Tải bản đầy đủ (.ppt) (92 trang)

Bài giảng triết học dành cho cao học chương v một số trào lưu triết học phương tây hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.87 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC

CHƯƠNG V

MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC
PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

NGƯỜI BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG
TS. LÊ HỮU ÁI


NỘI DUNG CHƯƠNG V
I.

Trào lưu triết học duy khoa học:
Chủ nghĩa thực chứng. Triết học phân tích, Triết học
ngôn ngữ. Chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic.

II. Trào lưu triết học phi lý tính:
Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism)

III. Chủ nghĩa Phơrớt (Freudism)
IV. Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism)
IV. Chủ nghĩa Tômát mới (Neo-Thomism)


Vài nét về đặc điểm:
Triết học phương Tây hiện đại bao gồm


những khuynh hướng triết học ngoài triết học
Mác, ra đời và phát triển mạnh trong thời kỳ
tổng khủng hoảng của CNTB.
Nó phản ánh những mâu thuẫn, bế tắc của
CNTB hiện đại: các hệ thống triết học tư biện
trở nên lỗi thời, sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học, hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ
nghĩa đế quốc gây ra, tình trạng khủng hoảng
tâm lý, tính dục trong xã hội hiện đại, vấn đề
tôn giáo, v.v..


Triết học phương Tây hiện đại có nhiều khuynh
hướng khác nhau, đối lập nhau nhưng đều phản
ánh những khía cạnh khác nhau của xã hội tư bản
và thể hiện sự bế tắc trong việc giải quyết những
vấn đề do xã hội tư bản đặt ra.
Các khuynh hướng chủ yếu:
♦ duy khoa học (chủ nghĩa thực chứng mới, triết học
phân tích, triết học ngôn ngữ, triết học khoa học)
♦ nhân bản phi lý tính (chủ nghĩa hiện sinh)
♦ triết học thực tiễn (chủ nghĩa thực dụng)
♦ đề cao vô thức (chủ nghĩa Phơrơt)
♦ điều hòa tôn giáo với khoa học (chủ nghĩa Tômat mới)
♦ chủ nghĩa vô thần


I. Trào lưu triết học duy khoa học
Trào lưu triết học duy khoa học ra đời từ thế kỷ
XIX, đại biểu là chủ nghĩa thực chứng.

1) Nguồn gốc ra đời và các giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa thực chứng
- Các hệ thống triết học tư biện (nhất là triết học Hêghen,
triết học tôn giáo …) tỏ ra lỗi thời và bất lực trong việc nhận
thức và giải quyết những mâu thuẫn xã hội. Các nhà thực
chứng rất căm ghét tính chất tư biện của siêu hình học cũ và
tìm cách xóa bỏ nó.
- Do chưa xác định đúng đối tượng của triết học nên khi
phủ nhận triết học tư biện, họ cũng phủ nhận luôn cả chức
năng thế giới quan của triết học.


- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự
ứng dụng rộng rãi toán học và lôgíc toán trong
khoa học dẫn đến khuynh hướng tuyệt đối hóa
toán học, lôgíc học, khoa học thực nghiệm,
quy chức năng triết học chỉ còn công cụ phân
tích lôgic, phân tích ngôn ngữ phục vụ cho
khoa học, cho rằng tất cả các mệnh đề lý luận
đều có thể chứng minh hay bác bỏ bằng quan
sát và thực nghiệm khoa học .


Quá trình phát triển của chủ nghĩa thực chứng qua
3 hình thức:
♦ Hình thức thứ nhất của CN thực chứng ra đời từ
đầu thế kỷ XIX. Người khởi xướng là nhà triết học
Pháp Ô. Côngtơ (Auguste Comte, 1798–1857 ), các
đại biểu nổi tiếng khác là nhà triết học Anh H.
Xpenxơ (Herbert Spencer, 1820-1903), Gi. Millơ

(John Stuart Mill, 1806-1873).
♦ Hình thức thư hai của chủ nghĩa thực chứng là
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với các đại biểu là
nhà triết học Áo Makhơ (Ernst Mach, 1838-1916) và
nhà triết học Đức Avênariut (R. Avenarius, 18311896).


♦ Hình thức thứ ba là chủ nghĩa thực chứng
mới ra đời sau Thế chiến I và phát triển mạnh
mẽ vào những năm 50. Những đại biểu xuất
sắc của chủ nghĩa thực chứng mới là, Ludwig
Wittgenstein và Rudolf Carnap.
Ngoài những khuynh hướng thuộc về chủ
nghĩa thực chứng, trào lưu triết học duy khoa
học còn có một số khuynh hướng khác.


2) Một số khuynh hướng thuộc trào lưu triết
học duy khoa học hiện đại (triết học phân tích và triết
học ngôn ngữ; chủ nghĩa thực chứng lôgic hay chủ nghĩa
kinh nghiệm lôgic; triết học khoa học).

a) Triết học phân tích và triết học ngôn ngữ
Đại biểu xuất sắc là B. Russell và L. Wittgenstein

Bertrand Russell (1872-1970).
Ông sinh ở Trelleck, Wales. Là nhà
toán học, triết học, lôgíc học, xã hội
học Anh, được giải thưởng Nobel văn
học năm 1950.



Về mặt triết học ông là người khôi phục lại
chủ nghĩa kinh nghiệm trong lý luận nhận
thức.
Trong tác phẩm Tri thức của chúng ta về thế
giới bên ngoài (Our Knowledge of the
External World, 1926) và tác phẩm Tìm hiểu
về ý nghĩa và chân lý (Inquiring into Meaning
and Truths, 1962), ông giải thích rằng: Mọi tri
thức thực sự của chúng ta đều được xây dựng
từ những kinh nghiệm trực tiếp.


B. Russell là người sáng lập thuyết nguyên
tử lôgíc (logical atomism). Theo ông, yếu tố
cấu tạo nên thế giới không phải là những
nguyên tử vật chất, mà là những đơn vị lôgíc,
tức là những phán đoán nhỏ nhất, đơn giản
nhất, dựa trên cơ sở tri giác cảm tính.
Ông muốn xóa bỏ sự đối lập giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Ông cho
rằng tinh thần và vật chất chẳng qua là những
hình thức khác nhau của kinh nghiệm: tài liệu
chủ quan là kinh nghiệm trực tiếp và tài liệu
khách quan là kinh nghiệm gián tiếp.


Ông phủ nhận ý nghĩa của mọi vấn đề triết
học truyền thống và quy đối tượng và nhiệm

vụ của triết học chỉ còn ở sự phân tích lôgíc
của ngôn ngữ.
Ông chủ trương lấy việc phân tích lôgíc
của ngôn ngữ là nội dung chủ yếu của triết
học, lấy lôgíc toán-lý hiện đại làm cơ sở sáng
tạo ra ngôn ngữ nhân tạo để đảm bảo sự nhất
trí giữa cấu trúc ngữ pháp của mệnh đề với
cấu trúc lôgíc của nó.


Russel đứng trên quan điểm vô thần triệt để. Ông có
nhiều bài viết vạch ra tính vô căn cứ của thần học, như bài
giảng: “Why I am not a Christian”.
Ông được tặng danh hiệu “quán quân về tự do tư tưởng”
và được giải thưởng Nobel văn học năm1950.
Russel là người lên án tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt
Nam. Ông có tác phẩm “War crimes in Vietnam”. Cuối
năm 1966, Russel cùng với nhà triết học Pháp Jean Paul
Sartre và 25 nhân vật nổi tiếng khác, phần lớn là những
người được giải thưởng Nobel và các giải thưởng có giá trị
khác sáng lập Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của
Mỹ ở Việt Nam. Tóa án đã họp hai phiên tòa năm 1967 ở
Stockhom và Copenhagen.


Ludwig Wittgenstein
(1889-1951)
Ông sinh ở Viên trong một gia
đình giàu có. Lúc đầu học kiến trúc ở
Áo, sau đó sang học ở Anh và trở

thành học trò của nhà triết học và
toán học nổi tiếng Bertrand Russell ở
Đại học Cambridge.
Ông giảng dạy ở đây từ 1939-1947.


Trong tác phẩm “The investigations of
philosophy”, (1929-1939), ông cho rằng người ta
dùng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau vào nhiều mục
đích khác nhau trong đời sống hằng ngày. Chúng là
những trò chơi ngôn ngữ (language games) với
những luật chơi khác nhau.
Ý nghĩa của từ ngữ xuất phát từ cách thức mà
chúng được dùng trong trong trò chơi ngôn ngữ.
Theo giáo trình Mỹ “From Socrates to Sarte: A
Philosophic Quest”, “Với quan điểm mới này, Wittgenstein
mở ra giai đoạn thứ hai trong triết học ngôn ngữ - triết học
phân tích, nó đã thống trị trong triết học ở các nước nói
tiếng Anh hơn một phần tư thế kỷ.


Nhiệm vụ của triết học là phân tích ngôn ngữ để khám phá
ra những trò chơi ngôn ngữ khác nhau, những luật lệ của
chúng trong việc sử dụng ngôn ngữ và loại bỏ những sự vi
phạm luật chơi.
Theo Wittgenstein, chính những nhà triết học không theo
đúng luật trong trò chơi ngôn ngữ. Vì thế, những vấn đề triết
học không phải là những vấn đề chân chính mà chỉ là điều
phi lý bắt nguồn từ việc không biết sử dụng ngôn ngữ. Do
đó, sai lầm của các nhà triết học cần phải được chữa trị, và

triết học phải bị thủ tiêu.
Khi nhà triết học đã học được cách dùng ngôn ngữ thường
ngày thì họ sẽ không còn rơi vào sai lầm ngôn ngữ nữa … và
sự trăn trở của họ về thế giới, về con người, về Thượng đế sẽ
được giải tỏa, bởi vì họ không còn muốn nói về những điều
vô nghĩa như thế nữa.


b) Ch ngha thc chng lụgớc, hay ch
ngha kinh nghim lụgớc
c sỏng lp o do nhúm Viờn (nhng nm
20-30) ng u l M. Shlick (1882-1936, o), R.
Carnap (1891-1970), O. Neurath (1882-1945).
T ú nú truyn sang cỏc nc Chõu u, c bit
c vi H. Reichenbach (1891 1935), sang Anh
vi A. Ayer (1910-89).
Chủ nghĩa thực chứng lôgíc sử dụng những thành
quả của toán, đặc biệt là lôgíc toán, đem tất cả tri
thức quy thành các mệnh đề có thể dùng lôgíc toán
để biểu thị.


Rudolf Carnap, 1891-1970, đại
biểu xuất sắc của chủ nghĩa thực
chứng lôgíc hay chủ nghĩa kinh
nghiệm lôgíc, sinh và học đại học
ở Đức.
Carnap chịu ảnh hưởng của nhà toán học Đức G.
Frege, nhà triết học Anh B. Russell, nhà triết học
Áo L. Wittgenstein. Carnap là một trong những

người lãnh đạo nhóm Viên. Năm 1935, ông di cư
sang Mỹ để tránh phát xít Đức và làm việc ở
Trường Đại học California.


Chủ nghĩa thực chứng lôgíc (CNTCLG) xem vấn
đề cơ bản của triết học là những vấn đề trừu tượng,
siêu hình, không có ý nghĩa khoa học, là những vấn
đề giả. Họ tuyên bố đoạn tuyệt với mọi triết học
truyền thống.
CNTCLG cho rằng chân lý chỉ có trong phạm vi
tri thức thực chứng (positive Knowledge) và chỉ
kiểm tra được bằng con đường kinh nghiệm trực
tiếp, không phải từ những suy luận gián tiếp.
CNTCLG cho rằng triết học chỉ còn có nhiệm vụ
phân tích lôgíc, kết cấu lôgíc của ngôn ngữ khoa
học. Như vậy triết học bị đồng nhất với lôgíc học và
chỉ còn là công cụ của khoa học.


Nguyên tắc cơ bản của CNTCLG là nguyên tắc
thực chứng (verifiability principle).
Các mệnh đề được phân chia thành hai loại:
những mệnh đề có ý nghĩa khoa học và những mệnh
đề không có ý nghĩa khoa học.
Những mệnh đề có ý nghĩa khoa học là những mệnh đề
có thể kiểm tra, chứng thực được (gồm những MĐ chân
thực và MĐ không chân thực).
Những mệnh đề không có ý nghĩa khoa học là những
mệnh đề không thể chứng thực, kiểm tra được (toàn bộ

những luận điểm của CN duy vật và CN duy tâm trước kia)
cần phải loại bỏ.


C¸c m Önh ®Ò lý lu Ën
N h÷ng m Önh ®Ò
c ã ý n g h Üa k h o a h ä c
M Önh ®Ò
c h © n th ù c

N h÷ng m Önh ®Ò
k h « n g c ã ý n g h Üa K H

M Önh ®Ò
K h « n g c h © n th ù c


Nguyên tắc kiểm tra của CNTCLG bị công kích
từ nhiều phía, với những ly do sau:
- Nó dựa trên tiêu chuẩn duy nhất là kiểm tra bằng
kinh nghiệm cảm tính, nên đã loại bỏ tất cả những
tri thức lý luận trừu tượng, trong đó có vấn đề thế
giới quan triết học, các khoa học lý thuyết, các quan
niệm đạo đức, thẩm mỹ, v.v.. chỉ còn giữ lại những
tri thức toán học, lôgic hình thức, khoa học thực
nghiệm.
- Bản thân nguyên tắc kiểm tra của chủ nghĩa thực
chứng cũng không thể kiểm tra được để xác định
đúng hay sai.



c) Triết học khoa học
Triết học khoa học là một trường phái, tuy
không nằm trong chủ nghĩa thực chứng, nhưng
có điểm chung với chủ nghĩa thực chứng là
duy khoa học, tuyệt đối hóa vai trò của khoa
học kinh nghiệm, phủ nhận vai trò thế giới
quan của triết học.
Các đại biểu của triết học khoa học là K. Popper
(Karl Popper, 1902-1994), T. Kuhn (Thomas
Samuel Kuhn, 1922-96), I. Lakatos (Imre Lakatos
1922-1974).


+ Karl Raimund Popper
(1902-1994)
Là người Anh, sinh ở Viên,
tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm
1928 ở Đại học Viên.
Trong thời gian 1937-194 dạy ở Đại học
Canterbury, New Zealand.
Từ 1946 đến giữa những năm 70 là Giáo sư
Trường Đại học Kinh tế và Chính trị Luân
Đôn.


Trong tác phẩm Lôgíc của phát minh khoa học
(The Logic of Scientific Discovery , 1934), Popper
chỉ trích phương pháp quy nạp là phương pháp
được dùng phổ biến trong khoa học. Popper nhấn

mạnh khoa học chỉ là sự suy diễn có tính chất giả
thuyết. Popper bác bỏ nguyên tắc kiểm tra của chủ
nghĩa thực chứng, vì nó quan niệm có thể chứng
minh tính chân thực (verifiability) của một lý thuyết
bằng phương pháp quy nạp.
Popper đưa ra một nguyên tắc kiểm tra mớinguyên tắc phủ chứng (falsifiability principle), theo
nguyên tắc này thì không thể chứng minh tính chân
thực, mà chỉ có thể chứng minh tính giả dối.


×