Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

NGUYÊN tắc CHUYỂN từ dạy học SANG tự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.34 KB, 9 trang )

NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
NHÓM 7
Thành viên trong nhóm gồm:
1. NGÔ THỊ LOAN
2. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
3. TRẦN THỊ LÝ
4. LÊ PHƯƠNG THẢO
5. LÊ THỊ NHƯ


NGUYÊN TẮC CHUYỂN TỪ DẠY HỌC
SANG TỰ HỌC
I. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC.
II. CÁCH THỨC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC.
III. VÍ DỤ.


NỘI DUNG NGUYÊN TẮC
• Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải hình thành cho học
sinh nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để có thể chuyển dần từ quá
trình dạy học sang tự học.
• Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thời đại mà nền
kinh tế tri thức đã và đang hình thành ở nhiều nước và ở nước ta, Đảng
và nhà nước đang chủ trương tăng dần các yếu tố của nền kinh tế tri
thức trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thì việc học hỏi suốt đời
có tầm quan trọng mang tính chất sống còn.
• Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ học hỏi là một công việc phải tiếp tục
suốt đời”, trong đó phải “lấy tự học làm cốt”.


CÁCH THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC


Để thực hiện nguyên tắc trên đây cần:
• Trong quá trình dạy học phải chú ý rèn kỹ năng học tập, kỹ năng tự học cho
học sinh như: kỹ năng đọc sách, kỹ năng tra cứu, kỹ năng lập kế hoạch học
tập, kỹ năng tự tổ chức và thực hiện việc học tập, kỹ năng tự kiểm tra…
• Làm tăng tỉ trọng hoạt động tự lực của học sinh trong tiến trình dạy học, tránh
tình trạng thầy đọc trò chép ở trên lớp.
• Nêu những gương tự học của cha ông và những người đi trước, những danh
nhân và cả gương tự học trong học sinh để khích lệ học sinh tự học (Ví dụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Nguyễn Ngọc Kí...)
• Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập trong tập thể học sinh.
• Chú ý xây dựng thư viện nhà trường và khuyến khích học sinh sử dụng, khai
thác một cách tốt nhất tài liệu trong thư viện phục vụ cho học tập.


Rèn luyện kĩ năng đọc sách theo những quy tắc sau:
-

Không đọc lùi lại.

-

Đọc và hiểu theo khối thuật toán tích hợp

-

Không đọc phát thành tiếng

-

Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc tránh chuyển động theo chiều ziczac


-

Tập trung tư tưởng cao độ khi đọc sách

-

Hiểu những điều mình đã đọc trong quá trình đọc sách

-

Áp dụng các cách nhớ chủ yếu mà bạn biết trong khi đọc

-

Đọc với tốc độ biến đổi theo mức độ

-

Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc sách mỗi ngày

-

Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70 trang sách sau đó nâng lên nhiều hơn.


Xây dựng các mô hình thư viện điện tử
để khuyến khích tính tự học của học sinh

Tạo nhiều không gian thoải mái, yên tĩnh và

tiện nghi nhất khi đọc sách ở các thư viện


VÍ DỤ
• Để chuẩn bị cho tiết dạy: bài các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, gồm có 3
trường hợp bằng nhau:
Cạnh – cạnh – cạnh
Cạnh – góc – cạnh
Góc - cạnh – góc
• Để làm tăng tính tự học, tăng tính trao đổi kinh nghiệm học tập của học sinh trong
tập thể. Đối với nội dung bài mới này giáo viên chia làm 3 nhóm tìm hiểu và chứng
minh 3 trường hợp bằng nhau trên. Mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng và đồng thời
ngoài việc tìm hiểu nội dung của nhóm mình các nhóm phải tìm hiểu về nội dung
của 2 nhóm còn lại:
Nhóm 1: trường hợp cạnh – cạnh – cạnh
Nhóm 2: trường hợp cạnh – góc – cạnh
Nhóm 3: trường hợp góc - cạnh - góc


VÍ DỤ
• Để các nhóm tiếp cận thực hiện tốt nội dung này giáo viên hướng cho học sinh cần
làm những nhiệm vụ cụ thể để thu được kết quả của hoạt động nhóm
• Giáo viên gợi ý đưa ra một số tài liệu tham khảo tại thư viện của nhà trường và một số
trang web liên quan đến nội dung các em cần tìm hiểu để các em trau dồi kỹ năng đọc
sách, tra cứu thông tin, kỹ năng tự tổ chức, trao đổi kinh nghiệm học tập với nhau,
giúp tăng tính tự học của học sinh.
• Vào tiết dạy tiếp đó giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày nội dung tìm hiểu của
từng nhóm. Khi một nhóm trình bày giáo viên và các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.
Sau đó, giáo viên chốt nội dung kiến thức để các em hiểu rõ và nắm vững kiến thức
về các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.

• Cuối cùng giáo viên đánh giá kết quả thảo luận của từng nhóm và tính tổ chức thực
hiện của học sinh.




×