chức tôn trọng và giữ gìn, chúng được
tổ chức sử dụng để thể hiện những giá trị chủ đạo và phương châm hành động cần

được kiên trì theo đuổi. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa là một nhân tố cấu
thành nên VHDN, bời chúng có tác dụng giáo dục truyền thống, lưu truyền các giá trị
và tôn vinh những cá nhân xuất sắc, hướng doanh nghiệp đến sựu phát triển bền vững,
tiếp nối giữa các thế hệ lãnh đạo.


 Các chuẩn mực và hành vi trong doanh nghiệp:

Là các hành vi ứng xử của nhân viên trong doanh nghiệp: cách xưng hô, nói
năng, chào hỏi,…Những chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, những quy định, những
nguyên tắc mà doanh nghiệp cần phải tuân theo.
1.2.2.Các nguyên tắc phát triển văn hóa doanh nghiệp


Phải có thời gian: Không thể nóng vội xây dựng hay thay đổi ngay lập tức, cần có phải

chuẩn bị kỹ càng
• Lãnh đạo phải là người thay đổi đầu tiên, người định hướng và đi tiên phong trong
việc thực hiện các giá trị văn hóa của doanh nghiệp
• Phải được sự thống nhất của mọi thành viên trong doanh nghiệp: văn hóa doanh
nghiệp phản ảnh một cách sâu sắc quan điểm, hành vi… của công ty
• Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Con người là chủ thể nền văn hóa
doanh nghiệp, con người là phương tiện tạo dựng và cũng là mục đích phát triển văn


hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn môi trường bên
ngoài.
1.2.3.Quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp
Thông thường, văn hoá doanh nghiệp có thể hình thành sau khi tiến hành 4 bước

xây dựng sau:
Bước 1: Phổ biến kiến thức chung
Đây là bước chuẩn bị tinh thần quan trọng cho quá trình xây dựng văn hoá doanh
nghiệp. Nếu chỉ mỗi cấp lãnh đạo hiểu về văn hoá doanh nghiệp là chưa đủ. Một khi
tất cả nhân viên đều hiểu và thấy rõ lợi ích của văn hoá doanh nghiệp, công cuộc xây
dựng mới thành công.



Giai đoạn này tập trung vào việc phổ biến kiến thức chung về văn hoá doanh nghiệp,



các yếu tố cấu thành, ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp cho mọi thành viên.
Tuỳ theo quy mô, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi nói chuỵên và khoá học về văn
hoá, hoặc phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hoá để nhân


viên tự tìm hiểu. Nên chuẩn bị trước nội dung cần phổ biến xuyên suốt giai đoạn này,
từ cơ bản đến nâng cao. Mục đích của những việc làm này là giúp cho các thành viên
về văn hoá doanh nghiệp và ý thức được lợi ích của nó đối với sự phát triển của bản
thân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê các đối tác đào tạo, hoặc tự đào tạo về
nội dung này.
Bước 2: Định hình văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp không hình thành cùng lúc với doanh nghiệp. Thông
thường, nó chỉ có thể được nhận dạng sau 3 năm hoạt động trở lên. Giai đoạn này phải
có sự chủ trì của người sáng lập và ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.


Kết quả của giai đoạn này sẽ xác định được những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp,

bao gồm: Hệ tư tưởng (hoài bão và sứ mệnh của doanh nghiệp), hệ giá trị (triết lý kinh
doanh và giá trị cốt lõi); các chuẩn mực hành vi và các biểu trưng nhận dạng của

doanh nghiệp.
• Văn hoá doanh nghiệp là “linh hồn” của doanh nghiệp, trong giai đoạn này, “linh hồn”
ấy mới dần hiện rõ. Chính nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được nhận biết bằng
những khác biệt của mình. Việc thuê một đối tác vào tư vấn chỉ là phương tiện để
những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp hình thành, chứ không thể quyết định các yếu
tố đó sẽ như thế nào.
Bước 3: Triển khai xây dựng
Giai đoạn này, văn hoá doanh nghịêp cần được tiến hành từng bước nhưng đồng
bộ và kiên trì, từ tuyên truyền những quan điểm, hệ giá trị cho đến việc thực hiện các
chuẩn mực hành vi phải được tổ chức một cách khéo léo. Doanh nghiệp có thể tổ chức
các phong trào, phương thức tôn vinh hành vi văn hoá, góp phần xây dựng văn hoá
theo đúng định hướng ở bước 2.


Giai đoạn này, doanh nghiệp phải đối mặt với một số thay đổi, bước đầu có thể ban
hành quy chế để bắt buộc thực hiện. Sau một thời gian, từ vị thế bắt buộc, nhân viên sẽ

thực hiện một cách tự nguỵên. Đây chính là dấu hiệu của thành công.
• Song song với việc điều chỉnh những yếu tố vô hình, doanh nghiệp cần tiến hành thay
đổi những yếu tố hữu hình như kiến trúc, màu sắc, nội thất văn phòng, nghi thức... sao
cho phù hợp với văn hoá của mình. Kết quả của giai đoạn này sẽ dần hình thành những


đặc trưng văn hoá của doanh nghiệp, giúp các thành viên nhận biết các giá trị văn hóa
của doanh nghiệp mình.
Bước 4: Ổn định và phát triển văn hoá
Bất cứ một yếu tố văn hoá nào hình thành xong, doanh nghiệp phải bắt tay ngay

vào việc duy trì, cập nhật để nó không bị lạc hậu và mai một. Lãnh đạo là người quyết
định văn hoá doanh nghiệp, nhưng nó "sống" được hay không là nhờ sức mạnh của
mọi thành viên. Các hoạt động văn hoá lúc này sẽ phát huy tác dụng tich cực như là
công cụ trong việc quản lý điều hành công ty. Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức
các hoạt động tuyên truyền nội bộ, quảng bá ra bên ngoài, tôn vinh những cá nhân, tập
thể, những hành vi phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Hãy làm cho các thành viên
thấy rằng sẽ mất đi ý nghĩa nếu không có những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
 Văn hóa dân tộc và các yếu tố môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì vậy,
sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên nền văn hóa kinh doanh là một
điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hóa kinh doanh đều phụ thuộc vào một
nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc cụ thể,
với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Mức độ coi trọng tính cá
nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân cấp xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các
tầng lớp xã hội, tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, tính thận trọng,… là những
nhân tố của văn hóa xã hội tác động mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh. Hoạt động kinh
doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định nên nhất thiết nó phải chịu
ảnh hưởng của văn hóa xã hội. Các yếu tố của nền văn hóa xã hội như hệ giá trị, tập
tục, thói quen, nghi lễ, lối sống, tư tưởng tôn giáo, cơ cấu dân số, thu nhập của dân
chúng, vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,… đều tác động mạnh mẽ đến
hoạt động của doanh nghiệp.
 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
• Các đối tác và khách hàng

Mỗi doanh nghiệp đều có tập khách hàng nhất định. Trong quá trình giao tiếp và
trao đổi với khách hàng, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng và



cần phải thay đổi cho phù hợp với khách hàng. Với các đối tác, doanh nghiệp cũng có
thể phải thay đổi một số nét văn hóa để tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa hai bên.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể học hỏi những nét văn hóa của các đối tác.


Các đối thủ cạnh tranh
Khi hoạt động trên thương trường doanh nghiệp sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết
liệt của các đối thủ. Doanh nghiệp cần có cái nhìn đúng đắn về văn hóa doanh nghiệp
của đối thủ cạnh tranh, đâu là mặt mạnh của họ thì chúng ta cần phải ghi nhận và có
thể học hỏi, áp dụng vào doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tình hình thực thế.
Mặt khác chúng ta cũng không ngừng củng cố, phát huy những mặt mạnh trong văn
hóa của doanh nghiệp mình để làm nên sự khác biệt trong cạnh tranh.

 Môi trường chính trị - luật pháp, các chính sách của Chính phủ.

Các yếu tố chính trị và luật pháp là yếu tố hàng đầu, có vai trò tác động chi phối
tới văn hóa kinh doanh của mỗi nước. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của từng cá
nhân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp trong xã hội đều phải chịu sự quy định, sự tác
động của môi trường thể chế, phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục hành chính, sự
quản lý của Nhà nước về kinh tế. Do vậy, có thể nói, thể chế chính trị, thể chế kinh tế,
thể chế hành chính, thể chế văn hóa, các chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp chế,
… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và qua đó ảnh
hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh. Sự ổn định chính
trị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự
bình ổn của hệ thống chính trị biểu hiện qua các yếu tố pháp luật, ngoại giao, hệ thống
chính sách, v.v… sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh, tạo sự ổn định của
doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa kinh doanh.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như: xu hướng tiêu dùng của khách hàng, vị trí
địa lý… cũng là những yếu tố tác động không nhỏ tới việc xây dựng và phát triển của

văn hóa doanh nghiệp.
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
• Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.3.2

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác nhau cũng dẫn tới việc xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là xây
dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý, các thành viên được sắp xếp vào đúng vị trí phù


hợp với khả năng cũng như mong muốn của họ. Hệ thống các mối quan hệ giao tiếp
phải được thiết lập một cách phù hợp, từ đó mới hình thành nên các quan điểm, niềm
tin và các giá trị văn hóa.
Ngoài ra, một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp còn giúp lưu giữ và phát huy
những giá trị văn hóa của doanh nghiệp, làm cho văn hóa của doanh nghiệp ngày càng
phát triển hơn.


Phong cách lãnh đạo và hình tượng nhà lãnh đạo
Định hình và phát triển những chuẩn mực cho một doanh nghiệp, trách nghiệm
trước hết thuộc về người lãnh đạo doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp là vị nhạc
trưởng in đậm dấu ấn cá nhân và dấu ấn tập thể lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp lên
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải xác định rõ
chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường, xác lập quy tắc ứng xử
trong đối nội và đối ngoại. Về đối nội, người lãnh đạo phải tập trung xây dựng được
quy trình hoạt động và tổ chức điểu hành, tổ chức kiểm tra các hoạt động của doanh
nghiệp. Trong đối ngoại, người lãnh đạo phải tạo dựng được uy tín, thương hiệu cho
doanh nghiệp.




Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược cũng là yếu tố quyết định phương hướng phát
triển của văn hóa doanh nghiệp, đến việc hình thành một kiểu văn hóa mới hoặc làm
thay đổi cơ bản các yếu tố văn hóa đã lỗi thời. Bên cạnh đó, tính minh bạch trong
doanh nghiệp cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa doanh
nghiệp.



Lịch sử hình thành và truyển thồng văn hóa của doanh nghiệp
Đây là một yếu tố cốt lõi có vai trò quyết định tới sự phát triển các giá trị văn hóa
doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có lịch sử hình thành và truyền thồng văn hóa
tốt đẹp, bền vững thì việc phát triển các yếu tố văn hóa được coi như có một điểm tựa
vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển. Việc xây dựng và phát
huy các yếu tố văn hóa điển hình phải dựa trên tinh thần kế thừa những tinh hoa của
nền văn hóa truyền thồng của doanh nghiệp.



Yếu tố con người


Bao gồm thái độ, tinh thần làm việc và các hành vi của nhân viên có tác động
không nhỏ tới việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo
được coi là người vạch đường, định hướng cho quá trình phát triển thì nhân viên chính
thức là các đối tượng thực thi, chấp hành quyết định quá trình xây dựng và phát triển
văn hóa doanh nghiệp nhanh hay chậm, thành công hay thất bại. Chính thái đội hợp tác
của nhân viên trong công việc, tinh thần làm việc hăng say sẽ giúp quá trình xây dựng
được diễn ra nhanh chóng và quá trình phát triển được mạnh mẽ hơn.

Xét cho cùng, con người là yếu tố quyết định mọi vấn đề. Các giá trị văn hóa dù
có được xây dựng tốt nhưng không có sự tiếp thu, giữ gìn và phát huy của các thành
viên thì văn hóa của doanh nghiệp sẽ không bền vững được. Nếu các thành viên không
có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa thì các giá trị đó sẽ bị mất dần đi.


Đặc điểm về lao động của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quyết định tới khả năng triển khai thực thi các quyết định. Nếu
doanh nghiệp có đội ngũ lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao thì khả năng tiếp cận các
chính sách mới là nhanh hơn. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ học
vấn cao thì việc triển khai thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng trở nên dễ
dàng hơn. Nếu doanh nghiệp có giới tính nữ là nhiều hơn thì việc xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp thường có xu hướng khai thác lợi thể nhẹ nhàng, khéo léo
của người phụ nữ, còn nam giới nhiều hơn thì thường có xu hướng mạnh mẽ, dứt
khoát, năng động.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÚ Y XANH VIỆT NAM
2.1. Khái quát về công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty
Tên đơn vị:
Công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam
Địa chỉ: Lô A2, CN4, khu công nghiệp Từ Liêm , Hà Nội
Điện thoại:
(+84-4)3 7805 385 / (+84-4)3 7805 386
Fax:
(+84-4)3 7805 387
Mã số thuế: 0101192989
Website:

www.greenvet.com.vn
Email:

Lịch sử hình thành
Được thành lập từ năm 2001, công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam mà
tiền thân của nó là công ty TNHH Thú Y Xanh Việt Nam. Công ty cổ phần Thú y
xanh Việt Nam kế hoạch phát triển 9 đơn vị thành viên – hiện đã có 5 đơn vị được
hình thành và đang phát triển trên toàn quốc. Với những định hướng chiến lược
đúng đắn, CTCP Thú y xanh Việt Nam mục tiêu trở thành tập đoàn tiên phong
trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng sản phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi và
thủy sản.
Những mốc thời gian quan trọng
Năm 2002: Bắt dầu kinh doanh thuốc thú y - GREENVET
Năm 2003: Xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y, đồng thời liên kết sản xuất
các sản phẩm sinh học với Biopharco – Nha Trang
Năm 2004: Thành lập chi nhánh tại TP.HCM, phát triển kinh doanh tại các tỉnh
phía nam
Năm 2005: Mở rộng thêm ngành hàng phụ gia thức ăn gia súc – GREEN FEED
Đánh dấu bước đầu tiên cho ý tưởng phát triển mô hình “tập đoàn nông nghiệp”
trong tương lai
Năm 2006: + Phát triển ngành kinh doanh thuốc thú y thủy sản – GREEN TECH
+ Thiết lập chi nhánh bán hàng tại Nha Trang
Năm 2007: Mở rộng ngành kinh doanh dịch vụ thú cảnh – GREEN PET
+ tăng tốc trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y
+ củng cố và phát riển các lĩnh vực kinh doanh và chi nhánh
Năm 2008-2010 và các năm tiếp theo:
+ Liên kết với viên Vaccin và sinh phẩm y tế thành lập trung tâm nghiên cứu và
phát triển sản phẩm công nghệ sinh học
+ Xây dựng các ngành theo hướng an toàn sinh học và phát triển bền vững



+ Quyết tâm xây dựng hệ thống dịch vụ “Xanh” thực hiện phương châm đã đặt ra
“ Công nghệ xanh cho thực phẩm sạch”.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh





Sản xuất kinh doanh thuốc thú y
Sản xuất kinh doanh thuốc thú y Thủy sản
Kinh doanh phụ gia thức ăn gia súc
Kinh doanh dụng cụ, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng chính của công ty là Tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng các sản
phẩm thuốc thú y và phụ gia dùng trong chế biến thức ăn chăn nuôi theo đăng ký kinh
doanh và mục đích thành lập công ty.
Nhiệm vụ của công ty: cung cấp các sản phẩm thuốc thú y dùng trong chăn nuôi
gia súc, gia cầm, thuốc thú y thủy sản, phụ gia dùng trong ngành chế biến thức ăn gia
súc, giết mổ và chế biến thực phẩm sạch, cung ứng các trang thiết bị dùng trong chăn
nuôi,... Ứng dụng các sản phẩm sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu “Xanh,Sạch” cho thực
phẩm, vì sức khỏe cộng đồng.

2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam

Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kinh Doanh



Phòng Kế Toán Tài Chính
Phòng Hành Chính Nhân Sự
Phòng Marketing
Phòng Sản Xuất
Phòng Dự Án
Phòng Thu Mua Xuất Nhập Khẩu

Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Ban giám đốc: Xây dựng giá trị công ty và các chính sach giám sát công ty nhằm đảm
bảo rằng, việc kinh doanh được thực hiện một cách có hiệu quả, xây dựng các mục
tiêu chiến lược dài hạn cho công ty phù hợp với lợi ích cao nhất của cổ đông.
Phòng kinh doanh: Tiếp nhận và xử lý các đơn hàng gia công, tổng hợp phân tích đánh
giá tình hình kinh doanh của công ty và các thị trường đưa ra khuyến nghị.
Phòng hành chính nhân sự: soạn và lưu trữ hồ sơ văn bản, chấm công, thực thi các
chính sách của công ty.
Phòng kế toán tài chính: thực hiện công tác tài chính, kế toán tài vụ, kiểm toán nội bộ,
quản lý tài sản.
Phòng thu mua xuất nhập khẩu: tìm nhập các nguyên liệu cần dùng trong sản xuất.


2.1.5. Kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2013-2015
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thú y xanh Việt Nam
từ 2013 đến 2015

So sánh
Chỉ tiêu

2013


2014

2015

2014/2013

2015/2014

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

-14.668 94,7

Doanh thu

254.497

279.045

264.377

24.548

109,6


Doanh thu thuần

254.335

278.970

264.377

24.635

109,7

Giá vốn hàng bán

191.094

240.573

214.271

49.479

125,9

Chi phí tài chính

9.578

4.242


4.195

-5.336

44,3

-47

98,9

Chi phí bán hàng

26.475

6.796

14.979

-19.679

25,7

8.183

220,4

15.884

12.861


15.491

-3.023

81

2.630

120,4

Chi phí quản lý
doanh nghiệp

14.593
26.302

94,8
89,1


Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh 11.963

16.314

23.824

4.351


136,4

7.510

146

10.303

20.024

-276

97,4

9.721

194,4

doanh
Lợi

nhuận

sau

thuế

10.579

Nguồn: Phòng Kế Toán Tài chính

Có thể nói năm 2015 là năm hoạt động kinh doanh rất hiệu quả của công ty. Bằng
việc thay đổi nhỏ trong cơ cấu chi phí như chi phí bán hàng có sự thay đổi rõ rệt nhất
và chi phí tài chính cùng với sự phát triển của cả nền kinh tế giúp cho lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm, năm 2014 tăng 36,4% so với
2013 và năm 2015 tăng tới 46% so với năm 2014. Giá vốn hàng bán năm 2014 cao
nhất là 240573 triệu đồng thế nhưng lợi nhuận thu vê lại không cao và lợi nhuận sau
thuế lại là thấp nhất. có thể do sự khó khăn chung của ngành hay của cả nền kinh tế.
Năm 2015 có sự khởi sắc rõ rệt, các chi phí bỏ ra không lớn lắm so với năm 2013,
nhưng khoản lợi nhuận thu về lại tăng vọt, điều nay cho thấy những bước đi đúng đắn
của lãnh đạo công ty.
2.2Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đềphát triển văn hóa doanh nghiệp tại công
ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam.
2.2.1. Khái quát thực trạng của việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
tại công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam
2.2.1.1 Các yếu tố hữu hình
Đặc điểm kiến trúc của công ty: công ty nằm trên một khoảng đất rộng trong
khu công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội, thuận tiện cho việc vận chuyển, sản xuất. Công ty
gồm 2 tầng: tầng 1 là xưởng sản xuất, nhà kho: tầng 2 là phòng ban các bộ phận văn
phòng của công ty. Các phòng ban được bố trí liền kề nhau trên 1 sàn, ngăn cách nhau
bởi những vách kính: tạo sự gần gũi giữa các bộ phận, giữa các nhân viên với nhau.
Nghi lễ, hoạt dộng tập thể của doanh nghiệp:
Kể từ năm 2008, công ty đã có chú trọng vào việc xây dựng các hoạt động vui
chơi, giải trí cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty. Có rất nhiều chương trình
được mở ra như giải bóng đá nữa vào hè mỗi năm vì nhân lực công ty có phần thiên về


nữ, hằng năm tổ chức cho công ty đi du lịch Hạ Long, Mũi Né,Nha Trang … và một số
các cá nhân được du lịch nước ngoài.
Tháng 7- tháng 8 năm 2015, công ty có tổ chức cuộc thi ảnh “Nét đẹp văn hóa
Thú Y Xanh” được tất cả thành viên của công ty tham gia với nhiều bức ảnh ý nghĩa.

Công ty với nhân lực chủ yếu là nữ nên các ngày về phụ nữ như 8/3, 20/10 rất
được chú trọng tổ chức kỷ niệm và các cuộc thi như thi nấu ăn, thi thời trang,…

Logo công ty khá đơn giản trên nền màu trắng, gồm 2 phần: chữ G cách điệu và
phần tên công ty bên dưới với màu xanh biểu tượng cho sự xanh sạch của sản phẩm
của công ty. Chữ G cách điệu gồm 2 nửa là sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận của
công ty. Logo công ty được thể hiện ở tòa nhà công ty, phòng lễ tân, trang web và
fanpage của công ty, thẻ nhân viên …
Khẩu hiệu (slogan)
Slogan của công ty khẳng định sứ mệnh hoạt dộng của công ty: “Green tech for
green food” (Công nghệ xanh cho thực phẩm sạch) như là cam kết của công ty với
người tiêu dùng, cho đối tác.
2.2.1.2 Các yếu tố vô hình
Lý tưởng, sứ mệnh của công ty
Sứ mệnh của công ty: công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam cam kết hoạt
động chuyên nghiệp, phân phối và cung cấp các sản phẩm thuốc thú y dùng trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm, thuốc thú ý thủy sản, phụ gia dùng trong ngành chế biến thức ăn


×