Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 162 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Dự thảo 6-2016

QUY HOẠCH
ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Huế, tháng 6 năm 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

QUY HOẠCH
ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

Sở Thông tin và Truyền thông
tỉnh Thừa Thiên Huế

Trung tâm Công nghệ thông tin
tỉnh Thừa Thiên Huế


Giám đốc

Giám đốc

Lê Sỹ Minh

Lê Vĩnh Chiến

Huế, tháng 6 năm 2016


MỤC LỤC
PHẦN 1 - GIỚI THIỆU VỀ QUY HOẠCH................................................... 1
I. Tên quy hoạch ................................................................................................. 1
II. Vai trò, vị thế của CNTT và sự cần thiết xây dựng quy hoạch....................... 1
1. Vị thế của ngành CNTT tỉnh trong cả nước ............................................. 1
2. Đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh. ......................................................... 2
3. Thu hút lao động và giải quyết việc làm ................................................... 3
4. Thu hút đầu tư phát triển ........................................................................... 4
5. Khai thác, phát huy lợi thế của tỉnh .......................................................... 4
6. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT ............. 5
III. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch ................................................................. 6
1. Văn bản của Chính phủ, Bộ, Ngành ......................................................... 6
2. Các văn bản của tỉnh ................................................................................. 8
PHẦN 2 - GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN KTXH
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................................................................. 11
I. Điều kiện tự nhiên, xã hội ............................................................................. 11
1. Địa lý tự nhiên......................................................................................... 11
2. Phân chia hành chính .............................................................................. 11
3. Một số tài nguyên .................................................................................... 12

4. Cơ sở hạ tầng........................................................................................... 12
5. Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ......................................................... 13
II. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................ 13
1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội ......................................................... 13
2. Một số nhận định điểm mạnh, yếu và vấn đề rút ra của tỉnh về tự nhiên và
kinh tế xã hội dưới góc độ CNTT ........................................................... 14
PHẦN 3 - HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ ......................................................................................... 16
I. Hạ tầng công nghệ thông tin ......................................................................... 16
1. Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh ............................................... 16
2. Hạ tầng CNTT tại các cơ quan................................................................ 18
3. Hạ tầng mạng diện rộng (WAN) của tỉnh ............................................... 18
4. Hạ tầng CNTT công cộng (phục vụ công ích) ........................................ 19
II. Phần mềm ứng dụng...................................................................................... 19
1. Hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành ........................................ 20
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

i


2. Hệ thống ứng dụng phục vụ người dân/doanh nghiệp ............................ 21
3. CSDL chuyên ngành ............................................................................... 23
4. CSDL dùng chung ................................................................................... 23
5. CSDL thông tin địa lý (GIS Huế) ........................................................... 23
III. Hiện trạng nhân lực CNTT ........................................................................... 24
IV. Phát triển công nghiệp CNTT ....................................................................... 24
1. Công nghiệp phần cứng .......................................................................... 24
2. Công nghiệp phần mềm .......................................................................... 25
3. Công nghiệp nội dung số ........................................................................ 25
4. Hạ tầng để triển khai phát triển sản xuất gia công phần mềm ................ 25

5. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT .............. 25
6. Cơ chế chính sách ................................................................................... 25
7. Nhận định về lợi thế, hạn chế trong phát triển công nghiệp CNTT tỉnh 26
V. Nhìn nhận, đánh giá giá một số kết quả giai đoạn CNTT 2006-2014 .......... 27
1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 27
2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 29
3. Cơ hội, thách thức ứng dụng và phát triển CNTT .................................. 30
PHẦN 4 - DỰ BÁO XU HƯỚNG CNTT NÓI CHUNG VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN, ỨNG DỤNG CNTT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................ 39
I. Xu hướng CNTT trên thế giới....................................................................... 39
1. Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau .......................... 39
2. Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mở .......................................... 39
3. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở .......................... 39
4. Xu hướng phát triển công nghệ lưu trữ ................................................... 39
5. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng cục bộ không dây ...................... 40
6. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ CNTT - Viễn
thông - Phát thanh và truyền hình ........................................................... 40
7. Xu hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây ................................. 41
8. Xu hướng viễn thông .............................................................................. 41
9. Xu hướng toàn cầu hóa ........................................................................... 41
10. Xu hướng chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp 42
11. Xu hướng hình thành nền kinh tế trí thức ............................................... 42
II. Tình hình và xu hướng và các mục tiêu cơ bản về CNTT quốc gia ............. 43
1. Một số điển hình ứng dụng CNTT và triển khai CQĐT......................... 43
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

ii


2. Mô hình HTTT chính quyền điện tử quốc gia ........................................ 45

3. Xu hướng và mục tiêu cơ bản về CNTT quốc gia .................................. 48
III. Dự báo ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế ....................... 49
1. Phương pháp và căn cứ dự báo ............................................................... 49
2. Dự báo ứng dụng và phát triển CNTT đến 2020 .................................... 49
PHẦN 5 - QUY HOẠCH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........ 55
I. Quan điểm, yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT ...................................... 55
1. CNTT trở thành động lực cho sự phát triển KTXH ................................ 55
2. Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ các mục tiêu KTXH của tỉnh ... 55
3. Tối ưu hóa đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT, bảo đảm tính kế thừa và
tính hiện đại ............................................................................................. 56
II. Mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT ........................................................ 57
1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 57
2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 ....................................... 58
3. Tầm nhìn đến năm 2030 đối với một số chỉ tiêu cơ bản......................... 61
III. Quy hoạch tổng thể về lĩnh vực CNTT của tỉnh ........................................... 62
1. Định hướng nội dung ứng dụng và phát triển CNTT ............................. 62
2. Hệ thống CNTT của tỉnh......................................................................... 62
3. Đào tạo, truyền thông CNTT .................................................................. 67
4. Phát triển công nghiệp CNTT ................................................................. 68
5. Xây dựng, áp dụng cơ chế chính sách CNTT ......................................... 70
IV. Quy hoạch nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT.................... 72
1. Phát triển hệ thống hạ tầng CNTT .......................................................... 72
2. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực ....................................................... 73
3. Đào tạo nhân lực và truyền thông CNTT................................................ 83
4. Phát triển công nghiệp CNTT ................................................................. 85
5. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách CNTT............................................... 87
V. Quy hoạch các chương trình, dự án CNTT trọng điểm ................................ 88
1. Nhóm các chương trình, dự án về hạ tầng CNTT tỉnh ........................... 89
2. Nhóm các chương trình, dự án ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà

nước ......................................................................................................... 89
3. Nhóm các chương trình, dự án CNTT phục vụ công dân, doanh nghiệp và
một số ngành, lĩnh vực trọng tâm ........................................................... 89
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

iii


4. Nhóm các chương trình, dự án về phát triển công nghiệp CNTT tỉnh ... 90
5. Nhóm các chương trình, dự án về ðào tạo, truyền thông CNTT ............ 90
6. Nhóm các chương trình, dự án về cơ chế, chính sách CNTT ................. 91
PHẦN 6 - GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................... 92
I. Giải pháp tài chính ........................................................................................ 92
1. Khái toán kinh phí đầu tư (theo dự án đề xuất) ...................................... 92
2. Phân kỳ đầu tư......................................................................................... 92
3. Phương án tài chính ................................................................................ 93
II. Giải pháp tổ chức thực hiện .......................................................................... 93
1. Tổ chức quản lý....................................................................................... 93
2. Nguồn nhân lực ....................................................................................... 93
3. Cơ chế, chính sách .................................................................................. 94
4. Phân công nhiệm vụ ................................................................................ 94
PHẦN 7 - KẾT LUẬN .................................................................................... 98
I. Đối với người dân ......................................................................................... 98
II. Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư ............................................................. 99
III. Đối với chính quyền ...................................................................................... 99
IV. Đối với xã hội ................................................................................................ 99
PHẦN 8 - PHỤ LỤC ......................................................................................... 1
I. Một số thống kê hiện trạng CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế ............................... 1
1. Thống kê chung ......................................................................................... 1
2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT............................................................................. 1

3. Các giải pháp an toàn thông tin................................................................. 2
4. Các giải pháp an toàn dữ liệu .................................................................... 3
5. Nhân lực CNTT......................................................................................... 4
6. Ứng dụng CNTT ....................................................................................... 5
7. Triển khai các ứng dụng cơ bản tại UBND tỉnh: ...................................... 7
8. Phần mềm khác ......................................................................................... 7
9. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành: .............................................. 8
10. Sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các CQNN của tỉnh: ......... 9
11. Triển khai ứng dụng phần mềm nguồn mở ............................................... 9
12. Cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh: .................................................... 11
13. Sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT ............................................ 11
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

iv


II. Bản đồ hiện trạng CNTT tỉnh ....................................................................... 12
1. Điểm kết nối mạng diện rộng tỉnh .......................................................... 12
2. Điểm Wi-Fi công cộng............................................................................ 23
3. Điểm đào tạo về CNTT ........................................................................... 25
4. Doanh nghiệp phần cứng ........................................................................ 25
5. Doanh nghiệp phần mềm ........................................................................ 28
6. 31
7. Doanh nghiệp dịch vụ CNTT .................................................................. 32
8. Trung tâm, tổ chức nghiên cứu CNTT.................................................... 37
III. Danh mục các dự án CNTT đề xuất .............................................................. 38

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

v



THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Định nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

TTHC

Thủ tục hành chính

CCHC

Cải cách hành chính

QLHCNN

Quản lý hành chính nhà nước

QLNN

Quản lý nhà nước

CBCCVC

Cán bộ, công chức, viên chức


TT TTDLĐT

Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử

KTXH

Kinh tế xã hội

KHCN

Khoa học – Công nghệ

CPĐT

Chính phủ điện tử

CQĐT

Chính quyền điện tử

CSĐT

Công sở điện tử

CNTT

Công nghệ thông tin

HTTT


Hệ thống thông tin

TMĐT

Thương mại điện tử

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNTT-TT

Công nghệ thông tin - Truyền thông

TT&TT

Thông tin và Truyền thông

VPN

Mạng riêng ảo (Virtual Private Network)

GIS

Thông tin địa lý (Geographic Information System)

LAN

Mạng nội bộ (Local Area Network)


WAN

Mạng diện rộng (Wide Area Network)

G2G

Chính quyền với Chính quyền (Government to
Government)

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

vi


G2B

Chính quyền với Doanh nghiệp (Government to Business)

G2C

Chính quyền với Công dân (Government to Customer)

B2B

Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (Business to Business)

B2C

Doanh nghiệp với Khách hàng (Business to Customer)


MAN

Mạng đô thị (Metropolitan Area Network)

SAN

Vùng mạng lưu trữ dữ liệu (Storage Area Network)

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

vii


PHẦN 1 - GIỚI THIỆU VỀ QUY HOẠCH
I. Tên quy hoạch
Quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
II. Vai trò, vị thế của CNTT và sự cần thiết xây dựng quy hoạch
1. Vị thế của ngành CNTT tỉnh trong cả nước
CNTT ngày nay đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp
phần vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách
quản lý, học tập, làm việc của con người. Rất nhiều nước đã coi sự phát triển
CNTT là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thế giới dưới
những tác động của CNTT đã và đang đi vào nền kinh tế tri thức.
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế (gọi tắt là Nghị quyết 36) xác định CNTT là một công cụ hữu hiệu
tạo lập phương thức phát triển mới; là một động lực quan trọng phát triển kinh tế
tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình

hội nhập quốc tế; CNTT là yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công ba
đột phá chiến lược nên cần được ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển KTXH.
Tỉnh Thừa Thiên Huế, - đặc biệt thành phố Huế - có vị trí quan trọng trong
cả nước. Huế có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản
văn hóa thế giới, là thành phố Festival. Huế là trung tâm văn hóa du lịch bậc nhất
của cả nước, là trung tâm y tế lớn, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn của
khu vực miền Trung với Bệnh viện trung ương Huế, Đại học Huế..., có nguồn lực
lớn về KHCN nói chung và CNTT nói riêng, là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, trong thời gian qua, Đảng và
Nhà nước đã chỉ đạo sâu sát và đầu tư đáng kể cho việc ứng dụng và phát triển
CNTT trong đời sống kinh tế xã hội. Việc ứng dụng và phát triển CNTT của Thừa
Thiên Huế trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, của Ủy ban
nhân dân các cấp và của các sở ban ngành.
Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đứng trong nhóm đầu của các tỉnh có chỉ số sẵn
sàng ứng dụng CNTT (ICT-Index) cao trong quốc gia. Theo số liệu thống kê giai
đoạn từ 2007-2011 thì Thừa Thiên Huế xếp thứ 4 cả nước. Năm 2013, chỉ số của
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

1


tỉnh được xếp thứ 6, năm 2014 xếp thứ 7, năm 2015 xếp thứ 11. Qua những số
liệu chúng ta có thể dễ dàng thấy được tỉnh đã có những nền tảng căn bản khá tốt
cho việc ứng dụng CNTT. Trong những năm qua, mặc dù với số tiền đầu tư không
lớn so với mặt bằng chung toàn quốc nhưng tỉnh đã có khá nhiều hệ thống CNTT
vận hành ổn định.

2. Đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh.

- Xu hướng các nước trên thế giới hiện nay và trong tương lai đều lấy việc ứng
dụng và phát triển CNTT- trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện CQĐT - để làm
hài hòa và thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của người dân; làm nguyên tắc lãnh
đạo, điều hành nhằm mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế, phát triển xã
hội. Việc triển khai xây dựng và ứng dụng hiệu quả CQĐT là yêu cầu tất yếu để
chính quyền nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo điều hành, giảm thiểu chi phí
xã hội, xúc tiến và thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch; nâng cao tính
minh bạch, cải tiến môi trường, chính sách; quảng bá và cung cấp thông tin đa
dạng, nhanh chóng, có chất lượng phục vụ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
và du khách ở mức độ cao. Do đó, việc Thừa Thiên Huế ứng dụng và phát triển
CNTT theo định hướng trọng tâm là ứng dụng và phát triển CQĐT được cũng sẽ
trở thành một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội,
quốc phòng an ninh của tỉnh.
- Sự phát triển CNTT có hai tác động cơ bản. Thứ nhất là tác động lên việc
hình thành ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp phần cứng, công
nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung. Thứ hai, CNTT tạo tiền đề cho việc
nâng cao năng suất, hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội,
thúc đẩy hội nhập của quá trình kinh doanh, quản lý điều hành. CNTT là công cụ,
phương tiện đắc lực không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế, là công cụ tất yếu trong thời đại kinh
tế tri thức..
Sau đây là một số điển hình của tỉnh về việc ứng dụng và phát triển hiệu quả
CNTT:
- Ứng dụng CNTT hiệu quả trong quản lý hoạt động nội bộ các cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh; cung cấp đầy đủ, nhanh chóng các thông tin hoạt động
điều hành của tỉnh cùng nhiều dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử của tỉnh đã được vận hành ổn định, tin tức
cập nhật có tính thời sự, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh;
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


2


các quy trình, TTHC được công khai minh bạch cùng các dịch vụ công cơ bản ở
mức 1 và mức 2 và một số dịch vụ ở mức độ 3 trên Cổng thông tin điện tử tỉnh đã
mang lại nhiều thông tin, thuận tiện cho người dân và tổ chức, doanh nghiệp, từng
bước tăng cường công tác cải cách hành chính tại địa phương.
- Hệ thống thư điện tử công vụ được triển khai, cung cấp cho tất cả CBCCVC
trên địa bàn tỉnh.
- HTTT địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue) đã hoạt động và vận hành các
phân hệ GISHue (các CSDL nền địa hình toàn tỉnh, CSDL chuyên ngành trên nền
GIS đang từng bước hoàn thiện).
- Tỉnh đã đưa vào vận hành sử dụng hệ thống 5 phần mềm dùng chung tại tất
cả các sở ban ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và một số
phường/xã. Bao gồm: Quản lý văn bản và điều hành; Đăng ký xếp lịch và phát
hành Giấy mời qua mạng; Quản lý hồ sơ một cửa; Theo dõi tiếp dân và giải quyết
đơn thư, khiếu nại, tố cáo; Quản lý, theo dõi ý kiến chỉ đạo và văn bản ban hành.
- Các phần mềm quản lý chuyên ngành của các sở ban ngành cũng được đầu
tư phát triển, ứng dụng khá hiệu quả.
- Các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện… trên địa bàn tỉnh cũng đã bước
đầu triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
mình.
- Công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT cũng được lãnh đạo tỉnh
chú trọng. Hiện nay, nhờ các chính sách thu hút, khuyến khích, nguồn nhân lực
CNTT trong cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp và xã hội đã tăng đáng kể
cả về số lượng và chất lượng.
3. Thu hút lao động và giải quyết việc làm
- Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của CNTT-TT, kết hợp với những
tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, CNTT-TT là một phần không
thể thiếu của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Nhiều

lĩnh vực từ quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự động hóa công nghiệp …đến
các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế đều có thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng tin
học. Các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội muốn ứng dụng CNTT hiệu quả thì
nhân lực CNTT là yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp CNTT,
trong đó có công nghiệp phần mềm – lĩnh vực mà Thừa Thiên Huế đang chú trọng
phát triển. Bên cạnh đó Thừa Thiên Huế là trung tâm giáo dục lớn của miền Trung
với hệ thống các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng và dạy nghề) tạo ra nguồn lao
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

3


động nói chung và lao động CNTT nói riêng cho tỉnh và cho toàn vùng. Do đó,
CNTT-TT phát triển sẽ thu hút lượng lớn lao động là các sinh viên ra trường hằng
năm và lao động có kinh nghiệm trong tỉnh và từ các địa phương khác, phần nào
giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động
4. Thu hút đầu tư phát triển
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành
công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, Chương
trình phấn đấu đến 2020 tăng trưởng tối thiểu 15%/năm đối với lĩnh vực phần
mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử thu
hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015-2020. Đồng thời, nâng cao sức
cạnh tranh, duy trì vị trí là một trong 10 nước đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
duy trì vị trí thuộc nhóm 10 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm toàn cầu.
Một trong những nhiệm vụ mà Chương trình của Chính phủ đặt ra là phát
triển sản phẩm CNTT trọng điểm. Theo đó, triển khai lựa chọn sản phẩm, tổ chức,
doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản
xuất, xúc tiến, thương mại hóa, triển khai thử nghiệm và các nội dung liên quan

khác. Trong đó, chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm:
- Phần mềm ứng dụng trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội; đặc biệt
là các phần mềm cho các hệ thống lớn, phần mềm ứng dụng trên mạng di động, mạng
Internet;
- Phát triển các sản phẩm, giải pháp dựa trên phần mềm nguồn mở và trên nền
công nghệ mở;
- Phát triển các sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt; các sản phẩm phục vụ cơ
quan nhà nước, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn; các sản phẩm trên mạng di động,
Internet, công cụ, dịch vụ tìm kiếm trên mạng;
- Đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các sản phẩm phần cứng, tích hợp
hệ thống mà Việt Nam có lợi thế hoặc vì yêu cầu an toàn an ninh; các sản phẩm vi
mạch, điện tử, bán dẫn; phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực phần cứng - điện
tử; đầu tư phát triển các sản phẩm CNTT trọng điểm, sản phẩm an toàn thông tin, sản
phẩm CNTT phục vụ các hệ thống thông tin quốc gia, an ninh, quốc phòng.
5. Khai thác, phát huy lợi thế của tỉnh
Lợi thế so sánh của tỉnh là di tích Cố đô Huế, định hướng xây dựng thành
phố Huế thành trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh, trung tâm du lịch,
văn hóa, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm đào tạo chất lượng
cao, trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học của cả nước, trung tâm
thương mại và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền
Trung - Tây Nguyên. Các lợi thế này luôn cần thiết có đóng góp hiệu quả của ứng
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4


dụng và phát triển ngành CNTT-TT, đồng thời cũng là các lĩnh vực mà CNTTTT có thế mạnh phát huy tốt nhất sức mạnh của mình.
- CNTT giúp phát huy nhân tố con người, trong đó quan trọng là phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT.
- CNTT nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành

chính; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy dân chủ và sức mạnh của các
thành phần kinh tế; tạo môi trường đầu tư thân thiện với các nhà doanh nghiệp, các
nhà đầu tư và nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
- CNTT góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông, tuyên truyền cùng giải pháp
quản lý bảo đảm phát triển bền vững môi trường sinh thái; gắn phát triển kinh tế - xã
hội với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa
lịch sử của Cố đô Huế; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; góp phần trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái, không làm tổn
hại và suy thoái môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử.
- CNTT là ngành mũi nhọn trong việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế là
trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả
nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục – đào tạo
đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
6. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT
Trên cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của phát triển và ứng dụng
CNTT cùng với những nỗ lực của tỉnh, thời gian qua tỉnh đã phát huy hiệu quả,
thiết thực ứng dụng CNTT trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chuyên môn hàng
ngày tại các cơ quan, đơn vị; nâng cao năng suất, chất lượng công việc, mang lại
nhiều thuận lợi đến cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành công đạt được thì vẫn còn không ít trở ngại cần khắc phục, cần bổ sung để
việc ứng dụng và phát triển CNTT được hiệu quả hơn, cụ thể:
- Một số CBCCVC và người lao động chưa thực sự thấy được vai trò, trách nhiệm
và quyền lợi của mình trong các hệ thống CNTT của tỉnh hiện nay. Dễ dàng nhận thấy
nhất là gần như tất cả các đơn vị đều có website, nhưng rất ít người truy cập vào các
website của đơn vị mình để xem thông tin, xử lý công việc.
- Các HTTT được phát triển độc lập chưa có sự liên thông, tích hợp, phải cần tiếp
tục hoàn thiện chức năng, tính năng để đáp ứng kịp nhu cầu ứng dụng. Hệ thống dữ
liệu của tỉnh chưa tập trung dẫn đến việc khai thác, thống kê để đưa ra những quyết
định có tính vĩ mô phục vụ công tác chỉ đạo điều hành gặp khó khăn... Các hạn chế

này là do chúng ta chưa có khung một “Khung kiến trúc tổng thể (EA: Enterprise
Architecture)” để phát triển và ứng dụng CNTT một cách đồng bộ, diện rộng.
- Các chính sách, quy trình, quy định áp dụng các ứng dụng CNTT chưa đầy đủ
và chưa được chấp hành nghiêm túc dẫn đến có nơi làm tốt, nơi không.

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

5


- Người dân vẫn chưa quan tâm, khó nắm bắt, tiếp cận sử dụng được các dịch vụ
công do chính quyền cung cấp trên nền tảng CNTT-TT. Mặt khác các dịch vụ công
do chính quyền cung cấp cũng chưa thực sự đáp ứng được nhiều nhu cầu thiết thực
của người dân.
Để khắc phục được các trở ngại, hiện thực hóa được chủ trương của Bộ Chính
trị “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế”; hiện thực hóa được các chủ trương, chỉ đạo
của Đảng, của Chính phủ trong việc ứng dụng và phát triển CNTT trong các lĩnh
vực cách hành chính, quản lý hành chính công; thể hiện ý chí, quyết tâm chính trị
của tỉnh trong việc tiến tới nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển
kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thời đại
CNTT phát triển bùng nổ;... thời gian đến tỉnh cần phải tiếp tục nắm bắt, tiến hành
phân tích thực trạng, xu thế ứng dụng và phát triển CNTT, lợi thế và hạn chế của
tỉnh trong việc ứng dụng và ứng dụng và phát triển CNTT-TT để phục vụ tốt hơn
cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Theo đó tỉnh cần lập ra quy hoạch phát triển và
ứng CNTT từ nay đến 2020 và định hướng đến 2030 cho tỉnh; Quy hoạch là cơ
sở để xác định mô hình ứng dụng và phát triển CNTT tổng quát của một giai đoạn
dài, trọng tâm là xây dựng kiến trúc hệ thống thông tin CQĐT của tỉnh; xác định
các nội dung, hạng mục đầu tư, bố trí và thu hút mọi nguồn lực, lộ trình để xây
dựng thành công CQĐT và đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành tỉnh mạnh về

CNTT-TT; xa hơn nữa là hướng tới phát triển đô thị thông minh, chính quyền kết
nối. Quy hoạch cũng sẽ góp phần phục vụ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh, từ đó giúp Đảng bộ, UBND tỉnh thực hiện thắng lợi nghị quyết
của Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
III. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch
Quy hoạch được xây dựng dựa trên khung pháp lý hiện hành và các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm:
1. Văn bản của Chính phủ, Bộ, Ngành
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
- Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 1 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban
Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ
nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020.
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc ban
hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012
của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

6


thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020.
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
và hội nhập.

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1
tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập
quốc tế.
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện
tử.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm
2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công
nghiệp công nghệ thông tin.
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy
định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử
hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thương mại điện tử
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Bưu
chính Viễn thông phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 50/2009/QÐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính

phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm
và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”.
- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm
2020.
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

7


- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015.
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông”.
- Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương
mại điện tử quốc gia.
- Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ
thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2015.
- Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành danh mục CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng
phát triển Chính phủ điện tử.
- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ Thông tin
và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt
Nam đến năm 2020.

- Chỉ thị số 05/2008/CT-BTTTT ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông
tin Việt Nam.
- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9 tháng 2 năm 2012 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu.
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu.
- Công văn số 270/BTTTT-ƯDCNTT ngày 06 tháng 02 năm 2012 của Bộ Thông
tin và Truyền thông hướng dẫn Mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh.
- Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam ban hành kèm theo Công văn số 1178/BTTTTTHH ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Các văn bản của tỉnh

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

8


- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020.
- Quyết định số 1958/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh

Thừa Thiên Huế về việc thành lập Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu mô hình Văn phòng điện
tử đối với UBND các cấp, cơ quan hành chính nhà nước.
- Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong
những trung tâm khoa học và công nghệ cả nước”.
- Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về Ban hành quy định thu thập, cập nhật, quản lý, tích hợp, khai thác và sử
dụng dữ liệu dùng chung trên địa bàn tỉnh.
- Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Tỉnh ủy Thừa Thiên
Huế về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế.
- Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về Xây dựng Thừa Thiên Huế thành tỉnh mạnh về Công nghệ thông tin Truyền thông.
- Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về Triển khai dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng
đến năm 2020.
- Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về Triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015.
- Thông báo kết luận số 08/TB-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2015 của đồng chí
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại cuộc họp nghe báo cáo cơ
sở dữ liệu thủ tục hành chính và phương án xây dựng phần mềm khảo sát mức độ hài
lòng với dịch vụ hành chính công.
- Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 25/8/2015 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

9


- Kế hoạch số 91-KH/TU ngày 21/7/2015 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về việc
ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2015-2020 và từng năm trong hoạt động của
các cơ quan Đảng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị
quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát
triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
- Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 7/10/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế.

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

10


PHẦN 2 - GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN
KTXH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
I. Điều kiện tự nhiên, xã hội
1. Địa lý tự nhiên
Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, có toạ độ địa lý 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, phía Tây
giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Vị trí địa lý của tỉnh hết

sức thuận lợi cho tỉnh phát triển toàn diện cả kinh tế, văn hóa, xã hội và mở rộng
giao lưu với các tỉnh trong nước và quốc tế.
- Với diện tích hơn 5.000 km2, dân số gần 1,14 triệu người, chiếm 1,5% về diện
tích và 1,3% về dân số so với cả nước. Như vậy, Thừa Thiên Huế là một tỉnh trung
bình cả về diện tích và dân số của nước ta. Độ che phủ rừng tăng từ 48,7% (năm 2005)
lên gần 56,7% (năm 2014) so với diện tích đất tự nhiên.
- Thừa Thiên Huế nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là hai
trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều
kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam Bắc. Thừa Thiên Huế nằm trên
trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây, nối Thái Lan
– Lào - Việt Nam theo đường bộ qua 2 cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân. Thành phố Huế
là điểm dừng chính của đường sắt Bắc Nam, có sân bay dân dụng Phú Bài. Sự thuận
lợi trong việc giao lưu với các vùng khác, đặc biệt là các vùng kế cận như thành phố
Vinh (Nghệ An), thành phố Đà Nẵng, nước bạn Lào,… là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế.
- Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây với độ sâu
18-20m đủ điều kiện đón các tàu có trọng tải lớn cập bến, có 81 km biên giới với Lào.
- Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền
thống cách mạng vẻ vang. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng bộ,
quân và dân Thừa Thiên Huế đã lập nên những chiến công hiển hách, được Đảng, Nhà
nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và trao tặng tám
chữ vàng “Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.
2. Phân chia hành chính
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố
Huế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; 02 thị xã: Hương
Thủy và Hương Trà và 06 huyện (huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú
Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, trong đó có 2 huyện miền núi là A Lưới và Nam
Đông).
Đến 31/12/2014, tổng số cơ quan quản lý hành chính nhà nước của Thừa
Thiên Huế là 184 đơn vị, trong đó:

- Cấp tỉnh: 19 (16 Sở 16, 01 Ban, 01 Ngành và Văn phòng UBND tỉnh)
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

11


- Cấp huyện/thành phố: 9 ( 06 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố)
- Cấp xã/ phường/ thị trấn: 152 (39 phường, 8 thị trấn, 105 xã)
- Đơn vị sự nghiệp: 10

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (nguồn: www.thuathienhue.gov.vn)

3. Một số tài nguyên
Với chiều dài 120 km, vùng biển Thừa Thiên Huế có 4 cửa biển: Thuận An,
Tư Hiền, Cảnh Dương, Lăng Cô, với nhiều chủng loại hải sản, có khoảng 500 loài
cá, tôm…; trong đó, khoảng 30-40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá
chim, cá thu và các loại hải sản khác. Nhưng đến nay, trữ lượng khai thác trung
bình còn thấp, khoảng 30-35 nghìn tấn/năm. Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát
triển thủy sản ở cả 3 vùng: Biển, đầm phá và vùng nước ngọt. Đặc biệt, vùng đầm
phá với chiều dài hơn 70 km, diện tích 22.000 ha, có khoảng 160 loài cá, 12 loài
tôm và nhiều loại nhuyễn thể. Vùng này còn giàu tiềm năng về nuôi trồng và đánh
bắt nhiều loại thủy hải sản có giá trị như các loại tôm sú, tôm bạc, cua, cá mú, cá
đối, cá dìa, sò huyết, vẹm xanh, ốc hương,.... Đặc biệt, có rong câu chỉ vàng là
nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến agar và agarose.
4. Cơ sở hạ tầng
Ngoài hệ thống đường tỉnh lộ đã và đang được nâng cấp, Thừa Thiên Huế
còn thuận lợi về các đường giao thông nối liền với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ,
Nam Trung Bộ và với cả nước. Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất, tuyến đường
Hồ Chí Minh chạy dọc theo tỉnh, tạo ra một hành lang phát triển kinh tế và dịch
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


12


vụ. Có đường giao thông, từ cửa biển đến hai cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân sang
Lào, nối với Thái Lan, là con đường ngắn nhất và thuận tiện nhất cho Lào và miền
Đông Bắc Thái Lan đi ra biển Đông.
Ven biển Thừa Thiên Huế còn có những vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi
để xây dựng các cảng biển như Thuận An, Chân Mây. Đặc biệt vịnh Chân Mây
đang được xây dựng trở thành một trong những cảng nước sâu lớn nhất khu vực
miền Trung.
5. Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
- Thừa Thiên Huế có thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam, có tiềm năng là đô thị
loại I; là thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival và theo quy hoạch, Huế
là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm văn hóa, du lịch,
trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và
cả nước. Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát
triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một cực tăng trưởng
của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; là trọng điểm về quốc phòng, an
ninh của quốc gia. Xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế được Bộ Chính
trị xem có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên
và cả nước.
- Thừa Thiên Huế có thế mạnh tiềm năng nhân tố con người, đặc biệt là phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao; có thế mạnh trong việc hình thành và phát triển các
trung tâm đào tạo chất lượng cao; trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học
của cả nước; trung tâm thương mại và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
và khu vực miền Trung và Tây Nguyên; có tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thừa Thiên Huế có giá trị di sản văn hóa truyền thống to lớn; có tiềm năng và
thế mạnh phát triển thành một trong những trung tâm dịch vụ - du lịch lớn của vùng

trên cơ sở nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng,
bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục.v.v…
- Thừa Thiên Huế có cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
năm 2015 tỷ trọng giữa Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng – Nông, lâm, thủy sản tương
ứng là 53% - 37,1% - 9,9%.
II. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội
- Kinh tế tăng trưởng và ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định

hướng và tích cực. Tổ chức thực hiện có kết quả các chương trình, dự án trọng điểm,
nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút đầu tư nước ngoài, giá trị, sản xuất
hàng hóa các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh. Đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Chương trình xóa đói,

giảm nghèo, xóa nhà tạm và các chính sách hỗ trợ người nghèo, giải quyết việc làm,
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

13


đào tạo nghề cho người lao đông, giải quyết nhà ở cho dân nghèo ở thành phố và nông
thôn, nhất là nhà ở của nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt được triển khai tích
cực, đồng bộ.
- Các thiết chế văn hóa - thể thao - du lịch từng bước được xây dựng, hoàn thiện.

Thành công của các kỳ Festival đã góp phần nâng cao vị thế của văn hóa Việt Nam và
bản sắc văn hóa Huế, mở ra triển vọng phát triển mới cho ngành văn hóa, du lịch, dịch
vụ.
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên.


Giáo dục nghề nghiệp và đại học tăng cả về số lương và chất lượng. Đai học Huế tiếp
tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất
lương cao. Trung tâm Y tế chuyên sâu của miền Trung mà hạt nhân là Bệnh viện trung
ương Huế đã phát triển theo hướng chuyên sâu, kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu khám,
chữa bệnh của nhân dân trong khu vực.
- Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố. Công tác xây dựng
Đảng được chú trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ các cấp được
nâng lên; hệ thống chính trị được kiện toàn, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước;
quan hệ giữa Đảng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gắn
bó chặt chẽ hơn; nội bộ cấp ủy đoàn kết, thống nhất; niềm tin, uy tín của Đảng bộ đối
với nhân dân ngày càng được nâng cao.
2. Một số nhận định điểm mạnh, yếu và vấn đề rút ra của tỉnh về tự
nhiên và kinh tế xã hội dưới góc độ CNTT
2.1. Thuận lợi
- Vị trí địa lý, giao thông là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
Thừa Thiên Huế.
- Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước,
là một trong năm tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Khu vực Chân Mây - Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng phát
triển. Đặc biệt, vịnh Chân Mây đang được xây dựng trở thành một trong những cảng
nước sâu lớn nhất khu vực miền Trung. Có thể đẩy nhanh quá trình xây dựng khu vực
Chân Mây - Lăng Cô trở thành một trong những khu vực ''động lực bứt phá'' của tỉnh
Thừa Thiên Huế, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực Bắc Trung Bộ.
- Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước.
Đầu tư phát triển du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống nhân dân Thừa Thiên Huế, mà còn phù hợp với chiến lược phát triển du lịch
của Bắc Trung Bộ và của cả nước.
- Thừa Thiên - Huế có hệ thống đào tạo đại học và trên đại học, với quy mô lớn
gồm 8 trường đại học, 01 học viện, 05 trường cao đẳng, 06 trường trung cấp chuyên

nghiệp. Thừa Thiên Huế cũng là trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế lớn của cả nước và
là trục phát triển kinh tế trọng điểm của vùng kinh tế miền Trung.
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

14


- Nguồn lực KHCN của Thừa Thiên Huế khá, có khoảng 20.741 người, chiếm
1,83% dân số, trong đó 1.409 người có trình độ trên đại học, chiếm 6,79% tổng số
nhân lực (có 249 TS, 1.160 Ths).
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 là 8,23% cao hơn so với năm 2013 (7,89%).
2.2. Khó khăn
- Công nghiệp của Thừa Thiên Huế còn yếu. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu mới
có xi măng, gạch men, bia,.... Lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn.
- Thừa Thiên Huế có diện tích, dân số trung bình, ít tài nguyên khoáng sản, thị
trường nói chung..
- Công nghiệp CNTT chưa phát triển và thị trường CNTT còn nhỏ bé.
2.3. Kết luận rút ra
- Phát huy thế mạnh về giáo dục đào tạo, thế mạnh về trí tuệ con người Thừa Thiên
Huế, lãnh đạo tỉnh cần có chính sách khuyến khích để giữ chân được người hiền tài ở
lại đóng góp cho quê hương, thu hút chất xám từ nơi khác về phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội, cũng như ứng dụng CNTT của tỉnh.
- Lấy phát triển công nghiệp CNTT và gia công xuất khẩu phần mềm làm một mũi
nhọn phát triển. Công nghiệp phần mềm không những phục vụ trong tỉnh mà có thể
mở rộng ra thị trường trong nước và vươn xa hơn ra thị trường nước ngoài. Muốn vậy,
cần phát triển Trung tâm CNTT của tỉnh làm hạt nhân để phát triển công nghiệp phần
mềm, sớm triển khai dự án thành lập khu CNTT tập trung, tạo môi trường làm việc
hiệu quả.
- Một hướng ứng dụng CNTT quan trọng là CNTT phục vụ du lịch. Tỉnh cần xây
dựng các hệ thống thông tin du lịch của Huế có chất lượng, có sức hấp dẫn để quảng

bá du lịch; xây dựng các phần mềm tiện ích hướng dẫn khách du lịch, quản lý khách
sạn, quản lý bán vé tàu xe, đường điện thoại nóng phục vụ du lịch...
- Phát huy thế mạnh về y tế của Thừa Thiên Huế và trí tuệ con người Thừa Thiên
Huế, đẩy mạnh thực hiện y tế từ xa, thăm khám chữa bệnh từ xa, hội chẩn truyền hình.
Điều này có thể làm được bằng cách nâng cao chất lượng hạ tầng CNTT từ trung tâm
thành phố Huế đến các huyện, vùng sâu vùng xa.
- Phát huy hiệu quả của các điểm Bưu điện văn hóa xã bằng cách phổ cập Internet
đến từng điểm Bưu điện văn hóa xã. Người dân có thể tìm kiếm thông tin trên Internet
nhanh và dễ dàng hơn là chuyển báo đến địa phương.

Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

15


PHẦN 3 - HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
I. Hạ tầng công nghệ thông tin
1. Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh
Đến nay, hệ thống hạ tầng tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh (bao
gồm các hệ thống thiết bị được đầu tư từ nhiều dự án của tỉnh kể từ năm 2001 và
sau khi triể n khai dự án “Xây dựng hạ tầng Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử
tỉnh của tỉnh phục vụ khai thác CSDL và các dịch vụ công” (căn cứ theo Quyết
định số 2021/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế); tiếp nhận từ dự án “Nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin cho các Sở Thông tin và Truyền thông” do Bộ TT&TT làm chủ đầu tư; các
thiết bị được đầu tư từ dự án Công viên phần mềm Huế từ năm 2001 với nhiều
trang thiết bị đã cũ, hiệu suất thấp nên hiện tại chỉ dùng cho giám sát mạng và các
ứng dụng, dịch vụ quản trị mạng không đòi hỏi hiệu suất cao.
Hệ thống thiết bị của dự án website sở ban ngành đầu tư từ năm 2007 hiện

tại đang vận hành hệ thống website, CSDL và phân giải tên miền; sắp tới nếu triển
khai hệ thống ảo hóa đồng bộ thì có thể dùng chúng làm máy chủ sao lưu, dự
phòng cho các dịch vụ đang hoạt động và dịch vụ quản trị mạng.
Nhìn chung TT TTDLĐT đã cơ bản đảm bảo cho các thiết bị, các HTTT
được cài đặt hoạt động ổn định. Tuy nhiên, với định hướng ứng dụng và phát triển
CNTT thời gian đến với quy mô lớn hơn, tập trung hơn thì cần nâng cấp TT
TTDLĐT mới đạt tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu, với quy mô đủ đáp ứng nhu cầu
triển khai hệ thống.
1.1. Hệ điều hành
- Micrsoft Windows Server.
- Linux.
1.2. Cơ sở dữ liệu
- Microsoft SQL Server.
- MySQL.
- Oracle.
1.3. An toàn, bảo mật
Hiện tại TT TTDLĐT được trang bị 04 firewall (02 của hãng Juniper và 02
của hãng Fortigate), được lắp đặt và cấu hình theo mô hình 02 lớp (front-end và
back-end) và đảm bảo tính dự phòng cao theo tiêu chuẩn bảo mật được tư vấn từ
các đơn vị, công ty bảo mật uy tín. Như vậy, 02 firewall cấu hình dự phòng tại
vùng Internet nhằm bảo vệ cho các máy chủ web, máy chủ tên miền (DNS) và
máy chủ chuyển tiếp mail. 02 firewall cấu hình dự phòng tại vùng Intranet nhằm
Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

16


×