Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc tư vấn pháp luật về Đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.04 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
“Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn
thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ” 1.Như
vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật,
cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của họ. Đặt vào lĩnh vực cụ thể là đất đai thì để đạt hiệu quả thật tốt việc
cung cấp dịch vụ pháp lý tới khách hàng, Luật sư cần kết hợp nhuần nhuyễn nhiều
kỹ năng với nhau, trong đó điển hình có kỹ năng đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc tư
vấn pháp luật đất đai. Để tìm hiểu sâu hơn, thấu đáo, rõ ràng hơn vấn đề trên nhóm
chúng em lựa chọn trình bày đề số 2 trong danh sách bài tập.
NỘI DUNG
1. Mục đích, ý nghĩa của việc đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc tư vẫn pháp
luật đất đai?
Đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc đất đai là công đoạn không thể thiếu trong hoạt
động tư vấn pháp luật nói chung và hoạt động tư vấn pháp luật đất đai nói riêng.
Thông qua việc đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc một cách kĩ càng, cẩn thận, người tư
vẫn mới có thể xác định được nội dung cần tư vấn cũng như hướng trả lời tư vấn
cho khách hàng. Việc đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc đất đai hướng tới bốn mục
đích chính, đó là:
a.

Đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc đất đai để nắm được bối cảnh tư vấn

1 Điều 28 Luật Luật sư

1


Trên thực tế, trong số các vụ việc tư vấn pháp luật thì các vụ việc tư vấn pháp


luật đất đai chiếm số lượng lớn nhất (khoảng 50% tổng số các vụ việc cần tư vấn)
và thường là những vụ việc phức tạp. Bởi lẽ, các vụ việc về đất đai liên quan trực
tiếp đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác có liên
quan, đặc biệt là đối với những vụ việc mà đất đai có giá trị rất lớn thì kéo theo là
tính chất vụ việc phức tạp hơn. Hơn nữa, vụ việc đất đai để có thể tư vấn đòi hỏi
người tư vấn phải hiểu được nguồn gốc, lịch sử quá trình sử dụng đất, nắm và vận
dụng các kiến thức pháp luật đất đai không chỉ là những quy định pháp luật đất đai
hiện hành mà còn là những quy định pháp luật đất đai đã được ban hành trước đó;
các văn bản pháp lý khác có liên quan và thực tiến quản lí sử dụng đất ở từng địa
phương. Để làm được điều này, cần có thời gian để đọc, nghiên cứu, phân tích nội
dung hồ sơ vụ việc đất đai. Trên thực tế, khách hàng khi đi tư vấn thường nói ra
những điều có lợi cho mình và giấu những điều bất lợi đi, vì vậy, người tư vấn cần
phải so sánh, đối chiếu, lí giải, tìm hiểu, đặt câu hỏi, xác minh, kiểm tra để hiểu
một cách thực sự đời sống riêng của mỗi vụ việc được yêu cầu tư vấn. Có như vậy,
người tư vấn mới bước đầu mở ra được cánh cửa trong việc đưa ra hướng giải
quyết.
b.

Củng cố hồ sơ vụ việc

Trên thực tế, thông thường khách hàng đi tư vấn chỉ cung cấp các thông tin có
lợi cho mình mà che dấu đi những thông tin bất lợi. Do đó, việc đọc và nghiên cứu
hồ sơ vụ việc của khách hàng sẽ giúp người tư vấn có các tài liệu cụ thể để thẩm
tra, đánh giá tính chính xác khách quan đối với các thông tin do khách hàng cung
cấp. Việc đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc đất đai còn giúp người tư vấn thu thập
thêm các thông tin cần thiết để hiểu rõ toàn diện nội dung vụ việc. Từ đó, phân tích
tìm ra bản chất làm cơ sở định hướng cho việc xác định phương pháp giải quyết.
Hơn nữa, củng cố hồ sơ vụ việc, giúp người tư vấn phát hiện những điểm còn nghi
2



vấn, mâu thuẫn để làm rõ, tìm được hướng giải quyết phù hợp với yêu cầu của
khách hàng tư vấn.
c.

Định hướng cho việc tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật
Do quan hệ pháp luật đất đai rất phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống pháp
luật khác (ví dụ như dân sự, thương mại, nhà ở, xây dựng,…) và các quy định của
pháp luật về vấn đề này khá nhạy cảm, không chỉ bao gồm những đạo luật mà còn
bao gồm các văn bản hướng dẫn thi hành do nhiều cơ quan ở Trung ương và địa
phương ban hành. Vì vậy, việc đọc, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu giúp người tư vấn
xác định được vụ việc này thuộc loại vụ việc nào để định hướng trong việc tra cứu
văn bản pháp luật đất đai một cách hợp lý nhất. Ví dụ, qua đọc, nghiên cứu hồ sơ
vụ việc, người tư vấn xác định được đây là loại vụ việc về tranh chấp liên quan đến
hợp đồng mua bán nhà ở thì người tư vấn sẽ tra cứu những quy định của pháp luật
về đất đai, nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

d.

Tạo cơ sở pháp lý cho việc soạn thảo phương án tư vấn
Thông thường bản tư vấn cho khách hàng bao giờ cũng có phần tóm tắt nội
dung cơ bản của vụ việc hay nêu ra các tình tiết của vụ việc, sau đó dựa trên những
nội dung này để viện dẫn các điều luật cụ thể để hướng dẫn, giải thích, tư vấn cho
khách hàng sao cho phù hợp với yêu cầu của họ. Để tóm tắt được nội dung vụ việc
cũng như nêu ra những tình tiết quan trọng, người tư vấn cần phải nghiên cứu thật
kĩ hồ sơ vụ việc, công việc này sẽ giúp cho người tư vấn hiểu thấu đáo vụ việc và
định hướng cách giải quyết khi tư vấn cho khách hàng.
2. Các kỹ năng cụ thể nào được luật sư tư vấn sử dụng trong quá trình
đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc tư vấn pháp luật đất đai?
a. Đọc hồ sơ vụ việc

3


Mục đích của việc đọc hồ sơ vụ việc không chỉ giúp khách hàng nắm được
các thông tin tình tiết của vụ việc mà còn giúp luật sư kiểm tra xem hồ sơ vụ việc
có bao nhiêu đầu văn bản tài liệu…Quá trình nghiên cứu hồ sơ nói chung và đọc
hồ sơ nói riêng diễn ra sau khi Luật sư, nhà tư vấn, tư vấn cho đương sự về cách
thu thập chứng cứ, cung cấp các thông tin, tài liệu . . .
Đọc hồ sơ là một kĩ năng bắt buộc, đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu
hồ sơ. Có hai kĩ năng đọc hồ sơ trong hoạt động tư vấn pháp luật đó là đọc lướt và
đọc cẩn thận, tỉ mỉ sau khi đã đọc lướt.


Đọc lướt
Đọc lướt là nghiên cứu toàn diện, toàn bộ hồ sơ để nắm bắt được phần cốt

lõi của hồ sơ và kiểm tra những gì mình đã biết thông qua chứng cứ. Kĩ năng đọc
lướt có ý nghĩa quan trọng trong tư vấn pháp luật. Thực tiễn cho thấy, nhiều trường
hợp, luật sư nghiên cứu không toàn diện dẫn đến bỏ sót tình tiết quan trọng của vụ
án. Điều này đã dẫn đến hiện tượng luật sư đưa ra những dẫn chứng kém tính
thuyết phục ở trước tòa do có mâu thuẫn với các tài liệu các trong hồ sơ. Để khắc
phục tình trạng này, khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần cẩn trọng xem xét kể các tài
liệu không liên quan trong hồ sơ liên quan đến thân chủ của mình. Có thể chính
những tài liệu không liên quan này lại có thể mang tính dẫn dắt. Nếu không nghiên
cứu hoặc nghiên cứu không kĩ có thể không đưa ra được dẫn chứng logic và xác
thực. Kĩ năng đọc lướt có thể giúp luật sư đưa ra các lập luận cụ thể hơn. Giúp sắp
xếp các vấn đề, luận điểm theo trình tự hợp lý hơn.
Sau khi đọc lướt, luật sư sẽ tiến hành đọc cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết lại hồ sơ.



Đọc cẩn thận, tỉ mỉ
Đọc cẩn thận, tỉ mỉ là quá trình luật sư nghiên cứu chi tiết để tìm hiểu, xem

xét kỹ lưỡng những vấn đề cốt lõi trong hồ sơ, nhằm phục vụ cho việc giải quyết
vụ án tranh chấp. Quá trình này giúp luật sư nắm được các thông tin quan trọng,
4


kiểm tra thông tin, rút ra điểm lợi thế và điểm bất lợi của các bên tranh chấp. Trong
quá trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư phải ghi chép những nội dung quan trọng hay
sao chép tài liệu và các bút lực cần thiết, hệ thống lại trên cơ sở đánh giá chứng cứ
và bổ sung thêm nếu thấy cần thiết. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư phải kiểm
tra, đánh giá những thông tin có được nhằm xác định độ chính xác của thông tin.
Từ sự gợi ý của hồ sơ Luật sư phải thu thập chứng cứ và tiếp tục củng cố hồ sơ.
Luật sư có thể đề xuất các biện pháp cần thiết với Toà án hoặc cơ quan hữu quan
những vấn đề liên quan đến hồ sơ và việc giải quyết vụ án.
b.


Lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, tài liệu của khách hàng

Mục đích: Việc lưu trữ sắp xếp tài liệu của khách hàng để không bị mất, thất
lạc rồi một số giấy tờ có trong sổ đỏ vụ việc tư vấn. Lưu trữ sắp xếp hồ sơ
tài liệu nhằm giúp luật sư có thể tra cứu, tìm thông tin giấy tờ có liên quan
một cách nhanh nhất tránh mất thời gian và việc tìm kiếm,lục tung đống tài
liệu.

Trên thực tế việc sắp xếp hồ sơ tài liệu được thực hiện theo một số cách chủ yếu
sau:
+ sắp xếp theo diễn biến ngược hoặc xuôi theo sự việc

+ sắp xếp theo phân nhóm tài liệu
+ sắp xếp theo tầm quan trọng của tài liệu
+ sắp xếp theo dự kiến về tần suất sử dụng từ loại tài liệu…
Để hoạt động sắp xếp tài liệu có hiệu quả thì luật sư tư vấn cần chú ý những điểm
sau:
5


+ Liệt kê hồ sơ vụ việc của khách hàng có bao nhiêu loại tài liệu sau đó phân
nhóm tài liệu theo từng chủ thể của sắp xếp các tài liệu theo ký hiệu,mức độ quan
trọng.
+ Cần sử dụng giấy màu để đánh dấu các tài liệu sử dụng giấy tờ màu ghi tên,tài
liệu…nhằm tuân thủ cho việc tra cứu.
+ Các tài liệu được lưu trữ trong cập nhật lưu giữ liệu,tài liệu của hộp lưu giữ tài
liệu bao gồm: cập giấy không buộc dây hoặc dập gim, đục lỗ để lưu giữ tài liệu, bìa
và gáy của cập hộp lưu giữ tài liệu phải ghi ký hiệu tên của vụ việc tư vấn pháp
luật đất đai…
c. Phân tích vụ việc
Phân tích vụ việc là quá trình nghiên cứu nội dung vụ việc nhằm xác định
điều kiện yêu cầu tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện
giải quyết vụ việc và các phẩm chất, kỹ năng mà người tư vấn cần thiết phải có để
thực hiện vụ việc mà khách hàng yêu cầu giải quyết.
Phân tích vụ việc là một quá trình xác định và ghi chép lại các thông tin liên
quan đến bản chất của từng vụ việc cụ thể. Đây là quá trình xác định trách nhiệm,
nhiệm vụ liên quan đến công việc và các kỹ năng kiến thức cần có để thực hiện tốt
yêu cầu đòi hỏi của vụ việc.
Việc chuẩn bị mô tả chức trách, nhiệm vụ, trách nhiệm yêu cầu về trình độ
kỹ năng giải quyết vụ việc và các định mức xử lý vụ việc sẽ dựa trên các dữ liệu
thu thập được trong quá trình phân tích vụ việc.
Cụ thể phân tích vụ việc nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

-

Người được tư vấn cần thực hiện những công việc gì?
6


-

Thời gian vụ việc được hoàn tất?

-

Vụ việc được thực hiện ở đâu?

-

Khách hàng cần phải thực hiện vụ việc đó như thế nào?

-

Khách hàng sẽ được những lợi ích gì khi thực hiện ?

-

Để giải quyết vụ việc người tư vấn cần hội đủ những tiêu chuẩn trình
độ nào?



Ý nghĩa


Từ những vai trò quan trọng như trên ta thấy việc phân tích vụ việc là cung
cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của vụ việc, như các hoạt động nào
cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao, và áp dụng những
căn cứ cở sở pháp lý nào để giải quyết vụ việc một cách hiệu quả mà vẫn đúng với
quy định của pháp luật.
Tóm lại Phân tích vụ việc được tiến hành nhằm: Xác định các nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện giải quyết vụ việc.Bảo đảm hướng tới lợi ích
tối đa nhất cho khách hàng của mình..giúp người tư vấn lựa chọn được những
phương án tốt nhất trong vụ việc tranh chấp của khách hàng.
3. Để nâng cao hiệu quả việc đọc, nghiên cứu hồ sơ vụ việc tư vấn pháp
luật đất đai thì luật sư tư vấn cần sử dụng các kỹ năng này như thế nào?
Trong những ngữ cảnh cụ thể nào? Cho 3 ví dụ minh chứng trong từng
ngữ cảnh cụ thể?
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư phải nắm được các thông tin quan
trọng, kiểm tra thông tin, rút ra điểm lợi thế và điểm bất lợi của các bên tranh chấp.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư phải ghi chép những nội dung quan
7


trọng hay sao chép tài liệu và các bút lực cần thiết, hệ thống lại trên cơ sở đánh giá
chứng cứ và bổ sung thêm nếu thấy cần thiết. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư
phải kiểm tra, đánh giá những thông tin có được nhằm xác định độ chính xác của
thông tin. Từ sự gợi ý của hồ sơ Luật sư phải thu thập chứng cứ và tiếp tục củng cố
hồ sơ. Luật sư có thể đề xuất các biện pháp cần thiết với Toà án hoặc cơ quan hữu
quan những vấn đề liên quan đến hồ sơ và việc giải quyết vụ án. Nói chung, một số
nội dung cần được củng cố chắc chắn trong quá trình nghiên cứu hồ sơ:
- Kiểm tra lại quan hệ pháp luật có tranh chấp.
- Kiểm tra lại các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng: kiểm tra tính hợp lệ
trong việc thụ lý của Toà án, thẩm quyền giải quyết của Toà án; thời hiệu

khởi kiện; người có quyền khởi kiện; hoà giải;
- Làm rõ nội dung tranh chấp.
- Nghiên cứu và đánh giá chứng cứ.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật, văn bản pháp luật cần thiết để áp
dụng phù hợp với nội dung vụ tranh chấp.
Trong quá trình nghiên cứu, luật sư chú ý sao chép, ghi chép những
vấn đề cần thiết có ý nghĩa cho việc chuẩn bị luận cứ bảo vệ và tham gia
tranh luận tại phiên toà.
Sau khi kiểm tra xong thì sơ bộ đánh giá chứng cứ, còn việc đánh gía
tổng hợp các chứng cứ để xác định sự thật của vụ án thì chỉ được thực hiện
khi đã nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện đầy đủ.
Nghiên cứu hồ sơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình tiếp cận vụ
án. Luật sư có bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình phụ
thuộc rất nhiều vào quá trình nghiên cứu hồ sơ, vào kỹ năng nghiên cứu hồ
sơ. Luật sư cần phải làm việc nghiêm túc, có phương pháp mới mang lại
hiệu quả tốt cho công việc.
8




Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, Luật
sư phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nhà đất tranh
chấp đó và yêu cầu của các bên.
Nếu các bên tranh chấp về tính có hiệu lực của hợp đồng (một bên yêu
cầu hủy hợp đồng, một bên yêu cầu công nhận hợp đồng) thì Luật sư phải
nghiên cứu kỹ hình thức hợp đồng, các điều khoản, các nội dung thỏa thuận

trong hợp đồng? để xem hợp đồng có vô hiệu về hình thức hay có vô hiệu về
nội dung không? Nếu vô hiệu về nội dung, thì vô hiệu một phần hay toàn bộ
hợp đồng. Nghiên cứu, kiểm tra về nội dung, về quan hệ pháp luật là nghiên
cứu tài liệu xác định bên bán nhà có quyền sở hữu nhà đất không? Hợp đồng
mua bán nhà có thỏa thuận về điều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
không? Có thuộc loại hợp đồng có điều kiện và điều kiện đó đã diễn ra
chưa? Phải nghiên cứu kỹ các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận trong
hợp đồng, tìm hiểu kỹ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên.
Nếu có việc sau khi mua bán bên nhận chuyển nhượng đã chuyển nhượng
một phần cho người khác thì phải nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc
chuyển nhượng này, phải nghiên cứu yêu cầu của bên chuyển nhượng, bên
nhận chuyển nhượng tiếp theo này để việc giải quyết vụ án được toàn diện.

Ví dụ 2: Nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp thừa kế
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế cần kiểm tra, xem xét kỹ các tài liệu thể
hiện thời điểm mở thừa kế (ngày, tháng, năm người để lại di sản chết).

9


- Di sản thừa kế gồm tài sản gì? Ai đang quản lý, sử dụng? thực trạng của
từng loại tài sản? nghĩa vụ của người để lại di sản? công sức duy trì, bảo
quản di sản? nếu một bên có sửa chữa, cơi nới thì giá trị phần sửa chữa, cơi
nới, làm thêm là bao nhiêu? Nếu có việc bên quản lý, sử dụng di sản đã bán
một phần di sản mà các thừa kế vẫn yêu cầu hủy hợp đồng, yêu cầu chia
phần di sản đã bán này thì phải nghiên cứu các tài liệu thể hiện việc mua
bán, đối tượng mua bán, giá trị phần đã bán.v.v… yêu cầu của những người
tham gia trong quan hệ mua bán đó. Sau khi mua bán có các diễn biến gì
khác không, ví dụ bên mua đã xây nhà…
Nếu xuất hiện tình huống người quản lý di sản khai hoang, mua thêm

diện tích nhà đất, trừ diện tích đất phần trăm trong phần đất thừa kế… thì
phải nghiên cứu để biết rõ diện tích khai hoang, mua thêm hoặc diện tích đất
thừa kế được tính vào đất phần trăm là bao nhiêu? Các tài liệu, chứng cứ gì
thể hiện vấn đề này. Nếu nghiên cứu hồ sơ thấy các vấn đề trên chưa rõ phải
có hướng thu thập thêm tài liệu, chứng cứ.
- Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế phải biết được những ai trong
diện thừa kế theo pháp luật, có ai bị truất quyền thừa kế, từ chối hưởng thừa
kế, thừa kế thế vị.v.v…
Nghiên cứu các biên bản định giá để nắm vững số lượng, giá trị di
sản. Đối với di sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm,
nuôi trồng thủy sản thì khi nghiên cứu khối tài sản đó phải trả lời được câu
hỏi quyền sử dụng đất đó có còn là di sản hay do diễn biến trong quá trình
người thừa kế quản lý, sử dụng và quy định của pháp luật thì phần tài sản đó
của người chết không còn là di sản.
Nếu vụ án tranh chấp di sản thừa kế theo di chúc, khi nghiên cứu làm
rõ các đồng thừa kế có thừa nhận di chúc không? Nếu có thừa kế không
10


công nhận di chúc thì phải tìm hiểu kỹ nội dung, hình thức di chúc có đúng
quy định pháp luật ở thời điểm lập di chúc hay không?

Ví dụ 3: Khi khách hàng cần được tư vấn trả lời xem việc cơ quan có thẩm
quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng.
+ Nếu khách hàng cung cấp đầy đủ:
-

Giấy tờ hợp pháp về nguồn mảnh đất (giấy thừa kế, chuyển nhượng QSD
đất, giao đất, thuê đất,..)


-

Trích lục hồ sơ thửa đất

-

Xác nhận của UBND xã về thời điểm sử dụng đất

-

Quy hoạch sử dụng đất tại điak bàn nơi có đất

-

Biên lai thu thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền



Luật sư tư vấn dễ xác định và đưa ra ý kiến tư vấn
+ Nếu khách hàng chỉ trình bày:

-

Đã sử dụng đất lâu đời do cha ông để lại nhưng không có giấy tờ

-

Biên lai đóng thuế hàng năm

-


Muốn được cấp GCNQSD đất nhưng chính quyền từ chối vì đất không rõ
nguồn gốc



Luật sư tư vấn phải biết các cơ sở pháp lí cần phải có để phục vụ cho việc
chứng minh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp GCNQSD
đất. đề nghị khách hàng cung cấp hồ sơ với đầy đủ tài liệu đó, nếu khách
11


hàng không cung cấp được thì phải trả phí cho luật sư tư vấn thay mặt họ
lien hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp các hồ sơ tài
liệu cần thiết.
Lưu ý khi khách hàng trình bày với luật sư tư vấn, khách hàng thường có
tâm lý chỉ nêu rõ những điểm có lợi cho mình không đề cập đến những điểm bất
lợi, giảm trừ tối đa những hạn chế của mình, cố tình lảng tránh nên luật sư tư vấn
cần có những cảm nhận, tư duy tốt, kiến thức pháp luật sâu rộng, kinh nghiệm thực
tế để đặt ra câu hỏi, đề nghị khach hàng trả lời, giải thích những vấn đề chưa rõ để
làm rõ nội dung vụ việc
Mỗi vụ việc hay những đề nghị của khách hàng đề có những sự kiện, tình
tiết bối cảnh thực tế rất khác nhau người tư vấn cần so sánh, đối chiếu lí giải tìm
hiểu đặt các câu hỏi, xác minh kiểm tra để hiểu một cách thực sự bối cảnh riêng
của mỗi vụ việc có như vậy người tư vấn mới tiếp cận được gần hơn tới một sản
phẩm tư vấn sát thực tế, có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc là công đoạn không thể thiếu được của hoạt
động tư vấn pháp luật đất đai. Bởi lẽ thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc đất
đai mới có thể giúp luật sư tư vấn xác định được hướng trả lời tư vấn cho khách

hàng. Qua bài tiểu luận ta có thể rút ra được thêm sự phong phú, độc đáo của kỹ
năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc đất đai, để từ đó ứng dụng, liên hệ vào thực tiễn đạt
hiệu quả việc tư vấn pháp luật tốt nhất.

12



×