Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại trường cao đẳng công nghiệp nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRẦN THỊ THẮM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRẦN THỊ THẮM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM THỊ THU HÀ

Hà Nội – Năm 2016




Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận văn với đề tài: “Một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam
Định” là công trình nghiên cứu riêng của tôi sau khi được sự hướng dẫn của
Cô giáo PGS.TS Phạm Thị Thu Hà và các thầy cô Viện Kinh Tế và Quản lý –
Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Thắm

Họ và tên: Trần Thị Thắm


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo, cá
nhân, các cơ quan và các tổ chức.
Sau đây, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới tất cả các thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo - PGS.TS. Phạm Thị Thu

Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, Viện đào tạo Sau đại học, Viện Kinh tế và Quản lý, các thầy cô giáo
trong Viện Kinh tế và Quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về nhiều
mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Cao đẳng Công
nghiệp Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng
tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Trần Thị Thắm

Họ và tên: Trần Thị Thắm


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ....................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn ................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................... 3
5. Đóng góp mới của đề tài .................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn .......................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN
CÔNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ................. 5
1.1.Tổng quan về đơn vị Hành chính sự nghiệp .................................... 5
1.1.1. Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp: ....................................... 5
1.1.2. Phân loại đơn vị Hành chính sự nghiệp .............................................. 5
1.1.3. Vai trò của đơn vị hành chính sự nghiệp trong nền kinh tế ................ 6
1.2. Quản lý tài sản công tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp ............. 7
1.2.1.Khái niệm tài sản.................................................................................. 7
1.2.2. Phân loại tài sản .................................................................................. 8
1.2.2.1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, bao gồm: .................... 8
1.2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, bao gồm: .............. 10
1.2.3. Nội dung của công tác quản lý tài sản công trong các đơn vị Hành
chính sự nghiệp ........................................................................................... 10
1.2.3.1. Quản lý quá trình hình thành TSC trong khu vực Hành chính sự
nghiệp .............................................................................................................. 10
1.2.3.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC trong khu vực Hành
chính sự nghiệp ............................................................................................... 11
1.2.3.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng TSC trong khu vực Hành
chính sự nghiệp ............................................................................................... 12
1.2.3.4. Các công cụ quản lý TSC trong khu vực Hành chính sự nghiệp 12

Họ và tên: Trần Thị Thắm



Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

1.2.3.5. Vai trò của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính
sự nghiệp ......................................................................................................... 15
1.2.4. Đặc điểm tài sản và các yêu cầu đối với quản lý tài sản trong các đơn
vị Hành chính sự nghiệp ............................................................................. 15
1.2.4.1. Đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định ..................................... 15
1.2.4.2. Xác định nguyên giá của tài sản cố định ..................................... 16
1.2.4.3. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định ............................................ 19
1.2.5. Quy định về tính hao mòn tài sản cố định ........................................ 19
1.2.5.1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định .................................... 19
1.2.5.2. Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định20
1.2.5.3. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định ................................. 20
1.2.5.4. Quy định về trích khấu hao tài sản cố định ................................. 21
1.2.5.5. Quy định về kiểm kê tài sản cố định ........................................... 22
1.2.6. Sự cần thiết phải quản lý tài sản công tại các đơn vị Hành chính sự
nghiệp .......................................................................................................... 22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công trong các
đơn vị Hành chính sự nghiệp ............................................................... 26
1.3.1. Nhóm các nhân tố từ hệ thống cơ chế quản lý tài sản công trong khu
vực Hành chính sự nghiệp........................................................................... 26
1.3.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản
lý tài sản công trong khu vực Hành chính sự nghiệp ...................................... 26
1.3.1.2. Năng lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý tài sản công
trong khu vực hành chính sự nghiệp ............................................................... 27
1.3.2. Nhóm các nhân tố từ đối tượng quản lý ............................................ 28
1.3.3. Điều kiện, môi trường kinh tế - xã hội .............................................. 29
1.4. Một số phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài sản trong
các đơn vị Hành chính sự nghiệp ......................................................... 30

Kết luận Chƣơng 1.................................................................................... 33
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
SẢN CÔNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM
ĐỊNH .......................................................................................................... 34
2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định ............. 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 34
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường hiện nay ........................................... 36
2.1.4. Cơ cấu lao động của Trường: ............................................................ 38
Họ và tên: Trần Thị Thắm


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

2.1.5. Ngành nghề và quy mô đào tạo......................................................... 39
2.1.5.1. Ngành nghề đào tạo ..................................................................... 39
2.1.5.2. Quy mô đào tạo:........................................................................... 40
2.1.6. Cơ sở vật chất .................................................................................... 40
2.2. Thực trạng về quản lý tài sản tại Trường Cao đẳng Công nghiệp
Nam Định ............................................................................................. 41
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản tại Trường
Cao đẳng Công nghiệp Nam Định: ............................................................. 41
2.2.1.1. Tài sản tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định quản lý,
gồm: ................................................................................................................. 41
2.2.1.2. Nguồn gốc hình thành tài sản tại Trường Cao đẳng Công nghiệp
Nam Định: ....................................................................................................... 42
2.2.1.3. Một số tài sản chủ yếu tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam
Định: ................................................................................................................ 42
2.2.2. Kinh phí đầu tư mua sắm, sửa chữa, xây dựng hàng năm của Trường
Cao đẳng Công nghiệp Nam Định (từ năm 2013-2015) ............................. 49

2.2.2.1. Nguồn kinh phí hàng năm của Nhà nước cấp cho Trường.......... 49
2.2.2.2. Công tác lập kế hoạch mua sắm, đầu tư tài sản, sửa chữa và xây
dựng cơ bản hàng năm của Trường................................................................. 51
2.2.3. Hệ thống chứng từ, sổ sách quản lý tài sản cố định:......................... 52
2.2.3.1. Kế toán chi tiết tăng, giảm tài sản cố định .................................. 52
2.2.3.2. Hệ thống mã quản lý tài sản: ....................................................... 52
2.2.3.3. Kế toán hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định: .................... 53
2.2.4. Tổ chức nhân sự quản lý tài sản tại trường Cao đẳng Công nghiệp
Nam Định .................................................................................................... 54
2.2.5. Các quy trình quản lý tài sản công của Trường Cao đẳng Công
nghiệp Nam Định ........................................................................................ 55
2.2.5.1. Quy trình mua sắm tài sản cho Trường ....................................... 55
2.2.5.2. Quy trình điều động, thu hồi tài sản ............................................ 59
2.2.5.3. Quy trình thanh lý tài sản của Trường ......................................... 60
2.2.5.4. Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị và phương tiện vận
tải của Trường ................................................................................................. 61
2.2.5.5. Quy trình Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ của Trường .......... 63
2.2.5.6. Quy trình Kiểm kê TSCĐ của Trường ........................................ 66
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài sản cố định của trường
Cao đẳng Công nghiệp Nam Định ....................................................... 68
Họ và tên: Trần Thị Thắm


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 68
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế tồn tại ...................................................... 69
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 73
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRƢỜNG

CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH .......................................... 74
3.1. Quan điểm và định hướng quản lý tài sản công của trường Cao
đẳng Công nghiệp Nam Định .............................................................. 74
3.2. Các giải pháp chủ yếu quản lý tài sản công của trường Cao đẳng
Công nghiệp Nam Định ....................................................................... 79
3.2.1. Giải pháp tăng cường quản lý hành chính, chuyên môn ................... 80
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản
công ............................................................................................................. 81
3.2.2.1. Lập kế hoạch về đầu tư mua sắm tài sản ..................................... 81
3.2.2.2. Áp dụng việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 trong công tác quản lý tài sản công trong Trường ................... 84
3.2.2.3. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý TSC.................................. 85
3.2.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý TSC ................ 86
3.2.3. Nhóm các giải pháp bổ trợ: ............................................................... 87
3.3. Những kiến nghị............................................................................ 90
3.3.1. Đối với cấp trung ương. .................................................................... 90
3.3.2. Đối với cấp trường: .......................................................................... 91
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................ 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 96
PHỤ LỤC ................................................................................................... 98

Họ và tên: Trần Thị Thắm


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. BTC:


Bộ Tài chính

2. CB,GV:

Cán bộ, giáo viên

3. CĐCNNĐ:

Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

4. CNTT:

Công nghệ thông tin

5. CQHC:

Cơ quan hành chính

6. ĐVSN:

Đơn vị sự nghiệp

7. GPMB:

Giải phóng mặt bằng

8. HCSN:

Hành chính sự nghiệp


9. HSSV:

Học sinh sinh viên

10. KHKT:

Khoa học kỹ thuật

11. NSNN:

Ngân sách Nhà nước

12. TCTC:

Tự chủ tài chính

13. TTCP:

Thủ tường Chính phủ

14. TSC:

Tài sản công

15. TSCĐ:

Tài sản cố định

16.TSNN:


Tài sản Nhà nước

17. UBND:

Ủy ban nhân dân

Họ và tên: Trần Thị Thắm


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Trường .......................................................... 38
Bảng 2.2: Quy mô đào tạo............................................................................... 40
Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu tài sản là đất tại Trường Cao đẳng Công nghiệp
Nam Định tính đến ngày 31/12/2015: ............................................................. 42
Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu tài sản cố định tại Trường Cao đẳng Công nghiệp
Nam Định tính đến ngày 31/12/2015 .............................................................. 43
Bảng 2.5: Giá trị xây dựng cơ bản dở dang của Trường Cao đẳng Công
nghiệp Nam Định tính đến thời điểm 31/12/2015 .......................................... 46
Bảng 2.6: Thực trạng thiết bị cho các ngành nghề đang đào tạo của Trường
Cao đẳng Công nghiệp Nam Định tính đến năm 2015 ................................... 47
Bảng 2.7: Nguồn chi hàng năm cho đầu tư mua sắm, sửa chữa và XDCB của
Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định từ năm 2013 – 2015 .................... 50

Họ và tên: Trần Thị Thắm



Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quan hệ chủ thể quản lý - đối tượng quản lý- mục tiêu quản lý ....... 13
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trường CĐ Công nghiệp Nam Định ............... 37
Hình 3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp quản lý TSC tại Trường CĐCN Nam
Định ................................................................................................................. 79

Họ và tên: Trần Thị Thắm


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Giáo dục luôn là sự quan tâm đầu tư của mọi người, mọi gia đình và xã
hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và đã có nhiều chủ trương,
chính sách, luật pháp về giáo dục. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát
triển của đất nước, nền giáo dục của nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển theo quy mô, chất lượng và
hiệu quả giáo dục còn nhiều bất cập. Sự trăn trở, băn khoăn của xã hội về
giáo dục nhiều nhất là việc đầu tư của gia đình và xã hội sao cho hiệu quả.
Quy mô giáo dục nước nhà trong thời kỳ đổi mới đã tăng lên đáng kể,
nhờ tăng quy mô giáo dục và đào tạo mà số sinh viên tốt nghiệp tăng lên đã
bổ sung một lực lượng lao động có trình độ ngày càng lớn. Ngoài số sinh
viên, số thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo cả trong và ngoài nước cũng đã tăng lên.
Cơ sở vật chất của nhà trường đã được bổ sung từ ngân sách và sự đóng góp
của dân và sự tài trợ, vốn vay các nước từ nguồn vốn ODA. Nhờ được đầu tư,
nhiều cơ sở giáo dục, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên được đào tạo cũng đã

được cải thiện phần nào. Giáo dục đào tạo đã đã đóng góp đáng kể về đội ngũ
cán bộ được đào tạo từ nhà trường trong công cuộc đổi mới đất nước.
Muốn trở thành nước công nghiệp thì nước ta phải có một đội ngũ kỹ sư,
công nhân có tay nghề giỏi cho những ngành nghề đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển của đất nước. Để đáp ứng được yêu
cầu đó, trong thời gian tới nền giáo dục nước nhà cần phải có những quan
tâm và đầu tư đúng hướng để đạt hiệu quả cao hơn. Một trong những nhiệm
vụ đó là: “Đầu tƣ cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục”. Đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật cho giáo dục trong thời kỳ đổi mới đã được nâng dần qua các
năm. Năm 2007 chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục là 19%, so với GDP là
6,3%, năm 2008 là 20%, so với GDP là 6,5%, năm 2015 chi ngân sách Nhà
Họ và tên: Trần Thị Thắm

1


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

nước cho giáo dục là 224.826 tỷ đồng, chiếm khoảng 20%, Ngoài ngân sách
sự đầu tư do người học và xã hội đóng góp cũng khá lớn.
Tuy vậy, cơ sở vật chất của các trường học trong hệ thống giáo dục của
nước ta còn rất thấp so với các nước, nhất là cơ sở vật chất của các trường
Đại học, cao đẳng và các trường phổ thông ở vùng sâu, vùng xa. Hầu hết các
trường thiếu phòng học, giảng đường, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ
và thư viện. Ký túc xá sinh viên thiếu trầm trọng, số ký túc xá cũ được xây
dựng từ những năm 1960 đã hư hỏng, số xây dựng mới chưa đáng kể. Quy
mô diện tích trường đại học của các nước là rất lớn khoảng vài chục ha, có
nơi vài trăm ha, nhưng ở nước ta diện tích của trường đại học chỉ vài ha. Sân
vận động là nơi rất cần cho việc giáo dục thể chất, giúp sinh viên rèn luyện
sức khỏe, nhưng số trường có sân vận động cũng không phải là lớn. Trong số

369 trường đại học, cao đẳng thì 122 trường không có sân vận động cho sinh
viên luyện tập thể dục, thể thao. Quy mô học sinh, sinh viên ngày càng lớn,
cơ sở trường đại học, cao đẳng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần
đây, nhưng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không được tăng lên tương xứng
thì không thể đảm bảo điều kiện học tập có chất lượng, việc thực hành, thực
tập của học sinh, sinh viên đang gặp khó khăn mọi bề.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định là một trường cao đẳng trực
thuộc Bộ Công Thương có trụ sở tại xã Liên Bảo, huyện vụ Bản, tỉnh Nam
Định. Trong những năm qua, Trường luôn tích cực đầu tư cơ sở vật chất bằng
mọi nguồn thu (nguồn thu sự nghiệp của Trường, nguồn ngân sách cấp, các
dự án ODA, liên kết…) để phát triển xây dựng thành một trường cao đẳng
đào tạo đa ngành, đa nghề. Vì vậy việc quản lý những tài sản, trang thiết bị
của Trường như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí là một bài
toán không đơn giản đặt ra cho Trường.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn
đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại
Họ và tên: Trần Thị Thắm

2


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định” với mong muốn tìm hiểu thực
trạng quản lý tài sản của Trường từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn
thiện công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại Trường đạt hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
- Mục đích nghiên cứu của Luận văn là: góp phần làm rõ những vấn đề

lý luận cơ bản về cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN. Trên cơ sở đó,

đánh giá thực trạng cơ chế quản lý TSC tại Trường Cao đẳng Công nghiệp
Nam Định; Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý TSC tại
Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định trong thời gian tới (2016-2020).
- Ý nghĩa nghiên cứu của Luận văn là: Góp phần hoàn thiện lý luận về

TSC trong khu vực HCSN và nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại Trường Cao
đẳng Công nghiệp Nam Định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ tập

trung nghiên cứu những tài sản công hiện đang còn thời hạn theo dõi trên sổ
sách của Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, chịu sự quản lý tính khấu
hao của Nhà nước theo Quy định của Bộ Tài Chính tại Thông tư số
162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn
TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức
có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Số liệu về tài sản tại trường Cao

đẳng Công nghiệp Nam Định từ năm 2012-2015 và một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam
Định giai đoạn 2016-2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp duy vật lịch sử.
- Phương pháp quan sát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp và
so sánh để phân tích thực tiễn.
Họ và tên: Trần Thị Thắm


3


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

5. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại trường Cao
đẳng Công nghiệp Nam Định, nhằm sử dụng có hiệu quả những tài sản hiện
có, tiết kiệm chi phí sửa chữa để mua sắm mới góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo và uy tín của Nhà trường.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành 3 chương với các
nội dung cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài sản công trong các đơn

vị hành chính sự nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài sản công tại Trường Cao

đẳng Công nghiệp Nam Định.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn hiện cơ chế quản lý tài sản công tại

Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định

Họ và tên: Trần Thị Thắm

4


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1. Tổng quan về đơn vị Hành chính sự nghiệp
1.1.1. Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp:
- Đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà

nước, đơn vị sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, sự nghiệp khoa học
công nghệ, sự nghiệp kinh tế.. hoạt động bằng nguồn kinh phí Nhà nước cấp,
cấp trên cấp hoặc các nguồn kinh phí khác như: thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu
từ kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, nhận viện trợ, biếu tặng…theo
nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà
nước giao.
1.1.2. Phân loại đơn vị Hành chính sự nghiệp
- Căn cứ vào chức năng hoạt động: bao gồm các đơn vị như sau:
- Cơ quan hành chính thuần tuý: như các các cơ quan công quyền, cơ

quan quản lý kinh tế, xã hội … (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND…)
- Đơn vị sự nghiệp (Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y
tế…)
- Các tổ chức, đoàn thể xã hội (Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã
hội…)
- Căn cứ vào việc phân cấp tài chính: Các đơn vị dự toán được chia làm

3 cấp:
- Đơn vị dự toán cấp I: Là các cơ quan chủ quản các ngành hành chính
sự nghiệp thuộc Trung ương (Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cục, Tổng cục, Uỷ
ban nhân dân, Sở, Ban Ngành…). Đơn vị dự toán cấp 1 quan hệ trực
tiếp với cơ quan tài chính về tình hình cấp phát kinh phí.
- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp I, chịu sự


lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự
toán cấp I (Kế toán cấp II).
Họ và tên: Trần Thị Thắm

5


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị thuộc đơn vị dự toán cấp II, chịu sự

lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của đơn vị dự
toán cấp II. Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị cuối cùng thực hiện dự toán (Kế
toán cấp II).
1.1.3. Vai trò của đơn vị hành chính sự nghiệp trong nền kinh tế
- Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế và

có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian qua,
các đơn vị sự nghiệp công ở Trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp
cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể:
Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể
dục, thể thao…có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và
cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao, khám chữa bệnh, bảo
vệ sức khoẻ của nhân dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học,
công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật,….phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị công

đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án,
chương trình lớn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thứ tư, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước
đã góp phần cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và xã hội hoá nguồn
nhân lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực hiện chủ trương xã hội hoá
hoạt động sự nghiệp của Nhà nước. Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp
ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt
động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, mặt khác qua
đó thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển các loại hình
hoạt động sự nghiệp của xã hội.

Họ và tên: Trần Thị Thắm

6


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

1.2. Quản lý tài sản công tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp
1.2.1. Khái niệm tài sản
“Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các
quyền tài sản”. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu thỏa mãn
các tiêu chuẩn của TSCĐ (kể cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình).
Tài sản cố định hữu hình là tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu
độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thoả mãn đồng
thời cả 2 tiêu chuẩn là: Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; Có nguyên giá
từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.
Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể
mà cơ quan đơn vị phải đầu tư chi phí cho việc tạo lập như: Giá trị quyền sử

dụng đất, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, kiểu dáng công
nghiệp, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả..., thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu
chuẩn trên.
Tài sản nhà nước bao gồm: Đất khuôn viên trụ sở, cơ sở hoạt động sự
nghiệp, nhà, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền vớt đất khuôn
viên; phương tiện giao thông vận tải; máy móc, trang thiết bị làm việc và các
tài sản khác được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, hoặc hình thành từ những nguồn khác mà
theo quy định của pháp luật là tài sản của nhà nước, được nhà nước giao cho
đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng để phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào
một trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những
tài sản do các thế hệ trước để lại hoặc do con người đương thời sáng tạo ra và
các tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong phạm vi một đất
nước, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành viên hoặc
nhóm thành viên trong cộng đồng quốc gia hoặc thuộc sở hữu nhà nước gọi
là TSC.
Họ và tên: Trần Thị Thắm

7


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

- TSC là tài sản thuộc sở hữu công cộng hay còn gọi là tài sản thuộc sở

hữu toàn dân ở các nước Xã hội chủ nghĩa. Tại các nước Xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước đại diện quyền lợi cho toàn dân nên là người đại diện sở hữu đối
với toàn bộ những tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Do đó khái niệm TSC và tài
sản nhà nước là đồng nhất. Trong khuôn khổ giới hạn, Luận văn chỉ tập trung

nghiên cứu TSC dưới dạng vật chất.
- TSC trong khu vực HCSN là một bộ phận TSC mà Nhà nước đã giao
cho các CQHC, ĐVSN và các tổ chức quản lý, sử dụng phục vụ cho hoạt
động của từng cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao. Do có vị
trí đặc biệt quan trọng, nên TSC trong khu vực HCSN không ngừng được
Nhà nước duy trì, củng cố, đầu tư phát triển cả về số lượng, chủng loại và
mức độ hiện đại. Với những nội dung đã trình bày trên đây, có thể khẳng
định: TSC trong khu vực HCSN là những tài sản được đầu tư, mua sắm từ
nguồn NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN; tài sản được các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp, hiến, tặng, cho Nhà nước; tài sản được
xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; tài sản của các
chương trình, dự án kết thúc chuyển giao cho Nhà nước mà Nhà nước giao
cho từng CQHC, đơn vị HCSN và các tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng để
phục vụ hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức theo chức năng, nhiệm
vụ đã được Nhà nước giao.
1.2.2. Phân loại tài sản
Căn cứ điều 6 của Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của
Bộ Tài chính, quy định về các cách phân loại tài sản cố định như sau:
1.2.2.1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
- Loại 1: Nhà, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc
bộ nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà
trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá,
Họ và tên: Trần Thị Thắm

8


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định


nhà khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự,
nhà khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân
chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống,
kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật
kiến trúc khác.
- Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:
+ Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương
tiện vận tải đường bộ khác);
+ Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển
chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường
thủy nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca
nô, xuồng máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường
thủy khác.
+ Phương tiện vận tải đường không (máy bay);
+ Phương tiện vận tải đường sắt;
+ Phương tiện vận tải khác.
- Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi
tính xách tay; máy in cácloại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu;
máy Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi,
đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy
ảnh; thiết bị âm thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy
bộ đàm, điện thoại di động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm
mát; máy giặt; máy điều hòa không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ
bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội
trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật; thiết bị
mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị điện tử phục
vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; cácloại thiết bị văn phòng khác.
Họ và tên: Trần Thị Thắm


9


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

- Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: phương tiện truyền dẫn khí đốt,
phương tiện truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện
truyền dẫn các loại khác.
- Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực.
- Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng.
- Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm.
- Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác.
1.2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, bao gồm:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;
d) Tài sản cố định được tặng cho;
đ) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.
1.2.3. Nội dung của công tác quản lý tài sản công trong các đơn vị Hành
chính sự nghiệp
1.2.3.1. Quản lý quá trình hình thành TSC trong khu vực Hành chính sự


nghiệp
- Khi cơ quan được thành lập, cùng với quy định về chức năng, nhiệm
Họ và tên: Trần Thị Thắm

10


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công chức; cơ quan được cấp một số tài
sản gồm: trụ sở làm việc, phương tiện đi lại và các tài sản khác...Bên cạnh tài
sản được cấp, cơ quan được đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản từ nguồn
NSNN hoặc các nguồn khác được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
Quá trình này gồm hai giai đoạn: quyết định chủ trương và thực hiện đầu tư,
mua sắm TSC. Sau khi có chủ trương; việc đầu tư, mua sắm tài sản được thực
hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quy định về mua
sắm TSC do TTCP quy định. Toàn bộ tài sản này được quản lý theo quy chế
do cơ quan xây dựng trên cơ sở chế độ của Nhà nước quy định và đặc thù
hoạt động của cơ quan.
- Bổ sung tài sản: hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ được giao đơn vị lập
kế hoạch bổ sung tài sản; việc bổ sung tài sản hàng năm được thực hiện như
sau: Mua sắm từ nguồn NSNN hoặc các nguồn khác được phép sử dụng theo
quy định của pháp luật; tiếp nhận tài sản từ cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân
khác hoặc thu hồi từ các dự án đã kết thúc.
1.2.3.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC trong khu vực Hành chính
sự nghiệp
- Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hết vai trò của
TSC. Quản lý khâu này là thực hiện quản lý TSC theo mục đích, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức; quản lý quá trình thu hồi, điều chuyển, bán tài sản từ đơn vị
này sang đơn vị khác; quản lý việc bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài

sản nhằm duy trì hoạt động của TSC, đảm bảo cho việc sử dụng TSC có hiệu
quả, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu công tác của các CQHC, đơn vị HCSN;
nội dung khâu này tập trung vào một số vấn đề sau:
- Giao tài sản cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp quản
lý, sử dụng.
- Xây dựng và ban hành nội quy, quy chế quản lý TSC.
- Mở sổ sách kế toán theo dõi tình hình biến động của TSC.
Họ và tên: Trần Thị Thắm

11


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

- Thực hiện chế độ kê khai, đăng ký, báo cáo, kiểm kê đột xuất và định
kỳ TSC theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng TSC.
- Bảo dưỡng, sửa chữa TSC theo yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm sử dụng.
- Điều chuyển, bán, chuyển đổi sở hữu, thanh lý TSC.
1.2.3.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng TSC trong khu vực Hành chính sự
nghiệp
TSC trong khu vực HCSN đưa vào sử dụng sau một thời gian nhất định
đều có quá trình kết thúc để thay thế bằng tài sản khác (trừ đất đai và một số
công trình có tính chất tài sản lâu bền khác). Khi TSC hết thời gian sử dụng,
đã hao mòn hết hoặc hư hỏng không còn sử dụng được thì phải được tiến
hành thanh lý để thu hồi phần giá trị có thể thu hồi được cho NSNN và đồng
thời đó cũng là căn cứ để chuẩn bị đầu tư, mua sắm tài sản mới.
1.2.3.4. Các công cụ quản lý TSC trong khu vực Hành chính sự nghiệp
“Công cụ quản lý là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể
quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hoà, phối hợp hoạt động

của con người và cộng đồng người trong việc đạt được mục tiêu quản lý đề
ra”.
Giữa chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu cần đạt được có
mối quan hệ chặt chẽ thể hiện qua hình 1.1.

Họ và tên: Trần Thị Thắm

12


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

Nhà nước (Chủ sở

Xác định

hữu TSC)
Mục tiêu
quản lý

TSC trong khu vực
Thực hiện

HCSN

Hình 1.1: Quan hệ chủ thể quản lý - đối tƣợng quản lý- mục tiêu
quản lý
Đối tượng quản lý TSC trong khu vực HCSN đa dạng, phong phú, nên
để đạt được mục tiêu quản lý đòi hỏi Nhà nước phải có hệ thống các công cụ
quản lý thích hợp gồm:

a. Công cụ tổ chức - hành chính:
- Các hình thức tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý
TSC trong khu vực HCSN: tổ chức bộ máy quản lý TSC trong khu vực
HCSN đều thực hiện theo mô hình phân cấp quản lý hành chính nhà nước từ
trung ương đến địa phương:
+ Nhà nước (trung ương) là chủ thể quản lý nhà nước đối với việc quản
lý TSC trong khu vực HCSN, là cơ quan đại diện quyền sở hữu, có trách
nhiệm cao nhất đối với việc quản lý TSC trong khu vực HCSN.
+ Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước đối với TSC trong khu vực
HCSN bao gồm:
(i) Các Bộ ngành chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với TSC

trong khu vực HCSN theo uỷ quyền của chính phủ như: BTC, Bộ Kế
hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng.
(ii) Các Bộ, ngành khác ở trung ương và UBND các cấp chịu
Họ và tên: Trần Thị Thắm

13


Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Trường CĐCN Nam Định

trách nhiệm quản lý TSC trong khu vực HCSN thuộc phạm vi quản lý.
(iii) Các CQHC, ĐVSN trực tiếp quản lý, sử dụng TSC trong khu

vực HCSN.
- Hệ thống chính sách quản lý gồm:

+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ,
quản lý TSC trong khu vực HCSN.

+ Hệ thống về tiêu chuẩn, định mức:
(i) Đối với trụ sở làm việc: tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản

làm việc, tiêu chuẩn định mức đầu tư xây dựng (suất đầu tư xây dựng),
định mức bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa, định mức thuê tài sản làm việc.
(ii) Đối với phương tiện đi lại: tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe

ô tô, xe máy công; định mức bảo dưỡng, sửa chữa, định mức thuê
phương tiện đi lại...
(iii) Đối với các loại tài sản khác: tiêu chuẩn, định mức sử dụng

trang thiết bị làm việc; điện thoại cố định, điện thoại di động...
b. Công cụ kinh tế: gồm hệ thống quy hoạch và các đòn bẩy kinh tế
như ngân sách, đầu tư, định giá v.v...
c. Công cụ thông tin, tuyên truyền, giáo dục: là hệ thống thông tin về
TSC trong khu vực HCSN, hệ thống đào tạo tập huấn cho các cán bộ công
chức làm công tác quản lý TSC; hệ thống thông tuyền truyền cho các đối
tượng trực tiếp quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN.
d. Công cụ đặc thù theo từng lĩnh vực: công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ
đặc trưng cho lĩnh vực quản lý: ví dụ như quản lý trụ sở làm việc gồm: đo
đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng...
e. Công cụ khác: thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ
quản lý TSC và hệ thống các chế tài xử lý vi phạm chế độ quản lý TSC trong
khu vực HCSN.
Họ và tên: Trần Thị Thắm

14



×