TIẾT 42 : ĐÁ CẦU – BẬT NHẢY – CHẠY BỀN
Giáo Viên : Nguyễn Thiện Hằng
Đơn Vò : TRƯỜNG THCS NGUYỄN AN NINH
A- PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Nhận lớp:
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số, sức khoẻ học sinh.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số cho GV.
-GV phổ biến mục tiêu, yêu cầu, nội dung của tiết học.
2. Khởi động:
a. Khởi động chung: Cán sự điều khiển
- Một số động tác bài thể dục: tay ngực, lườn, vặn mình, bụng.
- Xoay các khớp: cổ, vai , khuỷu tay, hông, gối, cổ tay - cổ chân.
b. Khởi động chuyên môn: GV điều khiển.
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông.
- Chạy: đá má trong, đá má ngoài.
- Đội hình tập luyện
B. PHẦN CƠ BẢN:
1. Đá cầu:
+ Ôn Tâng cầu bằng đùi.
+ Ôn Tâng cầu bằng má trong bàn chân.
+ Ôn Chuyền cầu theo nhóm hai người.
- Gv gọi 2 HS lên thực hiện các động tác tâng và chuyền cầu.
Gv nhận xét – đánh giá.
- Đội hình quan sát:
- GV hệ thống lại kỹ thuật tâng cầu và chuyền cầu cho học sinh
nắm vững.
- Đội hình hệ thống kiến thức:
- HS tiến hành luyện tập theo đội hình.
- Đội hình luyện tập tâng cầu. (Tích hợp môn Toán: sắp xếp
Đội hình)
- Đội hình luyện tập chuyền cầu:
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai
GV
(Tích hợp môn GDCD: Giáo dục HS về ý thức tổ chức kỉ luật,
tinh thần đoàn kết, tập theo nhóm, tự giác,biết quan tâm
giúp đỡ, sửa sai cho bạn)
(Tích hợp môn Toán: tính toán, sắp xếp vị trí, di chuyển đội
hình hợp lí - giãn cách rộng)
* Củng cố: Ôn các động tác tâng và chuyền cầu.
- GV gọi 2 HS thực hiện. Cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét sửa sai.
2. Bật nhảy:
a/ Ôn tập:
+ Đá lăng trước sau
+ Đá lăng sang ngang.
+ Đá lăng sang ngang.
b/ Học mới động tác phát triển chân:
• Bật nhảy với tay trên cao.
• Bật Nhảy (Chụm chân – Xòe chân).
- Đội hình 2 hàng nam đúng, 2 hàng nữ ngồi quan sát.
- GV hệ thống lại kỹ thuật các động tác bổ trợ.
- GV giảng giải, làm mẫu, cho xem tranh ảnh các động tác phát
triển sức mạnh chân. Sau đó cho HS tiến hành tập luyện các
động tác đá lăng, bật nhảy. (Tích hợp môn Họa)
- Đội hình tập luyện:
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
* Củng cố: Ôn 3 động tác đá lăng và 2 động tác bật nhảy.
- Gọi 2 HS thực hiện đá lăng, bật nhảy.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét sửa sai.
c/ Trò chơi: “Bật xa tiếp sức”.
(Tích hợp môn Toán : chia nhóm, chia lớp thành 4 đội
để chơi trò chơi)
(Tích hợp môn GDCD: thể hiện tinh thần đoàn kết, ý
thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đồng đội – thắng thua).
* Chú ý: Nếu gậy tiếp sức rơi, được nhặt lên và tiếp tục bật xa.
- GV phổ biến, hướng dẫn cách chơi, luật chơi, hình thức
thắng - thua cho HS hiểu, GV làm mẫu 1 lần.
- Tổ chức cho Hs chơi.
- Đội hình trò chơi:
XP
5-7m
- GV quan sát HS chơi.
* Củng cố :
- Nhận xét cuộc chơi và phân thắng thua có tuyên dương.
2. Chạy bền: (Liên hệ môn Sinh học: ăn uống đầy đủ để có
sức khỏe tập luyện. Hít thở đều khi chạy để đảm bảo nhịp tim,
sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể , giúp thải các
chất cặn bã ra ngoài nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu
thông, người tập ăn ngon, ngủ ngon, học tập đạt hiệu quả cao
hơn). - Chạy bền trên địa hình tự nhiên vòng quanh sân tập.
- Nam chạy 2 vòng, nữ chạy 1 vòng.
C. PHẦN KẾT THÚC:
1 - Hồi tỉnh, thả lỏng: hít vào - thở ra, rũ tay chân.
2 - Nhận xét, đánh giá kết quả tiết học.
a/ Nhận xét : Ưu điểm – hạn chế.
b/ Giao bài tập về nhà: ôn tập các động tác bổ trợ đá
lăng, bật nhảy, các động tác tậng cầu – chuyền cầu.
b/ Phổ biến nội dung buổi học kế tiếp.
(- Tích hợp môn Sinh học: ăn uống đầy đủ, Tập luyện
TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm
cho cơ phát triển: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ đàn
hồi và linh hoạt của cơ tăng lên.
- Tập luyện Thể dục thể thao làm cho xương tiếp thu máu
được đầy đủ hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và
trẻ lâu, xương dày lên cứng và dai hơn, khả năng chống
đỡ tăng lên, học tập đạt hiệu quả cao hơn.
- Tích hợp môn GDCD: rèn luyện tính kiên trì, tính thật
thà, tính trung thực, tính kỉ luật, tính đồng đội, tháo vát
nhanh nhẹn, sáng tạo….
- Tích hợp môi trường: địa điểm tập luyện, những nơi đảm
bảo an toàn, môi trường thoáng mát, sạch sẽ…..:
tập chạy bộ Biển, chạy bộ công viên, các phòng tập thể thao,
phòng tập Gym, Aerobic, sân đánh cầu lông, tennis, bơi lội….
- Kỹ năng sống: + Biết vận dụng để tự rèn luyện sức khỏe,
phát triển thể lực, xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên,
tự tin, dẻo dai để học tập và làm việc tốt,
+ Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực
vận dụng những kiến thức của các môn học trên đề giải quyết
các vấn đề đặt ra trong bài học, gắn liền với thực tiễn).
- Đội hình 4 hàng ngang cự li hẹp.
- Xuống lớp: GV hô “giải tán” HS hô “khoẻ”.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ
VỀ DỰ - XIN CHÀO TẠM BIỆT