5
MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới có nhiều tôn giáo cùng tồn tại và đây là lĩnh vực
hết sức phức tạp và nhạy cảm. Đối với Việt Nam, là một quốc gia đa tôn giáo
và cùng với dân tộc, tôn giáo đang là lĩnh vực mà chủ nghĩa đế quốc, các thế
lực thù địch lợi dụng, coi đó là một trong những mũi đột phá khẩu của chiến
lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ về tôn giáo ở Việt Nam, quan điểm, chính
sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo đặt ra là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa to
lớn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đảm bảo cho việc thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
1.1. Đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý có tầm chiến lược trọng yếu ở khu vực Đông
Nam Á, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, đặc biệt là sự giao lưu văn hóa
Trung - Việt và Ấn - Việt, cho nên Việt Nam cũng là trung tâm cho sự du nhập
của các tôn giáo thế giới và cũng chính vị trí địa lý đó đã quy định về đặc điểm tín
ngưỡng, tôn giáo Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam mang tính quần chúng khá phổ biến nhưng chủ yếu chỉ ở góc độ
tâm lý tôn giáo.
Việt Nam là một quốc gia đất không rộng, người không đông, nhưng có
nhiều tôn giáo cùng tồn tại và nhiều hình thức tín ngưỡng bản địa. Trong đó
có sáu tôn giáo lớn (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài
và Hòa Hảo). Gần đây Đảng, Nhà nước ta thừa nhận tư cách pháp nhân bảy
tôn giáo mới bao gồm (Tứ Ân Hiếu Nghĩa; Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam;
Đạo Baha’i; Minh lý đạo; Tam Tông miếu; Giáo hội phật Đường Nam tông
Minh Sư đạo; Bửu Sơn Kỳ Hương).
Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam không chỉ có trong đồng bào các tôn
giáo mà còn tồn tại khá phổ biến trong quần chúng không theo một tôn giáo nào.
6
Ở Việt Nam, ngoài số lượng tín đồ các tôn giáo (trên 30 triệu, chiếm khoảng 1/3
dân số cả nước), quần chúng đến với tôn giáo chủ yếu chỉ thuộc về lĩnh vực tình
cảm đó là tín ngưỡng truyền thống. Tín ngưỡng truyền thống trong quần chúng
như là một cái tự nhiên “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”, “có thờ có thiêng, có
kiêng có lành”; một bộ phận tiềm ẩn của tâm linh, một nơi nương tựa, niềm hy
vọng, sự giải thoát và là một màn sương mờ ảo bao phủ đời sống tinh thần của
nhiều thế hệ con người Việt Nam, chính điều đó đã khiến con người Việt Nam
không quá khắt khe trong việc đến với các tôn giáo.
Quần chúng đến với tôn giáo chủ yếu thuộc về góc độ tâm lý tôn giáo.
Tâm lý tôn giáo không chỉ sâu đậm trong lòng tín đồ các tôn giáo mà còn có
trong số đông đồng bào không theo một tôn giáo cụ thể nào, nhiều tín đồ tuy
khá sùng đạo nhưng hiểu về giáo lý rất ít, thậm chí đến với tôn giáo là do sự
xác tín, sự lan truyền tâm lý hoặc do sự vận động, lôi kéo nào đó (không mấy
tín đồ Phật giáo hiểu rõ về “quy y tam bảo” và những tư tưởng cơ bản của nhà
Phật; không nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo hiểu được thực chất cái “Bí tích” và
tư tưởng chính của kinh Cựu ước, Tân ước ngoài những điều tiếp nhận được
qua sự truyền giảng của Linh mục.
Thứ hai, các tôn giáo lớn ở Việt Nam đều được du nhập từ ngoài vào
nhưng ít nhiều đều bị Việt Nam hóa và mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam.
Các tôn giáo lớn ở Việt Nam được du nhập từ ngoài vào (Phật giáo từ
Ấn Độ sang và từ Trung Quốc xuống, Thiên Chúa giáo do Hội thừa sai Pari
“Pháp” truyền sang, Hồi giáo do các thương gia Hồi giáo vùng Tây Á truyền
vào, Tin Lành do liên hiệp phúc âm truyền giáo Mỹ “CMA” truyền sang). Các
dòng tôn giáo thế giới chảy vào Việt Nam đã hòa nhập cùng với tín ngưỡng
truyền thống và những tàn dư của tôn giáo bản địa tạo thành nền tảng vững
chắc đi suốt đời sống tâm linh của con người Việt Nam.
Bên cạnh đó, các tôn giáo được du nhập từ ngoài vào đã cùng đi chung
dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, cùng chịu sự tác động, chi phối bởi
từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cùng
với bản sắc văn hóa của dân tộc đã tạo dựng một nền văn hóa chung thống nhất
mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam (Thiên Chúa giáo là tôn giáo
7
của phương Tây, những người theo Thiên Chúa giáo chỉ thờ duy nhất là hình
tượng của Chúa, các tín đồ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam bên cạnh thờ Chúa
vẫn có thể thờ cúng ông bà, tổ tiên và những anh hùng của dân tộc).
Thứ ba, các tôn giáo ở Việt Nam luôn dung hợp, đan xen, hòa đồng.
Các tôn giáo được du nhập hoặc ra đời ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau,
trong điều kiện xã hội Việt Nam đã có “Tam giáo đồng nguyên” (Nho, Phật, Lão
giáo), khi có thêm Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo thì các tôn giáo ở Việt
Nam vẫn thể hiện rõ nét sự dung hợp, đan xen, hòa đồng và cùng với tín ngưỡng
truyền thống mà nét nổi bật là phong tục thờ cúng tổ tiên đã làm đậm nét cốt
cách, tâm hồn, tình cảm con người Việt Nam. Các tín đồ dù thuộc các tôn giáo
khác nhau nhưng đều cùng chung một mục đích “tốt đời, đẹp đạo” cùng nhau
phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Sự dung hợp, đan xen, hòa đồng giữa các tôn giáo ở Việt Nam thể hiện
cả ngay trong cùng một tôn giáo và giữa các tôn giáo với nhau (Phật giáo đan
xen giữa thánh, thần, tiên, phật; Cao Đài hợp nhất tam giáo ngũ chi) và sự
dung hợp, đan xen, hòa đồng cả trong từng chức sắc, từng tín đồ các tôn giáo
(chức sắc, tín đồ vừa thành thạo giáo lý vừa chấp nhận cả thần, thánh, tiên,
phật lẫn ma quỷ…). Từ hàng nghìn năm qua, Việt Nam có nhiều tôn giáo cùng
tồn tại nhưng trong lịch sử dân tộc không xảy ra chiến tranh giữa các tôn giáo.
Thứ tư, tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam luôn thể hiện tính trội của yếu tố nữ.
Xã hội Việt Nam trải qua một thời kỳ dài của chế độ xã hội Mẫu hệ, chế
độ xã hội Mẫu hệ in đậm dấu ấn về vai trò của người phụ nữ trong xã hội, các
tôn giáo ở Việt Nam (dù ngoại nhập hay nội sinh) đều phải có sự điều chỉnh
cho phù hợp với sự ảnh hưởng của chế độ xã hội đó.
Bên cạnh cơ sở kinh tế của dân tộc Việt Nam là nền sản xuất nông
nghiệp trồng lúa nước, yếu tố âm (tức là đất) thể hiện vai trò và vị thế của
người phụ nữ trong nền sản xuất đó. Do vậy, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
cũng luôn thể hiện một cách rõ nét về vai trò của người phụ nữ, thực tế cho
thấy trên khắp chiều dài của đất nước từ Bắc vào Nam (đình chùa, thánh thất,
miếu mạo…) đều tôn thờ người phụ nữ.
Thứ năm, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn thần thánh hóa những
người có công với gia đình, làng, nước.
8
Dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển từ rất sớm trong lịch sử,
ngay từ khi mới hình thành, dân tộc Việt Nam đã có sự cố kết bền chặt giữa ba
cộng đồng (gia đình, làng, nước) cả ba cộng đồng luôn kính trọng, tôn thờ và
luôn thần thánh hóa những người có công tạo dựng cộng đồng mình.
Con người Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh chinh
phục tự nhiên để bảo vệ và phát triển nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước,
đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập chủ quyền và thống nhất toàn
vẹn lãnh thổ của dân tộc, truyền thống đó đã hun đúc lên con người Việt Nam
vốn có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả
nhớ kẻ trồng cây” và tinh thần đoàn kết, gắn bó đùm bọc lẫn nhau, truyền
thống đó đã lan truyền và thấm đượm rõ nét trong tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam. Trên khắp đất nước Việt Nam từ Bắc vào Nam, miền xuôi hay miền
ngược nơi nào cũng có các đền thờ, miếu mạo thờ những người có công với
dân tộc, cả nước có đền thờ các vua Hùng, làng có Thành hoàng làng…
Thứ sáu, tôn giáo ở Việt Nam luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng phục
vụ cho mục đích chính trị của chúng.
Chúng ta thấy rằng chính ngay trong bản thân các tôn giáo luôn tồn tại hai
mặt (mặt tư tưởng và mặt chính trị), mặt tư tưởng là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân, mặt chính trị là mặt giai cấp thống trị xã hội lợi dụng tôn giáo
để kết hợp giữa sức mạnh thần quyền với sức mạnh thế quyền mê hoặc, ru ngủ
để dễ bề cai trị quần chúng nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch coi tôn
giáo là một trong những mũi đột phá của chiến lược “diễn biến hòa bình”. Âm
mưu lợi dụng tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; chia rẽ đồng bào theo
với đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; kích
động các tôn giáo chống phá quan điểm, chính sách tôn giáo; hỗ trợ vật chất, cổ
vũ tinh thần để các phần tử chống đối trong các tôn giáo chống phá Đảng, Nhà
nước nhằm chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta; tạo dựng các tổ chức phản
động trong các tôn giáo như: Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội
thánh tin lành Đề Ga… Thủ đoạn sử dụng tôn giáo xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước; mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các tôn giáo chống đối chính
quyền, vượt biên trái phép, gây mất ổn định chính trị - xã hội; tạo dựng các điểm
9
nóng về tôn giáo để vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo để
cô lập làm suy yếu ta; nuôi dưỡng các tổ chức tôn giáo phản động lưu vong; tài
trợ cho các hoạt động chống phá của lực lượng phản động trong nước phá hoại
sự nghiệp cách mạng nước ta.
1.2. Phương pháp nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội và là lĩnh vực hết sức nhạy cảm
liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, nghiên cứu về tôn
giáo ở Việt Nam cần nắm vững một số phương pháp cơ bản sau:
Một là, nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam thấy rõ tôn giáo ở Việt Nam
không tách rời chính trị, không đứng ngoài chính trị.
Tôn giáo ở Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh đất nước
liên tục trải qua những chặng đường dài đấu tranh chống lại sự xâm lăng của các
đế chế phong kiến phương Bắc, sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa
đế quốc lớn mạnh hơn gấp nhiều lần. Trong lịch sử, tín đồ các tôn giáo ở Việt
Nam là một bộ phận to lớn trong quần chúng nhân dân đã cùng cộng đồng dân tộc
viết lên những trang sử vẻ vang của sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Nguyện vọng của đa số tín đồ các tôn giáo từ xưa đến nay là muốn đất
nước độc lập để yên ổn làm ăn, góp phần xây dựng quê hương đất nước và tự do
hành đạo, nhưng trước những diễn biến của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân
tộc kéo dài đã khiến cho lúc này, lúc khác, nơi này nơi khác nguyện vọng đó
không thực hiện được. Bên cạnh, các thế lực thù địch luôn tìm mọi âm mưu thủ
đoạn để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết Lương – Giáo phục vụ
cho những mục đích đen tối của chúng, có thời kỳ đã có tôn giáo bị chi phối bởi
đường lối chính trị của các thế lực thù địch (tham gia chính quyền từ Trung ương
đến địa phương, tham gia quân đội phản động).
Đồng thời, mọi hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam luôn gắn liền với
từng thời kỳ, từng giai đoạn của lịch sử dân tộc và luôn biến động bởi những sự
kiện chính trị - xã hội của đất nước. Bởi thế, khi nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam
phải trung thành với sự thật, không tô vẽ thêm mặt tích cực và cũng không quá
nhấn mặt hạn chế; phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và phải
thấy rõ tôn giáo ở Việt Nam không tách rời chính trị, không đứng ngoài chính trị.
Hai là, nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam phải thấy rõ lịch sử các tôn giáo
ở Việt Nam không tách rời lịch sử của dân tộc.
10
Nhìn theo chiều dài lịch sử dân tộc, các tôn giáo ở Việt Nam cũng trải
qua những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam: Thiên Chúa giáo từ
khi xuất hiện đến khi thực dân Pháp đặt được ách đô hộ trên phạm vi cả nước
cho đến năm 1945; giai đoạn từ 1945 đến 1954, ở từng giai đoạn lịch sử khác
nhau, tính chất chính trị của Thiên Chúa giáo khác nhau, nhất là ở giai đoạn từ
1954 đến 1975, Thiên Chúa giáo ở hai miền về tính chất chính trị - xã hội của
từng miền cũng có nhiều điểm khác nhau.
Các tôn giáo lớn từ ngoài du nhập vào Việt Nam không xuất hiện đồng
thời mà cách xa nhau có thể hàng nghìn năm (Phật giáo với Thiên chúa giáo,
Tin Lành, Hồi giáo) và cũng không phải tất cả các tôn giáo đều đi qua cái
khung thời gian trên mà mỗi một tôn giáo có một lịch sử riêng của nó. Tuy
nhiên, dù có lịch sử riêng nhưng tất cả các tôn giáo đều chịu sự tác động, chi
phối bởi lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và do đó, nghiên
cứu tôn giáo ở Việt Nam không thể tách rời lôgic và lịch sử.
Ba là, nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam phải nhận thức rõ vai trò của
Giáo hội, trực tiếp là của chức sắc các tôn giáo luôn giữ vị trí trung tâm.
Với tôn giáo, ngoài sự tham gia của đông đảo tín đồ thì không thể không
đề cập đến vai trò của Giáo hội (cơ quan tổ chức, điều hành và định hướng mọi
hoạt động của tôn giáo). Trong tôn giáo, các hình thức sinh hoạt của tín đồ về
cơ bản là ít thay đổi (giữ đức tin, thờ phụng, đi lễ, cầu nguyện, học tập giáo lý,
thi hành các phận sự của bổn đạo…) còn tính chất, mức độ, quy mô, cách thức
sinh hoạt đều do sự điều hành chung của Giáo hội mà trực tiếp là chức sắc của
các tôn giáo. Cho nên, bất cứ tôn giáo nào, Giáo hội và đội ngũ chức sắc luôn
giữ vai trò trung tâm, mọi hoạt động của Giáo hội và đội ngũ chức sắc là biểu
hiện tập trung của mọi sắc màu tôn giáo.
Lịch sử các tôn giáo ở Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử của Giáo hội
và vai trò của đội ngũ chức sắc, sự thực đó đã quy định việc nghiên cứu tôn
giáo ở Việt Nam không thể không đề cập đến hoạt động của Giáo hội và vai trò
của đội ngũ chức sắc, coi đó như là một đường dây xuyên suốt, một gam màu
chỉ đạo trong bức tranh tôn giáo hiện nay.
Như vậy, từ những đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và một số
phương pháp cơ bản nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam, trong quá trình học tập,
11
công tác, trước hết cần nhận thức đầy đủ các đặc điểm đó và thực hiện tốt việc tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, trên cơ sở chấp
hành và thực hiện tốt quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
2. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
TA HIỆN NAY
2.1. Những cơ sở để Đảng, Nhà nước đề ra quan điểm, chính sách
tôn giáo ở nước ta hiện nay.
Một là, căn cứ vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong các tác phẩm kinh điển, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: thế giới
quan tôn giáo là thế giới quan duy tâm phản khoa học, đối lập với thế giới quan
duy vật nhưng không phải vì đối lập về thế giới quan mà những người cộng sản
lại tuyên chiến với tôn giáo mà phải đoàn kết các tôn giáo để thực hiện sự
nghiệp giải phóng quần chúng thoát khỏi đám mây mù tôn giáo.
Trong tác phẩm chủ nghĩa xã hội và vấn đề tôn giáo, V.I.Lênin khẳng
định “giai cấp vô sản hiện đại đứng về phía chủ nghĩa xã hội là đưa khoa học
vào cuộc đấu tranh chống các đám mây mù tôn giáo và làm cho con người
khỏi tin vào một cuộc đời ở thế giới bên kia, bằng cách đoàn kết họ lại vì cuộc
đấu tranh thực sự nhằm giành lấy một cuộc đời tốt đẹp hơn ở trần thế” 1.
Trên quan điểm nhất quán đó, chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra nguyên tắc
giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội là: Nhà nước phải coi tôn
giáo là công việc tư nhân, phải tách tôn giáo ra khỏi Nhà nước, tách Nhà thờ ra
khỏi trường học “đối với nhà nước mà nói, tôn giáo phải là một việc tư nhân.
Nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoàn thể tôn giáo không được
dính đến chính quyền nhà nước. Bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự do theo tôn
giáo mình thích, hoặc không thừa nhận tôn giáo nào, nghĩa là được làm người
vô thần... Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa các công dân có tôn giáo khác nhau
đều hoàn toàn không thể dung thứ được…”2. Nhưng đối với Đảng Cộng sản,
không được coi tôn giáo là công việc tư nhân, mà Đảng Cộng sản phải thực
hiện giáo dục, giác ngộ, tập hợp quần chúng các tôn giáo để thực hiện sự
nghiệp giải phóng quần chúng “đối với Đảng của giai cấp vô sản xã hội chủ
1
2
Lênin toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr 171.
V.I.Lênin. Toàn tập, t.12. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr. 170-171.
12
nghĩa, tôn giáo không phải là một việc tư nhân. Đảng ta là một tổ chức gồm
những chiến sĩ tiên phong và giác ngộ đấu tranh giải phóng giai cấp công
nhân. Một tổ chức như thế không thể và không được thờ ơ trước tình trạng
thiếu giác ngộ, dốt nát hoặc mê muội mà biểu hiện là những tín ngưỡng tôn
giáo. Đấu tranh tư tưởng không phải là một việc tư nhân mà là việc của toàn
đảng, của toàn thể giai cấp vô sản”3.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra con đường, biện pháp giải quyết vấn đề
tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội là phải thực hiện tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn
giáo nào nhưng đồng thời phải phân biệt rõ hai mặt (tư tưởng và chính trị)
trong tôn giáo, mặt tư tưởng là nhu cầu tinh thần của nhân dân phải tôn trọng;
mặt chính trị là mặt chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo
phá hoại cách mạng, phải kiên quyết xóa bỏ; khắc phục ảnh hưởng tiêu cực
trong tôn giáo phải gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, nâng
cao đời sống mọi mặt cho toàn dân cũng như đồng bào các tôn giáo.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, từ thực trạng tình hình tôn giáo ở nước ta,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa tư tưởng về tín ngưỡng tự do, Lương - Giáo đoàn
kết. Tín ngưỡng tự do theo Hồ Chí Minh là mọi công dân đều có quyền tự do
tôn giáo; theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào; mọi chức sắc, tín đồ
vừa được tự do chăm lo phần hồn theo lễ nghi tôn giáo vừa được đảm bảo
quyền, nghĩa vụ công dân. Lương - Giáo đoàn kết theo Hồ Chí Minh là đoàn kết
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo với đồng
bào không theo tôn giáo, đoàn kết Lương - Giáo là một bộ phận của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh tuyên bố trước Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: “thực dân,
phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và Lương để dễ bề thống
trị. Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố: tín ngưỡng tự do, Lương - Giáo đoàn kết”4.
Hồ Chí Minh luôn tôn trọng đức tin của đồng bào các tôn giáo, luôn
thành kính Giáo chủ, tôn vinh đức Phật và luôn tranh thủ sự ủng hộ của đồng
bào các tôn giáo để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp
3
4
V.I.Lênin. Toàn tập, t.12. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr. 170-171.
Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb CTQG. H.2000 Tập 4.tr10
13
cách mạng. Đồng thời, đi đôi với sự tôn trọng, thành kính, Người luôn nghiêm
khắc và kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để “phản đạo, phản
nước”. Theo Hồ Chí Minh, người Công giáo tốt phải là người công dân tốt
“kính Chúa, yêu nước” là nhiệm vụ không tách rời, có hết lòng phụng sự tổ
quốc mới làm sáng danh Chúa.
Hồ Chí Minh quan niệm, tôn giáo là di sản văn hóa của loài người, đạo
đức tôn giáo còn nhiều điều phù hợp với chế độ xã hội mới, Người dạy phải
biết kế thừa, phát huy những giá trị đó và đi đôi với việc kế thừa, phát huy
những giá trị đạo đức tôn giáo phải kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng tôn
giáo để hoạt động mê tín dị đoan.
Hai là, căn cứ vào thực trạng tôn giáo ở nước ta và kết quả thực hiện
quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Nước ta là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, có bốn tôn giáo ngoại
nhập và nhiều tôn giáo nội sinh, hiện nay tăng từ 6 tôn giáo với 16 tổ chức lên
13 tôn giáo với 34 tổ chức, 7 tôn giáo mới được Nhà nước thừa nhận về tư cách
pháp nhân, Nhà nước cấp giấy phép sinh hoạt tôn giáo cho 34 tổ chức, 01 pháp
môn tu hành. Đồng bào các tôn giáo chiếm khoảng 30% dân số cả nước với
(trên 30 triệu), 83 nghìn chức sắc, 25 nghìn chức việc, 46 cơ sở đào tạo, trên 25
nghìn cơ sở thờ tự. Ngoài các tôn giáo được Đảng, Nhà nước thừa nhận tư cách
pháp nhân, cả nước còn có trên 40 nghìn điểm sinh hoạt tín ngưỡng truyền
thống, 8 nghìn lễ hội diễn ra trong năm, trên 60 hệ phái Tin Lành đang hoạt
động truyền đạo được công nhận sinh hoạt hợp pháp, 60 loại đạo lạ, các dân
tộc thiểu số sinh hoạt tín ngưỡng riêng, trên 95% dân số nước ta có tham gia
vào đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.
Tôn giáo nước ta, bên cạnh các hoạt động tuân thủ theo pháp luật của
Nhà nước vẫn còn những hoạt động gây mất ổn định tình hình chính trị - xã
hội. Nhiều chức sắc đi ngược lại lợi ích của nhân dân: Thích Huyền Quang,
Nguyễn Văn Lý, Ngô Quang Kiệt, Nguyễn Thái Hợp…; nhiều tín đồ chưa tin
vào quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước gây nhiều điểm nóng về tôn
giáo như khu giáo xứ Thái Hà 178 Nguyễn Lương Bằng, 42 Nhà Chung (năm
2007); hoạt động họ đạo trái pháp luật ở huyện Con Cuông - Nghệ An; đòi cơ
sở thờ tự ở Nghi Phương - Nghi Lộc - Nghệ An (năm 2013)….
Qúa trình thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
ta hiện nay đã đạt được những kết quả cơ bản như: đảm bảo được quyền tự do
14
tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật; phát huy được truyền
thống yêu nước của đồng bào các tôn giáo; tăng cường được sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế yếu kém: công tác quán triệt và tổ chức
thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo ở một bộ phận cán bộ, đảng viên
chưa được đầy đủ; nhận thức về tôn giáo có mặt chưa được thống nhất; hệ
thống chính trị cơ sở còn nhiều lúng túng trong xử lý các vụ việc liên quan đến
tôn giáo; đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào khá phức tạp, xuất hiện
nhiều loại tín ngưỡng lạ, các loại tà đạo; sinh hoạt tôn giáo còn xen lẫn mê tín
dị đoan, phản văn hóa.
Ba là, căn cứ vào âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, các thế lực
thù địch trong việc lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.
Trước đây, thực dân, đế quốc lợi dụng tôn giáo thực hiện mưu đồ chính trị
của chúng: Pháp truyền bá Thiên Chúa giáo mở đường can thiệp và xâm lược
nước ta. Mỹ truyền bá Tin Lành, lôi kéo tín đồ Thiên Chúa giáo từ miền Bắc di
cư vào Nam lập các vành đai trắng; xây dựng đội quân Ngụy quyền 70% là con
em đồng bào trong Thiên Chúa giáo để chống phá cách mạng nước ta.
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động sử dụng tôn giáo
là một trong những mũi đột phá khẩu của chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo
loạn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta; chủ trương thông qua tổ chức
“Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Tin Lành Đề ga”, “Tin Lành Vàng
chứ”, “Thìn Hùng”… chống phá; biện pháp của chúng là thực hiện cài cắm,
xây dựng cơ sở, tập hợp lực lượng, lợi dụng dân chủ, nhân quyền, kêu gọi
thành lập giáo hội độc lập, tôn giáo ly khai để chống phá Đảng, Nhà nước.
2.2. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) xác
định quan điểm, chính sách cơ bản trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước
ta cụ thể như sau:
Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
15
Nội dung quan điểm, chính sách trên thể hiện sự kế thừa những giá trị tư
tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng, Nhà vào việc
giải quyết vấn đề tôn giáo. Đảng, Nhà nước nhận thức rõ về thực trạng tín
ngưỡng, tôn giáo ở nước ta (đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân); thừa nhận sự tồn tại lâu dài của tôn giáo. Mặt khác, Đảng, Nhà nước thấy
được vai trò của các tôn giáo trong quá trình cách mạng cũng như trong công
cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (đồng bào các tôn giáo
là một bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc).
Thứ hai, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết
dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Nội dung quan điểm, chính sách thể hiện rõ nguyên tắc trong chỉ đạo và
trong tổ chức thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước:
Nguyên tắc chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là, công tác tôn giáo phải tăng cường
được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; trong tổ chức thực hiện quan
điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta là, đảm bảo được quyền bình
đẳng của mọi công dân trước pháp luật, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng,
tôn giáo, không xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Thứ ba, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng.
Quan điểm, chính sách về “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công
tác vận động quần chúng” vừa thể hiện về nguyên tắc trong công tác tôn giáo
của Đảng, Nhà nước vừa thể hiện rõ những chủ trương, biện pháp cụ thể đối
với công tác tôn giáo và việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta của Đảng,
Nhà nước trong điều kiện mới.
Chủ trương công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là phải
vận động được đông đảo đồng bào các tôn giáo cũng như toàn dân nêu cao tinh
thần yêu nước, ý thức độc lập, thống nhất đất nước, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Biện pháp công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là phải tập
trung phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm đời
sống ngày càng cao cho toàn dân cũng như cho đồng bào các tôn giáo, hướng
16
đồng bào các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính chúa, yêu nước”, “xây
dựng cõi thiên đường thực sự nơi trần thế”.
Công tác tôn giáo đối với đồng bào các tôn giáo đó là phải thật sự đảo bảm
quyền lợi và nghĩa vụ công dân, chăm lo giải quyết lợi ích thiết thân của họ như
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần, trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo điều kiện cho đồng
bào các tôn giáo đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Công tác
tôn giáo phải làm cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo nâng cao ý thức dân tộc, nhận rõ
được âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực phản động, tự giác đấu tranh chống
lại các hành động lợi dụng tôn giáo, bảo vệ tự do tín ngưỡng tôn giáo, bảo vệ an
ninh Tổ quốc, phải thường xuyên quan tâm xây dựng cơ sở chính trị vùng đồng bào
các tôn giáo, xây dựng Đảng, đào tạo phát triển lực lượng cốt cán, phát triển đoàn
viên, hội viên, các đoàn thể quần chúng trong các tôn giáo.
Thứ tư, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Tôn giáo là một thực thể xã hội có liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội, do đó công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt công tác, công tác vận
động tín đồ, chức sắc; công tác tổ chức quản lý Nhà nước đối với các hoạt
động của Giáo Hội, công tác tổ chức hoạt động đối ngoại tôn giáo; công tác kết
hợp nghiên cứu lý luận với các hoạt động thực tiễn tôn giáo và công tác bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Từ những mặt công tác đó đã đặt ra
yêu cầu làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật,
các đoàn thể nhân dân, Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm vận động quần chúng
tín đồ và chức sắc các tôn giáo thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI chỉ rõ “tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng, chính
quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” 5.
Thứ năm, vấn đề theo đạo và truyền đạo.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011, tr.122
17
Quan điểm, chính sách quy định mọi công dân có quyền tự do, tín
ngưỡng tôn giáo, quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào; mọi
chức sắc, tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại nhà hoặc cơ sở thờ tự hợp
pháp theo quy định của pháp luật, các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa
nhận hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo hộ.
Đảng, Nhà nước một mặt tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật; mặt khác nghiêm cấm việc
lợi dụng để truyền đạo trái quy định của pháp luật.
Đại hội XI khẳng định “thực hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm
pháp luật và mọi hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, chia rẽ
tôn giáo, dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia; góp phần đảm bảo an
ninh chính trị ở địa phương”6.
Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi
bổ sung năm 2013, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định: Mọi người có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các
tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Như vậy, Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta là một
thể thống nhất không tách rời, để thực hiện tốt quan điểm, chính sách tôn giáo
của Đảng, Nhà nước cần phải quán triệt sâu sắc trên từng nội dung mà quan
điểm, chính sách đã đề ra và việc thực hiện là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, của mọi cấp, mọi ngành và mọi cá nhân.
.
KẾT LUẬN
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo ngoại nhập, tôn giáo nội
sinh, đồng bào các tôn giáo chiếm xấp xỉ 1/3 dân số cả nước; tôn giáo là một
6
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011, tr.122
18
hình thái ý thức xã hội và là lĩnh vực hết sức nhạy cảm liên quan đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Do vậy, nghiên cứu về tôn giáo phải đứng vững trên
lập trường của giai cấp công nhân; giải quyết vấn đề tôn giáo phải thấy rõ về đặc
điểm và thực trạng tình hình tôn giáo ở nước ta; nắm vững quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những nội dung cơ bản về quan
điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.