Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

Bài tập tình huống bookbooming

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.92 KB, 10 trang )

Tổng hợp
Trước nhu cầu sử dụng máy vi tính ngày càng tăng ở tỉnh X, những người
sau đây đều đang muốn đầu tư vào việc kinh doanh buôn bán máy vi tính:
- Ông A- giáo viên trường ĐH Ngoại Thương có 100 triệu đồng tiền tiết
kiệm nhàn rỗi.
- Ông B không có tiền song lại có một gian nhà ở mặt phố trị giá 500 triệu
đồng,
- Bà C tốt nghiệp trường ĐH Ngoại Thương, đã làm quản lý 5 năm trong
lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực này.
- Ông D không có tiền mặt nhưng có 1 giấy nhận nợ của Công ty Mỹ Hoa
ghi 200 triệu đồng.
- Cty TNHH X chuyên nhập khẩu các thiết bị tin học, viễn thông, trong đó có
máy vi tính. Công ty sẵn sàng góp vốn bằng một lô các bộ máy vi tính đủ
loại mới nhập về trị giá 100 triệu đồng,
- Cty TNHH Y cam kết góp 350 triệu đồng, mới góp được 100 triệu đồng.


Chuẩn bị thành lập công ty:
1. Xem xét tư cách của những người muốn tham gia thành lập Công
ty?
2. Hãy xác định phần vốn góp của từng thành viên. Pháp luật Việt
Nam có quy định gì về vốn pháp định cho ngành này không?
3. Hãy gợi ý cho họ 1 cái tên công ty? Điều lệ công ty do ai soạn
thảo?
4. Để chuẩn bị cho việc mở công ty, họ phải ký một số hợp đồng
mua các thiết bị văn phòng….Vậy, các thành viên có được ký hợp
đồng nhân danh công ty không? Nếu không thì làm cách nào để
tư vấn cho họ?
5. Trong đơn ĐKKD, phần “ngành nghề kinh doanh” nên ghi như thế
nào?




Tình tiết bổ sung: Công ty đã được cấp GCNĐKKD, các
thành viên thỏa thuận nhất trí bầu Ông B – Chủ tịch
HĐTV, Bà C – Giám đốc Công ty. Sau một thời gian
hoạt động, công ty có lãi sau thuế là 800 triệu đồng.
1. Sau khi được cấp GCN ĐKKD, Công ty sẽ phải làm gì tiếp
theo?
2. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty?
3. Với số lãi 800 triệu đồng, hãy chia lợi nhuận cho các thành
viên?


Tình tiết bổ sung: Kết nạp thêm thành viên mới
Sau khi đi vào hoạt động được 7 tháng, các thành viên thoả thuận kết nạp Dương
làm thành viên của công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ô tô tải được
định giá là 300 triệu đồng. Nhưng do khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển sở
hữu chíêc ô tô sang cho công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ chồng
Dương nên tất cả thành viên thoả thuận khi nào thuận lợi thì sẽ chuyển sở hữu
và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã quyết định chi 100 triệu đồng
để sửa chữa và nâng cấp xe ô tô. Mọi giấy tờ biên bản giao nhận sửa chữa đều
mang tên công ty TNHH Vinh Phúc.
Sau một thời gian công ty làm ăn thua lỗ, các thành viên tranh cãi nhau và trong một
lần đi giao hàng Dương đã giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng và tuyên bố rằng đấy
là lợi nhuận mà Dương đáng được hưởng và đơn phương rút lại xe ô tô.
Xem xét tư cách thành viên của Dương?


Tình tiết bổ sung: Bổ sung thêm ngành nghề, tăng thêm vốn điều lệ
Sau một thời gian đi vào hoạt động, công ty muốn bổ sung thêm ngành

nghề kinh doanh: tư vấn thiết kế, xây dựng công trình. Ngoài ra, công
ty còn muốn tăng thêm vốn điều lệ để đáp ứng cho việc mở rộng
ngành nghề kinh doanh.
1. Công ty sẽ phải làm những thủ tục gì?Có phải xin giấy phép không?
2. Sau khi hoàn tất hồ sơ, công ty đưa đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh
X nhưng phòng ĐKKD yêu cầu Công ty phải xin phép UBND tỉnh. Công
ty đã khiếu nại lên UBND tỉnh nhưng UBND tỉnh trả lời rằng việc làm của
Phòng ĐKKD thế là đúng vì ngành tư vấn thiết kế, xây dựng công trình
tỉnh phải quản lý chặt chẽ. Việc làm của Phòng ĐKKD, UBND có đúng
không?
3. Hãy tư vấn cho công ty để tăng vốn điều lệ?


Tình tiết bổ sung:
Mâu thuẫn trong công ty, cách chức
Sau một thời gian đi vào hoạt động, công ty xảy ra
mâu thuẫn. Lúc này, vì không muốn cho C – Phó
giám đốc ở lại công ty vì những hành vi khuất tất
của C.
Hãy tư vấn cho công ty giải quyết tình huống này


TH 2
Công ty TNHH Phương Đông được thành lập ngày 2/2006 với 4 thành viên (Bình,
Nam, Hoa, Hạnh), vốn điều lệ 1 tỷ, kinh doanh mua bán thủy sản.
Bình góp 200 triệu đồng tiền mặt, Nam góp chiếc xe ô tô là 200 triệu đồng, Hoa góp
kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất trị giá 500 triệu đồng,
Hạnh góp 100 triệu đồng tiền mặt. Theo Điều lệ công ty, Nam là Chủ tịch HĐTV,
Bình làm Giám đốc (là người đại diện theo pháp luật), Hoa làm Phó Giám đốc.
Sau 1 năm hoạt động, do mâu thuẫn, Nam đã ra quyết định cách chức Bình và thay

Hoa.
Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn giữ con dấu. Sau đó, với danh nghĩa
của Công ty Phương Đông, Bình ký hợp đồng vay trị giá 700 triệu đồng với Công ty
Trường Xuân. Theo hợp đồng, Công ty Trường Xuân đã chuyển trước 300 triệu
đồng cho Công ty Phương Đông (tổng giá trị tài sản lúc này của Cty Phương Đông
là 1,2 tỷ). Bình đã chuyển toàn bộ số tiền này vào tài khoản cá nhân.
Nam kiện Bình ra tòa yêu cầu Bình phải hoàn trả số tiền 300 triệu đồng, bồi thường
các thiệt hại đã gây ra cho công ty.
Công ty Trường Xuân kiện Công ty Phương Đông yêu cầu hoàn trả 300 triệu đồng
và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.


Các vấn đề cần giải quyết:
1.Nhận xét về tình huống trên?
2.Trách nhiệm thuộc về ai? Bình
hay Công ty Phương Đông?


TH3
Vương, Hùng, Thu cùng góp thành lập Công ty Lửa Việt, kinh doanh các loại khí
đốt, vốn điều lệ 5 tỷ, trong đó: Vương góp 1 tỷ tiền mặt, Hùng góp 3 tỷ (mặt bằng,
nhà xưởng và một số thiết bị sản xuất được các thành viên thỏa thuận định giá 2 tỷ,
1 tỷ tiền mặt), Thu góp 1 tỷ tiền mặt.
Theo Điều lệ công ty, Hùng – Chủ tịch HĐTV, người đại diện theo pháp luật; Vương
– Giám đốc.
Sau khi được cấp GCNĐKKD, do không đủ tiền mặt để góp, Hùng đã nhượng lại
phần vốn góp này cho Liên bằng việc lập Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp,
có công chứng. Một thời gian sau, mâu thuẫn phát sinh.
Vương kiện Hùng ra tòa không thừa nhận vốn góp của Hùng vì cho rằng mặt bằng,
nhà xưởng vẫn mang tên Hùng, yêu cầu bác tư cách thành viên của Liên. Hùng

xuất trình Hợp đồng xây dựng nhà xưởng với Công ty XD Thanh Bình mà Công ty
Lửa Việt là 1 bên trong HĐ và bộ giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà xưởng của
Công ty Lửa Việt do BQL các KCN tỉnh cấp.
Hùng kiện Vương và không thừa nhận phần vốn góp bằng tiền mặt vì không có
chứng cứ. Vương xuất trình Phiếu thu.
Hãy nhận xét về luận điểm và chứng cứ của các thành viên?


TH4
Giang, Sang, Phương và Thảo cùng thảo thuận thành lập Công ty TNHH Nam Đô
kinh doanh khách sạn, nhà hàng với vốn điều lệ 5 tỷ (Giang – 2 tỷ, 3 người còn lại
mỗi người 1 tỷ). Theo Điều lệ, Giang – Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc. Công ty
được cấp GCNDKKD ngày 10 – 1 – 2005.
Đầu 2007, Giang đã triệu tập cuộc họp HĐTV vào ngày 20-1-2007 để thông qua
Báo cáo tài chính, kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch KD năm 2007. Giấy
mời họp được gửi tới tất cả các thành viên.Sang không tham dự do bất đồng, Thảo
bận công tác nên gọi điện thoại vắng mặt và ủy quyền cho Giang bỏ phiếu. Sau
cuộc họp, Sang đã gửi văn bản phản đối kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch
KD.
Giang tiếp tục gửi đơn triệu tập họp HĐTV vào ngày 10.03.2007 nhằm “giải quyết
một số vấn đề phát sinh” trong Công ty. Giang không gửi cho Sang vì cho rằng có
gửi Sang cũng không đi.
Tại cuộc họp, Giang, Phương, Thảo đã biểu quyết thông qua việc khai trừ Sang,
hoàn lại vốn cho Sang. Quyết định này và Biên bản cuộc họp đã gửi cho Sang và
Phòng ĐKKD. Phòng ĐKKD đã cấp giấy CNDKKD với sự thay đổi về số thành viên
và giảm vốn điều lệ.
Sang kiện ra tòa các thành viên và Phòng ĐKKD về những sự việc trên.
Yêu cầu của Sang có được Tòa án chấp thuận không?Tại sao?




×