Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận: Vai trò của Comte với Xã Hội Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.54 KB, 15 trang )

Mục Lục

Lời mở đầu
Hiện nay, xã hội học đã len lỏi đến hầu hết các mặt của đời sống xã hội, cả kinh tế
– chính trị – văn hoá – tư tưởng – xã hội... trong các cuộc hội thảo lớn nhỏ, trong
các trường đại học luôn luôn vang lên ngành xã hội học với những mục đích
nghiên cứu khác nhau để tìm hiểu về xã hội. và một mảng đã được các nhà xã hội
học quan tâm lý giải đó là lịch sử xã hội học.
Nói đến lịch sử phát triển xã hội học chúng ta không thể không nói đến các “vị
tiền bôi” xã hội học, những người đã đặt nền móng cho sự phát triển của xã hội
học như: August Comte, Hebert Spencer, Emile Dukheim, Max Weber, và đặc biệt
nhà xã hội học người Đức Karl Marx người đã phát triển xã hội học trở thành một

1


môn khoa học độc lập. tuy nhiên chúng ta không thể không nói đến “cái nôi” của
xã hội học, đó là xã hội học Pháp.
Những cái tên gắn liền với xã hội học Pháp đó là August Comte, Emily Dukheim.
Và nhà tư tưởng có sự ảnh hưởng rất lớn đến August Comte đó là Saint – Simon,
điến nay, các nhà xã hội học Pháp thế kỷ XX như: Marcel Granet, Lucien Lévy
Bruhl, Georges Gurvitch. Xã hội học Pháp đến nay vẫn là xã hội học có vị trí, tầm
ảnh hưởng lớn đối với xã hội học trên thế giới. Nghiên cứu về các nhà xã hội học
Pháp không thể không nhắc đến August Comte người được xem là cha đẻ của Xã
hội học. Vì thế nên chúng em quyết định chọn đề tài “Vai trò của Comte đối với
Xã hội học”.

I.

Sự ra đời của xã hội học


1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ở châu Âu và nước Pháp

Xã hội học Pháp nói riêng và xã hội học Tây Âu nói chung ra đời là do nhu vầu,
yêu cầu của bản thân sự vận động xã hội đặc biệt, là trong bối cảnh có nhiều biến
động và xung đột xã hội.
Xã hội học Pháp ra đời ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XIX như là một yêu cầu tất yếu
của sự phát triển lịch sử xã hội. tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển
chín muồi các điều kiện biến đổi cùng với nhận thức của đời sống xã hội. Trong
đó, yếu tố biến đổi về kinh tế - xã hội là “tác nhân” trực tiếp dẫn đến sự ra đời của
xã hội học.

2


Các biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội Châu Âu nói chung và nước
Pháp cuối thế kỹ XVIII, đầu thế kỷ XIX nói riêng đã đặt ra những nhu cầu thực
tiễn mới đối với nhận thức xã hội. Tại Pháp, trong thời điểm này, chế độ quân chủ
chuyên chế phong kiến ngày càng “kìm hãn” sự phát triển của xã hội. Các cuộc
cách mạng thương mại và công nghệ đã làm lung lay tận gốc trật tự xã hội kiểu
phong kiến đã tồn tại ở Châu Âu và Pháp hàng trăm năm. hình thái kinh tế kiểu
phong kiến sụp điể từng mảng lớn trước sức mạnh của chủ nghĩa tư bản. hệ thống
tổ cứhc quản lý kinh tế kiểu phong kiến bị thay thế bởi tổ chức xã hội hiện đại.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện và nhanh chóng khẳng định vai
trò của mình trong xã hội. Cùng với quá trình sản xuất của chủ nghĩa tư bản, quá
trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng.
Trong xã hội, các giai cấp mới xuất hiện: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, giai
cấp tiểu tư sản. Trong khi đó, giai cấp nông dân bị tách khỏi lực lượng sản xuất và
trở thành những người làm thuê cho các ông chủ. Xã hội đã có sự phân chia giai
cấp, có kẻ giàu người nghèo. Từ đó đẫn đến sự mâu thuẫn trong xã hội. Các thiết
chế xã hội phong kiến không còn dủ “sức mạnh” để dữ vững trật tự xã hội và ổn

định xã hội. Nhà thờ không còn vị trí ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội khi bị tách ra
khỏi trường học và nhà nước. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển xã hội, các vấn
đề xã hội mới nảy sinh, các tệ nạn xã hội mới nảy sinh cũng thu hút được các nhà
tư tưởng, các nhà khoa học nghiên cứu.
Chính những điều đó, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự phong
kiến gây xáo chộn và biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội. Điều đó làm nảy sinh
nghiên cứu và thiết lập lại xã hội ổn định. Về trật tự xã hội những trước đó nghiê
ncứu về tìm hiểu, giải thích các hiện tượng xã hội... Điều đó đã làm nảy sinh sự ra
đời của xã hội học với tư cách là một ngành khoa học độc lập.
2. Bối cảnh về chính trị – văn hoá – tư tưởng.

3


Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng xã hội mà đỉnh cảo là cách mạng tư bản Pháp
1789 với tư tưởng chủ đạo “tự do – bình đẳng – bác ái” đã khơi dậy những biến
đổi mang tính cách mạng trong đời sống văn hoá, tư tưởng và nhận thức của con
người.
Quyền lực chính trị nằm trong tay giai cấp tư sản – giai cấp có số ít trong xã hội
nhưng lại nắm trong tay phần lớn tư liệu sản xuất. Biến đổi chính trị – xã hội đã
góp phần củng cố và phát triển chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản thông qua cuộc
cách mạng tư sản Pháp 1789, họ đã dành về mình quyền lực chính trị, họ là giai
cấp thống trị, quyền lực xã hội thuộc về giai cấp tư sản. Cũng chính điều này làm
cho các mâu thuẫn trong xã hội nảy sinh và ngày càng sâu sắc. Các giai cấp đối
kháng trong xã hội Pháp là những mâu thuẫn của giai cấp tư sản và giai cấp công
nhân. Nó ngày càng gay gắt và phát triển đến đỉnh điểm với Công Xã Pari – 1871.
Những biến đổi về chính trị – tư tưởng đã để lại dâúy ấn không phai mờ trong lịch
sử xã hội học nói chung và xã hội học Pháp nói riêng. Từ đây, các công trình
nghiên cứu của các nhà tư tưởng đi sâu nghiên cứu về sự biến đổi của xã hội Pháp
hiện thời. Trong đó phải kể đến nhà tư tưởng Saint Simon và nhà triết học thực

chứng – nhà xã hội học đầu tiên August Comte và nhà xã hội học đã phát triển xã
hội học thành một ngành khoa học độc lập là Emile Dukheim.
3. Tiền đề khoa học và phương pháp luận

Tiền đề khoa học và phương pháp luận nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư
tưởng khoa học – văn hoá thời kỳ phục hưng thế kỷ XVIII. Trong bối cảnh xã hội
Pháp nảy sinh nhiều vấn đề, lại thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học tự nhiên. Khoa học tự nhiên ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình
trong việc giải thích và trình phục thiên nhiên. Nó đã thu hút rất nhiều các nhà
khoa học và các công trình nghiên cứu, các phát hiện cũng như những đòng góp
của khoa học tự nhiên đã ảnh hưởng sâu rộng đến các mẳt của đời sống xã hội.

4


Trong khi khoa học tự nhiên ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò của mình,
thì triết học và các ngành khoa học xã hội, lịch sử loại “xa rời” thực tại xã hội và
rơi vào chủ nghĩa tự biện.
Trước những đòi hỏi của thực tại xã hội, khoa học xã hội phải có cách nhìn đúng
đắn hơn và phải “thay đổi mình” để có thể giải thích các vấn đề xã hội nảy sinh.
Chính nhu cầu cần phải thay đổi đó, xã hội học đã ra đời với tư cách là một ngành
khoa học nghiên cứu về xã hội, lấy thực tại xã hội làm đối tượng nghiên cứu của
mình.
4. Triết học thực chứng

Triết học thực chứng hay Chủ nghĩa thực chứng Comte giải thích: chủ nghĩa thực
chứng - đó là triết học của tri thức khoa học tự nhiên thực chứng nghiệm. Các tri
thức khác đều là giả hiệu, tầm thường. Nhiệm vụ của chủ nghĩa thực chứng là chỉ
ra tri thức nào là tri thức khoa học đích thực, tri thức nào là tri thức giả hiệu, tầm
thường. Tri thức giả hiệu, tầm thường là Siêu hình học truyền thống.

Theo suy nghĩ của Comte tôn giáo truyền thống và chủ nghĩa duy tâm không còn
thích hợp nữa. Giờ đây cách mạng xã hội đã phát huy hết tác dụng của mình, thay
vào đó là nhu cầu cách mạng kỹ thuật, góp phần kiến tạo xã hội mới. Chủ nghĩa
duy tâm giàu sức tưởng tượng và vượt lên trên hiện thực khó mà đáp ứng đòi hỏi
bám sát hiện thực để làm thay đổi chính nó. Trong khi đó chủ nghĩa duy vật và vô
thần lại quá cứng nhắc, không tính đến nhu cầu phong phú của đời sống. Comte
chống cả ba: chống chủ nghĩa duy vật thô thiển, chống chủ nghĩa duy tâm tư biện,
chống tôn giáo thần quyền. Comte gọi triết học truyền thống là siêu hình tư biện.
Giải pháp khắc phục nó chỉ có thể là thứ triết học vượt ra khỏi vòng luẩn quẩn của
sự đối đầu duy vật - duy tâm, vô thần - tôn giáo, hay nói thẳng ra là vứt bỏ cả hai
sự đối đầu, thay các suy luận mơ hồ bằng tri thức hữu dụng, dựa trên các thành tựu
và các dữ kiện của khoa học cụ thể. Comte tuyên bố, nếu triết học được xây dựng
trên nền tảng khoa học tự nhiên thực nghiệm, loại trừ siêu hình học cũ, thì chắc

5


chắn nó sẽ tiến bộ hơn so với triết học truyền thống. Trong Giáo trình triết học
thực chứng Comte chỉ ra bốn chức năng, đồng thời là bốn ưu thế của triết học thực
chứng. Một là, việc nghiên cứu triết học thực chứng tạo nên một công cụ lý tính
duy nhất làm bộc lộ các quy luật lôgíc của tư duy con người, cái mà cho đến nay
được xác định bằng các phương pháp không mấy phù hợp. Comte cho rằng kể từ
thời F. Bacon đến nay chủ nghĩa thực chứng đã có được diện mạo rõ ràng đến mức
các nhà siêu hình học đã “lợi dụng” nó để phổ biến tri thức giả hiệu của mình. Tuy
nhiên, do thói quen tư duy sáo mòn, bất chấp những đòi hỏi của cuộc sống đang
ngày thêm đa dạng, mà Siêu hình học chỉ dừng lại ở những phán quyết thiếu tính
hiệu quả.
Như vậy chủ nghĩa thực chứng đặt ra cho mình hai nhiệm vụ là nêu và chứng
minh tri thức đích thực; phê phán, tiến tới thủ tiêu tri thức tầm thường, với sự hỗ
trợ của lôgíc học.

Những dấu hiệu đặc trưng của khoa học “đích thực”, theo Comte, là tính khách
quan, tính hiện thực(khoa học nói về các hiện tượng được quan sát, chứ không
phải trí tưởng tượng), tính chính xác (khoa học xét về tính chính xác cần phải đến
gần với toán học), tính hữu dụng (khoa học cần phải đem đến cho con người thành
quả hiện thực, nói cách khác khoa học phục vụ cho hành động), tính tương đối
(khoa học chỉ đem đến cho chúng ta tri thức tương đối, dựa trên cơ sở cảm tính,
gắn liền với cơ cấu tâm, sinh lý nhất định của con người; tri thức đem đến cho
chúng ta “vật cho ta”, chứ không phải “vật tự nó”.
II.

Vai trò của Comte đối với xã hội học

1. Khái quát về Comte:

Auguste Comte (tên đầy đủ: Isidore Marie Auguste François Xavier Comte; sinh
17 tháng 1 năm 1798 – 5 tháng 9 năm 1857) là một nhà tư tưởng Pháp, người tạo
ra ngành xã hội học.

6


Ông sinh ra tại Montpellier - cộng hoà Pháp trong một giá đình gốc Giatô giáo và
theo xu hướng quân chủ nhưng ông lại là người có tư tưởng tự do và cách mạng
rất lớn.
August Comte vào học: Trường Đại học Bách khoa Pari năm 1814.
Nghề nghiệp: Dạy tư, trợ lý cho Saint – Simon từ 1817 – 1824.
Ông đã đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực xã hội học của thế giới, những đóng góp
của ông về mặt lý thuyết như quan niệm về xã hội học xem xã hội học là khoa học
nghiên cứu các tổ chức xã hội. Quan điểm nhìn nhận về xã hội và cấu trúc xã hội
bao gồm: bộ phận, thành tố, quan hệ, sắp xếp theo trật tự nhất định. Ông xem xã

hội là một hệ thống có cấu trúc, cá nhân gia đình và các tổ chức xã hội. Thuật ngữ
xã hội học được August Comte đưa ra trên cơ sở ghép hai chữ Socitas có nghĩa là
xã hội (gốc Latinh) và chữ Logic có nghĩa là học thuyết (gốc Hi Lạp)
Auguste Comte là toán học, vật lý học, thiên văn học, xã hội học tư sản và là nhà
triết học duy tâm chủ quan Pháp, người sáng lập chủ nghĩa thực chứng. Comte học
trường Đại học Bách khoa, ngành vật lý học và đã trải qua những khó khăn về vật
chất cũng như về tinh thần. Chủ nghĩa thực chứng của ông cho rằng con người
không thể hiểu được bản chất của các hiện tượng, bởi vì, theo ông, "chỉ có một câu
cách ngôn tuyệt đối, đó là không có cái gì tuyệt đối cả". Theo chủ nghĩa thực
chứng thì chỉ có kinh nghiệm mới cho phép nhận thấy và kiểm soát các hiện
tượng: "chúng ta không biết bất cứ một cái gì khác ngoài kinh nghiệm". Comte
cho rằng nhân loại đã trải qua ba giai đoạn phát triển về mặt lí luận:
Một là: Thần học (giải thích bằng phù phép).
Hai là: Siêu hình học (giải thích bằng từ ngữ, khái niệm).
Ba là: Thực chứng (giải thích bằng quy luật) - đây là giai đoạn cao nhất trong nhận
thức của con người.

7


Theo ông, một khoa học có đối tượng càng đơn giản thì nó càng nhanh chóng đi
đến trạng thái thực chứng, nhất là môn xã hội học (trật tự về tính phức tạp của đối
tượng khoa học theo Comte là: toán học, thiên văn học, vật lí học, sinh vật học, xã
hội học). Chính vì vậy mà người ta coi Comte là người sáng lập ra xã hội học, một
môn "vật lí học xã hội" (một khoa áp dụng phương pháp vật lí vào nghiên cứu xã
hội). Comte không tin có một Thượng đế sáng tạo ra thế giới. Cái duy nhất mà ông
sùng bái, đó là nhân loại. Đạo đức học của Comte là một chủ nghĩa vị tha tư sản.
Tác phẩm chính: "Giáo trình triết học thực chứng" (1830 - 1842), "Những bài diễn
văn về toàn bộ chủ nghĩa thực chứng" (1848), "Hệ thống chính trị thực chứng chủ
nghĩa" (1851 - 1854).

Điểm nổi bật nhất trong xã hội học của August Comte đó là quan niệm của ông về
cơ cấu xã hội. Theo Comte thì ông chia xã hội ra làm hai phần tách biệt là “tĩnh
học xã hội” và “động học xã hội”. Quan điểm này của Comte chịu ảnh hưởng bởi
chuyên ngành chính là ông được đào tạo tại trường Đại học Bách Khoa Pari đó là
ngành vật lý học.
2. August Comte và phương pháp luận xã hội học

August Comte sinh thời vào cuối thế kỷ XVIII, cuối thế kỷ XIX, trong lúc xã hội
Pháp nói riêng và xã hội Châu Âu nói chung có nhiều biến động cả về chính trị xã hội - kinh tế - văn hoá - tư tưởng, trong bối cảnh xã hội Châu Âu và xã hội
Pháp chủ nghĩa tư bản vừa hình thành và phát triển. Những biến động về đời sống
xã hội, biến động về cơ cấu xã hội, sự phân chia giai cấp, phân hoá giàu – nghèo,
quá trình đô thị hoá diễn ra một cách phổ biến và ngày càng tác động mạnh đến
các cá nhân, các nhóm trong xã hội và gây ra nhiều vấn đề nảy sinh mới trong xã
hội hiện đại.
Bên cạnh đó, với chuyên ngành đào tạo chính của mình ở trường Đại học Bách
khoa Pari là vật lý học, cũng như những tư tưởng của Saint Simon và chủ nghĩa

8


thực. Tất cả chúng đề tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và quan điển của Comte về
xã hội và nhất là ngành xã hội học - vật lý học xã hội.
August Comte cho rằng tư duy xã hội học khác với tư duy thông thường là nhờ
vào phương pháp khoa học chặt chẽ của nó và mối ràng buộc của nó đối với lối
giải thích tổng thể. Đặc chưng của xã hội học là ở tính tổng thể của nó. Ông cũng
cho rằng xã hội học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự
xã hội dựa vào các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội mà các nhà khoa học nghiên
cứu, phát hiện được. Chỉ có như thế xã hội học mới có thể đảm nhiệm vai trò lịch
sử của mình với tư cách là một ngành khoa học mới có nhiều ứng dụng trong đời
sống xã hội.

Trên quan điểm xã hội học lấy khách thể nghiên cứu là “thực tại xã hội”, August
Comte cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học chỉ có thể là lịch sử loài
người. Trong khi đó, lịch loài người là một quá trình phát triển đầy phức tạp, đầy
biến động, rất phong phú và luôn ẩn chứa nhiều điều mới lạ. Chính vì thế mà xã
hội học là khoa học phức tạp nhất.
3. Tư tưởng của Comte về xã hội học:

August Comte là nhà vật lý học, nhà toán học, nhà triết học duy tâm chủ quan
Pháp, sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng ở Pháp. Chính vì vậy mà ông cho rằng cần
phải đi sâu nghiên cứu các thành phần, các bộ phận đa dạng của hệ thống xã hội.
Trong “Giáo trình triết học thực chứng” Comte luôn nhấn mạnh rằng mọi kiến
thức phải dựa trên cơ sở thực nghiệm hoặc sử dụng các cứ liệu chặt chẽ. Kiến thức
được xây dựng bằng những chứng cứ từ cảm giác, bằng các số liệu thực nghiệm.
Các phương pháp của khoa học tự nhiên được coi là công cụ hưu hiệu, có thể áp
dụng để nghiên cứu, đo lường kiến thức, thông tin về các vấn đề xã hội, để có thể
cải tạo xã hội nhờ có những hiểu biết về nó một cách chọn vẹn.
Theo Comte, xã hội học nghiên cứu xã hội bằng phương pháp thực chứng bào
gồm thu thập và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết và xây dựng giả thuyết, so

9


sánh và tổng hợp số liệu. Ông phân loại các phương pháp nghiên cứu xã hội học
thành:


Quan sát.




Thực nghiệm.



So sánh.



Phân tích lịch sử.

Phương pháp quan sá:t để giải thích các hiện tượng xã hội và quan sát các hiện
tượng xã hội, để thu thập các thông tin về chúng. Khi quan sát phải gắn với lý
luận, soi dọi bởi lý thuyết, gắn liền với lý thuyết để quá trình quan sát không bị
lệch khỏi mục đích của quá trình nghiên cứu và đạt được hiệu quả cao nhất. Khi
quan sát, nhà quan nghiên cứu phải xác định rõ mục đích của mình và phải tuân
theo các quy luật của hiện tượng.
Phương pháp thực nghiệm: tạo ra những điều kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng
của vấn đề xã hội nào đó. Comte nhấn mạnh nghiên cứu xã hội học phải có giả
thuyết khoa học về sự ảnh hưởng của vấn đề xã hội nào đó, điều này được ông nêu
rất rõ trong quấn “giáo trình triết học thực chứng”.
Phương pháp so sánh: giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện ra những vấn đề xã hội
trong mối tương quan với các vẫn đề, sự kiện xã hội khác xung quanh nó. Từ đó,
khái quát được những đặc điểm chung, những thuộc tính bên trong, thuộc tính cơ
bản của vấn đề cần nghiên cứu, vấn đề xã hội.
Phương pháp phân tích lịch sử: là phương pháp so sánh xã hội hiện tại với xã hội
trong quá khứ. Tuy nhiên phải đặt nó trong một sự vận động lịch sử để chỉ ra xu
hướng và biến đổi xã hội.

10



Bên cạnh tư tưởng về phương pháp nghiên cứu xã hội học thì cũng phải chú ý đến
tư tưởng của Comte về xã hội công nghiệp và ông cũng là nhà tư tưởng đầu tiên về
xã hội công nghiệp.
Đối với Comte những hiện tượng xã hội như “đấu tranh giai cấp”, “khủng hoảng
kinh tế”, “tự do trao đổi” là có tính chất thứ yếu và có tính chất quá độ trong sự
xuất hiện một kiểu tổ chức xã hội mới. Comte chú trọng nhiều hơn tới tính hợp lý
trong lao động, tới sự tìm kiếm hiệu suất tối đa, tới sự phát triển sản xuất nhờ khoa
học, tới tổ chức xã hội theo thứ bậc, gắn liền với hình thức lao động nhà máy.
August Comte cho rằng xã hội học sẽ mạng lại giải pháp cho sự khủng hoảng của
văn minh phương Tây. Ông luôn tự coi mình là nhà cải tạo xã hội nhưng không có
ảo tưởng đối với mọi sự can thiệp vào đời sống xã hội. Theo Comte trong tất cả
các loại sự kiện thì sự kiện xã hội là phức tạp nhất. Gây mất ổn định cho một hệ
thống xã hội là điều không khó khăn gì, trái lại, rất khó kiểm soát một cách có hiệu
quả một quá trình xã hội và làm cho nó ổn định trở lại.
Tóm lại, tư tưởng của August Comte về xã hội học có thể khái quát lại như sau:
August Comte đỏi hỏi phải tôn trọng các sự kiện, tin tưởng tri thức thực chứng, áp
dụng các kiến thức khoa học tự nhiên mang lại, đặc sự vật nghiên cứu trong mối
ràng buộc với sự giải thích tổng thể. August Comte nhấn mạnh xã hội học hướng
tới sự dự báo lý thuyết cũng như thực hiện chức năng kiểm soát xã hội.
4. Cấu trúc môn học Xã hội học:

August Comte vốn là một nhà vật lý học, đặc biệt là chủ nghĩa thực chứng do ông
sáng lập ra nó có tác động trực tiếp đến quan điểm của ông về cơ cấu xã hội. Ông
còn chịu ảnh hưởng của ngành sinh vật học, toán học... các ngành thuộc khoa học
tự nhiên, và cả chủ nghĩa duy vật chủ quan.
Xã hội học của August Comte còn được gọi là “vật lý học xã hội”. Sở dĩ có điều
này là do Comte nhìn cơ cấu của xã hội học dưới con mắt của một nhà vật lý học,

11



sinh học. Theo đó, Comte gọi tên cho bộ phận cấu thành xã hội học là “động học
xã hội” và “tĩnh học xã hội”.
Tĩnh học xã hội (Socialstatisc): là bộ phận xã hội học nghiên cứu về trật tự xã hội,
cơ cấu xã hội, các thành phần và các mối liên hệ của chúng. A.Comte nghiên cứu
các cá nhân với tư cách là những thành phần hay đơn vị của cơ cấu xã hội và đơn
vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các đơn vị xã hội khác là
“gia đình”. Các nhân là một thực thể có sức mạnh tinh thần lớn nhất song cũng là
thực thể chứa đầy những mâu thuẫn.
Động học xã hội (Social dynamuics): là lĩnh vực nghiên cứu các quy luật biến đổi
xã hội trong các hệ thống xã hội theo thời gian. Từ đó, ông quan tâm đến việc tìm
hiểu những động lực phát triển xã hội và việc phần kỳ lich sử. Động lực của sự
phát triển xã hội chủ yếu là các nhân tố tinh thần đặc biệt là khoa học và triết học.
Do đó, các nhà xã hội học có thể tái tạo lại trật tự xã hội trên cơ sở khoa học mới.
Theo quan điểm đó Comte đã đưa ra quy luật ba giai đoạn để giải thích sự phát
triển của các hệ thống tư tưởng và hệ thống cơ cấu xã hội tương ứng. Lịch sử loài
người phát triển qua ba giai đoạn: Thần học, siêu hình và thực chứng.
Theo quy luật ba giai đoạn, Comte cho rằng mỗi giai đoạn trước là sự tích luỹ, là
điều kiện phát triển của mỗi giai đoạn sau. Giai đoạn sau là một sự bổ sung, thay
thế cái cũ để nó phù hợp với giai đoạn mới, phù hợp với thực tại. Và việc xã hội
học ra đời ở giai đoạn cuối là một quá trình tiến học, là một tất yếu lịch sử.
Thuật ngữ “động học xã hội” và “tĩnh học xã hội” có được là do Comte đã “văy
mượn” từ vật lý học xang để gắn cho cơ cấu xã hội học lúc bấy giờ.
Đến nay, các nhà xã hội học hiện đại cũng như các nhà xã hội học sau Comte cũng
đã đưa ra quan niệm của mình về cơ cấu xã hội đã được August Comte phân chia
như vậy. Theo họ, cơ cấu xã hội không thể đơn giản chỉ có hai phần “tĩnh và
động” như vậy, mà xã hội loài người rất phong phú và đa dạng, nó chứa đầy những

12



mâu thuẫn cũng như những sự thống nhất với nhau. Do đó cơ cấu xã hội phải được
phân chia một cách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết hơn.
Tuy nhiên, quan điểm này của August Comte cũng có sự tác động mạnh mẽ đến
nhiều nhà xã hội học khác sau này. Song tác động của quan điểm cơ cấu xã hội
này không nhiều mà chỉ có tác dụng là để các nhà xã hội học nhìn nhận và đánh
giá cho chính xác về cách thức phân chia cơ cấu xã hội sao cho hợp lý và chính
xác.
5. Lý thuyết Xã hội học

XHH là một khoa học lí thuyết cũng như các khoa học XHH khác. Trong
một hệ thống những sự trừu tượng hoá (như các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả
thuyết XHH….), nhà XHH luôn tìm cách tái thể hiện trong quá trình tư duy, đối
tượng xã hội, mô tả trạng thái của nó thâm nhập vào các quy luật hoạt động và
phát
triển của nó, hiểu được và dự báo được xu hướng phát triển tất yếu của nó. Đồng
thời, XHH là một trong các khoa học thực nghiệm. Nó rút ra các kết luận xã hội từ
các trắc nghiệm, các quan sát thực nghiệm xã hội, từ các tài liệu thực nghiệm thu
được về các đối tượng xã hội, từ các tài liệu thực nghiệm thu được về các đối
tượng
xã hội.
Như vậy, xã hội là một khoa học vừa có tính chất thực nghiệm lại vừa có tính
chất lí thuyết, nghĩa là một khoa học không chỉ mô tả các sự kiện thực nghiệm mà
rút ra những quy luật và khái niệm từ sự phân tích lí thuyết các dự kiện thực

13


nghiệm mà còn rút ra những quy luật và khái niệm từ sự phân tích lí thuyết các dữ

kiện thực nghiệm. Do bản chất của XHH với tính cách là một khoa học thực
nghiệm - lí thuyết, cho nên nhận thức XHH có hai giai cấp độ: thực nghiệm và lí
thuyết. Cấp độ XHH thực nghiệm bao gồm việc thu thập thông tin xã hội thông
qua
quan sát, thí nghiệm và xử lí các thông tin xã hội đó. Tiêu biểu của cấp độ này là
sử
mô tả các sự kiện thực nghiệm.
Mỗi quan hệ giữa cấp độ lí thuyết và thực nghiệm của nhận thực xã hội đươc
thể hiện cụ thể như sau:
- Nhận thức lí thuyết được xây dựng trên cơ sở của nhận thức thực nghiệm.
- Nhận thức lí thuyết không phải là sự tiếp diễn đơn giản nhận thức thức
nghiệm. Trường hợp nhận thức lí thuyết, nhà XHH dựng lên một hệ thống rõ ràng
các định nghĩa, các khái niệm, các giả thuyết và giả định nhưng họ luôn luôn quay
về với cấp độ thực nghiệm, coi đó là nguồn gốc của sự khái quát hoá.
- Nhận thức thực nghiệm với nghĩa nó là cái có trước, là cơ sở cho sự khái
quát hoá lí thuyết
6. Những đóng góp của Comte

Thứ nhất, Auguste Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của một
khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. Xã hội học có nhiệm vụ đáp ứng được
nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi xã hội và góp phần vào việc
lập lại trật tự ổn định xã hội.

14


Thứ hai, Auguste Comte cho rằng bản chất của xã hội học là ở chỗ sử dụng các
phương pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan
điểm như vậy của Comte về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của
một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế kỷ XX (những nhà nghiên cứu này

thường đồng nhất khái niệm thực chứng với khái niệm "kinh nghiệm chủ nghĩa"
hay với việc thu thập số liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý
luận).
Thứ ba, Auguste Comte đã chỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội
học. Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra các quy luật, xây dựng lý thuyết, nghiên
cứu cơ cấu xã hội (tĩnh học xã hội) và nghiên cứu quá trình xã hội (động học xã
hội). Xã hội học có nhiệm vụ trả lời câu hỏi: trật tự xã hội (tổ chức xã hội) được
thiết lập, duy trì và biến đổi như thế nào. Vấn đề này về sau trở thành mối quan
tâm nghiên cứu hàng đầu trong xã hội học ở Mỹ và châu Âu thế kỷ XX.
III.

Kết luận

Tóm lại với những đóng góp của mình cho một ngành khoa học mới A.Comte
xứng đàng là “ông tổ” khai sinh ra ngành xã hội học. Những tư tưởng của ông có
tầm ảnh hưởng rất lớn đến các nhà xã hội học sau này, nhất là Emily Dukhiem và
các nhà xã hội học người Pháp. Song Comte cũng không thể tránh khỏi những sai
lầm khi ông là người đi đầu, người khai mở đầy những khó khăn. Chúng ta ghi
nhận những thành tự và đóng góp của ông co một ngành khoa học mới và tôn vinh
ông,, song chúng ta cũng cần có những thái độ đúng đắn, một thái độ phê bình khi
nhìn nhận và đánh giá công lao, thành quả, tư tưởng, và quan niệm của Comte cho
ngành xã hội học.

15



×