Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ quan (SGA) và một số yếu tố liên quan ở trẻ viêm phế quản phổi tại Khoa nội nhi Bệnh viện Sản nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.94 KB, 78 trang )

1

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH LC

Đánh giá nguy cơ suy dinh dỡng theo phơng pháp
tổng thể chủ quan (SGA) và một số yếu tố liên quan
ở trẻ viêm phế quản phổi tại khoa Nội Nhi,
bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc năm 2014 - 2015

LUN VN THC S Y HC

H NI, 2015


2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) cấp tính là một bệnh thường hay gặp ở
trẻ nhỏ. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc NKHH cấp tính
của mỗi trẻ từ 4 - 5 lần. Tử vong do viêm phổi, viêm phế quản phổi ở trẻ dưới
5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong. Trẻ dưới 5 tuổi mắc
bệnh cao nhất là ở Đông nam châu Á với tỷ lệ là 0,36 đợt/trẻ/năm còn nơi trẻ
mắc viêm phổi thấp nhất là châu Âu với tỷ lệ tương ứng là 0,06 đợt/trẻ/năm.
Nếu xếp thứ tự và chọn ra 15 nước trên thế giới có số trẻ mắc NKHH hàng


năm cao nhất là Ấn Độ với 43,0 triệu trẻ. Việt Nam được xếp thứ 9 với tổng
số trẻ mới mắc hàng năm là 2,9 triệu trẻ [1].
Trẻ được nuôi dưỡng không đầy đủ khi bị bệnh làm cho trẻ có nguy cơ
giảm sức đề kháng dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn làm
ảnh hưởng thêm tới tình trạng dinh dưỡng, làm giảm khả năng tiêu hoá, hấp
thu thức ăn, nhu cầu năng lượng lại tăng cao do bệnh tật dẫn đến tăng tình
trạng suy dinh dưỡng [2], [3].
Dinh dưỡng tốt sẽ giúp một đứa trẻ khỏe mạnh, dinh dưỡng không tốt
làm cho đứa trẻ có vấn đề về dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe. Suy dinh
dưỡng (SDD) hiện nay đang là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt ở các nước
nghèo và kém phát triển. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, năm


3

2013 tỷ lệ SDD của Việt Nam còn khá cao, trẻ SDD nhẹ cân là 14,5%, thấp
còi là 24,9% [4].
Suy dinh dưỡng của trẻ bệnh liên quan tới tăng nguy cơ mắc bệnh, tử
vong và kéo dài thời gian nằm viện. Suy dinh dưỡng không chỉ là một bệnh
đơn thuần mà liên quan tới nhiều vấn đề trong bệnh viện, bằng chứng là nhiều
bệnh nhân bị suy dinh dưỡng tiếp tục bị giảm cân nặng trong thời gian nằm
viện. Suy dinh dưỡng làm tăng chi phí y tế. Tình trạng dinh dưỡng của người
bệnh bị suy dinh dưỡng có thể còn bị nặng nề thêm trong thời gian nằm viện
[5].
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tốc độ
tăngng
trưởuôn lđạt mức cao trong số các t nhỉ Đồng bằng sông Hồng
Kinhvàtế, t
t
tr

ì
ăng gấp 2 lần so với tốc độ ăng ung
b nh của cả nước. Cùng với
phát
triển

Vùng

thì vấn đề
chăm sóc sức khỏe cũng nhận được sự quan tâm
tỉnh.s h tếVĩnh
Phú
củacủa
c làVĩn
một t nh bao gồm cả đồng
bằng,trtrung du và miền núi, tỉ
ệ SDD
.



nên tỷ l

ó các chiến lược
Phúc còn
giá hTTDD
của cao Đúng ước yêu cầu đó

.
,

nh ủy V nh Phúc đã ỉ
để giảmtớitỷ lệ SDD của trẻ em Do đó chúng ôi tiến hành
ảnhc hưởng
đánh
cũng
nhưtrẻ
ở bệnh tại bệnh viện Sản Nhi t nh V nh Phúc để tìm ra các


kin
ĩ
t
ĩ
i

cộnyếu tố TTDD của trẻ để từ đó có các g ải pháp giảm tỷ lệ SDD
bệnh viện g đồng.
i
i
TTDD) của
Hiện nay có rất nhiều cách để đánh gtrá tình
trẻ
, trạng d nh dưỡng g cánh tay,
(
phư
i
.
,
iên cứu tại
bệnh viện “ cho trẻ bệnh” tại Toronto, Canada cho thấy: SGA là công cụ

đánh giá TTDD cho trẻ em phù hợp, giúp tiên lượng được các nguy cơ biến
chứng và thời gian nằm viện của bệnh nhi [6]. Tuy nhiên, SGA mới chỉ áp
dụng phổ biến sàng lọc nguy cơ SDD cho các bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh
nhân ung thư, bệnh nhân suy thận và tập trung chủ yếu ở người lớn, các số
lượng nghiên cứu ở trẻ em còn ít và hạn chế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ quan
(SGA) và một số yếu tố liên quan ở trẻ viêm phế quản phổi tại khoa Nội Nhi,
bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc năm 2014 - 2015” với hai mục tiêu:


4

1.

Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ viêm phổi tại khoa Nội
Nhi, bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ bị
viêm phổi tại khoa Nội Nhi, bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.


5

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Viêm phế quản phổi và suy dinh dưỡng
Viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các
tổ chức xung quanh phế nang rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí, tắc

nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong. Viêm phế quản phổi ở trẻ em
do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…. Quá
trìn h vi êm này gây t ăng ti ết dị ch rỉ ở các phế nang làm giảm sự tra o đổi oxy ở
phế nang, phù nề đường thở gây tắc nghẽn và gây suy hô hấp. Viêm phế quản
phổi t hường hay xảy ra trên những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, suy giảm miễn
dịch, suy dinh dưỡng…Vì vậy giữa chúng tạo nên các vòng xoắn bệnh lý [7].
Mối quan hệ giữa thiếu dinh dưỡng và các bệnh nhiễm kh uẩn là mối
quan hệ nhân quả 2 chiều khá chặt chẽ Suy
. d nh i dưỡng àml ă t ng mức
độ m
trầtrọng của bệnh và bệnh àm l ăng tmức độ suy d nh dưỡng.
i
làm mất sức đề kháng của cơ hể ngược
dinhng
dưỡ
t lại nhiễm khuẩn là

Thiếu
m

tìnhthê
trạng d nh dưỡng
suymsụp
i sẵn có của cơ hể [8]. t
- Ảnh hưởng của thiếu dinh dưỡng tới bệnh NKHH cấp:
Phần nhiều trẻ em trong 3 tháng đầu được bú mẹ đầy đủ ph át triển tốt,
sau đó chế độ ăn bổ sung không hợp lý, do mắc các bệnh nhiễm khuẩn lặp đi
lặp lại, thiếu protein năng lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn
dịch, đặc biệt miễn dịch qua trung gian tế bào, các chức phận diệt khuẩn của
bạch cầu đa nhân trung tính, bổ thể và bài tiết các globulin miễn dịch nhóm

IgA. Người ta nhận thấy trẻ em suy dinh dưỡng tuyến ức giảm thể tích và có
biến đổi hình thái các mảng peyer ở ruột non cũng bị teo đét cùng với giảm
các nang lympho bào. Thiếu protein năng lượng hay gặp nhất ở trẻ em, bà mẹ
có thai, làm ảnh hưởng tới thai nhi. Chúng ta biết rằng các lympho bào T


6

(tương thích ở tuyến ức) có vai trò quan trọng trong miễn dịch qua trung gian
tế bào và các lympho bào B (tương thích ở tuỷ xương) chịu trách nhiệm về
miễn dịch dịch thể nghĩa là tạo ra các kháng thể đặc hiệu của kháng nguyên
tấn công cơ thể. Người ta nhận thấy ở các trẻ em SDD đặc biệt là
Kwashiorkor, số lượng lympho T luân chuyển giảm sút và quá trình tương
thích của chúng bị rối loạn [8].
- Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tới tình trạng dinh dưỡng:
Theo Tomkins và Watson thì SDD và các bệnh nhiễm trùng là nguyên
nhân chính của vấn đề sức khỏe tại cộng đồng. Trẻ bị các bệnh tiêu chảy kéo
dài, viêm phổi, ho gà, lao, sởi ảnh hưởng đến sự phát triển làm giảm miễn
dịch, giảm khả năng chống đỡ lại vi khuẩn, giảm cân nặng dễ bị SDD và SDD
kéo dài dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, dễ dàng chuyển thành nặng dẫn tới tử
vong. Tuy vẫn còn các tranh luận về mối liên quan giữa thiếu dinh dưỡng với
tỷ lệ mắc mới các bệnh NKHH cấp và tiêu chảy nhưng không mấy ai còn nghi
ngờ về mối liên quan giữa chậm tăng trưởng và mức độ nặng của NKHH cấp
và tiêu chảy [9], [10], [11].
Việc cho ăn bổ sung quá sớm trong quá trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính cũng được đề cập trong một nghiên cứu của Lagrutta và Castillo. Để xác
định xem việc cho trẻ ăn có cải thiện được tình trạng lâm sàng của trẻ NKHH
cấp tính đường hô hấp dưới không, các tác giả đã nghiên cứu 42 trẻ em nằm
viện do viêm phổi. Kết quả cho thấy trẻ được nuôi dưỡng tốt có thời gian nằm
viện ngắn hơn và các chỉ số suy hô hấp được cải thiện nhanh hơn có ý nghĩa

thống kê [12].
Như vậy SDD và giảm khả năng miễm dịch đều có liên quan với tỷ lệ
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tác giả rút ra
kết luận là việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khả năng miễn dịch có thể
giúp làm hạ tỷ lệ mắc NKHH cấp tính.


7

1.2. Suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.2.1. Một số khái niệm
- Dinh dưỡng: là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ cân đối các
thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng
của cơ thể đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt
động xã hội.
- Tình trạng dinh dưỡng (TTDD): Là các đặc điểm chức phận, cấu
trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng dinh
dưỡng của một cá thể là kết quả của sự ăn uống và sử dụng các chất dinh
dưỡ ng của cơt hể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của con người khác nhau tuỳ theo giới, tuổi, tình trạ ng sinh lý
(ví dụ: thời kỳ có thai, cho con bú…) và mức độ hoạ t động thể lực và trí lực.
TTDD tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tì nh tr ạng sức khoẻ
[8].Tình trạng d inh dưỡng của mỗi cá thể phản ánh một mức độ mà trong
đó các nhu cầu sinh lý về các chất di nh dưỡng được thoả mãn. Cân bằng
giữa khẩu phần di nh dưỡng và nhu cầu di nh dưỡng cho một trạng thái sức
khoẻ tốt [13].
- Suy dinh dưỡng: Là trạng t hái di nh dưỡng trong đó sự thiếu hụt hoặc
dư thừa (mất cân bằng) năng l ượng, protein và các chất khác gây ra hậu quả
bất lợi đến cấu trúc cơ thể/ tổ chức (h ình dáng cơ thể , k ích thướ c và thành
phần), chức phận của cơ thể và bệnh tật. Suy dinh dưỡng xảy ra khi trạng thái

cân bằng dinh dưỡng của cơ thể bị phá vỡ [8].
1.2.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng
- Do chế độ ăn thiếu về số lượng và chất lượng. Tình trạng nhiễm
khuẩn, đặc biệt là các bệnh đường ruột, sởi và viêm đường hô hấp cấp. Các
bệnh này làm tăng nhu cầu năng lượng, giảm ngon miệng và hấp thu. Tình
trạng phổ biến của suy dinh dưỡng liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế xã
hội, sự nghèo đói, sự kém hiểu biết, trình độ học vấn thấp, thiếu an ninh thực


8

phẩm, vệ sinh kém và sự lưu hành của các bệnh nhiễm khuẩn. Các nguyên nhân
này
thường đa dạng và đan xen phức tạp, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo [8].
Suy dinh dưỡng liên quan tới bệnh tật, thiếu khẩu phần ăn uống, nghèo
đói và do hiểu biết. Suy dinh dưỡng do bệnh tật xuất hiện khi khẩu phần dinh
dưỡng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng do giảm khẩu phần, tăng nhu
cầu dinh
dưỡng và do rối loạn hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Giảm khẩu phần khi thực
phẩm sẵn có:

Giảm khẩu phần khi thiếu thực
phẩm,chất lượng thực phẩm thấp,
thực phẩm không sẵn có:

 Chán ăn vì bệnh tật, do triệu
chứng của bệnh tật (ví dụ:
nôn), do điều trị, lo lắng
hoặc chán nản.

 Khó đưa thức ăn vào miệng
(yếu cơ, rung cơ-Parkinson),
đau miệng.
 Khó nhai (thiếu răng), kém
về vị giác (thay đổi vị giác
khi hoá trị liệu), khó nuốt
(thắt nghẽn thực quản).
 Chống chỉ định ăn đường
miệng ( ruột không hấp thu).
 Nhịn ăn để làm xét nghiệm
và điều trị.
 Gây tê, gây mê.

 Hệ thống cung cấp thức ăn trong
bệnh viện kém.
 Thất bại trong hỗ trợ dinh dưỡng
phù hợp.
 Bữa ăn không đảm bảo chất lượng,
không ngon miệng.
 Thức ăn không phù hợp với văn
hoá, tôn giáo của bệnh nhân.
 Môi trường ăn uống không phù
hợp, không có giao tiếp xã hội
trong môi trường ăn uống.
 Khó khăn trong mua, chuẩn bị,
nấu nướng thực phẩm.
 Nghèo đói
 Tự bỏ mặc

Thiếu nhận thức và điều trị

về dinh dưỡng:

Tăng nhu cầu dinh
dưỡng:
 Bệnh tật/điều trị liên
quan tới tăng nhu cầu
năng lượng cơ bản và
nhu cầu các chất dinh
dưỡng khác.
 Rối loạn hấp thu và
mất các chất dinh
dưỡng do bệnh tật
hoặc do điều trị bằng
thuốc.

Thiếu khẩu phần
để thoả mãn nhu
cầu dinh dưỡng

 Không quan tâm tới dinh
dưỡng và những số liệu
về dinh dưỡng.
 Không có thông tin đầy
đủ cho cán bộ tiết chế
dinh dưỡng.
 Thiếu hiểu biết, thiếu tập
huấn cho bác sỹ, điều
dưỡng về dinh dưỡng.
 Thiếu các nguồn lực hoặc
không có hoạt động dinh

dưỡng trong bệnh viện.

Suy dinh dưỡng

Hình 1.1: Mô hình nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bệnh viện
Nguồn: Sylvia Escott-Stump. Food and Nutrition & Diet Theraphy [13]


1.2.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng
- Mối liên quan của SDD và các bệnh nhiễm khuẩn: Mối quan hệ
giữa TTDD của một cá thể với các nhiễm khuẩn theo hai chiều. Một mặt,
thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Mặt khác, các bệnh
nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm TTDD sẵn có. Đó là một vòng xoắn luẩn quẩn
như sau:
Lượng chất dinh dưỡng hấp thu thấp

Cân nặng giảm
Tăng trưởng kém
Giảm miễn dị ch
Tổn thương niêm mạc ruột

Kém ngon miệng
Chấtdinh dưỡng hao hụt
Hấpthu kém
Chuyển hoá rối loạn

Tần suất mắc bệnh
Mức độ bệnh
Mức độ kéo dài của bệnh


Hình 1.2: Vòng xoắn bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng [8]
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có hơn 10,6 triệu trẻ dưới
5 tuổi chết mỗi năm. Trong đó, các bệnh lây nhiễm chiếm 54% số tử vong này
trong khi suy dinh dưỡng được coi là đóng góp cơ bản cho hơn 5 triệu ca tử
vong ở trẻ em [14].
- Chậm phát triển thể chất: Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp
làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ
cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như suy dinh


dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi.
Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ
sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của trẻ được quy định bởi di
truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm
năng di truyền của mình.
- Chậm phát triển tâm thần: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát
triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh
dưỡng thường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết
cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt,
DHA, Taurine... Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ dẫn đến
giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
- Nguy cơ về mặt xã hội:
+ Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng suy dinh
dưỡng không được cải thiện qua nhiều thế hệ.
+ Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người
suy dinh dưỡng trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức
tối ưu, là một sự lãng phí vô cùng lớn với những nước đang phát triển có nhu
cầu về nguồn nhân lực rất cao.
+ Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và
thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản.

1.3. Suy dinh dưỡng trong bệnh viện và các yếu tố liên quan
1.3.1. Tình hình SDD trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của UNICEF (2006) hơn ¼ trẻ dưới 5 tuổi tại các nước
đang phát triển ở tình trạng SDD thể thấp cân [15].
Dinh dưỡng không đầy đủ dẫn đến hơn một nửa số trường hợp tử vong
trẻ em với 5,6 triệu trẻ tử vong mỗi năm có liên quan đến SDD [16]. Giảm tỷ


lệ tử vong là một trong những chỉ tiêu quan trọng để thực hiện mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ [8], [17]. Từ năm 2000 đến năm 2012, tỷ lệ thấp còi trên
toàn cầu đã giảm từ 33% đến 25% số trẻ em bị ảnh hưởng. Trong năm 2012,
khoảng 25% trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã tăng trưởng còi cọc, 56%
trẻ em SDD còi cọc sống ở châu Á và 36% sống ở châu Phi [16]. Gần ¾ trẻ
thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó
sống ở 3 nước là: Bangladesh (48%), Ấn Độ (47%), Pakixtan (38%). Đối với
khu vực Đông Nam Á các nước có tỷ lệ SDD cao và không có khả năng đạt
được mục tiêu của thiên niên kỷ l à: Lào, Campuchi a, Đông Ti mo [18].
Theo dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), SDD không ch ỉ ảnh hưởng đến
bệnh nhân, gi a đì nh và người chăm sóc họ mà còn ảnh hưởng tới kinh tế với
[19].
tiêutốn ch iph ílên đến hơn 13 ỷt bảng năm
/
Tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh viện ở các nước đang phát triển còn cao như
31,8% của 170 trẻ em ở Thổ Nhĩ Kỳ [20] và 60% của nhóm trẻ e m Thái Lan
đã bị suy dinh dưỡng khi nhập viện [21].
Tại Ấn Độ, năm 2005, Tác giả M Shirodkar và cộng sự đánh giá dinh
dưỡng của 266 bệnh nhân phẫu thuật từ 14 - 73 tuổi. Kết quả có 11 4/266
bệnh
n

nhâở mức B và C theo phân loại SDD theo SGA [22].
Năm 2006, Donna J Secke r và cộng sự nghiên cứu trên 17 5 trẻ phẫu
thuật ngực và bụng, kết quả là thời gian nằm viện của những trẻ suy dinh
dưỡng dài hơn những trẻ không có nguy cơ suy dinh dưỡng, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,042) [7]. Theo Beheshti Maryam MSc và cộng sự
nghiên cứu 61 trẻ tại khoa thần kinh bệnh viện Mofid Tehran từ tháng 1 đến
tháng 3 năm 2008 cho kết quả 52,7% trẻ bị suy dinh dưỡng theo bộ công cụ
SGNA [23].
Năm 2010, Jessie M.Hulst và cộng sự đã nghiên cứu và thấy trong 424
trẻ ở 44 bệnh viện ở Hà Lan có 62% trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng theo bộ
công cụ Strongkids [24].


Năm 2013, một nghiên cứu đa trung tâm đã thực hiện ở 12 bệnh viện ở
Ý, trong 144 trẻ (tuổi trung bình là 6,5 ± 4,5 năm), kết quả là 46 (32%) trẻ có
nguy cơ thấp, 76 (53%) trẻ có nguy cơ trung bình và 22 (15%) trẻ có nguy cơ
cao suy dinh dưỡng [25].
SDD làm tăng nguy cơ các biến chứng như nhiễm khuẩn, viêm phổi,
chậm liền sẹo sau phẫu thuật, suy hô hấp. Detsky AS nghiên cứu 202 bệnh
nhân phẫu thuật đường tiêu hóa ở bệnh viện thực hành Toronto cho thấy
10% bị biến chứng liên quan đến dinh dưỡng, nghiên cứu của Detsky AS cho
thấy tỷ lệ biến chứng ở bệnh nhân SDD nặng là 67% [26].
SDD làm tăng biến chứng, làm kéo dài thời gian nằm viện do đó làm
tăng chi phí điều trị [7]. Giảm được tỷ lệ SDD sẽ tiết kiệm được một số lượng
lớn tiền cho các quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Để làm được điều
đó cần làm hạn chế sự gia tăng của SDD bệnh viện.
1.3.1.2. Tình hình SDD tại Việt Nam
Tại Việt Nam vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ SDD là trên 50%.
Từ năm 2000 tới năm 2013 tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em đã giảm đi
đáng kể. Việt Nam được coi là một quốc gia duy nhất trong khu vực đạt tốc

độ giảm SDD nhanh theo tiến độ WHO và UNICEF. Đặc biệt là thể nhẹ
cân giảm từ 33,8% vào năm 2000 xuống còn 15,3% vào năm 2013.
Tuy nhiên, SDD thể thấp còi chỉ giảm được gần 10% trong 13 năm. Sự
phân bố SDD ở Việt Nam không đồng đều, khu vực miền núi, Tây
Nguyên, miền trung tỷ lệ cao hơn so với các vùng khác, nông thôn cao hơn
thành thị, miền núi cao hơn đồng bằng, dân tộc thiểu số cao hơn dân tộc
khác… Cao nhất về tỷ lệ thấp còi là ở Bắc Cạn, Điện Biên, Quảng Bình,
Thanh Hoá….đều khoảng gần 20% [4].


Biểu đồ 1.1: Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em
qua các năm 2007 - 2014 [4]
* Tình hình SDD tại bệnh viện
Ở Việt Nam, SDD bệnh viện là vấn đề phổ biến ở cả trẻ em và người
lớn. Nghiên cứu của bệnh viện Nh i trung ương cho thấy tỷ lệ SD D của bệnh
nhập viện tạ khoa D nh dưỡng năm 2001 à 46 8% năm 200
nhi
i
i
l
, ,
2 là 53,2%
[27]. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1 có kết quả là tỷ lệ SDD của trẻ em nhập viện
là 17,46% và tỷ lệ sụt cân trong thời gian nằm viện là 28% [28]. Nghiên cứu
khác ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương cho thấy tỷ lệ trẻ SDD khi nhập
viện là 42,73% [29], ở Nhi trung ương năm 2012 là 60% [30]. Trong thời gian
nằm viện, do bệnh tật và một số yếu tố khác mà dinh dưỡng đầu vào giảm lại
cộng thêm nhu cầu năng lượng tăng lên do bệnh tật gây ra nên tỷ lệ suy dưỡng
sau khi bị bệnh càng cao.



Theo báo cáo của bệnh viện đa khoa KomTum năm 2007 có 44,6% suy
dinh dưỡng nhẹ cân và 57,3% suy dinh dưỡng thấp còi nằm viện [31].
* Hậu quả của SDD trong bệnh viện
SDD làm tăng nguy cơ các biến chứng như nhiễm khuẩn, viêm phổi,
chậm liền sẹo sau phẫu thuật, suy hô hấp. Detsky AS 202 bệnh nhân phẫu
thuật đường tiêu hóa ở bệnh viện thực hành Toronto cho thấy 10% bị biến
chứng liên quan đến dinh dưỡng, nghiên cứu của Detsky AS cho thấy tỷ lệ
biến chứng ở bệnh nhân SDD nặng là 67%. SDD liên quan chặt chẽ với thời
gian nằm viện. Thời gian nằm viện càng kéo dài thì tỷ lệ suy dinh dưỡng càng
cao [26].
Theo nghiên cứu của Kenneth EC (2002) suy dinh dưỡng làm tăng biến
chứng, làm kéo dài thời gian nằm viện do đó làm tăng chi phí điều trị [32].
1.3.2. Các yếu tố liên quan
1.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em như:
* Chăm sóc bà mẹ khi có thai và cho con bú.
Khi mang thai, dinh dưỡng và thói quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ mang thai, cho sự lớn lên
và phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố nguy
cơ dẫn đến trẻ sơ sinh có cân nặng thấp trước tiên là tình trạng dinh dưỡng
kém của bà mẹ trước khi mang thai và chế độ ăn không cân đối, không đủ
năng lượng khi có thai hoặc thiếu các vi chất cần thiết như khoáng chất,
canxi, sắt… Những bà mẹ trong khi có thai lao động nặng nhọc, không
được nghỉ ngơi đầy đủ cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của
trẻ sơ sinh. Yếu tố bệnh tật của người mẹ và đẻ thiếu tháng cũng làm tăng
tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp [33].


* Thực hành nuôi dưỡng trẻ:

Chế độ ăn của trẻ đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng dinh dưỡng
của trẻ, phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết của bà mẹ về dinh
dưỡng trong đó có nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ sung hợp lý là hai vấn
đề quan trọng nhất.
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM): Là đứa trẻ được nuôi hoàn toàn bằng
sữa mẹ có thể trực tiếp từ bú mẹ hoặc gián tiếp do sữa mẹ vắt ra hoặc sữa của
các bà mẹ khác. Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuô i dư ỡng tối ưu
mang lại nhiều lợ i ích trước mắt và lâu dài cho sức khỏe trẻ em và bà mẹ,
cũng như cho xã hội. Sữa mẹ là thức ăn hoàn ch ỉnh nhất, thích hợ p nhất với
trẻ vì có đủ năng lượng , đủ các chấ t d inh dưỡng cần thiết với tỷ l ệ thích hợp
chosự hấp thu và phát triển của trẻ, tránh SDD và ăng
t cân quá m ức. Sữa mẹ
không những cung cấp cho trẻ thức ăn có g ái trịd nh
i dưỡng tốt nhất không
thể thay thế mà còn ác
t động đến sự phát triển thể lực, trí tuệ củ a trẻ, cũng
nhưnhững lợi ích khác [34].
- Thời gian bắt đầu cho trẻ bú: Bà mẹ nên cho trẻ bú trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh, bú càng sớm càng tốt và không cần ăn bất cứ thức ăn gì trước
khi cho trẻ bú mẹ lần đầu. Bú sớm giúp trẻ tận dụng nguồn sữa non là loại sữa
tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể của trẻ.
- Thời gian cai sữa: Cần cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không
nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng, nên cho trẻ bú 18 - 24 tháng. Việc không
cho trẻ bú, ngừng bú sớm, không cho con bú khi bị bệnh hoặc ăn bổ sung sớm
trước 6 tháng tuổi đều làm tăng tỷ lệ SDD ở trẻ em [34], [35].
Theo số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 2010 thì tỷ lệ
trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ là 61,7%. Bú mẹ hoàn toàn trong 6


tháng đầu chỉ có 19,6%. Trẻ được bú mẹ đến 12 tháng là 77% nhưng bú mẹ

kéo dài đến 24 tháng chỉ có 22,1% [36].
- Cho trẻ ăn bổ sung: Là trẻ vừa được bú mẹ, vừa được ăn thêm thức ăn
dạng đặc hoặc loãng. Trẻ được ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Đây cũng
là thời kỳ hệ thần kinh và các cơ quan đã phát triển khá đầy đủ nhờ đó mà trẻ
có thể nhai, cắn được. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng sữa mẹ chỉ
cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 6
tháng đầu. Do vậy, trẻ cần phải ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ để
phát triển, lúc này một chế độ ăn bổ sung hợp lý là vô cùng cần thiết. Ăn bổ
sung được coi là hợp lý khi trẻ ăn được các loại thức ăn cung cấp đủ năng
lượng (có thể ước tính qua số bữa ăn trong ngày kết hợp với số lượng ăn trong
mỗi bữa) và đủ chất dinh dưỡng (thể hiện bằng sự kết hợp đúng, đủ các nhóm
thực phẩm bổ sung cho trẻ). Để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của trẻ cần
cho trẻ ăn đủ số bữa với số lượng thích hợp.
* Thời gian nằm viện:
Thời gian nằm viện kéo dài làm ảnh hưởng tới chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ. Việc dùng kháng sinh kéo dài cũng làm ảnh hưởng tới khả năng hấp
thu và chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ.
1.3.2.2. Một số yếu tố khác
Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ
như cơ cấu kinh tế xã hội, đường lối chính sách của mỗi quốc gia, thu nhập
của gia đình, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, yếu tố dân tộc của bà mẹ, số trẻ
trong một gia đình, yếu tố môi trường đặc biệt là tình trạng bệnh tật của trẻ.
Tiêu chảy cấp và NKHH cấp tính là các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp
ở trẻ em. Khi trẻ bị bệnh cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, các chất dinh


dưỡng, cảm giác thèm ăn giảm, tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém, khả năng
cung cấp các chất dinh dưỡng giảm các chất dinh dưỡng không còn đủ để đáp
ứng nhu cầu của cơ thể, do đó bệnh tật trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến SDD trẻ em. Nhiễm khuẩn dẫn đến SDD do rối loạn tiêu hóa và ngược lại

SDD dẫn đến nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm. Do vậy, tỷ lệ SDD thường
tăng theo mùa mà bệnh dịch lưu hành ở mức cao, đặc biệt là ở các nước
nghèo, các nước đang phát triển thì các bệnh nhiễm trùng lại càng cao [37].
1.4. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh viện.
Có nhiều phương pháp để đánh g iá tình trạng d inh dưỡng t rong bệnh
viện như các phương pháp nhân tr ắc (các số đo cân nặng, chiều cao, vòng
cánh t ay...), phương pháp si nh hóa ( mức protein tạng...). Các n ghiên cứu
quan sát cho thấy các số đo nhân trắc như bề dày lớp mỡ dướ i da cơ tam
đầu, vòng cơ cánh tay có độ nhậy kém để phát hiện sự thay đổi tình trạng
dinh dưỡng cấp tính.
1.4.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào các số đo nhân trắc.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua các số đo nhân trắc:
Câ n nặng, chiều cao, song từng số đo riêng lẻ về chiều cao hay c ân nặng sẽ
không có ý nghĩa, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với tuổi, giới hoặc kết hợp
các số đo của trẻ với nhau và phải được so sánh với giá trị của quần thể tham
khảo. Hiện nay người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng của trẻ em chủ yếu
dựa vào 3 chỉ số là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo
chiều cao [38].
- Cân nặng theo tuổi (CN/T): Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng
thông dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Chỉ số này được dùng để đánh


giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng, nhưng chỉ số này
không cho biết là thiếu dinh dưỡng ở quá khứ hay hiện tại.
- Chiều cao theo tuổi (CC/T): Phản ánh tiền sử dinh dưỡng (SDD
trong quá khứ). CC/T thấp là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất ảnh hưởng tích luỹ
dài hạn do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc do mắc bệnh mang lại.
- Cân nặng theo chiều cao (CN/CC): Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh
dưỡng hiện tại. Chỉ số này phản ánh SDD cấp, CN/CC thấp phản ánh tình
trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại hay gần đây làm cho đứa trẻ không

tăng cân hay giảm cân.
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về cách phân loại SDD như Gomez
(1956) phân làm ba mức độ; Wellcome (1970) phân loại để phân biệt giữa
SDD thể phù và thể teo đét; Waterlow (1972) phân loại SDD thể thể gầy
còm và còi cọc. Hiện nay cách phân loại SDD theo chỉ số nhân trắc theo
WHO (2006).
Dựa vào quần thể tham chiếu NCHS để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em là không còn phù hợp với thực tế. Vì vậy để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của trẻ em từ năm 2006 WHO đã đưa ra “chuẩn tăng trưởng mới
của trẻ em” và đề nghị áp dụng trên toàn thế giới. WHO đề nghị lấy ngưỡng
dưới 2 độ lệch chuẩn (< - 2SD) so với quần thể tham chiếu để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng. Dựa vào Z - Score theo công thức sau:
Chỉ số đo được - số trung bình của quần thể chuẩn
Z-Score

=
Độ lệch chuẩn của quần thể chuẩn


Khi CN/T Z – Score ≤ - 2SD, SDD thể nhẹ cân.
Khi CC/T Z – Score ≤ - 2SD, SDD thể thấp còi.
Khi CN/CC Z – Score ≤ - 2SD, SDD thể gầy còm [39].
1.4.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ subjective global
assessment (SGA)
1.4.2.1. Định nghĩa
SGA là viết tắt của: S (subjective) có nghĩa là chủ quan, G (global) có
ngh ĩa àl ổng
t thể, A (assessment) có nghĩa à đánhl giá, à m
phương
phág á ổng thểi đố

t ượng dựa
i ttrên chủ quan của ngườ đ
p đánh

l

ột
i

ánhđgiá
xáccơịSDD đối với bệnh nhân nằm viện.
nh để
nguy
1.4.2.2. Lịch sử nghiên cứu
SGA lần đầu tiên được Detsky và Baker, trường đại học Toronto,
Canada, mô tả năm 1982. Từ đó nó được phát triển và sử dụng rộn g rãi trong
cácquần thể bệnh nhân khác nhau.
Công cụ đánh gi á t oàn diện đố i tượng (SGA ) cũng được xây dựng
bởi Detsky và cộng sự trong những năm 1982 . SGA đã trở thành c ông cụ duy
nhất được Hiệp Hộ i d inh dưỡng đường miệng và đường tĩnh mạ ch của Mỹ
khuyến cáo sử dụng [40].
Năm 1985, trường Đại Học Toronto, Canada tiếp tục công bố những
kết quả nghiên cứu về tính ưu việt của phương pháp SGA trong việc phát hiện
sớm nguy cơ SDD trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hoá. Nghiên cứu được tiến
hành trên 202 bệnh nhân nhập viện và chủ yếu tập trung vào các tiêu chí
đánh giá như mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, giảm cân. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều ý kiến cho rằng phương pháp chưa thực sự đầy đủ, chi tiết để cho phép
áp dụng rộng rãi [40].



Năm 1987, một nhóm tác giả trường Đại Học Toroton, Canada tiếp tục
nghiên cứu và hoàn chỉnh công cụ đánh giá SGA dựa vào các tiêu chí bao gồm
những thay đổi về cân nặng, khẩu phần ăn, sự xuất hiện của các triệu chứng
tiêu hoá dạ dày - ruột, thay đổi chức năng và các dấu hiệu lâm sàng [25].
Năm 2004 Rojratsirikul đã tiến hành nghiên cứu trên trẻ em sau phẫu
thuật bằng công cụ SGA [41], sau đó là đến các nghiên cứu của Secker DJ
năm 2007 [42], của Spagnuolo năm 2013 [25] và ngày càng có nhiều các
nghiên cứu được tiến hành trên trẻ em bị các bệnh khác nhau.
Ở Việt Nam, chúng ta đã áp dụng phương pháp đó từ khoảng hơn 10
năm nay. Ban đầu áp dụng ở người trưởng thành như ở bệnh viện Chợ Rẫy,
năm 2007 của Lưu Ngân Tâm và cs [43], nghiên cứu của Nguyễn Đức Vinh,
Nguyễn Đỗ Huy và cs tại bệnh viện đa khoa Hải Dương [29], ở bệnh viện Nhi
trung ương của Tô Thị Huyền năm 2012 [30].
1.4.2.3. Phương pháp đánh giá bằng công cụ SGA.
SGA là phương pháp đánh giá tổng thể đối tượng một cách chủ quan
dựa vào bộ công cụ đã được xây dựng sẵn theo các tiêu chí sau:
1. Thay đổi cân nặng (6 tháng qua, 3 tháng qua, 2 tuần)
- Là sự thay đổi cân nặng của trẻ tại thời điểm hiện tại so với cân nặng
của trẻ trước đó 2 tuần, 3 tháng và 6 tháng.
- Hỏi mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ có thấy trẻ sụt cân không? Mức
độ sụt cân như thế nào?
* Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi là giai đoạn trẻ đang tăng nhanh về
cân nặng thì hỏi:
- Trong 3 tháng qua trẻ có tăng cân không? Tăng như thế nào?


- Nếu không tăng cân, đứa trẻ giữ cân hay sụt cân trong vòng 3 tháng
qua? trong 2 tuần qua?
* Đối với trẻ trên 1 tuổi :
- Hỏi trong 6 tháng qua trẻ có tăng cân không? Tăng như thế nào?

- Nếu không tăng cân, đứa trẻ giữa cân hay sụt cân trong vòng 6 tháng
qua, 2 tuần qua.
2.
Thay
vềđổi
khẩu
phần
ăn và m ra hay đổi trong chế độ
- Ghi
lạ đổi
hay
chế
độ ăn
it

t
ăn và thời
hay đổi.
gian t
- Sự hay đổi chế độ ăn rõ ệt bệnh nhân có khả năng suy din
t
r
h dưỡng.
- Chế độ ăn dưới mức chuẩn: Là tiêu thụ các loại thực phẩm có số
lượng ít hơn so với tuổi của trẻ.
- Chế độ ăn dị ch lỏng đầy đủ (với trẻ trên 6 tháng) là các thực phẩm ăn
lỏng bằng miệng, qua ống thông hoặc di nh dưỡng đường tĩ nh mạch nhưng đủ
so với nhu cầu của trẻ.
- Chế độ ăn lỏng thiếu calo (nguy cơ suy dinh dưỡng cao)
- Trẻ có thay đổi nhiều trong khẩu phần ăn so với ngày thường trong

thời gian dài có nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
* Các câu hỏi có thể sử dụng:
- Khẩu phần ăn của trẻ gần đây có thay đổi không?
- Nếu có, thay đổi như thế nào? Trẻ ăn với số lượng khác và các loại
thực phẩm khác nhau so với trước phải không?
- Sự thay đổi bắt đầu từ bao giờ? Gia đình có làm gì để cải thiện khẩu
phần ăn cho trẻ không?


3. Xuất hiện các triệu chứng dạ dày - ruột :
- Ghi lại các dấu hiệu dạ dày - ruột bao gồm: Nôn, tiêu chảy, chán ăn.
- Những yếu tố liên quan đến dinh dưỡng - nếu xuất hiện gần như hàng
ngày và kéo dài trên 2 tuần. Phải xem xét nếu các triệu chứng không kéo dài
quá hai tuần nhưng vẫn tồn tại hoặc tiếp tục xấu đi.
4. Các chức năng vận động của cơ thể
- Đánh giá nguy cơ dựa vào sự thay đổi có liên quan đến dinh dưỡng
(không phải do các tình trạng khác như gãy chân, hôn mê...)
- Không: Trẻ vẫn chơi đùa như thường ngày.
- Nhẹ đến vừa: Trẻ ít chơi và chạy nhảy hơn.
- Nặng: Trẻ không chơi đùa và chạy nhảy.
5. Nhu cầu chuyển hoá.
- Là nhu cầu năng lượng cần thêm khi trẻ bị bệnh (đặc biệt khi trẻ sốt)
cần ghi lại chẩn đoán bệnh của trẻ lúc nhập viện.
6. Dấu hiệu thực thể
a. Giảm lớp mỡ dưới da (vùng cơ tam đầu, cơ nhị đầu, nếp gấp da mạn
sườn…).
b. Giảm khối cơ (cơ delta, cơ tứ đầu đùi)
c. Phù (do dinh dưỡng)
+ Vị trí: Mặt trước xương chày, mu bàn chân.
Phương pháp SGA không tính bằng điểm số. Điểm nguy cơ SDD tổng

thể không dựa vào mối nguy cơ riêng lẻ. Hầu hết dựa vào các dấu hiệu: sụt
cân, khẩu phần ăn, giảm khối cơ, giảm dự trữ mỡ.


Phân loại theo

Tiêu chuẩn gợi ý đánh giá

SGA

- Cân nặng bình thường hoặc gần đây tăng cân trở lại.
SGA A
Không có nguy cơ

- Khẩu phần ăn bình thường hoặc cải thiện khẩu phần ăn.
- Mất lớp mỡ dưới da tối thiểu hoặc không mất.
- Không giảm khối cơ hoặc giảm tối thiếu.

SGA B
ó nguy cơ SDD

thường < 50%).

t

ít

o với bình

- Mất lớp mỡ dưới da.


C

SGA C
S

-- Sụt
cânphần
tổng thể
trước
Khẩu
ăn so
có với
hay
đổi khi
(ănđến viện
hơn (5
s - 10%).

uy dinh dưỡng

- Sụt cân rõ hoặc tiến triển (ít nhất là 10% cân
nặ
ng cơ thể).
- Khẩu phần ăn có nh ều hay đổi (ăn hơn
i t
ít
so với bình
thường > 50%).
- Mất lớp mỡ dưới da, giảm khố cơ nặng.

i

1.4.2.4. Một số các nghiên cứu theo phương pháp SGA ở trẻ em
Nghiên cứu của Secker DJ, Jeejeebhoy KN năm 2007 trên 175 trẻ
(31 ngày đến 16 tuổi) phẫu thuật. Các tác giả đã đưa ra kết luận SGA là
công cụ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em và xác định những người
có nguy cơ cao bị biến chứng nhiễm trùng liên quan đến dinh dưỡng làm kéo
dài thời gian nằm viện [42].
Nghiên cứu của Rojratsirikul (2004) trên 78 trẻ em phẫu thuật cũng cho
thấy: Có mối liên quan giữa nguy cơ SDD theo SGA với các biến chứng
nhiễm trùng, trong khi không tìm thấy mối liên quan giữa suy dinh dưỡng
theo phương pháp nhân trắc với biến chứng nhiễm trùng [41].


Nghiên cứu của Asgarami F, Mahdavi M (2008) tiến hành trên 140 trẻ
tại bệnh viện Nhi Tabriz từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2008 và sử dụng phương
pháp SGA nhận thấy tỷ lệ SDD theo SGA là 70,7% cao hơn chỉ số nhân trắc
là 48,5% với p< 0,001. Các tác giả đưa đến kết luận là SGA là công cụ nhạy
để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em và xác định những trẻ có nguy cơ
tiến triển thành SDD [44].
Nghiên cứu của Spagnuolo năm 2013 trên 144 trẻ nhập viện ở Ý cũng
thấy SGA xác định nguy cơ SDD tốt hơn các phương pháp truyền thống [25].
Nghiên cứu của bệnh viện Nhi trung ương năm 2010 bằng phương
pháp SGA cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ nằm viện là 42,1% trong khi SDD theo
chỉ số nhân trắc với thể nhẹ cân là 18,2%, thể gầy còm là 18,1%, thể còi cọc
là 22,5% [45]. Nghiên cứu của bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy tỷ lệ suy dinh
dưỡng theo SGA của trẻ em nhập viện là 17,46% và tỷ lệ sụt cân trong thời
gian nằm viện là 28% [28]. Theo tác giả Nguyễn Thuý Hồng và CS năm 2011
về tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi trung ương
năm 2010 cho thấy kết quả là 35% [46]. Một nghiên cứu khác ở Nhi trung

ương năm 2012 theo phương pháp SGA thì tỷ lệ SDD và nguy cơ SDD là
60% [30].
1.5. Khung lý thuyết về mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và viêm phế
quản phổi
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ viêm phổi có thể tiến hành ở
các thời điểm sau:
- Đánh giá tại cộng đồng: Trước khi trẻ bị viêm phế quản phổi
- Đánh giá tại bệnh viện: Khi trẻ bị viêm phế quản phổi
Từ kết quả đánh giá chúng ta mới đưa ra được các giải pháp để cải
thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.


Các tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn, vi rus, …
Yếu tố thuận lợi: SDD, nghèo đói, …

Trẻ không

Trẻ

suy dinh dưỡng

suy dinh dưỡng

Chán ăn, mệt
mỏi

Sốt,

Trẻ viêm phế
quản phổi

Khó thở, ho

Tăng tiết dờm
dãi
Dùng kháng sinh

Nguy cơ RLTH

Tăng nhu cầu di nh dưỡng

Giảm khẩu phần ăn vào

Suy dinh dưỡng

Hình 1.3: Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và viêm phế quản phổi


×