Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

VẤN ĐỀ HỆ THỐNG HOÁ PHÁP LUẬT NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.38 KB, 9 trang )

ĐỀ BÀI 21: VẤN ĐỀ HỆ THỐNG HOÁ PHÁP LUẬT
NƯỚC TA HIỆN NAY.
TRẢ LỜI
Việc nghiên cứu về hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống hoá pháp
luật Việt Nam nói riêng là một trong những mặt hoạt động cơ bản đặc thù của
nhà nước. Việc ban hành được các văn bản qui phạm pháp luật phản ánh
đúng những nhu cầu khách quan của toàn xã hội. Cần được điều chỉnh bằng
pháp luật là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của
quản lý nhà nước. Hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam là một trong những công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi yếu tố,
nhiều điều kiện trước hết là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những
người được trao nhiệm vụ xây dựng pháp luật phải có đủ năng lực khách
quan. Công bằng thực hiện nhiệm vụ cao cả được trao. Để hệ thống pháp luật
Việt Nam được các mục tiêu toàn diện, đồng bộ, khoa học. Có tính khả thi
cao có tính công bằng, dân chủ và văn minh.
I. Hệ thống pháp luật.
Bất cứ nhà nước nào muốn kiểm soát và quản lý xã hội một cách linh
hoạt thì phải ban hành các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật đó
không tách rời nhau mà liên kết với nhau chặt chẽ và được sắp xếp trật tự nhất
định trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là hệ thống pháp luật.
1. Khái niệm: Vậy hệ thống pháp luật là toàn bộ các qui phạm pháp
luật trong đó các quy phạm pháp luật được chia thành từng nhóm lớn (gọi là
các ngành luật) để điều chỉnh những lĩnh vực quan hệ xã hội cơ bản và mỗi
nhóm lớn quy phạm pháp luật lại được chia thành từng nhóm nhỏ (gọi là các
chế định pháp luật) để điều tiết các bộ phận cấu thành lĩnh vực quan hệ xã
hội mà nhóm lớn quy phạm pháp luật điều chỉnh. Từ cách hiểu này, hệ thống
pháp luật còn được định nghĩa là hệ thống các ngành luật mà mỗi ngành luật
bao gồm các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật được cấu tạo từ các
1
qui phạm pháp luật. Như vậy có ba yếu tố cấu thành nên hệ thống pháp luật là
ngành luật chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.


a. Ngành luật.
Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một hoặc một số loại
quan hệ xã hội, có tính chất giống nhau phát sinh trong mọi lĩnh vực hoạt
động của đời sống bằng những phương pháp điều chỉnh nhất định.
Ví dụ: Ngành luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh các quan hệ nhân
thân và các quan hệ tài sản phát sinh giữa các thành viên trong một gia đình
với nhau.
b. Chế định pháp luật.
Là một nhóm quy phạm pháp luật, điều chỉnh một nhóm quan hệ xã
hội. Có đặc điểm chung có mối liên hệ mật thiết với nhau thuộc cùng một
loại.
Ví dụ: Chế độ chính trị, chế độ kinh tế... của ngành luật hiến pháp.
c. Khái niệm quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung cho nhà nước
đặt ra hoặc thừa nhận bảo đảm được thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã
hội theo mục đích của nhà nước. Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất, là
tế bào của hệ thống pháp luật. Song nó cũng có thể được cấu thành bởi nhiều
bộ phận.
2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay .
Ngành luật nhà nước (còn gọi là ngành luật Hiến pháp); Ngành luật
Hành chính; Ngành luật dân sự, ngành luật tố tụng dân sự; ngành luật Hình
sự; Ngành luật tố tụng Hình sự; Ngành luật Kinh tế; Ngành luật Chính sự;
Ngành luật lao động, ngành luật đất đai, ngành luật hôn nhân và gia đình.
Từ khái niệm hệ thống hoá pháp luật phân tích trên chung ta có thể hiểu
sâu hơn về hệ thống hoá pháp luật là như thế nào?
2
II. Hệ thống hoá pháp luật.
1. Khái niệm hệ thống hoá pháp luật.
Hệ thống hoá pháp luật là khái niệm được sử dụng khá rộng rãi trong
sách báo khoa học pháp lý ở trong nước và ngoài nước. Trong tiếng Việt, hệ
thống hoá hiểu là “làm cho nó trở nên có hệ thống”. Từ đó có thể hiểu hệ

thống hoá pháp luật là làm cho pháp luật trở nên có hệ thống, hệ thống hoá
pháp luật có thể được tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau tùy theo mục
đích của người hệ thống hoá. Song dù ở cách nào thì người hệ thống cũng
phải thu thập, sắp xếp các quy phạm pháp luật theo một trật tự nhất định, làm
chúng có hệ thống. Vậy có thể hiểu hệ thống hoá pháp luật là thu thập, sắp
xếp các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật theo một trật
tự nhất định nhằm đạt được những mục đích đã đề ra.
2. Ý nghĩa hệ thống hoá pháp luật.
Công tác hệ thống hoá pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có sự nhìn nhận tổng quát, đối với pháp
luật hiện hành, rà soát phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn,
chồng chéo và những lỗ hổng của hệ thống hoá pháp luật để từ đó có biện
pháp khắc phục và hoàn thiện.
Ngoài ra hệ thống hoá pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc giáo dục
nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của mọi chủ thể
pháp luật. Đối với hoạt động bảo vệ pháp luật thì điều đó càng quan trọng, sự
sắp xếp có trình tự và hệ thống những quy phạm cần thiết, làm sáng tỏ tư
tưởng và nội dung của chúng để áp dụng một cách đúng đắn, chính xác.
3. Mục đích của hệ thống hoá pháp luật.
Việc hệ thống hoá pháp luật có thể nhằm các mục đích khác nhau,
trong quá trình xây dựng pháp luật việc hệ thống hoá pháp luật ngày càng đầy
đủ, đồng bộ và hoàn thiện hơn.
Tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh,
thống nhất, trong đó các văn bản luật giữ vai trò đặc biệt, quan trọng của hệ
3
thống văn bản quy phạm pháp luật và đối với sự điều chỉnh các quan hệ xã
hội.
Khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo mâu thuẫn, lạc hậu, thiếu
hoặc thừa quy phạm pháp luật.
Làm cho nội dung của pháp luật phù hợp với những yêu cầu của đời

sống, có hình thức rõ ràng dễ hiểu cho tiện sử dụng.
Ngoài ra việc hệ thống hoá pháp luật còn phục vụ đắc lực cho việc
tuyên truyền, phổ biến giảng dạy và nghiên cứu pháp luật, cho việc lưu trữ
các văn bản quy phạm pháp luật.
III. Hoạt động hệ thống hoá pháp luật thường diễn ra ở các mức độ
khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên ở mức độ khái
quát nhất hệ thống hoá pháp luật gồm hai hình thức chủ yếu là tập hợp hoá và
pháp điển hoá ngoài ra còn có quy điện hoá.
1. Tập hợp hoá pháp luật.
Xuất phát từ nghĩa của từ “tập hợp” trong tiếng Việt là “lấy từ nhiều
chỗ khác nhau, gộp chúng lại để làm việc gì”. Có thể hiểu: Tập hợp hoá pháp
luật là thu thập, sắp xếp các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm
pháp luật theo một trật tự nhất định để làm hình thành nên một tập hợp các
quy định của pháp luật.
Hiện nay tập hợp hoá, pháp luật được hiểu theo hai nghĩa rộng và
nghĩa hẹp khác nhau.
a. Theo nghĩa rộng:
Tập hợp hoá pháp luật được hiểu là tất cả các hoạt động thu thập, sắp
xếp các qui định của pháp luật theo trật tự nhằm phục vụ cho việc xây dựng,
ban hành, áp dụng, phổ biến, nghiên cứu... theo nghĩa này tập hợp hoá có các
điểm sau:
- Việc tập hợp hoá pháp luật không làm thay đổi nội dung và hình thức
của quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật được thu thập
không làm xuất hiện các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và các khái
4
niệm pháp lý mới. Bởi vì các quy định và các văn bản quy phạm pháp luật khi
đưa vào tập hợp các quy định của pháp luật phải được sao chép nguyên văn.
- Việc tập hợp hoá pháp luật có thể được tiến hành theo nhiều tiêu chí
khác nhau như: theo thời gian ban hành văn bản, theo giá trị pháp lý của văn
bản, theo đối tượng điều chỉnh của văn bản theo cơ quan ban hành của văn

bản.
- Các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật được đưa
vào tập hợp các quy định của pháp luật có thể còn tiêu cực hoặc đã hết hiệu
lực hoặc sắp có hiệu lực pháp lý.
- Kết quả cuối cùng của việc tập hợp hoá pháp luật là làm hình thành
nên một tập hợp các quy định của pháp luật, nên chủ thể tiến hành tập hợp
hoá pháp luật có thể là bất kỳ tổ chức cá nhân nào trong xã hội. Song chủ yếu
là các cơ quan nhà nước và các chuyên gia pháp luật.
b. Theo nghĩa hẹp.
Thì tập hợp hóa pháp luật chỉ là một công đoạn trong quá trình xây
dựng và ban hành một văn bản quy phạm pháp luật mới để thay thế các văn
bản cũ. Nếu hiểu theo nghĩa này thì việc tập hợp hoá pháp luật chỉ được tiến
hành theo đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy
phạm pháp luậta, các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản pháp luật được
tập hợp phải đang còn hiệu lực pháp lý và chủ thể tiến hành tập hợp hoá pháp
luật chỉ là những chủ thể có thẩm quyền.
Từ sự phân tích trên tập hợp hoá pháp luật không những có ý nghĩa cho
việc sử dụng pháp luật được thuận tiện, hiệu quả mà còn là cơ sở cho pháp
điển hoá.
2. Pháp điển hoá pháp luật.
a. Khái niệm: Trong từ điển tiếng Việt, từ pháp điển được giải thích
đơn thuần là Bộ luật. Từ điển Đào Duy Anh thì giải thích “đem bao nhiêu
pháp luật đơn hành họp lại thành một bộ pháp luật chung gọi là pháp điển
(Code)” từ Code trong tiếng Anh.
5

×