Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

em yêu lịch sử xứ thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.37 KB, 14 trang )

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu
(tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng
những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một
trongcác vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Trả lời:
Hồ Quý Ly (1400)
Niên hiệu - Thánh Nguyên
Vào cuối thế kỷ XIV, đất nước ở trong tình trạng rối ren. Triều Trần đã trở nên
ruỗng nát, bị lung lay tận gốc. Nhân hoàn cảnh đó, Hồ Quý Ly, một quý tộc có
vây cánh và thanh thế trong triều, đã lấn át dần quyền lực nhà Trần rồi đến nǎm
1400, phế truất hẳn vua Trần lập ra một vương triều mới: Triều Hồ.
Hồ Quý Ly dòng dõi người ở Chiết Giang, Trung Quốc Từ đời Ngũ Quý sang
Việt Nam sống ở Quỳnh Lưu, (Nghệ An) sau chuyển ra Thanh Hóa. Hồ Quý Ly
tham dự vào chính sự nhà Trần khoảng 28 nǎm. Sau khi bức vua Trần rời đô từ
Thǎng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà
Trần, tháng 2 nǎm Canh Thìn (1400) Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự
lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu (Nguyên họ Hồ là dòng dõi nhà Ngu bên
Trung Quốc, nên Quý Ly đặt niên hiệu là Đại Ngu.). Quý Ly làm vua chưa
dược một nǎm, bắt chước tục nhà Trần, nhường ngôi cho con thứ Hồ Hán
Thương rồi làm Thái Thượng hoàng cùng coi việc nước.
Trong khoảng 35 nǎm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, Quý Ly đã
từng bước tiến hành một cuộc cải cách rộng lớn về mọi mặt. Về mặt hành chính
Quý Ly đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm các chức An Phủ phó sứ, Trấn thủ phó
sứ cùng các chức phó khác ở các châu huyện, ở các lộ thì đặt những chức quan
lớn như: Đô hộ, Đô thống, Thái thú quản cả việc quân sự và dân sự. Quý Ly còn
đặt chức Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình quân dân.
Về mặt kinh tế, cải cách quan trọng nhất của Hồ Quý Ly là phép hạn điền, hạn
nô, phát hành tiền giấy và đổi mới chế độ thuế khóa. Đó là những cải cách tiến
bộ nhằm tước giảm thế lực của bọn quý tộc Trần, giải quyết tình trạng kiệt quệ
tài chính của triều đình. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công
chúa, mỗi chủ đất chỉ được giữ 10 nǎm trở xuống, sổ sách phải sung công,


nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Ai có tội được phép
lấy ruộng mà chuộc tội.
Về vǎn hóa xã hội, Hồ Quý Ly phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời
nói của cổ nhân để xét việc trước mắt. Nǎm Nhâm Thân (1392), Quý Ly soạn
1


sách "Minh Đạo" gồm 14 thiên đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng Tử
và những nghi vấn có cǎn cứ về sách "Luận ngữ" một trong những tác phẩm
kinh điển của nho gia. Hồ Quý Ly cũng có hoài bão xây dựng một nền vǎn hóa
dân tộc. Ông trọng dụng chữ Nôm, dịch Kinh thư ra nôm để dạy hậu phi, cung
nữ. Ông còn quan tâm đến việc mở thêm trường học ở các lộ phủ Sơn Nam,
Kinh Bắc, Hải Đông và định lại phép thi cho có quy củ.
Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly mở "Quảng Tế Thư" một loại bệnh viện công, chữa
bệnh bằng châm cứu và lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo. Việc ông cho ban
hành cân, thước, đấu, thưng để thống nhất đo lường cũng góp phần làm tǎng
thêm giá trị vǎn minh của đời sống xã hội.
Hồ Quý Ly đã thực hiện những cuộc cải cách ấy với một quyết tâm cao, một tài
nǎng xuất chúng và một bản lĩnh phi thường. Và dù những cải cách đó có ý
nghĩa tích cực nhưng nhìn chung toàn bộ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của dân tộc. Chính sách cải cách của nhà Hồ
có hạn chế bớt thế lực họ Trần nhưng lại làm lợi riêng cho họ Hồ nhiều hơn là
lợi ích quốc gia. Vì vậy ông đã thất bại Cái mà ông làm ra không bằng những
bài học ông để lại. Bài học lớn nhất, dẫn đến thất bại của ông là dể mất lòng
dân. Quý Ly đã tiến hành cải cách và đoạt chính quyền bằng bạo lực tàn bạo.
Trong cuộc tàn sát các tôn thất nhà Trần và những người không ǎn cánh, Quý
Ly đã giết một lúc 370 người, gián tiếp và trực tiếp giết nhiều vua, và còn tiếp
tục tàn sát trong nhiều nǎm sau, làm cho người quen biết nhau "chỉ nhìn nhau
bằng mắt không dám nói chuyện với nhau bằng lời". Người đương thời cho Quý
Ly là "gian giảo". Một triều vua như vậy thật khó đứng vững.

Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một
trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn:
Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011,
Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa
thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để
giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này.
Trả lời:
Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong
những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” . Ngày 27 - 06 - 2011,
Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa
thế giới. Đây là công trình Thành Nhà Hồ tỉnh Thanh Hóa.
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh
Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn
2


Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt
Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà
Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần
Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2
năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước
là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành
Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây
Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp),
trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận
thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.
Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước Di

sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các
giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế
giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy
hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một
loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh
quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.
Trong hồ sơ di sản thế giới, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình
kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống
xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông
Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc
đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ
được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây
là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình
đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên
vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện
trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành
còn có Đàn tế Nam Giao.

3


Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió
mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô,
giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người
ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất
khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.
Trả lời
Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưỡi

ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta” có ý nghĩa gì trong xã hội
Việt Nam lúc bấy giờ? Bà Triệu là người giỏi võ nghệ, có chí lớn. năm 19 tuổi,
đáp lời hỏi bà về việc chồng con, bà nói : : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưỡi
ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta”. Bà cùng anh trai chiêu tập
nghĩa binh, quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước, cứu dân. Có thể nói, Bà
Triệu là tấm gương sáng chói về cuộc cách mạng nhân quyền sớm trên thế giới,
vì vào thời điểm mà Bà khởi nghĩa, chế độ nô lệ còn đang bành trướng mạnh
mẽ khắp nơi và thân phận của người phụ nữ vẫn bị coi là rẻ mạt. trong hoàn
cảnh đất nước đang bị ngoại bang thống trị, với những lễ nghi tôn giáo khắt
khe, người đàn ông thường được suy tôn là “đại trưởng phu”, là “anh hùng nam
tử” và được quyền “năm thê, bảy thiếp”; còn người phụ nữ chỉ là “thân phận nữ
nhi”, “liễu yếu đào tơ”, cùng với những chính sách tàn bạo của nhà Hán nhằm
khống chế một bộ phận phản kháng ách áp bức bóc lột, gieo rắc trong lòng xã
hội tính “trọng nam, khinh nữ”. Tuy nhiên, bà Triệu đã dám khẳng khái tuyên
bố rằng “tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình biển
Đông”, để phản kháng lại chế độ và để khẳng định vai trò vị trí của người phụ
nữ trong xã hội. thử hỏi đáng nam nhi lức bấy giờ, trong cùng một hoàn cảnh đã
mấy ai sánh bằng. để phản đối và chống lại chế độ “trai năm thê, bảy thiếp”,
phận làm tì thiếp, một hình thức nô lệ” Bà Triệu đã dứt khoát “há chịu cúi đầu
làm tỳ thiếp người ta”. từ đó bà đã dấn thân vào cuộc nổi dậy thực sự. bà đã
chiêu binh, phất cờ làm cách mạng đòi sự bình đảng, bình quyền nam nữ. trong
đó người phụ nữ không còn phải “cúi đầu làm tỳ thiếp người ta”, và mục tiêu
của Bà là “đánh đuổi quân xâm lược Ngô” để nhân dân được hưởng độc lập,
thoát khỏi kiếp sống nô lệ.
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, người dân Thanh Hóa luôn kiên
cường, bất khuất và mưu trí. Vì thế, vùng đất xứ Thanh “nhân kiệt” gần như
thời nào cũng là nơi phát tích, dựng cờ khởi nghĩa.
4



Đó là Bà Triệu với cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô; Dương Đình
Nghệ kéo quân từ xứ Thanh ra Đại La đánh chiếm La Thành, cai quản đất nước
dưới danh nghĩa Tiết Độ Sứ; Lê Lợi sau mười năm dấy binh đã đánh đuổi giặc
Minh giành lại giang sơn xã tắc... Người Thanh Hóa không chỉ giỏi “Lên ngựa
cầm gươm, xuống ngựa cầm bút” mà còn là những người giàu khả năng sáng
tạo. Cha con Hồ Quý Ly xây Thành Nhà Hồ, chế súng thần công, đúc tiền đồng
và xây dựng pháp luật; Lê Văn Hưu viết lên “Đại Việt sử ký toàn thư”, Lê Lợi
với “Lam Sơn thực lục”... Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
của nhân dân Việt Nam ghi nhận sự đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa
với những trận chiến ác liệt, những chiến công vẻ vang. Những thanh niên xung
phong, tự vệ chiến đấu dũng cảm và chịu đựng gian khổ như Ngô Thị Tuyển,
Nguyễn Thị Hằng, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; anh hùng
Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống
quân thù”..., mỗi người một vẻ nhưng đều làm rạng danh cho Tổ quốc Việt
Nam, cho quê hương Thanh Hóa trong lịch sử. Lịch sử vinh quang ấy kết tinh
thành niềm tự hào của người Thanh Hóa.
Linh khí của núi sông hun đúc nên khí chất của con người xứ Thanh cần
cù trong lao động, anh hùng trong đấu tranh, thông minh trong học hành xử thế,
trọng danh dự, giữ khí tiết, giàu đạo lý nghĩa tình. Phẩm chất cao quý ấy được
lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để rồi những người con xứ Thanh hôm
nay luôn ra sức thi đua học tập, lao động xây dựng quê hương, đất nước ngày
càng giàu đẹp, văn minh
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu
những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng
nhất?
Trả lời :
Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại Làng Yên Trường,
xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh là một bước ngoặt
lịch sử quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi của phong trào đấu tranh

cách mạng đánh đổ chế độ thực dân và phong kiến, giành chính quyền ở Thanh
Hóa năm 1945, đồng thời giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc cũng như trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội
nhập hiện nay.
Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm
lược Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng
5


lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các cuộc đấu tranh yêu nước do
các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào
Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều lần lượt bị
địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn
của một chính Đảng. Trong bối cảnh đó, ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại Cửu
Long (Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba
tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan
trọng đối với phong trào cách mạng trong cả nước và các địa phương. Cũng từ
đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng
khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên
Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách
mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo
của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ,
ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức
tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi
bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c
Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên
của Đảng bộ Thanh Hóa.
Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ
Yên Trường, huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức

hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là
cũng tại ngôi nhà này trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành lập chi bộ
cộng sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có thể nói sự ra
đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ,
nhân dân trong phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta.
Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự
lãnh đạo của một chính Đảng.
Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ quan
trọng trước mắt đó là: Xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Nông hội đỏ, Công
hội đỏ, cơ quan ấn loát, phát hành tờ báo “ Tiến lên” ......
Trong quá trình hoạt động, mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dã man, có
những thời điểm các Chi bộ Cộng sản và Đảng bộ tỉnh gần như bị cô lập thậm
chí là tan rã, nhưng trước yêu cầu bức thiết của lịch sử, bất chấp sự gian khổ, tù
đày và hy sinh, các Chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnh nhanh chóng được khôi phục
trở lại và tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và đánh đuổi thực
6


Pháp, lật đổ chế độ phong kiến. Từ cuối năm 1935 trở đi, phong trào cách mạng
đã phát triển rộng khắp ở nhiều phủ, huyện trong tỉnh, nhằm chuẩn bị cùng với
cả nước tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa giành
chính quyền ngày 24/7/1945 ở huyện Hoằng Hóa.
Đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8/1945, sau khi Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh
phát lệnh tổng khởi nghĩa, nhân dân và tự vệ các huyện nhất tề vùng lên giành
chính quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa giành thắng
lợi nhanh chóng. Ngày 23/8/1945, từ đình làng Ngô Xá Hạ ở căn cứ Thiệu Hóa,
lực lượng cứu quốc gồm có hàng nghìn tự vệ của các huyện: Thiệu Hóa, Đông
Sơn, Yên Định, Thọ Xuân.....đã tiến về thị xã Thanh Hóa ra mắt quốc dân đồng
bào. Đ/c Lê Tất Đắc, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Cách mạng lâm thời tuyên bố
thành lập chính quyền cách mạng và kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng bảo bệ

chế độ mới./.
Lê Hữu Lập - Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa
Lê Hữu Lập lúc nhỏ tên là Độ (ngoài ra còn một số tên gọi khác như:
“Cậu Ấm”, Hoàng tức Thoại, tức Hoàng Lùn), sinh năm 1897 ở thôn Hữu
Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa), là con một gia đình nho học có khí tiết.
* Lê Hữu Lập - Người thanh niên yêu nước chân chính:
Lúc còn nhỏ tuổi, Lê Hữu Lập được cha, chú mang theo trọ học ở nhiều
nơi trong tỉnh. Anh có điều kiện tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân từ thành thị
đến nông thôn. Tầm hiểu biết ở một thiếu niên ham hiểu biết ngày được mở
rộng.
Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, được thêm một số kiến
thức cả về nho học và tân học, anh càng say sưa suy nghĩ về con đường hoạt
động tìm chí hướng. Thông thường ở thời kỳ đó, với cái bằng tiểu học, anh có
thể được bổ dụng đi làm trợ giáo hoặc thư ký cho các công sở Pháp hoặc Nam
triều để kiếm một cuộc sống sung túc. Nhưng anh coi cái bả vinh hoa phú quý
do bọn Tây, bọn vua quan đem lại là một sự đê hèn, nhục nhã. Bởi lẽ đó, mặc
dù có một tấm bằng trong tay và được phong hai tiếng “Ấm sinh” (tên gọi
đương thời thường được dùng cho các con quan lại từ ngũ phẩm trở lên. Lê Hữu
Lập tuy không phải con quan nhưng do kính trọng cụ Lê Cơ và lại là cháu nội
của quan án nên được phong là “Ấm sinh”), song anh vẫn cùng bà con dân làng
tham gia lao động, hòa mình với quần chúng trong các công việc đồng áng, phu
phen tạp dịch ở vùng nông thôn đồng chua nước mặn. Cuộc sống lầm than khổ
cực của nông dân, cảnh tô cao, tức nặng của giai cấp địa chủ phong kiến, cảnh
7


bị đánh đập, cùm kẹp… càng khắc sâu hận mất nước của người thanh niên yêu
nước Lê Hữu Lập.
Sau khi khởi nghĩa Ba Đình thất bại, phong trào cách mạng trong nước bị

bọn thực dân, phong kiến đàn áp dã man. Hàng trăm, ngàn gia đình có người
thân tham gia nghĩa quân đã từng chịu cảnh đầu rơi máu chảy. Khắp đó đây nỗi
uất hận tràn ngập trong lòng quần chúng. Ngay tại Làng Hữu Nghĩa, nơi chôn
rau cắt rốn của đồng chí Lê Hữu Lập, đã có hàng chục gia đình bị tàn sát dã
man, hàng trăm nóc nhà bị triệt hạ. Thực tế lịch sử ấy càng hun đúc thêm lòng
yêu nước, căm thù giặc trong tâm khảm người thanh niên trẻ tuổi Lê Hữu Lập.
Một ngày hè năm 1922, Lê Hữu Lập đã trực tiếp gặp đồng chí Đinh
Chương Dương, một thanh niên lớn tuổi đương thời đã từng nhiều phen bị thực
dân Pháp kết tội vì có lòng yêu nước. Đồng chí Đinh Chương Dương đã đem
những hiểu biết của mình truyền lại cho Lê Hữu Lập, kể cho anh nghe về các tổ
chức cách mạng trong nước, ngoài nước; về các nhà ái quốc Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, về chính sách áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp đối với
nhân dân ta. Những ngày tiếp xúc với Đinh Chương Dương tình cảm và lý trí
của Lê Hữu lập càng lớn lên. Anh nhận ra một hướng đi mới và luôn suy nghĩ
đến điều căn dặn của Đinh Chương Dương: “Muốn làm cách mạng phải đi học
cách mạng và muốn đi học cách mạng phải thoát ly gia đình. Tuổi trẻ lúc này
phải vươn cánh tay đập mạnh vào đầu giặc, đền nợ nước, trả thù nhà”.
Đầu năm 1923, Lê Hữu Lập tạm biệt mẹ già, người vợ hiền và đứa con
thơ mới ba tháng tuổi, bước vào con đường thoát ly hoạt động.
Giữa năm 1924, Lê Hữu Lập được Đinh Chương Dương đưa sang Quảng
Châu tham gia vào “Tâm Tâm xã”. Tổ chức này ra đời từ năm 1923 do các
đồng chí Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu và một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ
thành lập tại Quảng Châu, một thành phố ở miền nam Trung Quốc.
* Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa cộng sản:
Trong lúc Tâm Tâm xã đang mò mẫm đi tìm đường lối cách mạng thì
tháng 12 năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã liên hệ được với nhóm Tâm Tâm xã và
nhóm cách mạng của cụ Phan Bội Châu. Các đồng chí Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng
Mậu, Lê Hữu Lập… trong Tâm Tâm xã và một số người khác từ trong nước ra
đã được đồng chí Nguyễn Ái Quốc huấn luyện chính trị để đào tạo thành những

cán bộ cách mạng.

8


Đầu năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra “Việt Nam
Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Tháng 6 năm 1925, đồng chí Lê Hữu Lập được kết nạp vào Việt Nam Thanh
niên cách mạng đồng chí Hội.
Đồng chí Lê Hữu Lập có vinh dự được sống gần gũi bên cạnh đồng chí
Nguyễn Ái Quốc, một người thầy lỗi lạc, một nhà cách mạng thiên tài, trực tiếp
được Người bồi dưỡng về lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng, chính
điều này đã đưa Lê Hữu Lập đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ
nghĩa cộng sản, con đường đi đúng đắn do Bác Hồ vạch ra cho thanh niên nước
ta.
Cuối năm 1925, đồng chí Lê Hữu Lập cùng một số anh em khác trực tiếp
được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ rời Quảng Châu về nước tuyên
truyền giác ngộ cách mạng và lựa chọn những thanh niên yêu nước ở các tỉnh
Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Trị đưa sang Quảng
Châu huấn luyện.
* Những tháng năm sôi động
Lê Hữu Lập về tỉnh nhà vào giữa lúc phong trào yêu nước của nhân dân
ta trở nên sôi động, tạo thuận lợi cho đồng chí có điều kiện hoạt động. Anh
khẩn trương đi vào nhiệm vụ tuyên truyền con đường cách mạng mới của đồng
chí Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 5 năm 1926, tại số nhà 26 phố Hàng Than, Thị xã Thanh Hóa,
đồng chí Lê Hữu Lập đã tổ chức Hội đọc sách báo cách mạng. Đồng chí Lê
Hữu Lập đã tìm đến những thanh niên yêu nước. Các anh Nguyễn Văn Đắc,
Nguyễn Chí Hiền, Mai Xuân Diễn, Lê Văn Thanh, Hoàng Khắc Trung… được

anh tổ chức tham gia và trở thành hạt nhân của Hội đọc sách báo cách mạng bí
mật.
Sau khi Hội đọc sách báo cách mạng ra đời, lớp thanh niên tiến bộ và
những nhà thơ yêu nước bắt đầu được nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về
chủ trương của cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở
đó, đồng chí Lê Hữu Lập đã tiến hành cuộc vận động xuất dương để học tập con
đường cứu nước của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Anh Nguyễn Văn Đắc ở Thị xã Thanh Hóa được Lê Hữu Lập tổ chức
chuyến xuất dương đầu tiên (Nguyễn Văn Đắc tức Cao Hoài Nghĩa, sau khi dự
xong lớp huấn luyện tại Quảng Châu được cử sang Thái Lan hoạt động trong tổ
9


chức cách mạng của Việt Kiều). Đoàn xuất dương lần đầu thuộc các tỉnh miền
Trung gồm có mười người, trong đó có đồng chí Trần Phú, sau này là Tổng Bí
thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.
Sau khi hoàn thành chuyến xuất dương thứ nhất, đồng chí Lê Hữu Lập
trở về tiếp tục vận động xuất dương ở Thanh Hóa, Nam Định và Thái Bình. Các
đồng chí Nguyễn Mậu Sung (Thọ Xuân) và Võ Danh Thùy (Nông Cống) là hai
người được đồng chí Lê Hữu Lập vận động xuất dương lần hai. Ngày 20 tháng
02 năm 1926, đoàn xuất dương lần hai gồm mười người được lệnh lên đường.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thứ nhất: Vận động thanh niên đi sang
nước ngoài học tập lý luận cách mạng, đồng chí Lê Hữu Lập bắt tay vào nhiệm
vụ thứ hai: Xây dựng tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội
tỉnh nhà.
* Lê Hữu Lập - Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa
Đầu năm 1927, trên cơ sở Hội đọc sách báo cách mạng phát triển, đồng
chí Lê Hữu Lập kịp thời chỉ đạo việc thành lập Việt Nam Thanh niên cách
mạng đồng chí Hội tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 4 năm 1927, Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời Việt Nam Thanh

niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập gồm ba ủy viên: Lê Hữu Lập, Lê
Văn Thanh, Nguyễn Chí Hiền. Đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư Tỉnh
bộ lâm thời.
Một ngày đầu tháng 4 năm 1928, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hữu
Lập, hội nghị đại biểu Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tỉnh
Thanh Hóa đã làm việc trong ba buổi và bầu ra Ban chấp hành Tỉnh bộ chính
thức gồm bảy ủy viên. Đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư và sau đó
được bầu vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Trung Kỳ.
Năm 1929, đồng chí được cử sang Thái Lan hoạt động.
Tháng 11 năm 1929, đồng chí Lê Hữu Lập bị tòa án Nam Triều Thanh
Hóa kết án tử hình vắng mặt.
Tháng 3 năm 1930, tại Hội nghị đại biểu Việt Nam Thanh niên cách
mạng đồng chí Hội ở U-Đôn (Thái Lan) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã
quyết định chuyển tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội thành
tổ chức cộng sản. Do công lao đóng góp tích cực cho việc thành lập Đảng
cộng sản, đồng chí Lê Hữu Lập đã trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên của
tỉnh Thanh Hóa.
10


Cuối tháng 8 năm 1930, đồng chí lê Hữu Lập bí mật về nước. Cuối tháng
9 năm 1930, đồng chí thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa
tại thôn Cự Đà (nay là xã Hoằng Minh huyện Hoằng Hóa).
Cuối năm 1930, đồng chí quay lại Thái Lan hoạt động.
Từ năm 1932 đến năm 1933, đồng chí công tác ban viện trợ cách mạng
Đông Dương ở vùng Đông Bắc Thái Lan.
Đầu năm 1934, đồng chí lại được ban viện trợ cách mạng Đông Dương
cử về hoạt động tại Nghệ An và được tổ chức bố trí hoạt động tại một cơ sở tại
huyện Nghi Lộc. Tại đây đồng chí lâm bệnh nặng.
Hoàn thành được hai lớp huấn luyện ở Nghi Lộc, tạo được cơ sở tư tưởng

và tổ chức cho việc khôi phục phong trào thì bệnh tình của đồng chí Lê Hữu
Lập đã quá trầm trọng. Các đồng chí ở Nghệ An và quần chúng nhân dân hết
lòng chạy chữa nhưng vì điều kiện hoạt động bí mật, thuốc thang khó khăn nên
bệnh của anh cứ ngày một nặng.
Vào một ngày cuối tháng 6 năm 1934, Lê Hữu Lập đã trút hơi thở cuối
cùng tại nhà thương Vinh. Vô vàn thương thương tiếc người đồng chí kiên
cường, tận tụy vì nghĩa lớn, các đồng chí ở Nghệ An đã đem mai táng anh ở
nghĩa địa Tập Phúc, làm mộ chí mang tên Nguyễn Thụ.
Lê Hữu Lập, người chiến sỹ cộng sản lớp trước, người con thân yêu của
nhân dân Thanh Hóa đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp của Đảng, của
nhân dân. Từ buổi mở đầu, tuổi trẻ Lê Hữu Lập đã chọn được con đường đi
đúng đắn do Bác Hồ vạch ra cho thanh niên nước ta. Bằng sự nỗ lực của bản
thân, của tổ chức, Lê Hữu Lập đã vận dụng một cách nghiêm túc, sáng tạo và
hoạt động ngoan cường với tinh thần xung kích cách mạng theo con đường cứu
nước của Bác Hồ.
Ba mươi bảy tuổi đời, độ tuổi tràn đầy nghị lực, Lê Hữu Lập là một trong
những người chiến sỹ cộng sản lớp trước của tỉnh nhà đã cống hiến xuất sắc
cuộc đời của tuổi trẻ cho sự nghiệp vinh quang của Đảng và đã hoàn thành
nhiệm vụ. Hoạt động và sự cống hiến của đồng chí Lê Hữu Lập đã góp phần
viết nên những trang sử mở đầu rực rỡ trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ
vang của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa.
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn:
“Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính
trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho
cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (198611


2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật
nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách

nhiệm bản thân?
Trả lời :
Thanh Hoá - mảnh đất “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra những bậc anh
hùng hào kiệt, nhà văn hoá lớn của dân tộc như Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Văn
Hưu, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ… Mảnh đất và con người nơi đây
đã góp phần không nhỏ vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời, thấy được vị thế và tầm
quan trọng của Thanh Hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần trực tiếp về
thăm cũng như gửi thư động viên, thăm hỏi, biểu dương những thành tích của
Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá. Ngày 20‐2‐1947, Bác Hồ về thăm Thanh Hoá
lần đầu tiên và khai hội với đồng bào Thanh Hoá tại thị trấn Rừng Thông
﴾huyện Đông Sơn﴿; buổi chiều Bác gặp và nói chuyện với các đại biểu thân sĩ,
trí thức, phú hào; buổi tối nói chuyện với nhân dân thị xã Thanh Hoá ở trước
Nhà thông tin thị xã. Qua các buổi nói chuyện, Bác bày tỏ mong ước Đảng bộ
và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá làm sao để xây dựng tỉnh nhà thành
một tỉnh kiểu mẫu. “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải
làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một
người kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu.
Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”. Bác cũng chỉ rõ xây dựng tỉnh “kiểu
mẫu” trên mọi mặt phải bắt đầu từ cá nhân mỗi người trước tiên: Làm một
người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu,
một tỉnh kiểu mẫu, một nước kiểu mẫu… Trước lúc chia tay, Bác nhắn gửi tha
thiết tới đồng bào với lời hẹn ngày trở lại: “Đồng bào trong tỉnh hãy xắn tay áo
làm đi, lần sau về đây tôi sẽ thấy mỗi người là một người “kiểu mẫu!
Đã hơn 65 năm kể từ ngày lần đầu tiên Bác Hồ về thăm, Thanh Hoá đã
đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Với tiềm năng, lợi thế
vốn có của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Thanh Hóa đã đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế toàn diện từ 7,8% ﴾năm 2005﴿ tăng lên 13,5% ﴾năm 2011﴿, trong
đó thu nhập bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 4,9 triệu đồng/người/năm.
Số hộ đói nghèo từ 46,77% ﴾năm 2001﴿ giảm xuống còn 30% ﴾năm 2011﴿. Các

ngành kinh tế lâm, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành đang
được tỉnh đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều khu công nghiệp mới được
quy hoạch với quy mô lớn để mở rộng các ngành nghề công nghiệp: Chế biến
phẩm từ rừng, sản xuất đá gra‐nit, thủy điện... Nhiều năm nay, du lịch vẫn là
12


một trong những ngành đem lại lợi nhuận phát triển kinh tế chủ yếu, nâng cao
đời sống của người dân Thanh Hoá. Trong tương lai, ngoài tiềm năng khai thác
du lịch biển, Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều dự án khai thác và xây
dựng nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch gắn liền với những địa danh, tên tuổi
của các vị anh hùng dân tộc sinh ra trên mảnh đất này. Cùng với phát triển kinh
tế, công tác giáo dục, y tế cũng được tỉnh quan tâm và phát triển đồng bộ. Bác
dạy: “Ban Văn hoá phải tìm những cách không cần tốn tiền mà học được, như
“gia đình học hiệu”, “tiểu giáo viên”, cả làng chung gạo nuôi một thầy giáo…
Không có giấy thì viết vào cát, không có bút thì dùng lẽ tre...” ﴾lẽ tre: một đoạn
cành tre nhỏ, từ địa phương Nghệ Tĩnh﴿. Làm theo lời Người, những năm qua,
Đảng bộ và chính quyền tỉnh, đội ngũ làm công tác giáo dục Thanh Hóa đã kiên
trì, bền bỉ thực thi xóa mù chữ, dạy bình dân học vụ, bổ túc văn hóa cho đông
đảo các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Vì vậy, trình độ dân trí, trình
độ văn hóa của người dân và cán bộ địa phương được nâng lên rõ rệt. Từ năm
2004, 11/11 xã, thị trấn có số trường được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Cả tỉnh đã xây dựng được
15 trường đạt chuẩn Quốc gia. Hằng năm, khánh thành trên dưới 18 làng, bản,
cơ quan văn hoá, trong đó có trên 60% số hộ đạt gia đình văn hóa... Hiện có gần
30 bệnh viện đa khoa và 37 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu của người dân tỉnh Thanh với thái độ phục vụ tận tình, chu
đáo. Thanh Hóa đã và đang dần trở thành một trong những trung tâm kinh tế,
văn hóa ‐ xã hội, giáo dục, quốc phòng mạnh của cả nước. Mỗi bước đi lên của
tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hoá luôn khắc sâu những lời

khen ngợi, dặn dò, phê bình cũng như sự chỉ bảo ân cần của Bác qua mỗi lần
Người về thăm. Đó là niềm tin, động lực tinh thần vô giá để nhân dân Thanh
Hoá qua mọi khó khăn, thử thách, từng bước xây dựng tỉnh Thanh ngày càng
vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội
nhập quốc tế, đưa tỉnh trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ hằng
mong.
Phát huy kết quả của những năm đầu đổi mới, trong ba thập kỷ liên tục
phấn đấu, Đảng bộ, quân và các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng từng
bước đẩy lùi khó khăn, thách thức, đói nghèo lạc hậu, tiến hành sự nghiệp đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê
hương theo chiều hướng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 2015 ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới; GDP bình quân đầu
người ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức
trung bình của cả nước. Các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính công
13


(PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế
(PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.
Đặc biệt, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn –
Công trình trọng điểm Quốc gia - có tổng mức đầu tư lớn nhất cả nước từ trước
đến nay đã được khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp lớn, các khu du lịch tầm cỡ quốc tế được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt
động, đã tạo điểm nhấn quan trọng và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của
tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Khi đời sống
nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững,
quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả thì cũng là lúc khối đại đoàn kết
toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được
nâng lên.
Thích ứng với tăng trưởng, chủ động hội nhập và vượt qua những rào cản
của tâm lý sản xuất nhỏ, đó là những bài học căn cốt được đúc rút từ những năm

đầu đổi mới cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tỉnh Thanh đang hội tụ đầy đủ
các yếu tố để có thể hoàn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính
yêu: phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu. Nhưng chúng ta vẫn không quên lời cặn
dặn của Người: Mỗi người phải xắn tay áo làm và mấu chốt kế hoạch phải thiết
thực và phải làm được.

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×