Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Chuyên đề 8 rèn LUYỆN kết hợp các PHƯƠNG THỨC BIỂU đạt và các THAO tác lập LUẬN TRONG bài văn NGHỊ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.07 KB, 11 trang )

Chuyên đề 8: RÈN LUYỆN KẾT
HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC
BIỂU ĐẠT VÀ CÁC THAO TÁC
LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN.
Nhóm 4: Kết hợp các phương
thức biểu đạt và các thao tác lập
luận trong bài văn nghị luận.


Bố cục.
1) Tại sao phải kết hợp các phương thức
biểu đạt và các thao tác lập luận.
2) Vai trò, tác dụng của việc kết hợp đó.
3) Những yêu cầu của việc kết hợp.
4) Cách thức kết hợp.


1) Tại sao phải kết hợp các phương thức
biểu đạt và các phương thức lập luận.
- Giúp cho bài văn không khô khan, trừu tượng,
thay vào đó bài văn sẽ hay hơn, hấp dẫn hơn,
có sức thuyết phục cao.
- Làm cho người đọc như bị bài văn lôi cuốn, họ
không còn để ý đến việc bài văn thiếu ý hay một
vài sai sót.
- Và đối với những bài văn nói về những vấn đề xã
hội, về những vấn đề trong cuộc sống thì sự kết
hợp trên giúp cho người đọc không bị chán ngán
vì phải nghe những lời như một sự giáo huấn
mà họ sẽ thích thú, từ đó xem lại bản thân và


quan tâm hơn đên mọi thứ xung quanh mình.


2) Vai trò, tác dụng của việc kết hợp các
phương thức biểu đạt và các thao
tác lập luận
a) Kêt hợp các phương thức biểu đạt.
- Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt
nghị luận luôn luôn giữ vai trò chủ đạo.
- Tuy nhiên, trong văn nghị luận vẫn có thể
và nên vận dụng kết hợp các phương
thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm,
thuyết minh. Vận dụng xuất phat từ yêu
cầu và mục đích nghị luận.


- Trong bài văn hay đoạn văn nghị luận, có sự kết
hợp, vận dụng các phương thức biểu đạt như tự
sự, miêu tả nhằm tăng hiệu quả biểu hiện, làm
cho bài, đoạn văn hay hơn, hấp dẫn hơn, thuyết
phục hơn. → Thuyết phục chủ yếu bằng lập luận
logic. → bằng hỗ trợ của việc miêu tả hình
ảnh,kể lại những câu chuyên, cảm xúc được kết
hợp trong văn nghị luận.
- Trong các p/th biểu đạt thì p/th nghị luận là p/th
giữ vai trò chủ đạo; còn các p/th như: tự sự,
m/tả, b/cảm… chỉ hỗ trợ thêm trong việc k/hợp
với lập luận để tăng hiệu quả cho lập luận và sự
thuyết phục của lí lẽ. Nên chúng không thể làm
mất, làm lu mờ đi yếu tố nghị luận.



b) Kết hợp các thao tác lập luận.
- Gây ấn tượng mạnh và nói chính xác bản
chất của sự vật, làm cho bài văn có phong
cách riêng.
- Về phần người viết, việc biết vận dụng
tổng hợp các thao tác lập luận là dấu hiệu
chứng tỏ sự trưởng thành trong việc làm
văn nghị luận, biểu hiện một năng lực biện
luận mạnh mẽ, biểu hiện sự già dặn trong
sức bút, sự thuần thục trong thủ pháp.


3) Những yêu cầu của việc kết hợp các
phương thức biểu đạt và các thao tác
lập luận.
a) Kêt hợp các phương thức biểu đạt.
- Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm cần hài
hoà, hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, được kết hợp
một cách nhuần nhuỵ, tự nhiên trong từng luận
cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của văn nghị
luận. Và nó phải chịu sự chi phối và phải phục
vụ quá trình nghị luận.
- Liều lượng kết hợp có mức độ vừa phải, hợp lí
sao cho tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn
nghị luận.


b) Kết hợp các thao tác lập luận.

- Bên cạnh các thao tác lập luận giữ vai trò
chủ đạo, các thao tác khác chỉ giữ vai trò
phụ trong một kiểu bài.
- Cần chú ý những thao tác lập luận đóng
vai trò là phụ nên cần được trình bày một
cách ngắn gọn.


4) Cách thức kết hợp các phương thức
biểu đạt và các thao tác lập luận

a) Kêt hợp các phương thức biểu đạt.
- Kếp hợp dựa trên yêu cầu và mục đích,
của từng kiểu bài cũng như hàm ẩn riêng
của người viết.
- Kết hợp dựa trên sự tương đồng trong tính
chất của mỗi phương thức biểu đạt, kết
hợp một cách hài hòa, tránh làm lu mờ
phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
hay bài văn ấy.


b) Kết hợp các thao tác lập luận.
- Kết hợp dựa trên yêu cầu của đề, kết hợp
một cách có hiệu quả để giúp cho bài văn
không đi quá xa so với yêu cầu của đề.
- Kết hợp dựa trên mục đích nghị luận.
- Và trong một bài văn nghị luận còn có thể
có sự kết hợp của các thao tác lập luận có
giá trị ngang nhau.





×