Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Tiểu luận tập tính học động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
LỚP LIÊN THÔNG SINH D1 HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM

Bài tiểu luận
ỨNG DỤNG TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
TRONG SẢN XUẤT
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mỳ
Thành viên nhóm:
Phạm Thị Bích Phương
Lại Thị Bình
Phạm Thị Thu
Nguyễn Thị Lựu
Đinh Thị Phương Thảo


ỨNG DỤNG CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT BẬC THẤP TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
1.Cơ sở khoa học của việc vận dụng tập tính học:
-Tập tính là một thuộc tính cơ bản của cơ thể sống. Tập tính
không dơn thuần là hoạt động bản năng mà có cả tập tính được hình
thành thông qua hoạt động giao tiếp, thông qua hoạt động bầy đàn,
thông qua cộng đồng xã hội.
- Khả năng học tập của động vật được quyết định bởi yếu tố di
truyền, thông qua tác động của môi trường. Do vậy, phụ thuộc vào hệ
thống thần kinh, cấu trúc chức năng của giác quan.
2. Ứng dụng của tập tính động vật bậc thấp trong sản xuất
Trong sản xuất nông nghiệp, đấu tranh phòng trừ sâu hại:
Người ta đã gây nuôi và phát triển nhiều nhóm côn trùng cánh màng
và sử dụng chúng như những thiên địch để góp phần tiêu diệt sâu
nhiều nhóm sâu hại và côn trùng.



Chẳng hạn ứng dụng tập tính chăm sóc trứng và con non
của nhiều nhóm tò vò, ong mắt đỏ; bởi chúng thường bắt sâu tiêm
dịch cho tê liệt chuẩn bị làm thức ăn cho con non hoặc trực tiếp đẻ
trứng và kí sinh trên cơ thể các nhóm sâu đục thân, sâu xanh, sâu tơ,
…rồi khi trứng nở con, ấu trùng sẽ dần ăn thịt những con sâu non
này.
-Dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trùng gây hại đã
tạo ra các cá thể đực bất thụ. Những con đực này vẫn khỏe mạnh,
phát triển và giao phối bình thường với các con cái khác nhưng
chúng không có khả năng sinh sản. Bằng cách này con người có thể
hạn chế và tiêu diệt các cá thể côn trùng gây hại.


1.Sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại trong sản xuất nông nghiệp:
*.Nhện nước:
-Tên khoa học là Lycosa psseudoannulata.
-Có 8 chân cao như gọng vó, trên lưng có
màu xám hoặc xanh đen, có hình cái nĩa màu
trắng trên lưng.
-Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm
rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay ruộng cạn.
Con cái thường đẻ khoảng 200 - 600 trứng trong
3 - 4 tháng vòng đời của chúng, mỗi lần đẻ 80
trứng trong một ổ và vác ổ trứng trên lưng.
-Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân,
sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng tìm đến dùng vòi
hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp
trứng của rầy nâu, chúng ăn từ 5-15 trứng/ngày.
Mật độ nhện càng tăng khi số sâu hại tăng, khống

chế được sâu hại không tăng quá lớn để phá hại
cây trồng.


*Kiến ba khoang.
-Tên khoa học là Coleoptera.
-Có màu nâu đỏ, giữa lưng có một
vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo
thành một khoang đen. Chúng thường trú
ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục
ngoài ruộng. Chúng làm tổ dưới đất và đẻ
trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn
lá hay rầy nâu, chúng tìm đến, chui vào
những tổ sâu, ăn thịt từng con. Trung
bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ
3 - 5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện của
kiến ba khoang đã làm cho số của sâu hại
giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá
hại, giảm bớt việc dùng thuốc hoá học,
giảm chi phí, bảo vệ môi trường.


*.Ruồi xám.
-Tên khoa học là Diptera.
-Có màu xám, xen những sọc
trắng, to hơn ruồi nhà, thân có nhiều
lông (gai), đầu to, màu hồng hơi xám.
Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá lớn
tấn công là chúng thường xuất hiện,
tìm đậu lên lưng và đẻ trứng lên lưng

ký chủ là sâu cuốn lá lớn. Trứng nở
thành giòi và ăn thịt bên trong thân ký
chủ. Sau khi ăn xong, chúng chui ra
làm kén trên lá lúa và biến thành
nhộng. Khoảng 4 ngày sau nhộng nở
thành ruồi, cắn kén chui ra, được ba
ngày chúng lại giao phối và tìm đến ký
chủ mới để lập vòng đời thứ tiếp theo.
Cứ như vậy ruồi xám hạn chế được
mật số các loài sâu cuốn lá lớn.


*.Bọ đuôi kìm.
-Tên khoa học là
Eborellia.
-Có màu đen bóng, giữa
các đốt bụng có khoang trắng
và có điểm trắng đầu râu.
Chúng thường sống ở những
ruộng khô và làm tổ dưới đất
ở gốc cây lúa. Mỗi con cái đẻ
200 - 350 trứng. Bọ đuôi kìm
chủ yếu hoạt động vào ban
đêm. Chúng chui vào các
rãnh do sâu đục thân đục để
tìm sâu non hoặc trèo lên lá
tìm sâu cuốn lá. Chúng có thể
ăn 20 - 30 con mồi/ngày.



*.Bọ xít nước.
-Tên khoa học là Veliide.
-Là loài bọ xít nhỏ, có vạch trên
lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Đối
tượng của chúng là những con rầy non.
Chúng ăn rầy non rơi xuống nước. Mỗi
con bọ xít nước ăn từ 4 - 7 con bọ
rầy/ngày.
* Bọ xít mù xanh.
-Tên khoa học là Cytorbinus.
-Có màu xanh và đen, thường đẻ trứng
vào mô thực vật, sau 2 - 3 tuần sẽ trưởng
thành và có thể sinh sản từ 10 - 20 con non.
Chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài
rầy. Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng
vòi nhọn hút kho trứng. Mỗi con ăn hết 7-10
trứng/ngày hay 1 - 5 con bọ rầy/ngày.


*.Bọ rùa đỏ.
-Tên khoa học là Micraspis sp.
-Có hình ô van, màu đỏ nhạt hoặc
chói. Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày,
trên ngọn cây lúa, tìm ăn bọ rầy, sâu non và
trứng rầy.
*.Kiến vàng.
-Kiến vàng một loài thiên địch
quí
-Kiến vàng được xem là loại
thiên địch lợi hại. Các bệnh thường

gặp trên cam quýt như: Greening, sâu
vẽ bùa, bệnh do bọ xít nhện…đều
giảm nhiều khi nuôi kiến vàng trong
vườn.


2 Dựa vào tập tính hướng sáng và hướng vị để tạo ra các bẫy đèn và
bẫy hóa chất tiêu diệt hay xua đuổi côn trùng gây hại.
Ví dụ:
+ Dùng bã chua ngọt gồm 4 phần mật, 4 phần giấm, 1 phần
nước, 1 phần thuốc trừ sâu: Padan hay Sherpa để bẫy pha trưởng
thành của sâu cắn gié lúa, sâu cắn lá ngô, sâu xám đục thân
ngô…
+ Dùng bẫy feramol, vizubon để thu hút.
+ Dùng long não trộn tro bếp để vào túi vải, chú ý không bị
ướt, treo ở độ cao khoảng 1,5 mét có tác dụng xua đuổi.
Lợi dụng tập tính hướng sáng và giả chết khi đụng phải vật lạ
của bọ cánh cứng, có thể làm bẫy đèn để bắt chúng (không cần
dùng tới hóa chất). Bọ cánh cứng bắt được có thể cho cá, gà,
vịt ăn.


Ứng dụng của tập tính động vật trong chăn nuôi gia cầm,
thủy cầm
Một số tập tính thường gặp trong chăn nuôi
Loại tập tính
Tập tính ăn
Tập tính tìm chỗ ở
Tập tính tìm kiếm và
thăm dò


Mô tả tập tính
Gặm cỏ, ngắt lá cây, uống nước, bú sữa, vẫy đuôi ….
Trú nắng dưới tán cây, tìm về chuồng, tập trung thành bầy đông để
chống rét, cào đất và nằm dải xuống.
Ngẩng cao đầu tìm kiếm, thăm dò, nhìn thẳng vào đối phương để thăm
dò, nghe ngóng và ngửi vu vơ vật đối vật hoặc con khác.

Tập tính an toàn tập thể Đi lại thành bầy, chạy từng bầy, gặm cỏ từng bầy, nằm nghỉ thành bầy.
Tập tính bảo vệ

Cào, tấn công kẻ xâm phạm lãnh địa, co cụm thành bầy để tự bảo vệ
hay bỏ chạy theo bầy.

Tập tính chăm sóc con

Liếm nhau thai, cong lưng cho con bú, ngửi con non.

Tập tính sinh sản của
con đực

Theo con cái, ngửi cơ quan sinh dục con cái, ngẩng đầu, xòe đuôi mỗi
khi tiếp cận con cái, lùa con cái tách xa các con đực khác .

Tập tính thăm dò
những cái mới lạ

Ngưng hoạt đọng đẻ thăm dò khi cai mới xuất hiện, nhà ở, thức ăn mới
lạ như ngửi thăm dò, nếm thử để thăm dò, đi đi quanh khối thức ăn .


Tập tính thể hiện sự
quen thuộc

Vẫy đuôi chờ đón thức ăn, chèn đẩy con khác về một phía máng ăn, tha
thức ăn chơi đám đông.


Mối quan hệ của tập tính và nuôi dưỡng
.1 Tập tính với gia tăng sản lượng
Các nhà động vật học, chăn nuôi, các chủ trang trại cần phải tìm hiểu
kiến thức về tập tính với sản lượng thực phẩm, hiểu được tập tính ăn
uống của loài vật đó giúp lựa chọn, khai thác và đảm bảo an toàn sinh
của thức ăn từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Theo dõi tập tính sinh sản (giao phối, số lượng trứng /ổ đẻ…) sẽ giúp
tăng nhanh số lượng quần thể, hạn chế các rối loạn sinh sản, chết
chóc...Các tập tính bẩm sinh, xã hội được hiểu biết kĩ càng giúp hạn chế
hiện tượng cắn, xé, mổ rỉa trong đàn làm lây truyền bệnh. Đồng thời bảo
đảm an toàn cho con vật từ giống đến sản phẩm trong nuôi thả, nuôi
nhốt, nuôi công nghiệp .


2 Tập tính với nuôi dưỡng chăm sóc
Cần nuôi dưỡng chăm sóc con vật với mức độ hòa hợp theo dõi chính
xác những tập tính tương đồng hòa hợp giữa con người và vật với từng
loài cụ thể. Chăm sóc tốt vật nuôi là một yêu cầu khách quan độc lập đối
với người nuôi. Con người đã hiểu biết sâu rộng hơn về môi trường của
con người gắn với sự phát triển của vật nuôi. Chăn nuôi tạo ra các sản
phẩm thịt, trứng an toàn và phù hợp hơn.
3 Tập tính với bảo vệ an toàn con vật
Các nguyên nhân gây bệnh và bệnh lý có thể biểu hiện qua tập tính do đó

từ kinh nghiệm giải phẫu, chuẩn đoán, thăm dò, điều trị, tập luyện cho
con vật hằng ngày để xác định.
Theo dõi biểu hiện của các tập tính bẩm sinh như kém ăn, ít hoạt động,
thiếu bình tĩnh… sẽ phát hiện và phòng bệnh sớm, về lâu dài giúp tránh
được cho con vật stress không cần thiết.Ví dụ: nếu không tuân thủ các
quy tắc di chuyển sẽ dẫn đến hoảng loạn, sợ hãi trong đàn; không giữ
sạch sẽ trứng, nhất là để đẻ rơi xuống đất khi đưa vào máy ấp sẽ ảnh
hưởng tới tỷ lệ ấp nở ở gia cầm, thủy cầm.


Cơ sở khoa học của ứng dụng tập tính động vật trong chăn nuôi
gia cầm, thủy cầm.
Khả năng học tập của động vật phụ thuộc vào cấu trúc của cơ
quan cảm giác, hệ thống thần kinh và được quyết định bởi yếu tố di
truyền. Nghĩa là khả năng học tập của từng nhóm động vật khác nhau, thì
không giống nhau.
Khi nghiên cứu tập tính cả động vật không chỉ nhằm tìm hiểu, lý
giải những cơ chế sinh học cao cấp mà còn từ những cơ sở tập tính sống
có thể ứng dụng vào chăn nuôi: quản lý, bảo vệ, gây nuôi có hiệu quả các
giống gia cầm, thủy cầm mới.
Cơ chế di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên đồng thời ảnh
hưởng lên tập tính và là cơ sở để ứng dụng tập tính.Trong chăn nuôi gia
cầm, thủy cầm nghiên cứu những tập tính chọn lọc nhân tạo được ứng
dụng nhiều tăng hiệu quả và năng suất chăn nuôi.
Khi tạo thay đổi môi trường sống của vật nuôi từ tự nhiên sang
nuôi nhốt thu sản phẩm cần phải tìm hiểu và điều chỉnh tập tính của vật
nuôi đó. Hiện nay con người còn dạy dỗ ngỗng canh gác bảo vệ nhà cửa.


Ứng dụng của tập tính động vật trong chăn nuôi

gia cầm, thủy cầm .
1 Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi gia cầm ( gà )
Đối với gia cầm chúng thường có tập tính sống theo đàn, chúng di
chuyển tìm kiếm thức ăn, ăn theo đàn, gà con đi theo mẹ. Tập tính
này giúp gia cầm giữ ấm cơ thể vào mùa đông.Vì vậy trong nuôi gà
công nghiệp khi thấy đàn gà có hiện tượng tản ra xung quanh thì đó
là do nhiệt độ chuồng nuôi cao cần hạ nhiệt, nếu thấy chúng tranh
nhau vào giữa đàn thì cần tăng nhiệt độ lên.
Ở gà có tập tính đa thê, nên trong một chuồng nuôi có thể bố trí một,
hai con trống và nhiều con mái. Ngoài ra khi cho gà ăn có thể sử
dụng tiếng gọi “bập bập” để dụ chúng đến ăn ( ứng dụng tập tính điều
kiện hóa ).


Ví dụ ứng dụng tập tính trong chăn nuôi gà Sao:
Trong hoang dã, gà Sao tìm thức ăn trên mặt đất (côn trùng, mẩu thực
vật). Chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Gà mái có thể đẻ 20-30
trứng làm ổ đẻ và tự ấp trứng. Nhưng gà Sao mái nuôi con không giỏi
thương lạc đàn con khi đi vào cỏ cao. Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao
vẫn con giữ lại một số bản năng hoang dã: nhút nhát dễ sợ hãi, bay giỏi
và khi bay phát ra tiếng kêu. Chúng sống ồn ào, hiếm khi ngừng kêu.
Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm
với những tiếng động như: mưa, sấm, chớp,
tiếng vỡ…
Đặc biệt, gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối,
những lúc mất điện, chúng thường chồng
đống lên nhau. Vì vậy, cần chú ý khi nuôi gà
Sao để tránh stress có thể xảy ra. Gà thuộc
loài ưa hoạt động, hầu như không ngủ ban
ngày, ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy.



Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi gà Mông
+ Chúng thích cào, bới để tìm mồi.
Ngay khi cho thức ăn công nghiệp, nó
nhảy ra và bới tung lên. Vì vậy, ta cần
làm máng ăn ra nhiều ô nhỏ để chúng
không thò chân vào được.
+ Gà Mông rất thích tắm nắng, từ
7-9h sáng là chúng ra sân sưởi nắng.
Khi nuôi nên bố trí sân chơi cho
chúng. Gà cũng bay rất khỏe, đến thời
kì đẻ ấp nó thường bay lên cao để tìm
chỗ làm ổ. Khi nuôi gà Mông, bà con
nên gác ổ lên cao nó thích như vậy.
+ Với gà Mông nên nuôi thả
vườn ,chuồng trại và điều kiện nuôi
dưỡng ta áp dụng như đối với các loại
gà khác .


2. Ứng dụng tập tính động vật trong chăn nuôi thủy cầm
Một trong những phương thức nuôi vịt truyền thống của
người nông dân Việt Nam từ trước đến nay là chăn nuôi vịt kết
hợp với trồng lúa tạo nên một hệ sinh thái bền vững. Đây là
phương thức chăn nuôi đem lại hiệu quả cao bởi tập tính ăn của
vịt góp phần làm sạch cỏ, sục bùn, bắt sâu bọ cung cấp phân cho
lúa. Sau vụ thu hoạch thì vịt đã đủ tuổi để giết thịt (2-2.5kg).
Hiện nay người ta còn kết hợp nuôi vịt với thả cá, tận
dụng nguồn phân vịt để làm thức ăn cho cá chính là gián tiếp xử

lý chất thải, vịt tăng lượng oxy hòa tan trong nước, tận dụng
nguồn thủy sinh làm thức ăn.


Ví dụ.Ứng dụng tập tính ăn đối với Vịt trời khi thuần nuôi
Cần thường xuyên tiếp
xúc gũi với Vịt trời khi
cho ăn để chúng quen
dần với người nuôi.
Cần dụng cụ để gõ
tạo tiếng kêu cho vịt lên
bờ ăn đúng giờ.
Ngoài thức ăn tự
nhiên mà vịt trời kiếm
ăn được trong hồ thì khi
nuôi cần bổ sung thêm
các loại thức ăn giàu
dinh dưỡng như cám,
ngô để đạt hiệu quả cao.


Vịt là loài thủy cầm có tập tính bơi lội và tìm mồi trong ruộng
để làm thức ăn và có thói quen rỉa lông, rỉa cánh khi tắm xong, vịt
thường uống nước nơi tắm và bơi lội nên đặt ra yêu cầu là môi trường
nước chăn thả vịt phải sạch không nhiễm bẩn.
Ví dụ: đối với vịt trời và một
số loài chim nước khi nuôi trong
chuồng cần bố trí thêm một bể nước,
thay nước mỗi ngày vì vịt trời là loài
tắm sạch sẽ không tắm nước cũ lần

Ngoài phương thức chăn nuôi
vịt truyền thống thì khi áp dụng chăn
nuôi vịt trên cạn như nuôi nhốt trong
chuồng cần phải có sân chơi, có vườn
cây. Với những phương thức này nếu
thực hiện theo đúng quy trình đáp ứng
tốt theo tập tính của vịt thì vẫn đạt
hiệu quả kinh tế cao.


Tập tính sinh sản của vịt bao gồm giao phối, đẻ trứng, ấp và
nuôi, chăm sóc đàn con đó là những tập tính bẩm sinh do di truyền
quyết định. Chu kì đẻ trứng của vịt có liên hệ chặt chẽ với chu kì ngày
đêm và được quyết định nhờ yếu tố ánh sáng, do đó mà trong chăn nuôi
vịt nếu muốn thu được số lượng trứng nhiều cần phải thay đổi chu kì
ngày đêm để vịt có thể đẻ 2 trứng trong 1ngày.
Trong thời gian vịt đẻ trứng ngoài thức ăn tự nhiên mà nó kiếm
được cần phải cung cấp thêm thức ăn giàu dinh dưỡng và năng lượng,
điều này sẽ tác động đến số lượng và kích thước trứng tạo ra các giống
vịt siêu trứng.
Trong thời gian vịt đẻ thì trứng ngoài thức ăn tự nhiên mà nó kiếm
được thì cần thức ăn giàu dinh dưỡng và năng lượng điều này tác động
đến số lượng và kích thước trứng nhất là khi nuôi vịt thu trứng .
Các loài thuỷ cầm có tập tính bầy đàn rất cao thể hiện trong khi
ăn kiếm mồi, sinh sản …nhất là ở ngoài tự nhiên nên trong chăn nuôi
việc thu hẹp môi trường sống phải đảm bảo chuồng nuôi, sân chơi rộng,
thoáng mát, hợp lý với số lượng đàn.


Tập tính bay:

Đối loài Vịt trời, Ngỗng
trời, Sâm cầm mặc dù
đã đươc thuần hóa để
nuôi nhốt nhưng chúng
vẫn giữ một vài tập tính
hoang dã trong đó có
tập tính bay.
Nên trong nuôi
vịt trời và một số loài
chim khác để làm
thương phẩm cần phải
giăng lưới trong chuồng
nuôi hoặc xuất bán
trước giai đoạn biết bay
với vịt trời là từ 3-4
tháng .



×