Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

mưa từ đâu mà có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 23 trang )

GV: PHAN THỊ MỘNG THÙY


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa, biết ích lợi và tác hại của mưa đối với con người, cây
cối và con vật;
- Rèn kỹ năng phân biệt, sắp xếp vòng tuần hoàn nước để tạo thành mưa;
- Giáo dục trẻ không nghịch nước mưa; mặc áo mưa, che dù khi đi mưa.
II. CHUẨN BỊ
- Đàn, một số slide trên máy tính, 12 tranh về quá trình tạo mưa, 2 tranh vòng tuần hoàn nước
cắt rời; một số hình ảnh nên hay không nên;
- 2 bảng gài, thước chỉ, 4 rổ to.


III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”;
- Cô hỏi trẻ:
+ Nước mưa có ích lợi gì?
+Vào mùa hè, nước ở các ao hồ thường khô cạn, vì sao?
+ Nước bốc hơi đi đâu?
+ Những đám mây thế nào?
+Tại sao lại có mây đen?


2. Hoạt động 2: Mưa từ đâu mà có?
- Chia lớp thành hai đội, mỗi đội có rổ đựng các tranh về quá trình tạo thành mưa. Trong vòng 4
phút các thành viên trong đội cùng nhau thảo luận và sắp xếp theo thứ tự quá trình tạo thành
mưa. Sau khi hết thời gian mỗi đội đem tranh gắn lên bảng và cho trẻ nói kết quả sắp xếp (trẻ nói
theo hiểu biết);
- Cho trẻ kiểm tra kết quả bằng cách xem một số slide về quá trình tạo thành mưa trên máy tính;


- Cho trẻ tự kiểm tra và sắp xếp lại quá trình tạo thành mưa cho đúng thứ tự của đội mình ( nếu
chưa đúng);
- Cho trẻ nhắc lại quá trình tạo thành mưa nhiều lần?
- Vậy mưa từ đâu mà có?
- Cô củng cố kiến thức lại cho trẻ: Mặt trời chiếu xuống mặt nước làm nước nóng và bốc hơi tạo
thành những đám mây nhỏ, nhiều đám mây nhỏ tạo thành đám mây lớn,những đám mây ngày
càng nặng và rơi xuống tạo thành mưa;
- Cho trẻ xem tiếp một số slide và hỏi trẻ:
+ Mưa có lợi ích gì? Để không bị bệnh khi đi mưa chúng ta làm gì? Kết hợp giáo dục trẻ;
+ Nếu không có mưa thì điều gì xảy ra?
+ Những tác hại của mưa? (lũ lụt)
+ Con người cần phải làm gì trước những tác hại đó? Kết hợp giáo dục trẻ;


3. Hoạt động 3: Bé cùng chơi
• Trò chơi 1: Ghép tranh
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, trong vòng 3 phút các thành viên trong đội cùng nhau thảo luận và ghép
thành một bức tranh về quá trình tạo thành mưa sao cho hoàn chỉnh. Sau khi ghép xong cho trẻ nói nội dung
tranh vừa ghép;
- Cho 2 đội thi đua với nhau;
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả kết hợp tuyên dương, động viên trẻ.
• Trò chơi 2: Đội nào nhanh
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội có những hình ảnh nên hay không nên, trong thời gian 3 phút các
thành viên trong đội hãy phân loại những hình ảnh nên làm và không nên làm;

- Cho trẻ thi đua 2 đội với nhau;
- Cho trẻ kiểm tra kết quả bằng cách xem slide trên máy tính;
- Nhận xét giờ chơi, tuyên dương động viện trẻ.



Bầu trời đang nắng


Hơi nước bốc lên


Bầu trời sắp mưa


SẤM CHỚP ẦM ẦM

Sấm sét


Mưa nhỏ giọt


Trời bắt đầu mưa


Trời bắt đầu mưa to


Trời mưa to


BÃO


Đường phố ,xe cộ bị hư và ngập nước



Trời mưa không khí trong lành,
cây cỏ xanh tốt


Nhưng nếu mưa nhiều thì như thế nào ?


Nếu không có mưa lâu dài hiện tượng gì xảy ra?



TRÒ CHƠI


NHÓM 1
1

5

3
4
2


NHÓM 2
1

5


2
3

4




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×