Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập trường hợp công ty TNHH mỹ thuật Đại Hiệp Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÖY AN

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
MỚI THÀNH LẬP: TRƢỜNG HỢP CÔNG TY
TNHH MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 60.3430

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngƣời cam đoan

NGUYỄN THỊ THÚY AN



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 3
5. Bố cục đề tài ........................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................. 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA MỚI THÀNH LẬP .. 7
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM DNNVV VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI
HÌNH DOANH NGHIỆP ................................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm DNNVV ...................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp ........................................... 9
1.2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHI DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP . 12
1.2.1. Các quy định hiện hành về thành lập DNNVV ở Việt Nam ...... 12
1.2.2.Quy trình thành lập doanh nghiệp................................................ 12
1.2.3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp .................................................. 15
1.3. KẾ TOÁN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ....................................... 15
1.3.1. Kế toán chi phí thành lập doanh nghiệp ..................................... 15
1.3.2. Kế toán góp vốn thành lập doanh nghiệp ................................... 18
1.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NĂM ĐẦU TIÊN KHI THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP .............................................................................. 24
1.4.1. Lựa chọn hình thức sổ kế toán .................................................... 24
1.4.2. Tổ chức các công việc của phần hành kế toán ............................ 26
1.4.3. Tổ chức bộ máy kế toán .............................................................. 30


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA MỚI THÀNH LẬP: TRƢỜNG HỢP
CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ...................................... 34
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ .... 34
2.1.1. Đặc điểm thành lập công ty ........................................................ 34
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty .......................................... 36
2.2. NHỮNG ĐẶC TRƢNG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY
TNHH MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ ............................................................ 36
2.2.1. Thủ tục thành lập công ty............................................................ 36
2.2.2. Quy trình thành lập công ty ........................................................ 38
2.3. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH
MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ ........................................................................ 40
2.3.1. Kế toán chi phí thành lập công ty ............................................... 40
2.3.2. Kế toán góp vốn thành lập công ty ............................................. 42
2.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NĂM ĐẦU TIÊN KHI THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP
MỸ

......................................................................................................... 46
2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán .............................................................. 46
2.4.2. Lựa chọn hình thức sổ kế toán .................................................... 47
2.4.3. Tổ chức các công việc của phần hành kế toán ............................ 49

2.5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ ..................... 70
2.5.1. Ƣu điểm....................................................................................... 70
2.5.2. Nhƣợc điểm ................................................................................. 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 73


CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ TỪ TRƢỜNG HỢP CÔNG TY

TNHH MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ VÀ GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU MỚI THÀNH LẬP ........ 74
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TRƢỜNG HỢP CÔNG TY TNHH
MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ ........................................................................ 74
3.2. NHỮNG Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT ĐẠI HIỆP MỸ.................................. 77
3.3. NHỮNG GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG GIAI
ĐOẠN MỚI THÀNH LẬP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 84
3.3.1. Xác lập bộ máy kế toán tạm thời ................................................ 84
3.3.2. Hoàn thiện hạch toán góp vốn thành lập..................................... 85
3.3.3. Xác định các công việc trọng tâm của kế toán ........................... 90
3.3.4. Lựa chọn chính sách kế toán ....................................................... 94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 96
KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CCDC


Công cụ dụng cụ

CP

Chi phí

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

GTGT

Giá trị gia tăng

TK

Tài khoản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TV

Thành viên


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

1.1.

Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam

2.1.

Tình hình kinh doanh của công ty TNHH Mỹ
Thuật Đại Hiệp Mỹ

Trang
7

35


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
1.1.

Kế toán nhận vốn góp của các thành viên công ty
TNHH

Trang

21

1.2.

Hạch toán phát hành cổ phần

23

1.3.

Hạch toán cổ phần bị thu hồi

23


1.4.

Hạch toán tái phát hành cổ phiếu quỹ

24

2.1.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký
chung

48

2.2.

Lƣu đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ chi tiền

51

2.3.

Lƣu đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ thu tiền

53

2.4.

Lƣu đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ bán hàng

55


2.5.

Lƣu đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ tiền lƣơng

57

2.6.

Lƣu đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ nhập kho

60

2.7.

Lƣu đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ xuất kho

61


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc ta đã và đang phát triển mạnh mẽ góp
phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển về
quy mô, về số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì yêu cầu nâng cao quản lý
các doanh nghiệp này là một yếu tố khách quan. Trong đó kế toán là một công
cụ quan trọng để quản lý.
Hiện tại, ngày càng nhiều số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới

đƣợc thành lập. Để những doanh nghiệp này bƣớc đầu đi vào hoạt động một
cách có hiệu quả thì cần phải tổ chức công tác kế toán phù hợp vì tổ chức
công tác kế toán trong giai đoạn mới thành lập có ý nghĩa quyết định đến
chất lƣợng của toàn bộ công tác kế toán và quản lý sau này. Tuy nhiên, trong
giai đoạn này, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhƣ nhân sự kế toán
chƣa ổn định, công tác kế toán chƣa đƣợc tổ chức tốt, nhiều nghiệp vụ kinh tế
đặc thù, nhƣ góp vốn, chi phí thành lập doanh nghiệp, các thủ tục pháp lí,
…chƣa đƣợc theo dõi chặt chẽ và thực hiện đúng quy định; đồng thời chế độ
kế toán về thành lập doanh nghiệp còn chƣa rõ ràng.
Hiện nay, chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đƣợc ban hành
theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006. Tuy nhiên, chế độ này
chủ yếu xem xét khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Trong khi đó, các vấn
đề về kế toán trong quá trình thành lập và năm đầu tiên đi vào hoạt động có
rất nhiều vấn đề mà kế toán ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng lúng túng.
Đây cũng chính là trƣờng hợp công ty TNHH Mỹ Thuật Đại Hiệp Mỹ. Trong
giai đoạn thành lập và năm đầu hoạt động, công ty gặp rất nhiều khó khăn
nhƣ việc bố trí nhân sự kế toán, việc định giá tài sản khi góp vốn thành lập
doanh nghiệp hay việc xây dựng một bộ máy mới rất khó khăn. Cũng từ


2
những khó khăn này, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập: Trường hợp Công Ty TNHH Mỹ
Thuật Đại Hiệp Mỹ”. Việc nghiên cứu trƣờng hợp của công ty TNHH Mỹ
Thuật Đại Hiệp Mỹ sẽ rút ra những vấn đề và đƣa ra những gợi ý về tổ chức
công tác kế toán trong giai đoạn mới thành lập.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tìm hiểu những vấn đề về tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp mới
thành lập nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán ở công ty TNHH Mỹ
Thuật Đại Hiệp Mỹ trong quá trình thành lập và năm đầu tiên đi vào hoạt
động.
- Gợi ý một số vấn đề về tổ chức công tác kế toán trong giai đoạn mới
thành lập ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong doanh
nghiệp nói chung cũng nhƣ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập nói
riêng bao gồm về pháp lý, hành chính và kế toán.
- Tìm hiểu cụ thể về tổ chức công tác kế toán ở công ty TNHH Mỹ Thuật
Đại Hiệp Mỹ trong quá trình thành lập và năm đầu tiên hoạt động.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Tìm hiểu về thực tế công tác kế toán tại một
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn thành lập đến khi lập báo cáo tài
chính năm đầu tiên (năm 2012).
- Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Mỹ Thuật Đại Hiệp Mỹ


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
- Thu thập tài liệu, chứng từ, báo cáo liên quan
- Phân loại tài liệu, chứng từ
- Xử lý thông tin
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá
Trong đó:
- Dữ liệu thứ cấp: Tài liệu, chứng từ, báo cáo của công ty TNHH Mỹ Thuật
Đại Hiệp Mỹ năm 2012.
- Dữ liệu sơ cấp: Kết quả thu đƣợc sau tổng hợp, phân tích và đánh giá các

tài liệu, chứng từ, báo cáo của công ty TNHH Mỹ Thuật Đại Hiệp Mỹ năm
2012.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa mới thành lập
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa mới thành lập: Trƣờng hợp công ty TNHH Mỹ Thuật Đại Hiệp Mỹ
Chƣơng 3: Những vấn đề từ trƣờng hợp công ty TNHH Mỹ Thuật Đại
Hiệp Mỹ và gợi ý về tổ chức công tác kế toán trong giai đoạn đầu mới thành lập.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Liên quan đến tổ chức công tác trong các DNNVV có nhiều tài liệu đã
nghiên cứu:
- “Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Huyền Trâm, Trƣờng Đại
học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2007: Nội dung của đề tài này


4
chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế
toán ở một doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và tiến hành khảo sát thực tế
tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, đánh
giá ƣu nhƣợc điểm của hệ thống và đƣa ra những giải pháp hoàn thiện. Cụ
thể: Tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian qua; thực trạng tổ
chức công tác kế toán ở tại thời điểm mà tác giả đang nghiên cứu (năm
2007) bao gồm: Quá trình phát triển của các quy định về kế toán (môi
trƣờng pháp lý) của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đồng thời đƣa ra
quy định hiện hành về tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp nhỏ và vừa,

khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp nhỏ và vừa nở
Việt Nam ở tại thời điểm năm 2007. Luận văn này giúp chúng ta biết đƣợc
thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các DNNVV của Việt Nam đã đi vào
hoạt động trong nhiều năm thông qua các phiếu khảo sát thực tế. Từ đó đƣa
ra những giải pháp cụ thể từ doanh nghiệp và từ sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, trong luận văn, tác giả không đề cập đến thực trạng tổ chức
công tác kế toán ở các DNNVV trong quá trình thành lập và trong năm
đầu tiên hoạt động. Do đó, chúng ta đã không thể đánh giá một cách tổng
quát nhất về công tác kế toán ở các DNNVV ở Việt Nam. Cũng chính vì lý
do này nên luận văn cũng chỉ đƣa ra những giải pháp hoàn thiện áp dụng
cho những DNNVV đã hoạt động trong nhiều năm nhƣng những biện pháp
mà tác giả đƣa ra mang tính hơi vĩ mô khó khăn cho ngƣời đọc khi áp
dụng. Qua đó cho thấy, những DNNVV mới thành lập không thể học hỏi
đƣợc gì từ luận văn này.
- “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nhằm tăng cƣờng công tác quản trị doanh nghiệp”, Luận án tiến sĩ kinh tế
của Ngô Thị Thu Hồng, Học viện Tài chính năm 2007: Nội dung của luận án


5
tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản trị
doanh nghiệp và tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng; Tiến hành khảo sát thực trạng
về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác công tác kế toán
ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam những năm qua, đề xuất những
giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, đồng thời đƣa ra các điều kiện cần thiết thực hiện các giải pháp đã đề
xuất. Cụ thể: trong phần thực trạng, tác giả tiến hành khảo sát các doanh
nghiệp ở các tỉnh để tìm hiểu sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trƣớc và sau khi có Luật doanh nghiệp có hiệu lực tháng 1/2000, từ đó phân

tích rõ những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hƣởng đến
tổ chức công tác kế toán. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát, phân tích
hệ thống kế toán Việt Nam bao gồm luật, chuẩn mực, chế độ kế toán,… ở các
giai đoạn trƣớc năm 1989, từ năm 1989 đến 1995, và giai đoạn từ 1996 đến
nay để thấy đƣợc môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ những nội dung phân tích trên, tác giả
tiến hành khảo sát tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hạch toán ban đầu, tổ chức luân
chuyển chứng từ, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, về áp dụng
hình thức kế toán, báo cáo tài chính và việc tổ chức kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp; Tiến hành đánh giá ƣu điểm, hạn chế và đƣa ra những đề xuất
hoàn thiện các nội dung thuộc môi trƣờng pháp lý về kế toán, về tổ chức công
tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tất cả các khía cạnh. Luận án
này đã trình bày một cách tổng quát nhất về sự phát triển của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa qua các thời kỳ; sự hoàn thiện của môi trƣờng pháp lý
về kế toán ảnh hƣởng đến công tác kế toán trong doanh nghiệp; và tiến hành
đánh giá việc tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên


6
phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Luận án đã thống kê đƣợc thực trạng tổ chức
công tác kế toán ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở phạm vi cả nƣớc, thấy
đƣợc những điểm bất cập chung, từ đó đƣa ra những biện pháp hoàn thiện
một cách chung chung. Tác giả không đi sâu vào tìm hiểu ở một doanh nghiệp
nhỏ và vừa cụ thể, do đó những biện pháp mà tác giả đƣa ra sẽ rất khó áp
dụng khi một doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Mặt khác, những
doanh nghiệp mà tác giả tiến hành khảo sát là những doanh nghiệp đã đi
vào hoạt động lâu năm, do đó những doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập
sẽ không vận dụng đƣợc những nội dung mà tác giả đã trình bày.
Nhƣ vậy, cả hai đề tài trên đều khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế

toán ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã đi vào hoạt động trong
nhiều năm, đã có chế độ kế toán quy định cụ thể về tổ chức công tác kế toán.
Tác giả chỉ dựa vào những quy định hiện hành về chế độ kế toán để tiến hành
khảo sát, xem thử các doanh nghiệp có thực hiện tốt hay không, và tìm ra
những điểm chƣa phù hợp với quy định để đƣa ra biện pháp khắc phục. Ở
đây, các tác giả chƣa hề đề cập đến tổ chức công tác kế toán ở một doanh
nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập cũng nhƣ những quy định về kế toán trong
quá trình thành lập doanh nghiệp. Do vậy, cả hai đề tài trên chỉ mang tính chất
nghiên cứu tổng quát cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã đi vào
hoạt động trong nhiều năm. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập
và trong năm đầu tiên hoạt động có rất nhiều vấn đề khó khăn, lúng túng cần
giải quyết thì chƣa đƣợc tìm hiểu, chƣa đƣợc đƣa ra bài học kinh nghiệm và
những gợi ý về việc tổ chức công tác kế toán. Đây là một nội dung mới và cần
thiết phải tìm hiểu để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ khi thành lập đến khi đi vào hoạt động
thƣờng niên.


7
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA MỚI THÀNH LẬP
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM DNNVV VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI
HÌNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm DNNVV
a. Khái niệm
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ
về vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành
ba loại, bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp

vừa.
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là
doanh nghiệp có số lƣợng lao động dƣới 10 ngƣời, doanh nghiệp nhỏ có số
lƣợng lao động từ 10 đến dƣới 50 ngƣời, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến
300 lao động. Ở mỗi nƣớc, ngƣời ta có tiêu chí riêng để xác định doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc mình.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của
Chính phủ quy định nhƣ sau:
Bảng 1.1. Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam

Quy mô

Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Số lao
động

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Tổng
Số lao
Tổng
nguồn
động
nguồn vốn
Khu vực
vốn

I. Nông, lâm 10 ngƣời 20
tỷ từ trên từ trên 20
nghiệp và thủy trở
đồng trở 10 ngƣời tỷ
đồng
sản
xuống
xuống
đến 200 đến 100 tỷ
ngƣời
đồng

Số lao
động
từ
trên
200 ngƣời
đến 300
ngƣời


8
Quy mô

Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Số lao
động


Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Tổng
Số lao
Tổng
nguồn
động
nguồn vốn
Khu vực
vốn
II. Công nghiệp 10 ngƣời 20
tỷ từ trên từ trên 20
và xây dựng
trở
đồng trở 10 ngƣời tỷ
đồng
xuống
xuống
đến 200 đến 100 tỷ
ngƣời
đồng
III. Thƣơng mại 10 ngƣời 10
tỷ từ trên từ trên 10
và dịch vụ
trở
đồng trở 10 ngƣời tỷ
đồng
xuống

xuống
đến 50 đến 50 tỷ
ngƣời
đồng

Số lao
động
từ
trên
200 ngƣời
đến 300
ngƣời
từ trên 50
ngƣời đến
100 ngƣời

b. Đặc điểm
Các DNNVV có những đặc điểm sau:
- Linh hoạt, năng động trước những thay đổi của thị trường, đặc biệt là
nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phƣơng do DNNVV có khả năng chuyển hƣớng
kinh doanh và chuyển hƣớng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng,
nơi làm việc của ngƣời lao động có tính ổn định.
- Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định
quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp, qua đó góp
phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp
dẫn trong đầu tƣ sản xuất kinh doanh vào khu vực này.
- Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng nhƣ vốn
bổ sung để duy trì, mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém,

lạc hậu. Nhà xƣởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa
phần các doanh nghiệp nhỏ rất chật hẹp.


9
- Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng
còn hạn chế. Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chƣa đƣợc đào tạo cơ bản,
đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trƣờng, về quản trị kinh doanh. Họ
quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.
Trong bối cảnh hiện nay, DNVVN Việt Nam không chỉ chịu sức ép
cạnh tranh với các công ty trong nƣớc, mà còn phải cạnh tranh gay gắt,
quyết liệt từ các tập đoàn đa quốc gia. Do vậy, để cạnh tranh đƣợc, các
DNVVN phải tìm đƣợc cho mình một hƣớng đi hợp lý để tồn tại và phát
triển. Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất,
nâng cao hiệu quả quản lý…mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn
ngoài thông tin kế toán. Chính vì vậy, các DNVVN muốn phát triển bền
vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hiệu quả.
Tuy nhiên, vì phần lớn những doanh nghiệp này mới thành lập, hạn
chế về vốn. Để có một hệ thống kế toán tốt, doanh nghiệp cần phải đầu tƣ
không nhỏ. Do vậy, ít doanh nghiệp có khả năng hoặc dám đầu tƣ cho việc
này. Chính vì vậy, DNNVV có nhiều hạn chế trong hệ thống kế toán:
- Bộ máy kế toán của các công ty đƣợc xây dựng chủ yếu tập trung
vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán tài chính.
- Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ kế toán trong các
DNNVV chƣa cao.
- Vận dụng chế độ kế toán chƣa đầy đủ.
1.1.2. Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đƣợc thành lập với những loại hình
doanh nghiệp nhƣ doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng,

chẳng hạn nhƣ về tƣ cách pháp lý, về vốn, về giới hạn trách nhiệm. Đặc
điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp đƣợc cụ thể nhƣ sau:


10
a. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Doanh nghiệp tƣ nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Đây là loại doanh nghiệp có tính phổ biến trong các DNNVV.
Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tƣ nhân
hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến vốn thành
lập, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Việc thành lập và chấm dứt
hoạt động khá đơn giản so với các loại hình khác. Chế độ trách nhiệm vô hạn
của chủ doanh nghiệp tƣ nhân tạo sự tin tƣởng cho đối tác, khách hàng và
giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật nhƣ các
loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, với tính chất vốn nhỏ, một chủ sở
hữu nên các vấn đề về kế toán đơn giản hơn nhiều so với các loại doanh
nghiệp khác.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
* Công ty TNHH một thành viên:
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty) thuận lợi trong việc quyết
định các vấn đề về thành lập, về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty có tƣ cách pháp nhân. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Việc chuyển nhƣợng phần vốn góp của chủ sở hữu đƣợc thực hiện theo
quy định của pháp luật.
Trong suốt thời gian hoạt động không đƣợc giảm vốn điều lệ và khả
năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tƣ trực tiếp không có
(Không đƣợc tham gia thị trƣờng chứng khoán để huy động vốn).

* Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
- Đặc điểm về tƣ cách pháp lý: Công ty TNHH có tƣ cách pháp nhân.


11
- Đặc điểm về vốn: Công ty có tài sản riêng và đƣợc tách biệt khỏi tài
sản riêng của các thành viên.
- Đặc điểm về giới hạn trách nhiệm: Các thành viên của công ty phải
chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty đƣợc giới hạn trong phạm vi vốn
mà họ đã cam kết góp vào công ty.
Do có tƣ cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ chịu
trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp
nên ít gây rủi ro cho ngƣời góp vốn.
Công ty TNHH bị hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong quá trình góp
vốn, định giá vốn góp khi thành lập doanh nghiệp, khó khăn trong quá trình
huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu.
Những đặc thù trong công ty TNHH làm phát sinh các vấn đề trong kế
toán nhƣ:
- Tài sản do các thành viên góp vốn bằng hiện vật sẽ đƣợc định giá nhƣ
thế nào?
- Vào cuối năm, kế toán phân chia lợi nhuận cho các thành viên ra sao?
- Khi có thành viên muốn rút khỏi công ty, kế toán chuyển nhƣợng phần
góp vốn giữa các thành viên nhƣ thế nào?
c. Công ty cổ phần:
Do nhiều cổ đông góp vốn, có thể là công ty đại chúng, chịu trách nhiệm
hữu hạn về phần vốn góp. Xét theo quy mô, công ty này chỉ phù hợp với các
doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn trở lên. Công ty có một số đặc điểm sau:
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các
lịch vực, ngành nghề.
- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lƣợng các

cổ đông có thể rất lớn, có nhiều ngƣời không hề quen biết nhau và thậm chí
có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.


12
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại
hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật,
đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
- Yêu cầu về việc công bố thông tin nhiều hơn doanh nghiệp khác.
1.2. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHI DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH
LẬP
1.2.1. Các quy định hiện hành về thành lập DNNVV ở Việt Nam
Hiện nay, việc thành lập DNNVV cũng nhƣ doanh nghiệp lớn đều căn
cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005. Liên quan đến kế toán,
doanh nghiệp áp dụng luật kế toán năm 2003 và bắt đầu có hiệu lực năm
2004. Ngoài ra, liên quan đến kế toán DNNVV, hiện tại kế toán ở các doanh
nghiệp này chỉ áp dụng theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 và bổ sung một số thông tƣ điều chỉnh,
nhƣng chƣa có quy định cụ thể nào về kế toán thành lập doanh nghiệp
DNNVV.
1.2.2. Quy trình thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp bao gồm các công việc chuẩn bị về thủ tục pháp
lý, tổ chức bộ máy quản lý, huy động vốn và đầu tƣ ban đầu để doanh nghiệp
có thể ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Quy trình thành lập một công ty
thƣờng trải qua các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Thỏa thuận thành lập doanh nghiệp
Đây là bƣớc đầu tiên, các thành viên sáng lập doanh nghiệp phải họp bàn
và ký với nhau biên bản về việc cùng nhau thành lập doanh nghiệp. Một số
nội dung cơ bản mà các thành viên sáng lập phải thống nhất trong biên bản:
- Tên doanh nghiệp, hình thức tổ chức doanh nghiệp

- Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh
- Số vốn điều lệ và vốn góp theo cam kết của từng thành viên


13
- Dự kiến cơ cấu tổ chức quản lý
- Phân công thực hiện kế hoạch thành lập doanh nghiệp
-…
Bƣớc 2: Soạn thảo và thông qua điều lệ thành lập doanh nghiệp
Đây là căn cứ pháp lý để điều hành và xử lý các hoạt động của doanh
nghiệp. Trong điều lệ doanh nghiệp phải có các nội dung sau:
- Vốn điều lệ
- Họ tên, địa chỉ của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc
thành viên sáng lập đối với các loại hình công ty khác.
- Số vốn góp theo cam kết của các thành viên công ty TNHH hoặc số cổ
phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và
tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty TNHH hoặc các cổ đông
của công ty cổ phần.
- Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp, nguyên tắc giải quyết
tranh chấp nội bộ
- Những trƣờng hợp thành viên có thể yêu cầu doanh nghiệp mua lại
phần vốn góp hoặc cổ phần
- Các loại quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ đƣợc lập tại doanh nghiệp,
nguyên tắc phân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh.
- Các trƣờng hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản
doanh nghiệp
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp

- Chữ ký của ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc tất cả cổ đông sáng lập
của công ty cổ phần


14
- Các nội dung khác của Điều lệ doanh nghiệp do các thành viên hoặc cổ
đông thỏa thuận nhƣng không đƣợc trái với quy định của pháp luật.
Bƣớc 3: Xin giấy phép kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và phƣơng án kinh doanh, doanh
nghiệp tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý doanh nghiệp để xin giấy phép
kinh doanh.
Bƣớc 4: Góp vốn theo lộ trình
Góp vốn là việc các thành viên, cổ đông chuyển tài sản của mình vào
doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu doanh nghiệp.
Lộ trình góp vốn của doanh nghiệp phải thực hiện theo Luật doanh
nghiệp 2005, đƣợc hƣớng dẫn chi tiết theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày
01 tháng 10 năm 2010.
Trong một doanh nghiệp, vấn đề về góp vốn để thành lập là vấn đề quan
trọng. Luật doanh nghiệp 2005 đã có quy định: Tài sản mà chủ thể đem góp
vốn vào doanh nghiệp là tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản.
- Đối với loại hình công ty TNHH: Thành viên phải góp vốn đầy đủ,
đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu việc góp vốn đƣợc
thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên
không vƣợt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung (khoản 1 Điều 18
Nghị định 102/2010/NĐ-CP).
- Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông phải góp đủ theo vốn điều lệ đã
đăng ký trong vòng 90 ngày, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp (khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2010/NĐ-CP).



15
1.2.3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thông thƣờng, để thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên phải lập và
nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp tại cơ
quan đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh
- Điều lệ doanh nghiệp
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn
pháp định thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
1.3. KẾ TOÁN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1.3.1. Kế toán chi phí thành lập doanh nghiệp
Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm các chi phí phát sinh liên quan
đến quá trình thành lập doanh nghiệp. Quá trình thành lập doanh nghiệp đƣợc
bắt đầu từ sau khi các thành viên sáng lập ký hợp đồng về việc thành lập
doanh nghiệp, nghiên cứu thị trƣờng, lập và thẩm định dự án đầu tƣ, xúc tiến
làm các thủ tục xin phép thành lập,… đến khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt
động. Các chi phí phát sinh trong quá trình này thƣờng bao gồm: các chi phí
nghiên cứu, thăm dò thị trƣờng, lập và thẩm định dự án đầu tƣ, chi phí hội
họp, chi phí về tƣ vấn pháp luật, lệ phí xin giấy phép,…
Trong thực tế, các thành viên góp vốn hoặc các cổ đông sáng lập chỉ góp
vốn sau khi doanh nghiệp đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp cũng chỉ mở và ghi sổ kế toán khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt
động. Do vậy các chi phí phát sinh khi thành lập doanh nghiệp có thể đƣợc
một hay một số thành viên sáng lập của doanh nghiệp ứng trƣớc để thanh



16
toán. Các chứng từ liên quan đến chi phí thành lập doanh nghiệp phải đƣợc
lƣu giữ để bàn giao lại cho kế toán khi doanh nghiệp mở sổ bắt đầu thực hiện
công tác kế toán. Để tiện cho việc theo dõi thanh toán, các bảng kê nên đƣợc
lập theo từng thành viên sáng lập. Số tiền ứng trƣớc của các thành viên sáng
lập hoặc các cổ đông sáng lập sẽ đƣợc trả lại khi doanh nghiệp hoạt động
hoặc ghi giảm phần vốn góp theo cam kết của các thành viên này.
Các bút toán hạch toán cụ thể khi doanh nghiệp đi vào hoạt động nhƣ
sau:
Căn cứ vào chi phí phát sinh trên bảng kê liên quan đến việc thành lập
doanh nghiệp đã đƣợc các thành viên sáng lập thanh toán bằng tiền riêng của
họ, kế toán ghi:
Nợ TK “Chi phí thành lập DN”: (Các CP thành lập DN phát sinh)
Có TK “Phải trả TV sáng lập”
Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết số tiền phải thanh toán cho từng
thành viên sáng lập.
Khi trả lại số tiền ứng trƣớc để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp cho
các thành viên, căn cứ vào phiếu chi tiền và các chứng từ liên quan, kế toán
ghi:
Nợ TK “Phải trả TV sáng lập”: (Thanh toán CP thành lập DN)
Có TK “Tiền mặt”, “TGNH”
Nếu chuyển thành phần vốn góp của thành viên sáng lập:
Nợ TK “Phải trả TV sáng lập”: (Giá trị vốn góp đƣợc khấu trừ)
Có TK “Vốn góp”
Đối với các hóa đơn, chứng từ chƣa thanh toán liên quan đến thành lập
doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK “Chi phí thành lập DN”: (Các CP thành lập DN phát sinh)
Có TK “Phải trả nhà cung cấp”



17
Ở một số nƣớc có quy định, khi kết thúc quá trình thành lập, công ty bắt
đầu hoạt động, kế toán chuyển các chi phí thành lập trên TK “Chi phí thành
lập doanh nghiệp” sang TK “Tài sản cố định vô hình” nếu các chi phí thành
lập phát sinh lớn:
Nợ TK “ Tài sản cố định vô hình”: (Tổng CP thành lập phát sinh)
Có TK “ Chi phí thành lập DN”
Trong quá trình hoạt động, kế toán tính và phân bổ mức khấu hao phải
trích của tài sản cố định vô hình trên vào chi phí kinh doanh. Quy định về thời
gian tính khấu hao chi phí thành lập doanh nghiệp ở các nƣớc cũng có sự khác
nhau. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38), thời gian khấu hao tài
sản cố định vô hình tối đa là 20 năm. Khi trích khấu hao tài sản cố định vô
hình, kế toán ghi:
Nợ TK “Chi phí kinh doanh”: (Khấu hao CP thành lập)
Có TK “Hao mòn TSCĐ vô hình”
Ở Việt Nam, chuẩn mực kế toán số 04 “Tài sản cố định vô hình” quy
định: chi phí thành lập công ty đƣợc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong thời gian không quá 3 năm. Do vậy, khi kết
thúc quá trình thành lập doanh nghiệp, kế toán kết chuyển chi phí thành lập
doanh nghiệp phát sinh vào TK “ Chi phí trả trƣớc dài hạn” bằng bút toán:
Nợ TK “ Chi phí trả trƣớc dài hạn”: (Tổng CP thành lập phát sinh)
Có TK “ Chi phí thành lập DN”
Hàng tháng kế toán tính và phân bổ chi phí thành lập doanh nghiệp vào
chi phí quản lý, kinh doanh trong kỳ theo bút toán:
Nợ TK “ Chi phí kinh doanh”: (Phân bổ CP thành lập trong kỳ)
Có TK “ Chi phí trả trƣớc dài hạn
Nếu chi phí thành lập doanh nghiệp phát sinh nhỏ, kế toán kết chuyển
toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm.



×