Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Các yếu tố tác động đến sự tồn tại trên thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.43 KB, 103 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trọng tâm nghiên cứu là nhận diện các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường vi mô,
các đặc điểm của chủ DN, nguồn tài nguyên của DN đến sự tồn tại của DN dựa trên
nền tảng các công trình nghiên cứu nước ngoài Acs và Audresch (1989); Cressy
(1994), Watson và các cộng sự (1998), trong đó tập trung đến đặc điểm của chủ DN
(trình độ chuyên môn (năng lực học vấn, năng lực chuyên môn), độ tuổi, giới tính,
kinh nghiệm làm việc), nguồn vốn hoạt động của DN (vốn tự có, vốn vay gia đình,bạn
bè, vốn vay ngân hàng và TCTD), lĩnh vực kinh doanh (mức độ cạnh tranh và rào cản
gia nhập), yếu tố vĩ mô (chính sách pháp luật, thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ,
sự sẵn có của nguồn lực sản xuất và sức mua của khách hàng). Sau khi xây dựng được
mô hình hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất, để đảm bảo sự tin cậy
của mô hình xây dựng, tác giả tiến hành kiểm định một số giả định hồi quy đa biến.
Cụ thể, mô hình hồi quy logitic với 300 mẫu khảo sát các DN nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng có hệ số R2 bằng 0,872 cho thấy sự phù hợp của mô hình gồm 17 biến
độc lập đại diện cho nhiều thông tin khác nhau liên quan đến sự tồn tại của DN nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các biến độc lập đã giải thích được 87.1% sự thay
đổi của biến phụ thuộc sự tồn tại của DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các
yếu tố Năng lực học vấn; Giới tính; Nguồn vốn vay bạn bè, gia đình không thể hiện ý
nghĩa thống kê trong việc giải thích sự tồn tại của DN nhỏ và vừa với p-value >0.05
với tất cả các mức ý nghĩa thống kê 95 %. Nhóm nhân tố môi trường vi mô (Năng lực
chuyên môn; Kỳ vọng tài chính; Tự chủ; Tuổi chủ DN; Kinh nghiệm ngành nghề kinh
doanh (kn); Nguồn vốn tự có; Nguồn vốn vay ngân hàng và TCTD); đối với nhóm
nhân tố môi trường ngành (cạnh tranh; rào cản kinh doanh) hầu hết có ý nghĩa thống
kê mức 95% giải thích sự tồn tại của DNNVV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đối với
nhóm nhân tố môi trường vĩ mô (Chính sách pháp luật; Thủ tục hành chính; Chính
sách hỗ trợ DNNVV; Nguồn lực sản xuất; Nhu cầu sức mua đều có p-value <0.05(có
ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95 và 99 %). Hầu hết các biên đều thể hiện ý nghĩa
thống kê, tuy nhiên các yếu tố văn bản pháp luật, chính sách hỗ trợ DNNVV, thủ tục
hành chính, cạnh tranh, rào cản kinh doanh và động lực, năng lực chuyên của chủ DN
có ý nghĩa nổi bật nhất.Từ các kết quả nghiên cứu trên tác giả đưa ra các hàm ý quản
lý cho việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.


1


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu
CBQL
CDN
CNH-HĐH
CTCP
DN
DNNN
DNNVV
DNTN
HTX
NĐ-CP
TCTD
TNHH
TSCĐ
UBND
WTO

Giải thích
Cán bộ quản lý
Chủ doanh nghiệp
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp tư nhân

Hợp tác xã
Nghị định chính phủ
Tổ chức tín dụng
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH

3


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI nền kinh tế Việt Nam đã có sự
phát triển mạnh mẽ với sự đổi mới về nhận thức (công nhận nền kinh tế nhiều thành
phần cùng các quy luật thị trường khách quan; bình thường hóa quan hệ thương mại
với Hoa Kỳ và Tây Âu), xu hướng mở cửa và tham gia sâu hơn vào tiến trình kinh tế
thế giới. Với những xung lực đó, kinh tế nước nhà đã có những bước nhảy vọt; mà
một phần quan trọng trong các thành tựu ấy đến từ khối doanh nghiệp: Trong năm
2015, cả nước có 94754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là
601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký
so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4% so với
năm 2013). Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập

mới trong năm 2015 là 1471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014. Số doanh
nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm
2015 là 9467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó phần lớn là những
doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93,8%).
Tính đến cuối quý I năm 2015, Lâm Đồng có 4.183 doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV), lũy kế số DN đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh có 7.132 đơn vị. Trong
đó: 602 công ty cổ phần, 4.482 công ty TNHH; 248 DN tư nhân. Với tốc độ gia tăng
nhanh về số lượng DN mới, bình quân tăng 20,2%/năm, tính đến nay, bình quân tỉnh
đạt tỷ lệ 1 DN đăng ký kinh doanh trên 168 người dân (cả nước 1 DN trên 184 người
dân). Tỷ lệ này tuy thấp so với mục tiêu mà các nền kinh tế APEC phấn đấu đạt 1 DN
trên 20 người dân, tuy nhiên, nếu so với năm 2010 với tỷ lệ trung bình lúc đó là 1 DN
trên 184 người dân (cả nước 1 DN trên 264 người dân) thì kết quả đạt được về số DN
tính trên số dân trong giai đoạn 2010 - 2015 của Lâm Đồng có bước phát triển đáng
khích lệ. Năm năm qua, với sự phát triển nhanh về số lượng và quy mô, các DNNVV
đã góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh
doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách nhà
nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành đội ngũ doanh nhân mới ngày
4


càng năng động, kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại bất
cập hạn chế: chất lượng sản phẩm thấp và năng lực cạnh tranh kém; tình trạng thiếu
vốn hoặc không có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh là phổ biến; chưa áp dụng các
chuẩn mực quản trị kinh doanh, quản lý tài chính thiếu minh bạch, sổ sách kế toán
chưa được lập đúng các chuẩn mực kế toán, hạch toán. Do đó số lượng DN phá sản
ngày càng tăng lên, chu kỳ sống của DN trung bình thường dưới 2 năm.

Hình 1.1 Tình hình DN nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
Với những thống kê như vậy, có thể thấy rằng thực trạng quản lý DNNVV trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn có nhiều bất cập, hạn chế, nguyên nhân xuất phát từ

nguồn lực bản thân chủ doanh nghiệp với nhóm nhân tố môi trường vi mô (Năng lực
chuyên môn; Kỳ vọng tài chính; Tự chủ; Tuổi chủ DN; Kinh nghiệm ngành nghề kinh
doanh (kn); Nguồn vốn tự có; Nguồn vốn vay ngân hàng và TCTD); môi trường
ngành (cạnh tranh; rào cản kinh doanh); môi trường vĩ mô như: Chính sách pháp luật;
Thủ tục hành chính; Chính sách hỗ trợ DNNVV; Nguồn lực sản xuất; Nhu cầu sức
mua.Từ đó, câu hỏi về cơ chế tác động của các yếu tố nói chung đến sự phát triển của
các DN mới thành lập được đặt ra nhằm mục đích định hình chính sách và bảo vệ chủ
DN. Đó cũng chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến sự
tồn tại trên thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
5


Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu: Nhận diện và định lượng ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô, các đặc điểm của hủ DN, nguồn tài nguyên
DN đến sự tồn tại trên thị trường của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1.2.2.Phạm vi nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu là nhận diện các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường vi
mô, các đặc điểm của chủ DN, nguồn tài nguyên của DN đến sự tồn tại của DN, trong
đó tập trung đến đặc điểm của chủ DN (trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính, kinh
nghiệm làm việc), nguồn vốn hoạt động của DN, lĩnh vực kinh doanh (mức độ cạnh
tranh và rào cản gia nhập), yếu tố vĩ mô (chính sách pháp luật, thủ tục hành chính,
chính sách hỗ trợ, sự sẵn có của nguồn lực sản xuất và sức mua của khách hàng). Đề
tài tập trung nghiên cứu các DN quy mô nhỏ và vừa, khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng trong khoảng thời gian 2010 – 2015.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hai phương pháp chính: Phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định tính:
Xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết: Trước tiên là tìm hiểu và nghiên cứu
các khái niệm, lý thuyết, các nguồn dữ liệu thứ cấp cũng như các nghiên cứu trước
đây để có thể hình thành khung lý thuyết cho bài nghiên cứu. Dựa trên các công trình
nghiên cứu trước đây trong nước và nước ngoài, tác giả định hướng hướng tiếp cận và
lựa chọn các giả thiết nghiên cứu phù hợp với thực tiễn.
Nghiên cứu sơ bộ: Các kỹ thuật thảo tay đôi và phỏng vấn sâu các chuyên gia
được sử dụng trong nghiên cứu này và nó được dùng để điều chỉnh và bổ sung thêm
cơ sở lý thuyết, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức và đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu.
Theo Anderson & Gerbing (1988), trong ứng dụng nghiên cứu thực tế, cỡ mẫu
từ 250 hoặc lớn hơn thường là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số
chuẩn đủ nhỏ. Như vậy, cỡ mẫu lớn hơn 250 là có thể chấp nhận được. Như vậy, cỡ
mẫu tối thiểu cần đạt được cho nghiên cứu này là 250. Nghiên cứu dự kiến sẽ áp
dụng phương pháp chọn mẫu xác suất với kích thước mẫu là n = 300, thể hiện cho 300
DN bất kỳ có đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng.
6


Thời gian thu thập: từ ngày 15/07/2015 đến ngày 30/10/2015.
Nghiên cứu cứu định lượng: thông qua kỹ thuật gửi bảng câu hỏi đến từng DN.
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định vai trò của các nhân tố. Phân tích hồi quy
đa biến (bằng mô hình logitic) sẽ được sử dụng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.
1.4 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận, kiến nghị


7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm
2.1.1 Doanh nghiệp
Theo Luật DN năm 2005 thì DN là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cũng theo cách hiểu của luật
pháp, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ.
Như vậy, có thể hiểu rằng DN là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù trên thực tế vẫn
tồn tại một số tổ chức DN hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
2.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để xác định chính xác loại hình DN này người ta thường căn cứ vào hai tiêu
chí: nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.
Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm chuyên môn hoá, số đầu mối quản lý. So
với các DN lớn, các DN nhỏ và vừa thường có mức độ chuyên môn hóa thấp và số
đầu mối quản lý ít; cá biệt trong nhiều trường hợp DN khởi nghiệp chỉ có một lãnh
đạo – người kiêm nhiệm đồng thời nhiều vị trí trong DN. Nhóm tiêu chí định tính tuy
phản ánh đúng bản chất và tình hình thực tiễn nhưng thường khó xác định; bởi vậy mà
thường chỉ mang tính tham khảo, kiểm chứng và ít được sử dụng trong thực tế (Lê
Minh Toàn, 2011).
Nhóm tiêu chí định lượng bao gồm số lao động định biên, giá trị tài sản, vốn
kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận. Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn
không giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu, cũng có thể chỉ căn
cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh (Lê Minh Toàn, 2011).
Ở Việt Nam, việc khuyến khích phát triển DN, đặc biệt là hỗ trợ DN ngoài
quốc doanh vẫn được Nhà nước quan tâm đặc biệt.

Chính phủ đã ra Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về trợ giúp DN nhỏ và vừa; theo
đó thì DN nhỏ và vừa được định nghĩa là “cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng
nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân

8


đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu
tiên)” (trích Điều 3). Cụ thể về cách phân loại được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá quy mô DN theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP
Quy mô

DN siêu
Tổng

Số lao

Tổng nguồn

động

nguồn vốn

động

vốn

10


thủy sản

trở xuống

Số lao động

người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
trở xuống

người đến đồng đến 100 người

đến

200 người
tỷ đồng
300 người
người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200

II. Công nghiệp và xây

10

dựng

trở xuống

vụ

DN vừa


nhỏ
Số lao
Khu vực
I. Nông, lâm nghiệp và

III. Thương mại và dịch 10

DN nhỏ

trở xuống

người đến đồng đến 100 người

đến

200 người
tỷ đồng
300 người
người 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50

trở xuống

trở xuống

người đến đồng đến 50 người
50 người

tỷ đồng

đến


100 người

Nguồn: Nghị định 59/2009/NĐ-CP
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của DN
Để có thể tìm hiểu các yếu tố có liên quan tới DN, trước hết cần phải xác định
được môi trường DN. Robbins & ctg (2003) đã đề xuất chia môi trường DN thành các
lớp: Môi trường bên trong, môi trường bên ngoài (bao gồm môi trường vi mô – môi
trường tác nghiệp và môi trường vĩ mô – môi trường chung).Theo đó, các chủ thể có
thể hiểu là những tác động chủ quan của con người (luật lệ, quy định...) còn yếu tố lực
lượng hàm ý những sức mạnh mang tính chất quy luật (như yếu tố kinh tế, xã hội, tự
nhiên...).
DN chỉ có thể theo dõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định của mình nhằm
giảm thiểu những tác động xấu, khai thác tối đa những tác động tốt để thích ứng một
cách có lợi nhất với môi trường.
Cách hiểu của Trần Minh Đạo (2006) có phần khiên cưỡng khi gộp môi trường
marketing với môi trường kinh doanh nói chung của DN; hơn nữacòn cho thấy tính
thiếu thuyết phục, bởi không phải DN khởi nghiệp nào cũng có bộ phận marketing
riêng.
Nếu như cách hiểu theo quan điểm marketing có phần phù hợp với các DN lớn
hay đã đi qua giai đoạn khởi nghiệp thì dưới góc độ quản trị học, cách hiểu về môi
9


trường có phần phù hợp hơn với các DN nhỏ và vừa. Theo đó, môi trường là toàn bộ
những lực lượng và thể chế tác động và ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt
động của DN (Robbins, Coulter, Bergman, & Stagg, 2003).
2.2.1Môi trường bên trong
Môi trường bên trong của DN còn có thể được hiểu là hệ thống các ý nghĩa và
niềm tin (chuẩn mực về giá trị, quan niệm, tập quán...) được chia sẻ bên trong DN và

ảnh hưởng đến cách thức hành động của các nhân viên trong công ty (theoStephen
Robbins et al., 2003). Thực tế, giá trị văn hóa cơ bản thường phản ánh quan điểm của
nhà sáng lập DN: Người sáng lập xây dựng giá trị văn hóa cho DN của mình vào thời
gian đầu bằng việc vạch ra kế hoạch xây dựng hình ảnh DN.Hình ảnh công ty góp
phần không nhỏ trong việc tạo ra hoặc thu hẹp khoảng cách trong cạnh tranh trên thị
trường, dù đó là thị trường trong nước hay ngoài nước. Một hình ảnh tích cực, có tính
chuyên nghiệp về công ty trong nhận thức của các bên đối tác sẽ tạo sự tin tưởng của
họ về công ty và điều đó sẽ tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.Ngày nay để tiếp xúc, giao dịch với các đối tác kinh doanh tiền năng, các công
ty có thể sử dụng các công cụ truyền thông: từ gửi thư đến tiếp thị từ xa, từ những tờ
rơi đơn giản đến những trang web chi tiết, từ sử dụng thư điện tử đến tham dự các
cuộc hội chợ, triển lãm…Bất kỳ công cụ truyền thông nào cũng đều phản ánh phản
ánh bản sắc của công ty và qua đó thể hiện hình ảnh công ty.Trong khi đó văn hoá
doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa
doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hoá doanh
nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.Yếu tố văn hoá luôn hình thành
song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn
mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp.
Như vậy, văn hóa tổ chức và quan điểm của người sáng lập có một mối quan hệ
mật thiết. Ngoài ra, , quan điểm của những nhà khởi nghiệp còn thường chịu sự ràng
buộc từ địa vị xã hội, trình độ học vấn, tuổi tác hay thậm chí là phong cách lãnh đạo,
tính cách cá nhân... (CISF, 1971; trích trong Watson, 1998).
2.2.2 Môi trường vi mô (Môi trường tác nghiệp)
Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập
tức đến các quyết định và hành động của nhà quản trị (hay người sáng lập đối với các
10


DN khởi nghiệp quy mô nhỏ và vừa) và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực
hiện mục tiêu của DN (Robbin et al., 2003).

Theo Trần Minh Đạo (2006), các lực lượng bên ngoài công ty thuộc môi
trường tác nghiệp của DN bao gồm các tổ chức cung ứng, tổ chức dịch vụ trung gian
hỗ trợ, đối thủ cạnh tranh và khách hàng.
- Tổ chức cung ứng:
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi chủ DN đều cần được tiếp cận và cung
cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng và bán thành phẩm, máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất và quản lý... Bên cạnh đó, cũng không kém phần quan
trọng, DN mới thành lập còn phải tuyển dụng lao động, thuê đất...
Những biến động trên thị trường yếu tố đầu vào luôn tác động trực tiếp tới hành
vi của chủ DN. Như vậy, từ phía người cung cấp luôn tiềm ẩn nguy cơ và sự đe dọa
tới các quyết định của chủ DN và ảnh hưởng tới chất lượng quan hệ giữa công ty với
khách hàng, và thậm chí là hiệu quả hoạt động của DN.
-

Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của DN nói chung và DN khởi nghiệp nói riêng là những cá
nhân và tổ chức có cùng một nhóm sản phẩm dịch vụ và có thể phục vụ cho cùng một
nhóm đối tượng khách hàng.
Với đặc điểm là nguồn vốn ít, kinh nghiệm thiếu... các DN khởi nghiệp thường
có xu hướng đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực ít đối thủ tiềm năng; mặc dù các
thị trường như vậy thường đi kèm với rào cản gia nhập rất lớn.
Trong khi đó, ở các ngành khác thì với quy mô thị trường có hạn, các DN trong
cùng một lĩnh vực hoạt động thường xuyên phải đưa ra những chiến lược đặc biệt
nhằm giành khách hàng; và với tính hấp dẫn khác nhau của các đối thủ mà khách hàng
có những xử sự khác nhau. Các DN khởi nghiệp cần phải nắm bắt rõ điểm mạnh điểm
yếu của mình cũng như các đối thủ để đưa ra một chiến lược hợp lý.
-

Khách hàng:


Khách hàng chính là mục tiêu hoạt động của DN; đồng thời cũng là một trong
những lực lượng chi phối quyết định của chủ DN. Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, quyết
định mua sắm của người tiêu dùng đều có thể khiến cho chủ DN phải thay đổi chiến
lược khởi nghiệp và phương thức tiếp cận thị trường.
11


2.2.3 Môi trường vĩ mô
2.2.3.1 Văn hóa
Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu
dùng. Tuy cùng một quốc gia nhưng văn hóa tại các địa phương nơi DN khởi nghiệp
có thể khác nhau do các yếu tố văn hóa tác động đến DN sẽ khác nhau.Theo đó, với
các DN, mỗi khách hàng ở một nền văn hóa khác nhau sẽ có những cảm nhận về giá
trị của hàng hóa khác nhau. Do đó những người sống trong môi trường văn hóa khác
nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau; đòi hỏi DN khởi nghiệp phải có cách tiếp cận
khác nhau.
2.2.3.2 Kinh tế
Nhu cầu của thị trường phụ thuộc lớn vào khả năng chi tiêu của mỗi người dân.
Cụ thể, trong thị trường hàng tiêu dùng, khả năng mua sắm có liên quan mật thiết tới
thu nhập của dân cư, mức sống, giá cả... trong khi hàng tư liệu sản xuất lại phụ thuộc
vào quy mô vốn đầu tư hay khả năng vay nợ... Đây là các yếu tố ảnh hưởng tới quyết
định khởi nghiệp của mỗi người.
Đặc biệt, mức tăng trưởng của kinh tế còn là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của các
DN. Có thể thấy rằng vào những năm mà tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cao,
số lượng DN thành lập mới cũng tăng cao; trong khi vào thời kỳ suy giảm, không
những số lượng DN thành lập mới giảm mà số lượng DN cũ phải giải thể cũng tăng
cao.
2.2.3.3 Chính trị
Môi trường chính trị bao gồm vấn đề điều hành của chính phủ, hệ thống luật

pháp, các thông tư có liên quan. Những diễn biến của nhóm yếu tố này thường trực
tiếp quyết định hoạt động của các DN.
2.3. Hiện trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
2.3.1. Các DN thuộc lĩnh vực xây dưng
Trước tình hình mới, để chủ động, tích cực hội nhập và phát triển, tỉnh Lâm
Đồng cơ bản vận dụng linh hoạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;
đồng thời, rà soát bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi trên địa bàn nhằm

12


cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo hành lang môi trường pháp lý, thông
thoáng thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Bảng 2.2. DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2011-2015
Loại hình

Năm

Năm

DN

2011

2012

DNNNĐP
DNTN
CTTNHH

CTCP
HTX XD
Cộng

Năm 2013

47

41

9
58

6
59

1
91

6
99

3
14

5
15

2
28

21

3
31
21

328
632
1105
164
36

Năm

Năm

2014

2015
23
8
67
6
12
34
18
3
42
23


2265
43
91
73
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Lâm Đồng

158
776
1386
206
53
2579

Qua bảng thống kê trên ta thấy DN xây dựng phát triển nhanh về số lượng của
các loại hình DN, DN xây dựng chiếm tỷ trọng lớn (48% trong tổng số DN).DN xây
dựng có xu hướng tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên đến năm 2015 , tốc độ gia tăng
số lượng DN trong lĩnh vực này có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2011 có 2143 DN,
đến năm 2013 đạt 2265 DN, đến năm 2014 tăng lên 2373 DN, kết thúc năm 2015 có
tổng tất cả 2579 DN. Trong đó loại hình công ty TNHH và DN tư nhân chiếm tỷ trọng
lớn nhất chiếm trên 80%. Trong các loại hình DN xây dựng thì HTX xây dựng có tốc
độ tăng trưởng trung bình cao nhất, năm 2011 loại hình DN này có 28HTX đến năm
2013có 42 HTX đến năm 2015 đã tăng lên thành 53 HTX, tốc độ tăng trưởng trung
bình đạt 17.43%.Trong khi đó tốc độ tăng trưởng công ty tư nhân đạt trung bình
7.59%qua các năm giai đoạn 2011-2015. DN nhà nước có xu hướng giảm mạnh từ
479 DN năm 2011 , giờ chỉ còn 158 DN trên địa bàn tỉnh. Các DNnày cũng gặp nhiều
khó khăn về vốn, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực,
tìm kiếm thị trường đầu ra, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường xây dựng ảm
13



đạm chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của các DN, việc xoay vòng vốn của DN khó
khăn do chưa tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng hỗ trợ từ ngân hàng và chính phủ.
2.3.2. Các DN thuộc lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp
Trong sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có tác động qua lại
giữa ngành với sự phát triển của các DN sản xuất kinh doanh trên địa bàn, cụ thể số
lượng DN trong lĩnh vực này năm 2011 là 1303DN, HTX và tính đến cuối năm 2015
đã có 1699DN; nhưng số lượng DN tăng chủ yếu là tăng HTX nông nghiệp, dịch vụ
nông nghiệp, công ty cổ phần và DN tư nhân. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
số DN thuộc lĩnh vực này là công ty TNHH, cụ thể năm 2011 có 582 DN đến năm
2014 đã có 696 DN, sang năm 2015 tăng lên đạt 756 DN với tốc độ tăng trưởng trung
bình qua các năm đạt 6.77%. Tiếp đến là hợp tác xã nông nghiệp với tốc độ tăng
trưởng trung bình 10.79% đứng thứ 2 về số lượng các DN nhỏ và vừatrong lĩnh vực
này. Năm 2010 có 201 DN, đến năm 2014 có 276 DN, kết thúc 31/12/2015 có 302
HTX nông nghiệp. Công ty cổ phần có 231 DN trong năm 2012, đến năm 2015 tăng
lên đạt 392 DN, đến năm 2015 có 418 DN với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt
16.49%.DN từ nhân từ chỗ có 82 DN đến năm 2013 đã có 136 DN và năm 2015 tăng
lên đạt 186 DN với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 23.19% cao nhất so với các loại
hình DN khác. Điều có thể dễ dàng nhận ra là DN nhà nước có xu hướng giảm mạnh
từ 207 DN xuống còn 37 DN.
Bảng 2.3. DNNVV trong lĩnh vực Nông Lâm - Ngư nghiệp của tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2011-2015
Loại hình DN

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

20

15

7
20

0
22

DVNN

1

1

DNTN


82

92

DNNNĐP
HTX nông nghiệp,

14

98

57

37

23

27

30

5
10

6
13

2
18


4

6

6


CTTNHH
CTCP
Tổng cộng

58

61

64

69

75

2
23

1
31

2
35


6
39

6
41

1
3
3
2
1303
1387
1432
1557
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lâm Đồng

8
1699

2.3.3. Các DN thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Số lượng DN nhỏ và vừatrong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tăng trưởng khá
nhanh qua các năm trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2011DN hoạt động trong lĩnh
vực này là 1046 DN, đến năm 2014 số DN trên địa bàn trong lĩnh vực này là 1374
DN, đến năm 2015 tổng số DN trong lĩnh vực này đạt 1444 DN. Trong đó công ty
TNHH vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số DN nhỏ và vừa trên địa bàn (chiếm
trên 43%) hợp tác xã thương mại dịch vụ chiếm xấp xỉ 27%, công ty tư nhân; còn lại
DN nhà nước, Công ty TNHH, CTCP chiếm xấp xỉ 14%.
Bảng 2.4. DNNVV trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2011-2015

Loại hình DN
DNNNĐP
HTX Thương mại
dịch vụ
DNTN
CTTNHH
CTCP
Tổng cộng

Năm 2010

Năm

Năm 2012

2011

Năm

Năm2014

2013

104

84

78

64


48

234

279

311

369

392

97

102

116

146

166

479
491
515
598
132
149
154

197
1046
1105
1174
1374
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lâm Đồng

623
215
1444

Nhìn chung hoạt động thương mại phát triển khá, thị trường hàng hoá, dịch vụ
cơ bản đáp ứng các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân; xúc tiến thương mại,
quản lý thị trường được tăng cường; chất lượng dịch vụ được nâng lên. Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2015 ước đạt 6.832 tỷ
đồng, tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 7 %, tạo công ăn việc làm cho số lượng lao
động là trên 23.265 lao động. Trong lĩnh vực thương mại, tỉnh Lâm Đồng chú trọng
phát triển và vận hành mạng lưới thương mại theo hướng chuyên nghiệp hóa và hiện
15


đại hóa; phát triển đồng bộ thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng vật tư và
nông sản. Phát triển hài hòa thị trường thành thị và nông thôn. Chú trọng việc nâng
cấp trình độ và phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại.
2.3.4. Những kết quả đạt được, khó khăn của DN nhỏ và vừa tỉnh Lâm Đồng
2.3.4.1. Những kết quả đạt được
Thực hiện công cuộc đối mới trong phát triển chung của tỉnh, trong giai đoạn
vừa qua nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp,
dịch vụ. Đó là nhờ sự đóng góp đáng kể của các DNNVV, thể hiện qua các mặt cụ thể

sau:
DNNVV góp phần quan trọng tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tăng
thu nhập... Trong những năm qua, hàng năm tỉnh đã tạo việc làm mới và thêm việc làm
chotrên 10000người lao động, mà số lượng lao động chủ yếu là ở DNNVV ngoài quốc
doanh..
Các DNNVV đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng, với số
lượng cơ sở SXKD lớn, cùng với tổng lượng vốn huy động được cũng như lực lượng
lao động đông đảo, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động; các
DNNVVgia tăng về số lượng đã giải quyết kịp thời sản phẩm đầu vào, đầu ra trên thị
trường nhất là các xã vùng xâu, vùng xa mà các DNNN không với tới được.
Các DNNVV góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Với mức đóng góp ngày
càng tăng vào giá trị sản xuất tăng thêm trên địa bàn tỉnh, các DNNVV góp phần
chuyểnđổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, chuyển từ nông nghiệp
sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại.
Các DNNVV giữ vai trò quan trọng trong việc huy động, khai thác và tận
dụng mọi nguồn lực cho phát triển..
Các DNNVV góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. Do
quy mô nhỏ nên các DNNVV rất linh hoạt, năng động trong cơ chế thị trường, dễ
chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực hiệu quả hơn.
Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Các DNNVV có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc phát triển các ngành, nghề truyền thống bởi hình thức tổ
chức sản xuất phù hợp với các ngành nghề này là các cơ sở kinh tế có quy mô nhỏ, dễ
16


tổ chức thực hiện.
Các DNNVV góp phần thực hiện đường lối của Đảng, xây dựng nông thôn
mới. Các DNNVV đã tạo ra cơ hội làm việc cho một bộ phận lớn lao động nhàn rỗi ở
nông thôn, làm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, góp phần thực hiện
xóa đói, giảm nghèo, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa thị

trấn và các vùng thôn bản.
2.3.4.2. Những khó khăn của DN
Thứ nhất,khó khăn về vốn đầu tư và năng lực tài chính:
Từ khi thực hiện cơ chế mở trong đăng ký kinh doanh, nhiều DN đã được
thành lập giúp tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng hoạt động của DN vẫn còn
rất hạn chế. Nhiều DN không có vốn, tài sản, nhân lực đủ trình độ và kỹ năng quản trị
DN.
Thứ hai, khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất:
Các DN sản xuất phần lớn cũng trong tình trạng tương tự. Khá nhiều DN phải
đi thuê lại đất, mặt bằng của DN nhà nước, của các tổ chức, cơ quan nhà nước với giá
cao nhưng lại không thể đầu tư dài hạn để sản xuất vì thiếu sự đảm bảo về pháp lý.
Thứ ba, hạn chế về thị trường:
Các sản phẩm và dịch vụ do các DN Việt Nam cung cấp hiện nay tuy đã có
nhiều tiến bộ về chất lượng, nhưng mới chỉ đáp ứng một phần hạn chế yêu cầu của
người tiêu dùng.
Thứ tư, trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực :
Mặt bằng chung về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các DN vẫn còn
thấp, thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của các chủ DN, ít
có điều kiện đầu tư ứng dụng công nghệ quản lý mới. Rất ít DNNVV thu hút được lao
động có tay nghề cao, cán bộ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm do môi trường làm việc và
mức lương chưa đủ sức hấp dẫn so với các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ năm,trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh:
Trình độ công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật của phần lớn các DN lạc hậu. Bên
cạnh đó, tay nghề công nhân còn thấp, do vậy chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ
cạnh tranh yếu, sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Mức
độ đầu tư đổi mới công nghệ của DN còn rất thấp so với yêu cầu phát triển.
17


2.4.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Đã có nhiều nghiên cứu liên quan trong nước và quốc tế nhằm giải thích cho sự
tồn tại của các DN khởi nghiệp. Tuy nhiên các nghiên cứu này tiếp cận đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DN khởi nghiệp trên các phương diện
và quan điểm khác nhau. Một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến vấn
đề nghiên cứu bao gồm:
Storey (1994) đã tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình khởi nghiệp của
DN theo thời gian, địa điểm và lĩnh vực hoạt động (trong Watson, 1998). Trong đó, về
lĩnh vực hoạt động, tác giả chịu ảnh hưởng của thuyết cấu trúc –thực hiện – hiệu quả
(Structure – Conduct – Performance; SCP) (Acs và Audresch, 1989), cho rằng đối với
ngành giàu tiềm năng, các DN khởi nghiệp thường vấp phải những rào cản khắt khe
do các DN lớn dựng lên nhằm hạn chế số lượng đối thủ cạnh tranh và bảo vệ thị phần
vốn có của mình; tuy nhiên bên cạnh đó, chủ DN còn có xu hướng định hướng lĩnh
vực hoạt động của công ty theo kinh nghiệm làm việc, động lực, cá tính, môi trường
gia đình...
Theo trường phái lao động – thị trường, Knight (1921) cho rằng với ba nhóm
dân cư ứng với ba kiểu thu nhập: không được trả lương (ứng với những người thất
nghiệp, chỉ được nhận trợ cấp), được trả lương (ứng với những người làm công ăn
lương) và tự trả lương (ứng với chủ lao động hay chủ DN), mỗi cá thể sẽ tự quyết định
chuyển sang kiểu thu nhập khác khi số lượng cá thể tại nhóm hiện tại ở mức tương đối
lớn. Ví dụ, khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, đồng nghĩa với mức trợ cấp có xu hướng
giảm, một người thất nghiệp có xu hướng chuyển sang tự kinh doanh hoặc đi làm
thuê.
Đồng quan điểm với Knight (1921), Mayes và Moir (1990) bổ sung rằng tự trả
lương (tự kinh doanh) đem lại nguồn thu nhập lớn hơn cho chủ thể so với việc trông
chờ vào trợ cấp, nhưng đồng thời cũng mang tính rủi ro rất cao nên người dân có xu
hướng tìm một công việc toàn thời gian trước khi nghĩ đến việc mở một DN riêng
(theo Watson, 1998).
Theo khía cạnh khác, Birley và Westhead (1994) cho rằng quyết định khởi
nghiệp và lĩnh vực kinh doanh còn chịu ảnh hưởng từ quan hệ cá nhân, kiến thức
chuyên môn, kỹ năng quản lý... của chủ DN chứ không đơn thuần là mức thu nhập

18


hấp dẫn; đây là những lập luận bổ sung cho nhận định trước đó của Gray (1990), cho
rằng thu nhập chỉ là yếu tố thúc đẩy quyết định khởi nghiệp; trong khi các yếu tố kéo
mới chiếm vai trò quan trọng.
Cũng ghi nhận vai trò của chủ DN đến quyết định tự kinh doanh (được thể hiện
qua cá tính, xuất thân và kinh nghiệm – kỹ năng) nhưng theo Ray (1993) thì đặc điểm
cá nhân đó không có ảnh hưởng lớn tới sự thành bại của dự án, mà ảnh hưởng từ các
yếu tố vĩ mô bên ngoài mới đóng vai trò bậc nhất (trong Watson, 1998).
Có thể thấy rằng phần lớn nghiên cứu chỉ tập trung vào một yếu tố nhất định
(xuất phát từ bản thân chủ DN hoặc các yếu tố môi trường bên ngoài DN). Trong khi
đó, các nghiên cứu thực nghiệm thường có xu hướng đa dạng hóa các biến giải thích
nhằm đại diện cho các nhóm nhân tố khác nhau. Chẳng hạn, Barkham (1994) đã giải
thích mức độ thành công của 304 DN tại Anh trong giai đoạn 1976 – 1986 (được thể
hiện qua doanh thu, tài sản, số lao động trong ba năm kể từ khi khởi nghiệp) thông
qua số lượng người sáng lập DN cùng trình độ học vấn, kỹ năng, động lực phát triển
của những sáng lập viên đại diện cho nhóm nhân tố bên trong DN và đặc điểm về lĩnh
vực kinh doanh, địa bàn hoạt động đại diện cho môi trường tác nghiệp của DN thông
qua mô hình OLS. Nhiều nghiên cứu khác sau đó cũng sử dụng các biến và phương
thức hồi quy tương tự như của Barkham (1994), bao gồm Mata (1996) – đối với 1079
DN Bồ Đào Nha đương thời (1996), Astebro và Bernhardt (2005) – đối với 1987
DNMỹ do nam giới người da trắng sáng lập, Colombo & Grilli (2005) – đối với 391
DN công nghệ tại Ý...
Nhìn chung, các mô hình thực nghiệm đã liệt kê tuy đã có sự đa dạng hóa biến
giải thích nhưng vẫn có sự quan tâm lớn đối với vai trò của người sáng lập; trong khi
ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, nếu có, thường chỉ được thể hiện qua đặc điểm
ngành nghề và tình hình kinh tế. Tuy vậy, từ những năm 2010, các nghiên cứu đã bắt
đầu dành sự quan tâm lớn hơn đến môi trường vĩ mô, nhất là chính trị và văn hóa: Da
Rin et al. (2010) đã sử dụng hàm hồi quy thể hiệnquy mô vốn của DN sau một năm

thành lập tại 17 quốc gia trong giai đoạn 1997 – 2004 phụ thuộc các yếu tố tỷ suất
thuế và thể chế - chính trị. Girma et al. (2010) sử dụng mô hình kinh tế lượng xét thêm
yếu tố tư cách pháp nhân nước ngoài cùng những ưu đãi lớn nhằm giải thích cho sự
thành công của 11475 DN quy mô nhỏ tại Ireland giai đoạn 1972 – 2000; ngoài năng
19


lực, tình trạng hôn nhân và con cái của chủ DN, Meilillo et al. (2012)còn xét thêm yếu
tố nguồn cung lao động chất lượng cao nhằm giải thích cho 18058 quan sát tại Thụy
Điển.
2.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Mặc dù phần nhiều nghiên cứu đã công bố chỉ coi trọng một hay một nhóm
nhân tố nhất định, tác giả chịu ảnh hưởng từ khung lý thuyết về doanh nghiệp, doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các yếu tố vi mô, vĩ mô, môi trường ngành ảnh hưởng đến sự tồn
tại của DNNVV trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế cũng như từ nghiên cứu đã liệt
kê mà cho rằng các yếu tố bên trong và bên ngoài đều có tác động đến sự tồn tại của
các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồngquá trình khởi nghiệp. Trên
các cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

20


Nhâ

Kinh nghiệm

Môi trường ngành

21



Năng lực trình độ của người sáng lập Mức độ cạnh tranh
CM1: Năng lực học vấn
CM2: Trình độ chuyên môn

Rào cản

Pháp luật
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu dề xuất
Nhân tố môi trường vi mô
Động lực của chủ DN
Trong đó,TC
là biến
đo lường sự tồn tại của DNkhởi nghiệp, nhận giá trị bằng 0
DL1: Khả
nănggiả
tài chính
chủđộng vào thời điểm tháng 01 năm 2014 đến thời
Hànhđiểm
chínhtháng 6
khiDN đã đăngDL2:
ký Tự
hoạt

năm 2015 vẫn chưa đóng thuế thu nhập DN và cho thấy dấu hiệu ngừng hoạt động
Độ tuổi

Sự tồn tại của DN

Hỗ trợ

thông qua xác nhận tại hiện trường; nhận giá trị bằng 1 khi vẫn hoạt
động bình

thường.

Giới tính

Nguồn lực sản xuất

CM là biến giả thể hiện năng lực – trình độ của người sáng lập, bao gồm:

Vốn
CM1 là biến
giả thể hiện cho năng lực học vấn của chủ DN, nhận giá trị bằng 1
VON1: Nguồn vốn từ nhà sáng lập
khi ít nhất
1 người
chủ
DNthân
đã tốt
nghiệp Đại học, Cao đẳng. Sức mua khách hàng
VON2:
Nguồncóvốn
hỗ trợ từ
người
quen.

là biến
giảhàng
thểvàhiện

cho
độ chuyên
môn của chủ DN, nhận giá trị 1
VON3: Nguồn vốn xâyCM2
dựng DN
từ ngân
trung
giantrình
tài chính
khác
khi chuyên ngành đào tạo của ít nhất một người sáng lập (từ cấp Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp) với chuyên ngành có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của DN; nhận giá trị
bằng 0 trong các trường hợp còn lại.
DL thể hiện cho động lực của chủ DN, bao gồm:
DL1 là biến giả đại diện cho động lực của chủ DN, nhận giá trị bằng 1 khi chủ
DN kỳ vọng vào thu nhập khi khởi nghiệp.
DL2 là biến giả đại diện cho động lực của chủ DN, nhận giá trị bằng 1 khi chủ
DN mong muốn tự làm chủ thay vì phải đi làm thuê.
TU là độ tuổi trung bình của những người chủ DN trong giai đoạn khởi nghiệp.
GT là biến giả, thể hiện giới tính của người sáng lập DN (tính theo người có
chức vụ cao nhất trong công ty). Biến nhận giá trị bằng 1 nếu chủ DN là nam, bằng 0
trong trường hợp là nữ.
VON thể hiện cho nguồn vốn của DN, bao gồm:
VON1 là nguồn vốn từ nhà sáng lập, nhận giá trị bằng 1 khi chủ DN tự xây
dựng công ty bằng nguồn vốn tự có.
VON2 là biến giả, nhận giá trị bằng 1 khi nguồn vốn xây dựng công ty được hỗ
trợ từ những người thân quen của chủ DN.
VON3 là biến giả, nhận giá trị bằng 1 khi nguồn vốn xây dựng DN đến từ ngân
hàng hoặc các trung gian tài chính khác.
CT là biến giả thể hiện mức độ cạnh tranh của DN khởi nghiệp; nhận giá trị

bằng 1 khi chủ DN nhận thấy mức độ cạnh tranh mà DN phải đối mặt ở mức khó
22


khăn, bằng 0 khi dung lượng thị trường lớn và DN không gặp nhiều khó khăn trong
việc giành thị phần.
RC là biến giả đại diện cho rào cản gia nhập ngành; nhận giá trị bằng 1 khi chủ
DN gặp sức ép lớn (về vốn, xin giấy phép có liên quan) khi muốn tham gia thị trường
và ngược lại thì nhận giá trị 0.
KN là biến giả thể hiện cho kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của chủ DN;
nhận giá trị bằng 1 khi ít nhất một người sáng lập DN đã từng hoạt động trong cùng
lĩnh vực trong quá khứ, bằng 0 trong các trường hợp còn lại.
PL là biến giả thể hiện cho vai trò của hệ thống pháp luật; nhận giá trị bằng 1
khi chủ DN nhận được sự hỗ trợ theo các văn bản pháp lý từ cấp tỉnh trở lên; nhận giá
trị bằng 0 trong các trường hợp còn lại.
HC là biến giả thể hiện cho thủ tục hành chính có liên quan tới hoạt động của
DN. Biến nhận giá trị 1 khi chủ DN nhận thấy thủ tục hành chính dễ dàng đối với
người dân, bằng 0 khi thủ tục được nhận xét là nhiêu khê, gây khó khăn cho các chủ
DN.
HT là biến giả, đại diện cho các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa;nhận giá trị
bằng 1 khi chủ DN nhận được sự hỗ trợ theo các thông tư, chỉ thị của nhà nước; nhận
giá trị bằng 0 trong các trường hợp còn lại.
SM là biến giả thể hiện cho sự ủng hộ của khách hàng; nhận giá trị bằng 0 khi
phản hồi của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ của DN là tiêu cực, nhận
giá trị bằng 1 trong trường hợp còn lại.
Thuyết cấu trúc –thực hiện – hiệu quả (Structure – Conduct – Performance;
SCP) (Acs và Audresch, 1989), cho rằng đối với ngành giàu tiềm năng, các DN khởi
nghiệp thường vấp phải những rào cản khắt khe do các DN lớn dựng lên nhằm hạn
chế số lượng đối thủ cạnh tranh và bảo vệ thị phần vốn có của mình; tuy nhiên bên
cạnh đó, chủ DN còn có xu hướng định hướng lĩnh vực hoạt động của công ty theo

kinh nghiệm làm việc, động lực, cá nhân, môi trường gia đình...Trong đó động lực cá
nhân là kỳ vọng về thu nhập và tính tự chủ kỳ vọng tác động tích cực đến sự tồn tại
của SME.
Giả thiết: H2(+) Động lực của chủ DN tác động tích cực đến sự tồn tại của
DNNVV
23


Cromie (1991) cho rằng năng lực trình độ và động lực của chủ doanh nghiệp
đóng vai tro quan trọng và tác động tích cực đối với sự tồn tại của doanh nghiệp khởi
nghiệp.Trong khi tuổi tác giới tính lại không phải là yếu tố chính và chủ yếu đánh giá
sự tồn tại của doanh nghiệp, thậm chí nó tác động tiêu cưc đến sự thành bại của doanh
nghiệp.
Giả thiết: H1(+) Năng lực trình độ của người sáng lập tác động tích cực đến sự
tồn tại của DNNVV.
Giả thiết: H3(+) Tuổi tác của người sáng lập tác động tiêu cực đến sự tồn tại
của DNNVV
Giả thiết: H4(+) Giới tính của người sáng lập tác động tiêu cực đến sự tồn tại
của DNNVV
Mayes &Moir (1990) kỳ vọng kinh nghiệm làm việc của chủ doanh nghiệp sẽ
là yếu tố quan trọng tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp.Kinh nghiệm của chủ
doanh nghiệp càng nhiều thì mức độ rủi ro hoạt động của doanh nghiệp càng thấp.
Giả thiết: H5(+) Kinh nghiệm làm việc trong quá khứ tác động tích cực đến sự
tồn tại của DNNVV
Storey (1994) đã tổng hợp các yếu tố từ thuyết cấu trúc đánh giá cao yếu tố
cạnh tranh trong sự thành bại của doanh nghiệp, kết quả cho rằng mức độ cạnh tranh
và rào càn gia nhập thị trường đều tác động tiêu cực đến sự tồn tại của SME.
Giả thiết: H7-H8(+) Môi trường ngành tác động tích cực đến sự tồn tại của
DNNVV
Da Rin et al. (2010) đã sử dụng hàm hồi quy thể hiện quy mô vốn của DN sau

một năm thành lập tại 17 quốc gia trong giai đoạn 1997 – 2004, các nguồn vốn tự có,
vốn vay từ gia đình bạn bè, vốn tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển của các DNNVV. Thực tế các DNNVV hiện nay
rất khát vốn để kinh doanh nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau không có điều
kiện tiếp cận nguồn vốn do đó ảnh hưởng nhiều đến triển vọng và sự phát triển của
DN.
Giả thiết: H6 (+)Nguồn vốn hoạt động tác động tích cực đến sự tồn tại của
DNNVV

24


Chủ DN đến quyết định tự kinh doanh (được thể hiện qua cá tính, xuất thân và
kinh nghiệm – kỹ năng) nhưng theo Ray (1993) thì đặc điểm cá nhân đó không có ảnh
hưởng lớn tới sự thành bại của dự án, màảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô bên ngoài mới
đóng vai trò bậc nhất (Watson, 1998). Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm
chính sách pháp luật , thủ tục hành chính ,chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa , sức mua
của khách hàng đóng vài trò nhân tố thể chế quan trọng tác động tích cực đến sự tồn
tại của DNNVV. Trong đó Watson(1998) nhấn mạnh yếu tố chính sách hỗ trợ và thủ
tục hành chính đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
Giả thiết: H9-H12 (+) yếu tố môi trường vĩ mô tác động tích cực đến sự tồn tại
của DNNVV

Bảng 2.5: Các nhân tố và giả thuyết được kiểm định trong nghiên cứu
Nhóm
nhân
tố

Giả


Nhân tố

thuyết

Nguồn

Môi trường vi mô

nhân

H1
H1a
H1b
H2
H2a
H2b
H3
H4

Năng lực trình độ của người sáng lập tác động

Acs và

tích cực đến sự tồn tại của DNNVV
Năng lực học vấn tác động tích cực đến sự tồn

Audresch

tại của DNNVV
Trình độ chuyên môn tác động tích cực đến sự

tồn tại của DNNVV
Động lực của chủ DN tác động tích cực đến sự
tồn tại của DNNVV
Kỳ vọng thu nhập tác động tích cực đến sự tồn
tại của DNNVV
Tự chủ tác động tích cực đến sự tồn tại của
DNNVV
Tuổi tác động tiêu cực đến sự tồn tại của
DNNVV
Giới tính tác động tiêu cực đến sự tồn tại của
DNNVV
25

(1989); Cromie
(1991); Mayes
&Moir (1990)


×