Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

đề tài buzz marketing tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.2 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MARKETING TRUYỀN THÔNG
Đề tài:

BUZZ MARKETING TẠI VIỆT NAM
GV: Th.S Nguyễn Xuân Bá.


DANH SÁCH NHÓM
1. Huỳnh Thị Ngọc Châu

N12DCQT173

2. Lê Thị Thu Hiền

N12DCQT181

3. Triệu Ngọc Hân

N12DCQT179

4. Phạm Thị Vân

N12DCQT221

5. Trần Thị Thu Thảo

N12DCQT209


6. Nguyễn Ngọc Quí

N12DCQT201

7. Võ Thị Thu Phương

N12DCQT200

8. Ngô Thị Phương Hoa

N12DCQT134

9. Phan Thị Thùy Vân

N12DCQT222

10. Nguyễn Thị Minh Thúy

N12DCQT213


1. Quảng cáo truyền miệng.
-

Có rất nhiều hình thức truyền miệng, nhưng về cơ bản khi nhắc tới quảng
cáo truyền miệng sẽ có 2 hình thức chính là Viral marketing và Buzz
marketing.

-


Hiện nay, các hình thức quảng cáo truyền thống dường như không còn mấy
hiệu quả đối với người tiêu dùng, điều này khiến khách hàng nhàm chán và
không còn hứng thú muốn nghe, khách hàng ngày nay họ tin tưởng những
đánh giá của người khác về 1 sản phẩm hơn là những gì quảng cáo nói về sản
phẩm đó.

-

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet bao phủ toàn cầu, sự
giao tiếp giữa người với người trở nên nhanh chóng và gần hơn bao giờ hết
và dễ dàng trong việc chia sẽ mọi thông tin với nhau.

2. Khái niệm Buzz marketing.
-

Nguồn gốc của Buzz Marketing: Từ Buzz trong Yahoo Messenger ( buzz:
trong tiếng anh có nghĩa là tiếng kêu).

-

Buzz Marketing (Marketing tin đồn) là việc dùng tin đồn để tác động vào đối
tượng muốn hướng đến của doanh nghiệp. Và những tin đồn này sẽ được
truyền đi rất nhanh giống như hình thức truyền miệng từ người này qua
người khác (WOM: word of mouth).

-

Buzz marketing có thể được hiểu đơn giản là sự chú ý/quan tâm một cách
thái quá của khách hàng, báo chí liên quan đến công ty, thương hiệu, sản
phẩm. Nói cách khác buzz được hiểu là những chuyện đang gây bão trên

truyền thông và được nhiều người bàn tán.

-

Đây là hình thức sử dụng những chương trình giải trí hay tin tức “rỉ tai” để
người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm - dịch vụ, thương hiệu của bạn. Chắc
hẳn các bạn không còn lạ lẫm gì trước những sự cố rò rỉ thông tin “ngoài ý
muốn” (nhưng thực chất là cố ý) của các hãng phim, ca sĩ và các công
ty công nghệ.

3. Cơ sở cho việc thực hiện buzz marketing.
3.1 Mượn sức của người khác.
-

Một trong những đặc điểm của quảng cáo truyền miệng là “dùng sức ít, đạt
hiệu quả nhiều”. Trong khi quảng cáo, cần phải phát huy tối đa các tiềm


năng sẵn có của công ty và lợi dụng các quy luật tự nhiên, chính sách, quy
định, và thậm chí là cả đối thủ cạnh tranh.
-

Ví dụ: trong thời gian đầu mới thành lập, Cola của Pepsi bị CocaCola chèn
ép rất nhiều. bằng cách, Coca Cola dựa vào thế mạnh là lịch sử lâu đời, và
công kích Pepsi Cola là không có bề dày lịch sử, chưa có thương hiệu. trong
tất cả quảng cáo của mình Coca Cola luôn tìm cách so sánh ngầm với Pepsi.
Lúc đó, Pepsi đã mượn sức của Coca Cola thông qua “ thuyết cũ mới” để
đưa ra câu slogan sau: “một lựa chọn của thời đại mới, một Cola của thời đại
mới”.


3.2 Chú trọng đến lợi ích của cá nhân.
-

Trong cuộc sống, con người thường chú ý nhiều tới lợi ích cá nhân và các
vấn đề liên quan tới nó. Vì vậy, nội dung của quảng cáo truyền miệng phải
lấy lợi ích của người tiêu dùng làm chủ đạo, sau đó là trực tiếp hay gián tiếp
liên hệ tới mục tiêu tiếp thị.

3.3 Mới mẻ, hấp dẫn.
-

Trong xã hội thông tin phát triển như ngày nay, người tiêu dùng đã bắt đầu
cảm thấy nhàm chán trước quảng cáo hay tin tức. Chỉ có những quảng cáo
mới lạ, hấp dẫn mới thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.

3.4 Những vấn đề gây tranh cãi.
-

Những vấn đề gây tranh cãi thường thu hút sự quan tâm của công chúng. Chỉ
có điều, gây tranh cãi luôn là “con dao hai lưỡi” mà doanh nghiệp phải đối
mặt trong quá trình tiếp thị.

3.5 Thói hiếu kỳ.
-

Đã là con người ai cũng có tính hiếu kỳ và tò mò. Do đó, những nội dung kì
bí, hấp dẫn chính là một phương thức hiệu quả nhất để khai thác thói hiếu kỳ
và đạt được thành công trong quảng cáo truyền miệng. Vì vậy, khi tiếp thị,
nên cố gắng đưa vào nội dung quảng cáo truyền miệng một chút thần bí để
kích thích thói hiếu kỳ của những người xung quanh.


4. Cách thức tạo ra Buzz marketing hiệu quả.
4.1 Tạo ra tin đồn cho sản phẩm.
-

Để tạo ra được tin đồn xung quanh một sản phẩm phải đảm bảo sản phẩm đó
không chỉ có tính năng, tác dụng độc đáo, đánh trúng vào những vấn để nhạy
cảm hoặc mang tính thời sự cao mà còn dễ sử dụng, giá cả phải chăng. Ngày


nay sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là internet sẽ tạo điều kiện cho việc
những tin đồn đó phát tán rộng rãi.
Ví dụ:
Một hãng nổi tiếng như Apple mà trước khi ra mắt một sản phẩm nào đó cũng phải
đưa ra những tin đồn về cấu hình sản phẩm mới, những dòng sản phẩm mới sắp sửa
ra mắt của họ ngay trươc khi ra mắt hơn cả tháng sẽ xuất hiện những thông tin về
việc rò rĩ cấu hình sản phẩm, kích thước màn hình to hay nhỏ, khắc phục lỗi nào mà
Apple đưa ra lần này... ngay cả những chương trình giải trí tại Việt Nam, họ đồn
đoán không biết chồng của vị giám khảo Khánh Thi là ai khi cô mang thai với bụng
khá to làm giám khảo cuộc thi Bước nhày hoàn vũ, những tin đồn này càng làm cho
mọi người quan tâm hơn về chương trình này
4.2 Định hướng dư luận theo hướng họ muốn từ những tin đồn để nâng cao lợi
nhuận.
Cụ thể:
-

Trở thành người đầu tiên.

-


Chỉ sản xuất một lượng hàng nhỏ (hạn chế nguồn cung).

-

Tạo ra danh sách những sản phẩm đặc biệt để thu hút sự chú ý của khách
hàng.

Ví dụ:
Mặc dù hàng triệu người trên thế giới đang đếm từng ngày để được cuốn truyện
trong tay nhưng các nhà sản xuất vẫn phải mất rất nhiều công sức để truyền thông,
marketing cho nó. Tiêu biểu là việc họ tạo ra một biến cố: 14 cuốn sách Harry
Potter 6 được bán trước khi tới thời gian phát hành chính thức khiến mọi cơ quan
truyền thông vào cuộc, khiến mọi người dường như “phát điên” bởi có quá nhiều
thông tin về diễn biến của tập 6. Một số nhà sản xuất đã mở những cuộc thi, cá cược
để dự đoán xem cuốn sách mới sẽ có bao nhiêu trang, nhân vật nào sẽ chết… Chính
những cách tiếp thị khéo léo đó đã làm số lượng bán cuốn sách tăng lên chóng mặt,
vượt cả tính toán của nhà sản xuất.


4.3 Chú ý đến cách mà khách hàng loan tin vê sản phẩm.
-

Khách hàng đó có thể là những người chỉ mới dùng sản phẩm của công ty
bạn một lần, hoặc nghe người thân giới thiệu rồi giới thiệu cho người khác
hoặc là những vị khách hàng"ruột" của công công ty bạn... họ có thể là bất
kỳ ai, nhưng chú ý cách họ loan tin ấy có thật sự tích cực đến người nghe hay
không?Và nghệ thuật ở đây là tạo ra tin đồn một cách tự nhiên nhất,khiến
khách hàng không biết là công ty đang cố tạo tin đồn,mà khánh hàng nghĩ là
tự nhiên ,vô tình mà công ty vướng phải tin đồn.


Ví dụ:
Quảng cáo về sản phẩm bột giặt ariel mới gần đây là một cô phụ nữ có gia đình làm
công việc lắp ráp các chi tiết kĩ thuật tại một công ty, cô bị dính dầu máy và đã sử
dụng sản phẩm của Ariel và kết quả thì giặt sạch vết dầu và không hại da tay, hình
ảnh nhân vật chính của quảng cáo này là một người phụ nữ lạ nào đấy chứ không
phải là ngôi sao nhạc nhẹ hàng đầu là Mỹ Linh như các quảng cáo khác. Mục đích
chính của Ariel là muốn thông qua quảng cáo truyền tải thông điệp, những người
phụ nữ bình thường họ cũng sử dụng sp này và giặt rất sạch, rất hiệu quả. Đây là
hình thức loan đi thông điệp chính của Ariel rất hiệu quả rất dễ đi vào nhận thức của
các bà nội trợ, chị em phụ nữ.
4.4 Phương tiện truyền thông.
-

Phương tiện truyền thông thật phải sự hiệu quả để tạo ra tin đồn tích cực cho
sản phẩm. Đó có thể là báo chí, tạp chí, truyền hình...tuy nhiên, các hoạt
động xúc tiến quảng cáo sớm và quá rầm rộ có thể sẽ gây khó chịu hoặc đem
lại sự nghi ngờ cho những người đầu tiên sử dụng sản phẩm, hãy để khách
hàng tự bàn tàn và ngẫu nhiên sử dụng sản phẩm của bạn.

Ví dụ:
Người nổi tiếng được trả tiền để đăng những status trên trang mạng cá nhân của họ
để giới thiệu về chương trình khuyến mãi ở trung tâm mua sắm, sản phẩm mới nào
đó, hay là những cảm nhận tích cực của họ vể sản phẩm a,b nào đó...


5. Các hình thức buzz marketing ở Việt Nam.
6 câu chuyện có thể tạo nên Buzz Marketing là:








Chuyện cấm kỵ
Chuyện bất thường
Chọc giận
Gây cười
Đáng chú ý
Chuyện bí mật

5.1 Chuyện cấm kỵ:
-

Chuyện cấm kỵ là chuyện thường liên quan đến chuyện phòng the, sex hay là
những chuyện không thể được làm.

Ví dụ:
Ngọc Trinh và dàn người mẫu Venus mặc bikini chụp quảng cáo cho Vietjet Air

Quảng cáo của Samurai khiến dư luận dậy sóng


5.2 Chuyện bất thường:
-

Chuyện bình thường thì khó mà để mọi người quan tâm. Chỉ có những
chuyện bất thường thì mới tạo chú ý.

Ví dụ:

Cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam được dư luận biết đến là cậu bé “tài không đợi
tuổi” Năm 2008 (chỉ mới 7 tuổi), Nhật Nam đã trở thành dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt
Nam. 10 tuổi, cậu đạt 8.0 IELTS (trong đó kỹ năng reading đạt điểm tuyệt đối), 11
tuổi, Nhật Nam được công nhận là người viết tự truyện nhỏ nhất Việt Nam. Chỉ
trong 4 năm, cậu bé này đã 2 lần ghi tên mình vào kỷ lục Việt Nam, khiến không ít
người lớn phải trầm trồ, ngưỡng mộ. Mới đây nhất, Nhật Nam còn là đại diện châu
Á phát biểu tại hội nghị khoa học giáo dục TEDxKIDs với chủ đề khoa học về nụ
cười. Hiện tại, Nhật Nam đang là học sinh trường Saint Paul, Texas, Mỹ. đây
không phải là chuyện bất kì đứa bé nào cũng làm được, chính tài năng nổi trội của
mình đã làm em được cả công đồng trong và ngoài nước biết đến em.
5.3 Chọc giận.
-

Thông thường những chuyện chọc giận, xúc phạm thường lan truyền nhanh
hơn những chuyện khác.

Ví dụ:
Cô giáo "cung bọ cạp" Phạm Nguyễn Lê Na của Trung tâm Anh ngữ Lê Na dạo gần
đây nỏi đình nổi đám, được cộng đồng mạng, báo chí và cả thứ trưởng bộ giáo dục
và đào tạo _ trần xuân nhĩ chỉ trích vì đã có những lời lẽ, hành vi không phù hợp với
chuẩn mực người giáo viên khi cư xử với học viên. Tuy nhiên, ta cũng không thể
chối cãi được sự nổi tiếng mà sự việc đem lại cho cô Lê Na như 1 hình thức đế cô
lăng xê thương hiệu của bản thân và trung tâm anh ngữ lê na.


5.4 Chuyện vui hài.
-

Hài dù nhảm bao giờ cũng được nhiều người quan tâm, thích thú, chia sẻ.
Rất khó có thể link được chuyện hài với thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ.


Ví dụ:
• Chợ tốt đã thực hiện nguyên 1 seri dài tập để quảng cáo trang web cũng như
những tính năng, lợi ích từ web phục vụ cộng đồng với sự góp mặt của danh
hài nổi tiếng trấn thành, diễn viên Nhã Phương. Nhờ sự góp mặt của những
nhân tố nổi tiếng này cùng nội dung kịch bản vô cùng hấp dẫn, vui nhộn, hài
hươc đã thu hút được lượng lớn khách hàng biết đến và trung thành web
chotot.vn.
• Câu nói: "Hoy đi nha" gây sốt cộng đồng mạng thời gian qua xuất phát từ bộ
truyện “Cô Bitch quàng khăn đỏ và sói mặt đơ” do anh Tạ Quốc Kỳ Nam
(BTV Mỹ Thuật và thiết kế bìa sách của công ty VH&TT Nhã Nam) sáng
tạo nên. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phát hành thì câu truyện được chia
sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội. Gần 3.000 lượt like album và hơn 1.000
lượt share cho bộ truyện siêu "đơ", siêu hài hước này. Kỳ Nam bồng dung
nổi tiếng và “hoy đi nha” trở thành câu nói cửa miệng của nhiều bạn trẻ.
• Hay đơn giản là các bảng quảng cáo chúng ta gặp trên đường:

5.5 Chuyện đáng chú ý.
-

Những chuyện lạ bao giờ cũng là chuyện được chú ý.

Ví dụ:
• Lệ Rơi cũng là một thí dụ buzz có một không hai. Một anh nông dân trồng ổi
ở Hải Dương với gương mặt đau khổ, đam mê ca hát. Mặc dù chỉ có giọng ca


chuyên dùng để tra tấn nhưng đã tạo ra một cơn sốt theo kiểu “hát dở nhưng
không mắc cở”.
• Câu chuyện về hot girl bán bánh tráng trộn ở Đà Lạt cũng là môt cú buzz

mạnh. Cú buzz này làm cho gian hàng bánh tráng của cô trở nên đông khách
hơn và ngày một nổi tiếng hơn.
• Chuyện đại nam miễn phí vé vào cổng được cư dân mạng truyền với tốc độ
chóng mặt ở những phút đầu sự việc được công khai. Kết quả là những con
đường vào đại nam của thành phố Bình Dương tắt nghẽn hàng chục km. Rất
nhiều người sau sự việc này đã biết đến KDL Đại Nam, có thể nói rằng tuy
chịu thiệt hại khá lớn nhưng đây là hình thức PR cục kì thành công của ổng
chủ Huỳnh Uy Dũng.
• Flappy Bird đã từng nổi đình nổi đám không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng
tên toàn thế giới, cha đẻ của nó Hà Đông cũng được chú ý nhiều hơn. Sẽ
không quá khi nói rằng, tất cả những thành công có được từ Flappy Bird chỉ
nhờ một bí quyết. Đó là việc Hà Đông đã thiết kế game của mình khác biệt
hoàn toàn so với đa số các game hiện đang được cung cấp trên thị trường,
đồng thời đánh vào điểm yếu về mặt tâm lý của người chơi. Trên thực tế, hầu
hết các trò chơi đều theo nguyên tắc “dễ trước khó sau”, người chơi rất dễ
dàng đạt được điểm số ở những level đầu. Tuy nhiên, game Flappy Bird của
Hà Đông tạo sự khác biệt cơ bản đó là “khó trước và cực khó sau”. Chính
điểm lạ này đã làm Flappy Bird được chú ý.
5.6 Chuyện bí mật:
-

Ai cũng muốn biết những chuyện bí mật chưa được tiết lộ. Tương tự, những
chuyện úp úp mở mở luôn cũng sẽ là những câu chuyện tạo buzz cực nóng.

Ví dụ:
• Ngay sau phần thi của cô gái đeo mặt nạ tại Nhân tố bí ẩn, nhiều người tố
giác, đây là Anh Thúy - cựu viên của nhóm nhạc Mây Trắng đình đám một
thời. sự việc vẫn chờ được xác minh cùng câu trả lời chính thức từ phía ban
tổ chức X Factor. Trước nghi án, đây chỉ là một chiêu thức của nhà sản xuất
nhằm gây chú ý cho chương trình tìm kiếm tài năng này khi có quá nhiều

show thực tế đang diễn ra cùng lúc, Cát Tiên Sa đã lên tiếng phủ nhận. chính
nhân tố bí ẩn này đã làm cho chương trình nhận được sự quan tâm của khán
giả.


-

Các câu chuyện về người yêu của các ca sĩ trẻ, nổi tiếng ngày càng được mọi
người quan tâm. Và việc các ca sĩ này đánh bóng tên tuổi bằng cách tạo ra
các cú buzz như là ảnh thân mật trong quán xá hay là do chụp lén nhằm thu
hút sự hiếu kỳ của mọi người và góp phần ảnh hưởng tới những sản phẩm
mà họ đang đại diện (kết quả mang lại có thể tốt hoặc xấu).

6. Các đặc điểm của hình thức Buzz marketing.
-

Đặc điểm đầu tiên mà chúng ta nghĩ tới là “chi phí ít, đem lại hiệu quả cao”.

-

Khả năng nhân rộng: Tự nó phải có khả năng sao chép và lan truyền nhanh
chóng. Một hiện tượng gì đó trong vô vàn những thứ đang là trào lưu trên thế
giới, ví dụ như một hạt giống có thể trở thành một cơn thịnh nộ trực tuyến,
mọi người biết đến, truyền miệng nhau và cùng thảo luận về vấn đề đó.

-

Đạt được: Điều này ý nói lên “con dao hai lưỡi” của Buzz marketing. Vì vậy,
phải có một sự phân tích các nền tảng xã hội và các chiến lược mà bạn đang
sử dụng ở thời điểm hiện tại để chắc chắn rằng đăng tải những đoạn videos

lên Youtube hay là tạo một blog để nhận được nhiều lượt bình luận khen
ngợi sẽ thu hút được sự thích thú hơn? Hay mang lại một kết quả theo hướng
ngược lại? Ý tưởng mà bạn nghĩ ra phải được lan truyền ngay lập tức?

-

Những người thường xuyên tham gia bình luận: Làm cho những người thân,
bạn bè biết đến thông điệp mà bạn đang muốn lan truyền, tạo nên hiệu ứng
truyền miệng.

-

Khả năng phục hồi: Ý tưởng cho buzz marketing phải có khả năng phục hồi
để trở thành một điểm thảo luận tiếp tục. Tuổi thọ của nó không thể ngắn mà
nó phải kích thích, kích động mọi người nói về nó liên tục trong thời gian
dài.

-

Tính tin cậy: Bởi vì toàn bộ nội dung của Buzz Marketing là trên cơ sở thu
hút sự chú ý của nhiều người thông qua hình thức truyền miệng, mà ngày
nay chủ yếu thông qua Facebook hay các mạng xã hội khác. Doanh nghiệp,


người khởi xướng ra ý tưởng cho buzz marketing phải có yếu tố tin cậy để
khuyến khích mọi người hướng theo ý tưởng của mình.
-

Tính phản hồi: Nếu có càng nhiều cuộc thảo luận xoay quanh ý tưởng buzz
marketing mà doanh nghiệp khởi xướng, thì sản phẩm của doanh nghiệp

càng được biết đến nhiều hơn

-

Điều quan trọng nhất để tạo nên một chiến dịch Buzz thành công đó chính là
ý tưởng độc đáo

-

Hình thức này chỉ mang lại hiểu quả khi thông tin mà khách hàng biết đến là
rất ít hay thông tin chưa đầy đủ.

-

Không phải bất kì một sản phẩm nào cũng có thể sử dụng Buzz Marketing .
Thường thì các sản phẩm đặc biệt, có sự độc đáo, sự đột phá cao mới được
sử dụng hình thức Buzz Marketing.
Bên cạnh đó, một trong những thách thức của Buzz marketing là không để
nhầm lẫn với chuyện “tạo scandal” – dù về mặt nguyên tắc thì hai hiện tượng
này có vẻ rất giống nhau. Các marketers cần rất thận trọng trong việc lựa
chọn các ý tưởng làm Buzz marketing cũng như cần có những cơ chế kiểm
soát và điều phối luồng dư luận, hạn chế tối đa những ý kiến tiêu cực.

-

7. Phân biệt Viral marketing- Buzz Marketing và Word of Mouth.

-

Word of Mouth (WOM- Truyền miệng): là lời nói bằng miệng, sự giao tiếp

giữa người với người để nhận được những thông tin không chính thức mà
người tiếp nhận nó quan tâm đến nhãn hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ được
mời chào trên thị trường

-

Cả Viral -marketing và Buzz Marketing đều áp dụng WOM, đều hướng tới
sự liên kết giữa người tiêu dùng với nhau nhằm tạo ra những làn sóng thông
tin về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ rồi từ đó tác động lên lượng cầu
của người tiêu dùng.

-

Viral marketing tập trung vào sự lan truyền thông tin với những thông tin rất
tự nhiên, tập trung vào sự lan truyền thông tin trên thế giới trực tuyến
(internet, weblog, instant messege, web review, rss…).

-

Buzz marketing tạo hiệu ứng truyền miệng bằng cách tạo ra những sự nhận
biết về thương hiệu và những bàn tán xung quanh thông tin, sự kiện đó.
Đồng thời bổ sung vai trò của truyền thông trong việc tạo ra sự bàn tán tích
cực về thương hiệu.
8. Kết luận, khuyến nghị
• Kết luận:
-

Buzz marketing đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với các thương hiệu mới
ra đời hoặc những thương hiệu muốn bứt phá trên thị trường. Tuy nhiên, để



tạo ra một chiến dịch Buzz thành công thì không phải ai cũng có thể làm
được, chỉ có những doanh nghiệp dám vượt qua những rào cản “an toàn” thì
mới có thể thành công cùng Buzz marketing
-

Điều quan trọng nhất để tạo nên một chiến dịch Buzz thành công đó chính là
ý tưởng độc đáo. Đó có thể là việc sản xuất ra một sản phẩm mới với những
tính năng đặc biệt chưa từng có, hoặc một clip quảng cáo thật sốc, một pano
khổng lồ… Nếu ý tưởng của bạn đủ sức làm khách hàng thích thú và thực sự
đột phá trong lĩnh vực của bạn, thì cơ may thành công của bạn đã là rất cao.

• Khuyến nghị:
-

Buzz marketing là con dao hai lưỡi, vì vậy doanh nghiệp cần phải cẩn thận.

-

Với Buzz marketing, tự thân nó sẽ trở thành đề tài hấp dẫn để mọi người và
cơ quan truyền thông đưa tin, và nhờ đó, doanh nghiệp đã tiết kiệm được một
khoản ngân sách vô cùng lớn để truyền tải thông điệp tới hàng triệu triệu
người dùng.

-

Bên cạnh đó, một trong những thách thức của Buzz marketing là không để
nhầm lẫn với chuyện “tạo scandal” – dù về mặt nguyên tắc thì hai hiện tượng
này có vẻ rất giống nhau. Các marketers cần rất thận trọng trong việc lựa
chọn các ý tưởng làm Buzz marketing cũng như cần có những cơ chế kiểm

soát và điều phối luồng dư luận, hạn chế tối đa những ý kiến tiêu cực.

-

Hạn chế chứ không phải là ngăn chặn – vì internet là thế giới của tự do ngôn
luận và sẽ luôn có những dư luận trái chiều. Tập trung vào hiệu quả, lắng
nghe và chấp nhận những ý kiến trái ngược, chỉ cần nhớ nguyên tắc “Hãy để
người khác nói thay cho bạn”, cộng với một chút sự liều lĩnh để thực hiện
những ý tưởng độc đáo, Buzz marketing sẽ là một công cụ rất đắc lực để đưa
thương hiệu của bạn đến với mọi người.



×