Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIỂU LUẬN 10 vấn đề lớn về GIÁO dục của nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.64 KB, 7 trang )

10 VẤN ĐỀ LỚN CỦA GIÁO DỤC
“…. Bên cạnh việc giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ
khuyến khích một số kênh khác (đặc biệt là các viện, trường, các cơ quan thông
tin đại chúng, các nhóm chuyên gia. . .) nghiên cứu, đánh giá tình hình, đề xuất
chủ trương một cách độc lập và sẽ tổ chức thảo luận dân chủ, nghiêm túc để tập
hợp trí tuệ của các chuyên gia trong và ngoài ngành giàu kinh nghiệm và tri thức
về giáo dục - đào tạo, công bố để thu thập ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Trên cơ sở đó, rút ra kết luận xác đáng về đánh giá tình hình, xác định
những vấn đề cấp bách và có thể giải quyết sớm bằng những biện pháp mạnh
mẽ, dứt khoát, tạo đà và mở hướng cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản
theo tinh thần đổi mới, đạt được sự đồng thuận trong ngành giáo dục, trong các
ngành, các cấp và trong xã hội để nâng cao ý chí và nỗ lực phấn đấu bền bỉ làm
cho giáo dục - đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. (Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 5
Quốc hội khoá XI)
Một “kênh” như vậy đã có từ nhiều tháng nay, đây là một xê-mi-na độc
lập về Cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được sự
hưởng ứng của nhiều nhà khoa học và văn hoá trong và ngoài nước 2 , dự kiến
kết thúc vào cuối tháng 5/2004, với một kiến nghị gửi Đảng và Nhà nước nhằm
vào các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề lớn hiện nay
của giáo dục cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng cải
cách giáo dục . . . Các cuộc thảo luận trong xê-mi-na đã diễn ra sôi nổi nhiều
tháng qua.
Đánh giá thực trạng giáo dục ở nước ta hiện nay
Cả ba phương diện chủ yếu của giáo dục: dân trí, nhân lực và nhân tài đều
xuống cấp nghiêm trọng. Đây là một tình hình tuyệt đối không thể chấp nhận,
hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng của dân tộc, cả về tinh thần, trí tuệ,
vật chất cũng như vận hội.
Đánh giá tức là so sánh, vậy so sánh với cái gì? Những người tham gia
thảo luận đều nhất trí: hoàn toàn không thể so sánh với quá khứ đầy khó khăn,
1




với thời bao cấp hay mấy năm đầu đổi mới để bằng lòng “dẫu sao ta cũng có
tiến lên”; so sánh như vậy chẳng có nghĩa gì cả, chẳng để làm gì cả, dễ “cảm
động” đấy, nhưng chỉ là liều thuốc an thần tự an ủi, thoả mãn. (Thực ra ngay cả
so sánh với quá khứ của chính nó, thì nhiều mặt của giáo dục cũng sa sút đáng
báo động, chẳng hạn về sự trong sáng của môi trường giáo dục). Vấn đề phải
nghiêm túc đặt ra là chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập, nhất thiết phải
hội nhập thì mới sống còn được (ngày trước Chủ tịch HỒ Chí Minh gọi là “sánh
vai cùng bạn bè năm châu”), muốn hội nhập cùng thế giới thì phải công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, và trong sự nghiệp to lớn đó giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Vậy nhất thiết phải mở rộng tầm mắt để so sánh với thế giới, trước hết
là với khu vực. Như vậy cũng chính là so sánh với yêu cầu phát triển của đất
nước ngày nay. Với những tiêu chí đó làm chuẩn, rõ ràng giáo dục Việt Nam
đang tụt hậu khá xa và ngày càng xa so với các nước trên thế giới và ngay cả
trong khu vực. Đây là một tình hình tuyệt đối không thể chấp nhận, hoàn toàn
không tương xứng với tiềm năng của dân tộc, cả về tinh thần, trí tuệ, vật chất
cũng như vận hội.
Cả ba phương diện chủ yếu của giáo dục: dân trí, nhân lực và nhân tài đều
xuống cấp nghiêm trọng.
Dân trí thấp, biểu hiện trong lối sống và suy nghĩ, tập quán, tác phong, tư
tưởng, ý thức . . . Đạo đức bị xói mòn đến mức báo động, thói gian dối, thiếu
trung thực phổ biến, tác động nặng nề đến mọi mặt đời sống xã hội.
Nhân lực không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Kiến thức yếu, khả
năng thực hành kém, ít khả năng xoay sở, trí tưởng tượng không phát triển, thiếu
năng lực sáng tạo, tức những đặc trưng của chất lượng lao động đều thấp, khiến
sức cạnh tranh kém.
Nhân tài không quá thiếu nhưng phát hiện và bồi dưỡng kém, thiếu cơ hội
và điều kiện phát triển. Chất xám bị lãng phí nghiêm trọng dưới nhiều hình thức.
Đã có những sai lầm từ gốc, có tính chất hệ thống, sai lầm thiết kế trong

toàn bộ nền giáo dục chúng ta, chứ không phải chỉ là sai lầm cục bộ, về điều
hành quản lý.

2


Đã có nhiều nghị quyết, nhiều biện pháp, tiêu tốn không ít ngân quỹ để
vực chất lượng giáo dục lên trong nhiều năm qua, song không tạo được chuyển
biến đáng kể, trái lại thực trạng ngày càng sa sút, rối ren. Điều đó chứng tỏ
nguyên nhân thực sự khiến giáo dục trì trệ, tụt hậu đã không được nhìn nhận
một cách đúng đắn, mọi sửa chữa do đó chỉ có thể chấp vá, không cơ bản. Quả
thực đã có những sai lầm từ gốc, có tính chất hệ thống, sai lầm thiết kế trong
toàn bộ nền giáo dục chúng ta, chứ không phải chỉ là sai lầm cục bộ, về điều
hành quản lý (tuy phần trách nhiệm của bộ máy quản lý không nhỏ).
vấn đề hiện nay không phải là chạy chữa, chắp vá, mà phải xây dựng lại
nền giáo dục chúng ta từ gốc. Và con đường thoát ra duy nhất là phải hiện đại
hoá nền giáo dục phù hợp với xu thế chung của thế giới. Xê-mi-na tập trung nêu
bật 10 vấn đề lớn của giáo dục hiện nay:
1 Thay đổi tư duy giáo dục (Có người gọi là “quan điểm”, “đường lối”,
hay “triết lý” giáo dục), xác định lại quan niệm cơ bản về mục tiêu của nền giáo
dục.
Sự phát triển của đất nước đòi hỏi một nền giáo dục đào tạo nên những
con người Việt Nam hiện đại: có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp
tác.
Có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân, sẵn sàng chấp nhận mạo
hiểm vì mục đích lớn, trung thực và có đầu óc sáng tạo.
Cái gốc chi phối tất cả các khâu của nền giáo dục lâu nay chính là ở chỗ
trong thực tế chúng ta đã đi theo một đường hướng giáo dục không đúng đắn,
một quan niệm giáo dục nhằm tạo ra những mẫu người ngoan ngoãn chấp hành,
quen được dắt dẫn, được bao cấp cả về tư tưởng và hành động, về thực chất là

thực hiện một kiểu giáo dục giáo điều và nhồi sọ, trong khi thời đại và sự phát
triển của đất nước đòi hỏi một nền giáo dục tự do, nhằm đào tạo nên những con
người tự do, dám và biết độc lập suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm, có những
phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam hiện đại trong một thế giới hiện đại:
có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, có tư duy cởi mở với cái
mới, thích dấn thân, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn, trung thực
và có đầu óc sáng tạo.
3


Những người tham gia xê-mi-na đặc biệt nhấn mạnh: Đây là một vấn đề
rất lớn; triết lý giáo dục đương nhiên nằm trong triết lý chung của dân tộc, trước
hết là triết lý sống của xã hội. Chính vì vậy mà những vấn đề sâu xa nhất của
giáo dục hiện nay không thể chỉ là vấn đề riêng của ngành giáo dục; nó là con đẻ
tất yếu của một quan niệm xã hội và một tình trạng xã hội bao trùm. Song cũng
chính ở đây giáo dục cần nhận rõ vai trò quyết định của mình đối với xã hội, với
tiền đồ của dân tộc: chính nó phải góp phần quyết định làm thay đổi triết lý đó
cho xã hội, bằng việc tạo ra những thế hệ con người mới, với triết lý sống đúng
đắn, tiên tiến. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” cần được hiểu như vậy. Nếu
đường lối giáo dục chung và ngành giáo dục không xác định được quan niệm cơ
bản đó làm mục tiêu thì mọi sửa chữa, cải cách của nó không thể có hiệu quả.
càng sửa càng sai, càng rối, không góp phần quan trọng cải biến được tình trạng
xã hội mà thậm chí còn gây thêm vào sự xuống cấp chung, như đã diễn ra lâu
nay.
2. Thay đổi cơ bản quá trình giáo dục, từ nội dung chương trình đến
phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Giáo dục không chỉ có mục đích đem
lại cho người học nhiều tri thức, mặc dầu tri thức là quan trọng, nhất là trong
thời cách mạng khoa học công nghệ, mà còn quan trọng hơn nhiều là phải nhằm
tạo cho người học ý thức và thói quen suy nghĩ độc lập, tự nghiên cứu khám phá
sáng tạo, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, dám và biết tự mình đi tìm tri thức,

đi tìm chân lý, tự tin ở tri thức và chân lý do tự mình khám phá ra, và khi ra đời
biết và dám sống theo những điều tự mình khám phá và tin tưởng. Đương nhiên
điều này cần được đặc biệt coi trọng ở cấp đại học, song cũng hết sức quan trọng
ngay từ cấp thấp nhất, con người ngay từ nhỏ đã cần được trang bị ý thức về
quyền được sống và suy nghĩ độc lập. Đây mới chính là con người mới mà xã
hội chờ đợi ở nền giáo dục của chúng ta.
Một chế độ học tập cứ nặng nề tốn kém như hiện nay, thực sự đã gạt ra
ngoài nhà trường cả một lớp trẻ thiếu may mắn vì trót sinh ra trong những gia
đình nghèo hoặc ở vùng sâu, vùng xa, không sống trong thành phố.

4


3. Thực hiện quyền bình đẳng về cơ hội học tập và thành đạt trong học
vấn đối với mọi thành viên của xã hội. Đây không chỉ là nguyên tắc đạo đức
của xã hội chúng ta, mà còn là điều kiện tối cần thiết để phát triển xã hội. Một
chế độ học tập buộc phải đi học thêm rất nhiều ngoài giờ, phải đóng góp vô số
khoản tốn kém ngoài học phí, liên tục thay sách giáo khoa, lại thi cử nặng nề tốn
kém như hiện nay thực tế là một chế độ bất bình đẳng, thực sự đã gạt ra ngoài
nhà trường cả một lớp trẻ thiếu may mắn vì trót sinh ra trong những gia đình
nghèo hoặc ở vùng sâu, vùng xa, không sống trong thành phố.
4. Cuộc sống hiện đại vô cùng đa dạng và phong phú, đó không chỉ là khả
năng mới mẻ thời đại đem lại cho con người, mà còn là điều kiện thiết yếu của
sự phát triển trong xã hội ngày nay. Vì vậy, nền giáo dục phải được tổ chức
phóng khoáng, không hạn chế hay kìm hãm mà trái lại tôn trọng sự phát
triển tối đa của cá tính, không gò bó mọi người trong một kiểu đào tạo như
nhau, mở ra nhiều con đường, nhiều hướng, nhiều cơ hội lựa chọn cho từng
người phát triển tài năng, đồng thời cho phép họ dễ dàng chuyển sang con
đường khác khi thấy lựa chọn của mình chưa đúng. Vấn đề phân ban ở trung học
phổ thông phải được giải quyết trên tinh thần này, và cũng trên tinh thần đó cần

giải quyết thích đáng việc liên thông giữa các cấp học và các loại trường khác
nhau.
5. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi lao động
ngày càng phải có trình độ cao, đồng thời cuộc sống hiện đại cũng đòi hỏi con
người có học thức cao mới hưởng thụ được đầy đủ những thành tựu của xã hội
vốn là quyền lợi của mỗi người, cho nên xu thế tất yếu ta phải tiến tới mở cửa
đại học cho số đông, rồi cho đại bộ phận dân chúng. Giáo dục đại học cần
được quan niệm và tổ chức lại, theo tinh thần rất uyển chuyển và đa dạng.
6. Trong thời đại ngày nay, hơn bao giờ hết, sự hưng thịnh của các quốc
gia một phần rất quan trọng, thậm chí quyết định, là trời có nhiều tài năng xuất
chúng được nâng niu, nuôi dưỡng và được tạo điều kiện phát triển đến tột độ.
Vì vậy, nền giáo dục vừa phải công bằng, vừa lại phải chống khuynh
hướng bình quân chủ nghĩa và trung bình chủ nghĩa, vốn là nhược điểm thường
thấy ở các nước nghèo. Hệ thống giáo dục, đặc biệt ở đại học, phải có những
5


biện pháp hữu hiệu để đào tạo nhiều người tài, xã hội phải được tổ chức để
tài năng không sớm tàn lụi mà được khuyên khích phát triển ngày càng cao.
trong thực tế. công bằng dân chủ trong giáo dục không những không mâu
thuẫn với việc chú trọng tài năng. mà còn là cơ sở để đào tạo nhiều nhân tài cho
đất nước.
7. trong thời đại ngày nay, kho tàng tri thức của nhân loại được nhân lên
hàng ngày với một gia tốc chóng mặt. không ai có thể thoã mãn dừng lại với tri
thức đã có, mà phải học thường xuyên, học suốt đời, cho nên giáo dục thường
xuyên (ngoài học đường) phải không ngừng mở rộng cả về phạm vi, quay mô,
hình thức, đối tượng và sử dụng phương tiện tiến nhất.
để thực sự có một xã hội học lập theo đúng quan niệm đó thì ngay từ
trong nhà trường phổ thông, nội dung là phương pháp dạy nhất thiết phải từ bỏ
lối kinh kệ cố nhồi nhét cho thật nhiều kiến thức mà, chủ yếu phải trang bị được

cho người học long say mê học tập, trí tò mò, ham hiểu biết vô tận, khả năng và
phương pháp tự học suốt đời, coi tự học là cách sống, lẽ sống.
8. Sử dụng rộng rãi Internet, công nghệ thông tin trong mọi khâu giáo
dục, từng nội dung đến phương pháp, tổ chức, đặc biệt cần biết tận dụng khả
năng công nghệ thông tin, phát triển mạnh giáo dục từ xa để giải quyết nhu
cầu học tập ngày càng cao, càng đa dạng và phổ biến của nhân dân.
Quản lý giáo dục cũng tức là quản lý các hoạt động làm nền tảng phát
triển trí tuệ năng lực sáng tạo của xã hội cho nên phải quản lý một cách thật sự
thông minh, phát huy được trí tuệ của cả cộng đồng.
9. Để thực thi được những nguyên tắc trên. cần cải tổ toàn bộ hệ thống
giáo dục. Đối với đại học, về cơ bản nên đi đến tương đồng tới mô hình của các
nước tiên tiến phương Tây, mà nói chung thế giới ngày nay đều hướng theo. Về
giáo dục phổ thông. cần nghiên cứu mô hình của hệ thống thực nghiệm giáo dục
đã có thực tế ở nhiều vùng trong nước nhiều chục năm nay, có sự đánh giá
khách quan, nên chấp nhận và thực hiện chính thức trong cả nước nếu thấy đáp
ứng các yêu cầu nêu trên.
10. Cuối cùng, muốn cải cách đương nhiên phải cải tổ bộ máy quản lý
giáo dục, theo hướng phi tập trung hoá. các cơ sở giáo dục, nhất là các đại học,
cần được trao quyền tự chủ rộng rãi, về nội dung chương trình, về tổ chức, kế
6


hoạch giảng dạy nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Quản lý giáo dục
cũng tức là quản lý các hoạt động làm nền táng phát triển trí tuệ, phát triển năng
lực sáng tạo của xã hội cho nên càng cần thiết phải hiểu biết những đặc điểm của
loại hoạt động này để quản lý một cách thật sự thông minh, phát huy được trí tuệ
của các cộng đồng.
Xê mi-na độc lập và nguyện về cải cách giáo dục là tiếng nói tâm
huyết của một số trí thức đối với một lĩnh vực có ý nghĩa sống còn của sự phát
triển đất nước. Những tiếng nói chân thành và đầy trách nhiệm như vậy cần

được lắng nghe và nghiên cứu nghiêm túc, để đi đến cùng nhau xây dựng lại
một nền giáo dục tiên tiến và lành mạnh, tương xứng với một dân tộc trong thời
đại mới.

7



×