Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

noi dung bai giang máy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 87 trang )

Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh

Phần 1: MÁY BIẾN ÁP 1 PHA CÔNG SUẤT NHỎ
BÀI 1
CẤU TẠO , NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP 1 PHA
CÔNG SUẤT NHỎ
1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 Định nghĩa
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ,
dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều từ trị số điện áp này sang trị số điện áp khác mà
vẫn giữ nguyên tần số.
Đầu vào của máy biến áp nối với nguồn điện, được gọi là sơ cấp. Đầu ra nối với tải
gọi là thứ cấp. Trong các bản vẽ, máy biến áp được ký hiệu như hình 1.1

Hình 1.1
Các đại lượng, các thông số sơ cấp trong ký hiệu có ghi chỉ số 1: Số vòng dây sơ
cấp w1, điện áp sơ cấp U1, dòng điện sơ cấp I1, công suất sơ cấp P1. Các đại lượng, các
thông số thứ cấp trong ký hiệu có ghi chỉ số 2: số vòng dây thứ cấp w 2, điện áp thứ cấp
U2, dòng điện thứ cấp I2, công suất thứcấp P2.
Nếu điện áp thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp là máy biến áp tăng áp. Nếu điện áp thứ
cấp nhỏ hơn điện áp sơ cấp là máy biến áp giảm áp.
1.2 Các đại lượng định mức
Các đại lượng định mức do nhà chế tạo qui định để cho máy có khả năng làm việc
lâu dài và tốt nhất gồm:
1.2.1 Điện áp định mức
- Điện áp sơ cấp định mức ( U 1đm) là điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp khi máy làm
việc bình thường. Nếu là máy biến áp ba pha thì đó là điện áp dây.
- Điện áp thứ cấp định mức ( U 2đm) là điện áp giữa các cực của dây quấn thứ cấp khi
máy làm việc bình thường.


- Đơn vị ghi trên máy là V hoặc KV.
1.2.2 Dòng điện định mức
- Dòng điện định mức là dòng điện qui định cho mỗi dây quấn của máy biến áp, ứng
với công suất định mức và điện áp định mức. Đối với máy biến áp ba pha dòng điện
định mức là dòng điện dây.
- Dòng điện sơ cấp định mức ký hiệu I1đm, dòng điện thứ cấp định mức ký hiệu I2đm.
- Đơn vị ghi trên máy là A.
1.2.3 Công suất định mức
- Công suất định mức của máy biến áp là công suất biểu kiến định mức, đặc trưng
cho khả năng truyền tải năng lượng của máy và thường được tính tại thứ cấp.
- Đối với máy biến áp một pha:
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

1


Nội dung bài giảng máy điện
Trần Đức Anh
Sđm = U2đm.I2đm
- Đối với máy biến áp ba pha:
Sđm = 3 U2đm.I2đm
- Đơn vị ghi trên máy là VA hoặc KVA.
Ngoài ra trên biển máy còn ghi tần số định mức fđm, số pha, sơ đồ nối dây, điện áp
ngắn mạch, chế độ làm việc v.v…
1.3 Công dụng của máy biến áp
Máy biến áp có vai trò quan trọng trong hệ thống điện, dùng để truyền tải và phân
phối điện năng. Các nhà máy điện công suất lớn thường ở xa nơi tiêu thụ điện vì thế cần
phải xây dựng các đường dây truyền tải điện năng.
Điện áp máy phát thường là 6,3; 10,5; 15,75; 38,5 kV. Để nâng cao khả năng truyền
tải và giảm tổn hao công suất trên đường dây, phải giảm dòng điện chạy trên đường dây,

bằng cách nâng cao điện áp. Vì vậy ở đầu đường dây cần đặt máy biến áp tăng áp. Mặt
khác điện áp của tải thường khoảng 220V đến 500V; động cơ công suất lớn thường 3
hoặc 6kV, vì vậy ở cuối đường dây cần đặt máy biến áp giảm áp.
Ngoài ra máy biến áp còn được sử dụng trong các thiết bị lò nung ( máy biến áp lò)
trong hàn điện, làm nguồn cho các thiết bị điện, điện tử cần nhiều cấp điện áp khác
nhau, trong lĩnh vực đo lường ( máy biến điện áp, máy biến dòng) v.v…
2. CẤU TẠO CỦA MÁY BIẾN ÁP
Máy biến áp có hai bộ phận chính: Lõi thép và dây quấn.
2.1 Lõi thép
Còn gọi là mạch từ vì được dùng để dẫn từ, lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện
có bề dày từ 0,35 đến 0,5mm được sơn cách điện để tránh dòng Fucô làm tổn hao công
suất máy biến áp khi vận hành. Các lá thép được ghép lại thành khối tạo thành mạch từ
kín. Phần lõi thép có dây quấn gọi là trụ từ, phần lõi thép nối với các trụ từ thành mạch
kín gọi là gông từ.
2
2

11

Hình 1.2 các dạng mạch từ của MBA
a) Mạch từ dạng U-I
b) Mạch từ dạng E-I
1. Trụ từ 2. Gông từ

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

2


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh
2.2 Dây quấn
Dây quấn máy biến áp thường được chế tạo bằng dây đồng ( hoặc nhôm ), có tiết
diện tròn hoặc chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện.
Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ lõi thép. Giữa các vòng dây, giữa các
dây quấn có cách điện với nhau và các dây quấn cách điện với lõi thép. Máy biến áp
thường có 2 hoặc nhiều dây quấn. Khi các dây quấn đặt trên cùng một trụ thì dây quấn
thấp áp đặt sát trụ thép, dây quấn cao áp đặt lồng ngoài. Như vậy sẽ giảm được vật liệu
cách điện và khoảng cách cách điện với phần tiếp đất nên giảm được kích thước máy
biến áp.
Ngoài hai bộ phận chính trên tùy theo chức năng, yêu cầu kỹ thuật và công suất mà
máy biến áp có thùng máy, bình giãn dầu, ống bảo hiểm và các sứ cách điện v.v…
3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CƠ BẢN CỦA MÁY BIẾN ÁP

Φ
i1

i2
e2 u2

u1 e1

Zt

Hình 1.3
Khảo sát máy biến áp 1 pha hai dây quấn như hình 1.3, dây quấn sơ cấp có W1 vòng dây,
dây quấn thứ cấp có W2 vòng.
Đặt vào dây quấn sơ cấp một điện áp xoay chiều hình sin u 1, trong đó sẽ có dòng
điện xoay chiều i1, dòng điện này sẽ tạo ra từ thông xoay chiều φ, từ thông chạy trong
mạch từ sẽ móc vòng qua 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp đồng thời cảm ứng trong chúng

các sức điện động e1, e2.
Nếu máy biến áp không tải thì điện áp tại thứ cấp bằng sức điện động e2
U20=e2
Nếu thứ cấp được nối với phụ tải Z t, dưới tác động trong dây quấn thứ cấp sẽ có
dòng điện i2. Khi đó từ thông chính do đồng thời cả hai dòng sơ cấp và thứ cấp sinh ra.
Giả sử, biểu thức của từ thông chính trong mạch từ là:
φ = φmsin ω t
(3-1)
Theo định luật cảm ứng điện từ, các sức điện động e1, e2 được xác định:

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

3


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh


e1 = -W1 dt

(3-2)


e2 = -W2 dt
Giá trị hiệu dụng của các sức điện động:

d(φm sin ωt )
dt

Từ (3-1) và (3-2): e1 = -W1
= -ωW1φmcosωt

e1 = ωW1φmsin(ωt - π/2)
Như vậy sức điện động cảm ứng chậm pha sau từ thông trong mạch từ một góc π/2
0
(90 ).
Đặt
E1m = ωW1φm = 2πfW1φm
2πfW1φ m
Thì
E1 =
= 4,44fW1φm
2
Tương tự
E2 = 4,44fW2φm
Tỉ số máy biến áp:
4,44fW1φ m W1
E1
=
ku =
=
E2
4,44fW2φm W2
Nếu bỏ qua điện áp rơi trên dây quấn sơ cấp và thứ cấp thì
E1 = U1 và E2 = U2
Do đó
E1
U1 W1
=

ku =
=
E2
U 2 W2
Tỉ số biến dòng:
Ki =

I1
I2

Vì hiệu suất máy biến áp thường cao, nên một cách gần đúng có thể xem công suất
máy biến áp nhận vào phía sơ cấp bằng công suất đưa ra phía thứ cấp
U1I1 = U2I2
k=

I1 U 2 W2
=
=
I 2 U 1 W1

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

4


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh

BÀI 2

TÍNH TOÁN DÂY QUẤN MÁY BIẾN ÁP 1 PHA 2 DÂY QUẤN
MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU
1. TỔNG QUAN
Trong chương này tài liệu hướng dẫn tính toán số liệu dây quấn Máy Biến Áp 1 pha
công suất nhỏ (dưới 5 KVA ) tính toán cho dạng biến áp hai dây quấn và biến áp tự
ngẫu. Tính toán MBA để xác định được các số liệu cụ thể:
• Kích thước mạch từ (At)
• Số vòng dây quấn (W1, W2)
• Đường kính dây (d1,d2)
• Tính kiểm tra hệ số lắp đầy của bộ dây.
Ta chia thành các dạng bài toán như sau:
1. Bài toán thuận :
Dựa trên sơ đồ biến áp, yêu cầu công suất sử dụng (U 2. I2) để xác định kích thước lõi
thép (At) và số liệu dây quấn (W1, W2, d1,d2)
2. Bài toán ngược :
Dựa vào kích thước lõi thép đã có sẵn ta tính toán số liệu dây quấn biến áp theo một
sơ đồ yêu cầu để tận dụng tối đa công suất lõi thép.
2. TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN BIẾN ÁP 2 DÂY QUẤN ( Dạng bài toán thuận )
2.1 Đặc điểm bài toán
Đây là dạng bài toán thường gặp trong thực tế sản xuất, công việc cần làm là thiết kế
một máy biến áp 1 pha công suất nhỏ với các số liệu biết trước cụ thể:
• Dòng điện cần dùng của ngõ ra I2.
• Điện áp cần dùng của ngõ ra U2.
• Điện áp nguồn cấp cho biến áp (điện áp ngõ vào ) U1.
Ta cần tính toán để xác định được các số liệu cụ thể:
• Kích thước mạch từ At .
• Số vòng dây phải quấn cho từng cuộn (W1, W2)
• Đường kính dây của từng cuộn (d1,d2)
• Tính kiểm tra hệ số lắp đầy để bảo đảm sau khi quấn xong bộ dây được lắp vừa
trong mạch từ.

2.2 Trình tự tính toán
Bước 1:
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

5


Nội dung bài giảng máy điện
Trần Đức Anh
Xác định sơ đồ biến áp với các số liệu cụ thể dòng điện và điện áp phía thứ cấp, điện áp
sơ cấp. Tính công suất biểu kiến S2 phía thứ cấp.
(2.1)

S2 = U21.I21+ U22.I22 +…. U2n.I2n

Bước 2:
Ước lượng tiết diện cần dùng cho lõi thép biến áp At.
S2

(2.2)

At = 1,423.Khd B m

Trong đó đơn vị các đại lượng là :
At : [cm2];
S2 : [VA] ;
Bm : [T]
+ Với Khd là hệ số hình dạng của lõi thép:
Lõi thép dạng E,I thì Khd = 1÷ 1,2
Lõi thép dạng U.I thì Khd =0,75 ÷ 0,85

+ Bm là giá trị từ cảm cực đại qua lõi thép:
Với lá thép kỹ thuật điện có hàm lượng silic 2% ÷ 4%, chọn Bm = 1 ÷ 1,2T
Với lá thép kỹ thuật điện có hàm lượng silic 1%, chọn Bm = 0,7 ÷ 0,8T
Với lá thép kỹ thuật điện dạng tole cán lạnh, chọn Bm = 1,4 ÷ 1,6T
Sơ bộ, ta chọn b = 1,5a dựa vào At ta tính được a, chọn a theo kích thước mạch từ
tiêu chuẩn.Từ b căn cứ vào bề dầy của lá thép ta có thể xác định được số lá thép
cần dùng.

b

At

At

b

a

a

Hình 2.1a Lõi thép dạng E-I
Hình 2.1b Lõi thép dạng U-I
Bước 3:
Xác định số vòng dây quấn phía sơ cấp và thứ cấp :
• Xác định đại lượng trung gian nv: Số vòng tạo ra 1 volt sức điện động cảm ứng.
Ta có E = 4,44.f.Bm.At. W
Khi E = 1 volt W = nv ta có được quan hệ sau :
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

6



Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh
nv =

1
4,44. f .Bm . At

(2.3)

Trong đó [f] = [Hz] tần số nguồn điện xoay chiều
[B] = [T] ; [At ] = [ m 2 ] ; [nv ] = [ vòng /volt]
Khi f = 50 Hz và chọn đơn vị của At là [cm2], ta có thể viết lại (2.3) như sau:
10 4
45,045
45
=

4,44.50.Bm . At
Bm . At
Bm . At
45
Nếu chọn Bm = 1T ta có nv = A
(2.4)
t
56,3
Nếu chọn Bm = 0,8 T ta có nv = A
(2.5)

t
37,5
Nếu chọn Bm = 1,2 T ta có nv = A
(2.6)
t
nv =

• Xác định số vòng dây sơ cấp :
W1 = U1.nv

(2.7)

Trong đó: W1 là số vòng cuộn dây sơ cấp
U1 Điện áp định mức cuộn dây sơ cấp
• Xác định số vòng cuộn dây thứ cấp :
W2 = U20.nv

(2.8)

Trong đó: U20 = Ch . U2 .
U20 là điện áp không tải thứ cấp
U2 là điện áp định mức thứ cấp
∆U%
Ch= 1+
100
Ch dựa theo S2 để ước lượng.Tra bảng quan hệ Ch theo S2 như sau:
S2(VA)
5
7,5
10

15
20
25
30

Ch%
1,35
1,28
1.25
1.22
1.18
1.16
1.14

S2(VA)
50
60
70
80
90
100
120

Ch%
1.12
1.11
1.1
1.09
1.085
1.08

1.075

S2(VA)
180
200
250
300
350
400
500

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

Ch%
1,06
1.058
1.052
1.048
1.045
1.042
1.038

S2(VA)
700
800
900
1000
1500
2000
3000


Ch%
1,032
1.03
1.028
1.025
1.02
1.016
1.009
7


Nội dung bài giảng máy điện
40
1.13
150
1.065
600
1.035
.
Bước 4:
Ước lượng hiệu suất biến áp ηba và tính dòng điện ngõ vào I1:
Tra bảng chọn ηba
S2(VA)
ηba

25
0.76
5


50
0.84

100
0.85

200
0.86

I 1n =

(2.9)

300
0.88

400
0.9

500
0.905

Trần Đức Anh

700
0.91

1000
0.92


S2
η baU 1n

Bước 5:
Tính đường kính dây cho mỗi đoạn dây quấn:
Tra bảng chọn mật độ dòng điện J.
• Cơng thức tổng qt :
d = 1,128

S2(VA)
J (A/mm2 )

0 ÷ 50
6÷5

I
( mm )
J

50 ÷ 100
5,5 ÷ 4,5

(2.10)
100 ÷ 200
5÷4

200 ÷ 500
4,5 ÷ 3,5

500 ÷ 1000

4÷3

Bước 6:
Kiểm tra hệ số lắp đầy Klđ theo diện tích cửa số lõi thép:
Klđ =

Tổng diện tích dây quấn
Diện tích cửa sổ mạch từ

Klđ = 0,36 đến 0,46 là phù hợp
Khi dùng lõi thép E,I có kích thước đúng tiêu chuẩn, kích thước cửa sổ mạch từ có các
kích thước là:
a

c

a/2

a/2

h

a/2

a/2

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

8



Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh
Hình 2.2

a
2

• Bề rộng cửa sổ c =
• Bề cao cửa sổ h =

3a
2

Gọi Acs Là diện tích cửa sổ mạch từ
3a 2
Acs = ch =
4

Bước 7:
Chọn bề dầy khuôn ekh:
Tra bảng chọn bề dầy khuôn theo công suất biến áp
S2(VA)
e kh (mm)

1 ÷ 10
0.5

10 ÷ 200

1

200 ÷ 500
2

500 ÷ 1000
3

1000 ÷ 3000
4

Tính kích thước của khuôn quấn có thể chọn như sau :
• akh = a + ( 1 đến 2 mm)
b

'
• bkh = b’ + ( 1 đến 2 mm); b = 0.9 − 0,92
• Hhd = bề cao hiệu dụng khuôn quấn dây;
Hhd = h-{ 2ekh + (1mm đến 2mm) }

bkh

Hhd

akh

ekh

b’
a


h

Hình 2.3
Bước 8:
Kiểm tra hệ số lắp đầy theo bề rộng cửa sổ :
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

9


Nội dung bài giảng máy điện
Trần Đức Anh
• Xác định số vòng của từng bộ dây. Gọi SV là số vòng /1 lớp dây quấn
SV/lớp =
SV/lớp =

Bề cao hiệu dụng quấn dây x hệ số dây quấn
Đường kính dây kể cả cách điện

H hd .K q

(2.11)

d cđ

Trong đó
Kq = 0,93 ÷ 0,95 dây đồng tiết diện tròn tráng ê may
Kq = 0.9 ÷ 0,93 dây đồng tiết diện tròn bọc cơtton
Kq = 0.8 ÷ 0,85 dây đồng tiết diện chữ nhật tráng ê may

• Tính số lớp phải quấn:
Số lớp (SL) =

Tổng số vòng bộ dây
Số vòng dây quấn 1 lớp

W

SL = SV/lớp
• Tính bề dầy cách điện giữa 2 lớp :
Bề dầy cách điện giữa 2 lớp (mm) = 1,4

(2.12)
Điện áp chênh lệch giữa 2 lớp (V)
1000

• Xác định bề dầy của mỗi cuộn dây quấn :
Bề dầy cuộn dây ( e ) = SL x (dcđ + bề dầy cách điện giữa 2 lớp )
• Tính bề dầy tổng cộng của cả bộ dây, kiểm tra lại hệ số lắp đầy theo bề dầy chốn
chổ dây quấn.
Klđ =

Bề dầy cuộn dây
Bề dầy cửa sổ lõi thép

Klđ = 0,6÷0,75 thì đạt u cầu.
Chú ý :
Cần phân biệt hai phương pháp tính Klđ:
-Một giá trị tính theo diện tích chốn chỗ của dây quấn so với diện tích cửa sổ.
-Một giá trị tính theo bề dầy của cuộn dây so với bề rộng cửa sổ.

Ví dụ 1:
Cho sơ đồ biến áp sau:
220V

110V

0V

U21= 30V; I21= 5A

U22= 60V; I22= 2A

U23= 18V; I23= 1A

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

10


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh

Hình 2.4
Xác định lõi thép và số liệu dây quấn của bộ dây sơ và thứ cấp
Bước 1:
Tính S2 = U21I21 + U22I22 + U23I23 = 30.5 + 60.2 + 18.1 = 288 VA
Bước 2:
Chọn mật độ từ thông dùng cho lõi thép là Bm = 1,2T; Lõi thép dạng EI . Áp dụng (2.2)
ta có :

At = 1,423.(1 ÷ 1,2)

288
= (20,12 ÷ 24,15)cm 2 ; sơ bộ chọn At = 20cm2
1,2

Từ giá trị này ta có thể chọn amax = At khi a = b và amin =

At
khi b = 1,5a
1,5

• Suy ra amax = 20 = 4,47cm
amin =

20
= 3,65cm
1,5

Tóm lại ta có thể chọn a trong khoảng giá trị từ 3,7 cm đến 4,5 cm.
(Trong khoảng giá trị này các giá trị có trong thực tế thường gặp là 3,8cm; 4cm; 4,2cm v
à 4,5cm)
Giả sử chọn a = 3,8cm, v ới At = 20 cm 2
20
= 5,26 ≈ 5,3cm
• Suy ra b =
3,8
Nếu với bề dầy mỗi lá thép là 0,5mm và b = 5,3cm; ta cần có bộ lõi thép dùng làm biến
53mm


áp nói trên có 0,5mm = 106 lá thép (106 lá thép E và 106 lá thép I)
Tính chính xác lại At
At = a.b = 3,8.5,3 = 20,14 cm 2
Bước 3 :
• Xác định số vòng tạo ra 1 volt sức điện động cảm ứng
37,5

37,5

Theo (2.6) ta có : nv = A = 20,14 = 1,86 vòng /volt
t
• Xác định số vòng phía sơ cấp
Mỗi cuộn sơ cấp tương ứng với 110 V và ta có số vòng tương ứng 110V nhập vào
là :
W11= W12 = 110.nv = 110.1,86 = 204,6 ≈ 205 vòng
• Muốn xác định số vòng thứ cấp, ta cần xác định các giá trị điện áp thứ cấp lúc
không tải .
Ta có : S21 = U21.I21 = 30.5 = 150VA
S22 = U22.I22 = 60.2 = 120VA
S23 = U23.I23 = 18.1 = 18VA.
Tra bảng ta chọn hệ số Ch cho mỗi bộ dây thứ cấp như sau:
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

11


Nội dung bài giảng máy điện
Khi S21 = 150VA ;Ch21=1,065
S22 = 120VA ;Ch22=1,075
S23 = 18VA ;Ch23=1,2

Suy ra các giá trị điện áp không tải trên mỗi bộ dây thứ cấp như sau :
U210 = Ch21.U21 = 1,065.30 = 31.95 ≈ 32V
U220 = Ch22.U22 = 1,075.60 = 64.5V
U230 = Ch23.U23 = 1,2.18 = 21.6V
Số vòng cho mỗi bộ dây quấn thứ cấp
W21 = U210.nv = 32.1,86 = 59,52 ≈ 60 vòng
W22 = U220.nv = 64,5.1,86 = 119,97 ≈ 120 vòng
W23 = U230.nv = 21,6.1,86 = 40,17 ≈ 40 vòng
Bước 4 :
Tra bảng chọn η ba ≈ 87%.
Tính dòng điện sơ cấp :

Trần Đức Anh

S2
288
=
≈ 3 A (Khi nhập vào sơ cấp U11 = 110V)
η baU 11 0,87.110
S2
288
=
≈ 1,5 A (Khi nhập vào sơ cấp U12 = 220V)
I12=
η baU 12 0,87.220

I11=

Bước 5 :
Tính đường kính cho mỗi đoạn dây quấn

Tra bảng phụ lục nếu biến áp làm việc ngắn hạn ta có thể chọn
J = 4 A / mm 2

• Phía thứ cấp

5
= 1,12mm. Chọn d21 = 1,15mm
4
2
Với I22 = 2A; d22 = 1,128 = 0,79mm. Chọn d22 = 0,8mm
4
1
Với I23 = 1A; d23 = 1,128 = 0,564mm. Chọn d23 = 0,6mm
4

Với I21 = 5A; d21 = 1,128

• Phía sơ cấp
Với đoạn sơ cấp nhập vào 110V
I11 = 3A; d11 = 1,128

3
= 0,97 mm. Chọn d11 = 1mm
4

Đoạn sơ cấp nhập vào 220 V
I12 = 1,5A; d12 = 1,128

1,5
= 0,69mm. Chọn d12 = 0,7mm

4

Ta có thể tóm tắt kết quả tính toán trên qua hình vẽ:

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

12


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh

220V

U21= 30V; I21= 5A
60 vòng; d21=1,15mm

205 vò
d12=0,7mm

U22= 60V; I22= 2A
60 vòng; d22= 0,8mm

110V
205 vòng
d11=1mm

U23= 18V; I23= 1A
40 vòng; d23= 0,6mm


0V

Hình 2.5
Bước 6 :
Kiểm tra hệ số lấp đầy Kl đ theo diện tích cửa sổ lõi thép
Với kích thước lõi thép đã tính được có :
• Diện tích cửa sổ lõi thép :
Acs =

3 2 3
a = (38) 2 = 1083mm 2
4
4

• Xác định tổng diện tích của bộ dây quấn
Bảng số liệu dây quấn tóm tắt như sau

Dây quấn
Phần sơ cấp
0÷110V
Phần sơ cấp
110÷220
Phần thứ cấp
U21=30V
Phần thứ cấp
U22=60V
Phần thứ cấp
U23=18V


Số vòng

Đường
kính
(mm)

Đường
kính có
cách
điện
(mm)

205

1

1,05

0,866

177,5

205

0,7

0,75

0,442


90,6

60

1,15

1,2

1,13

67,8

120

0,8

0,85

0,576

68,04

40

0,6

0,65

0,332


13,28

Tổng tiết diện cả bộ dây quấn sơ và thứ cấp

Tổng
Tiết diện
tiết diện
dây có
bộ dây
cách điện
quấn
(mm2)
( mm 2 )

417,22 mm 2

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

13


Nội dung bài giảng máy điện
Klđ =

Trần Đức Anh

417,22
= 0,385 < 0,46 (thỏa)
1083


Bước 7 :
Chọn bề dầy giấy làm khuôn quấn biến áp là
ekh = 1,5mm
Bề dầy lõi thép khi có ảnh hưởng của ba-vi-a tạo nên:
b, =

b
53mm
=
= 58,88 ≈ 59mm
0,9
0,9

Các kích thước khuôn được xác định như sau :
akh = a +2 mm = 38+2 = 40mm
bkh = b+1mm = 59+1 = 60mm
Hhd = h-(2ekh+1mm) = 57-(2x1,5+1) = 53mm
Bước 8:
a. Đối với dây quấn sơ cấp (đoạn dây từ 0 đến 110V)
Ta gọi số vòng quấn 1 lớp là :
53
.0,95 = 47,95 ≈ 48 vòng/lớp
SV11/lớp=
1,05
205
= 4,27 ≈ 5 lớp
Số lớp SL11=
48
Bề dầy cách điện giữa các lớp
ecđ = 1,4


2.SV11 / lop
nv1000

= 1,4

2.48
= 0,32mm
1,86.1000

Chọn ecđ11 = 0,35 mm
Bề dầy phần dây quấn sơ cấp (từ 0V đến 110V):
e11 = SL11(dcđ11+ecđ11) = 5(1,05+0,35) = 7mm
b. Đối với dây quấn sơ cấp (đoạn dây từ 110V đến 220V)
53
.0,95 = 67,13 ≈ 67 vòng/lớp
0,75
205
= 3,059 ≈ 3 lớp
Số lớp SL12 =
67

SV12/lớp=

Bề dầy cách điện giữa các lớp
ecđ = 1,4

2.SV11 / lôùp
nv 1000


= 1,4

2.67
= 0,375mm
1,86.1000

Chọn ecđ12 = 0,35 mm
Bề dầy cuộn dây quấn sơ cấp (từ 110V đến 220V)
e12 = SL12(dcđ12+ecđ12) = 3(0,75+0,35)=3,3mm.
c. Tương tự đối với bộ dây quấn thứ cấp ta suy ra như sau :
* Đối với dây quấn thứ cấp U21=30V
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

14


Nội dung bài giảng máy điện
53
SV21/lớp= .0,95 = 41,075 ≈ 41vòng/lớp
1,2

Trần Đức Anh

60
= 1.46 ≈ 2 lớp
41
2.SV11 / lôùp
2.41
= 1,4
= 0,29mm ≈ 0,3mm

ecđ = 1,4
nv 1000
1,86.1000

Số lớp SL21=

Bề dầy cuộn dây thứ cấp e21 = 2(1,2 + 0,3 ) = 3mm
* Đối với dây quấn thứ cấp U22 = 60V
53
.0,95 = 59,23 ≈ 60 vòng/lớp
SV22/lớp=
0,85
Số lớp SL22 =
ecđ = 1,4

120
= 2 lớp
60

2.SV11 / lop
nv1000

= 1,4

2.60
= 0,353mm ≈ 0,35mm
1,86.1000

Bề dầy cuộn dây thứ cấp e22 = 2(0,85 + 0.3 ) = 2,4mm
* Đối với dây quấn thứ cấp U23 = 18V

53
.0,95 = 77,46 ≈ 77vòng/lớp
SV23/lớp =
0,65
40
≈ 1 lớp
Số lớp SL23 =
77
ecđ = 1,4

2.SV11 / lop
nv1000

= 1,4

2.77
= 0,353mm ≈ 0,35mm
1,86.1000

Bề dầy cuộn dây thứ cấp e23 = 1(0,65 + 0,35) = 1mm
• Chọn cách điện cuộn sơ và thứ
220
ecđ sơ/thứ = 1,4
= 0,65mm
1000
Chọn ecđ cuộn sơ và thứ là 0,7mm
Tổng bề dầy cuộn dây, kể cả khuôn quấn dây là :
e = e11 + e12 + ecđsơ/thứ + e21 + e22 + e23 + ekh
e = 7 + 3,3 + 0,7 + 3 + 2,4 + 1 + 1,5 = 18,9 mm
a

Với bề rộng cửa sổ lõi thép là c = = 19 mm
2
Ta có Klđ =

18,9
= 0,99 > 0,8 không thỏa
19

Lý do dẫn đến tăng Klđ theo bề dầy cuộn dây, trong khi K lđ tính theo diện tích choán
chổ vẫn thỏa là vì ta tăng bề dầy cách điện lớp .Thực tế ta có thể sử dụng giấy cách
điện có cấp cách điện cao hơn, chọn giấy cách điện có bề dầy 0,1mm Klđ sẽ thỏa.
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

15


Nội dung bài giảng máy điện
Trần Đức Anh
2.3 Phương pháp chọn kích thước lõi thép theo hệ số lấp đầy
2.3.1 Các tham số cần cho việc tính toán
• Hệ số lấp đầy cửa sổ (Tính theo dây quấn choán chổ ) Klđ .
• Mật độ dòng điện J chọn cho dây quấn .
• Mật độ từ thông (từ cảm) Bm qua lõi thép .
2.3.2 Giai đoạn thực hiện
Bước 1:
• Căn cứ sơ đồ (Yêu cầu của công việc ) Xác định công suất phía thứ cấp.
• Ước lượng hiệu suất MBA.
• Tính dòng điện phía sơ cấp.
• Ước lượng độ giảm điện áp phía thứ cấp .Tính được điện áp không tải thứ cấp .
• Chọn J tính được đường kính dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp có và không

có cách điện
Bước 2:
Lập quan hệ giữa các kích thước lõi thép biến áp :
• Tính tổng tiết diện choán chổ dây quấn trong cửa sổ (Adây quấn )
3 2
• T ính Acs = c.h = a
4
A dây quaán
Từ đó suy ra Klđ =
= 0,4
A cs
45

45

• Thay nv = B.A = B.a.b
t

v ào biểu thức trên ta có được quan hệ giữa a ,b

• Căn cứ vào biểu thức đó khi chọn trước 1 giá trị cho a ta tính được giá trị tương
ứng cho b. Để bảo đảm tính năng kỹ thuật lẫn kinh tế ta nên chọn a và b xấp xĩ
nhau.
3. TRÌNH TỰ TÍNH TOÁN BIẾN ÁP TỰ NGẪU
3.1 Dạng biến áp 1 ngõ vào và 1 ngõ ra
Khảo sát một cách tổng quát một biến áp có sơ đồ như hình 2.6

U2

U1


U1

U2

Hình 2.6a

Hình 2.6b

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

16


Nội dung bài giảng máy điện
Trần Đức Anh
Với dạng biến áp này ngõ vào và ngõ ra có thể hoán đổi cho nhau do đóI1trong quá trình
tính toán biến áp ta cần xác định các tham số sau:
• Công suất cần dùng cho biến áp cho cả 2 trường hợp vận hành.
• Căn cứ vào giá trị U1 và U2 ta xác định dòng điện ở thứ cấp, ở sơ cấp rồi suy ra
dòng điện đi qua phần dây chung của 2 bộ dây.
• Khi tính toán dòng điện qua các phần dây quấn, ta tính cả hai trường hợp sử
dụng ,từ đó xác định giá trị dòng điện lớn nhất qua các phần của bộ dây cho cả 2
trường hợp.
• Khi biết được giá trị dòng điện đi qua các phần dây quấn , áp dụng phép tính
chính xác để suy ra kết cấu và kích thước biến áp.
3.2 Ví dụ 2
Xác định kích thước lõi thép bộ biến áp 110V/220V, dạng tự ngẫu. Công suất biến áp là
550VA (dòng điện định mức là 5A ở ngõ ra 110V)
Bước 1:

Với công suất biến áp S = 550VA.
-Khi ngõ ra là 110V, dòng điện định mức trên tải là :
550VA
= 5A
110V

I2

220V

-Khi ngõ ra là 220V, dòng điện định mức trên tải là :
I1 =

Ic

550VA
= 2,5 A
220V

110V

a/Trường hợp giảm áp :
• Điện áp thứ cấp U2 = 110V
• Dòng điện định mức thứ cấp I2 = 5A
Hình 2.7a
• Điện áp sơ cấp U1 = 220V
• Nếu chọn hiệu suất biến áp ηba = 0,9; dòng điện phía sơ cấp biến áp là
U I
110.5
I1 = 2 2 =

= 2,77 A ≈ 2,8 A
ηbaU 1 0,9.220
Dòng điện qua phần dây chung bc là :
I c ≈ I 2 − I 1 = 5 − 2,8 = 2,2 A

Chú ý : Nếu tính tổng quát cho trường hợp giảm áp trên. Khi U1 = 220V, U2= 110V
khi chọn ηba = 0,9 và I2 = Iđm suy ra I1 = 0,56Iđm và dòng điện qua đoạn dây chung là :
Ic = Iđm – 0,56Iđm = 0,44Iđm
I
2

b/Trường hợp tăng áp :
• Điện áp thứ cấp U2 = 220V
• Dòng điện định mức thứ cấp I2 = 2,5A
• Điện áp sơ cấp U1 = 110V

a
I1

b
Ic

110V

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

220V

c
Hình 2.7b


17


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh

• Nếu chọn hiệu suất biến áp ηba = 0,9 dòng điện phía sơ cấp biến áp là
U I
220.2,5
I1 = 2 2 =
= 5,56 A ≈ 5,6 A
η baU 1 0,9.110V
Dòng điện qua phần dây chung bc là :
I c ≈ I 2 − I1 = 5,6 − 2,5 = 3,1A
Chú ý : Nếu tính tổng quát cho trường hợp tăng áp trên, khi U1 = 110V, U2 = 220V
khi chọn ηba = 0,9 và I2 = 0,5Iđm suy ra I1 = 1,1Iđm và dòng điện qua đoạn dây chung
là :
Ic = 1,1Iđm – 0,5Iđm = 0,6Iđm
Ta có thể tóm tắt dòng điện qua từng phần dây quấn bộ biến áp trong 2 trường hợp sử
dụng như sau :
Trường hợp vận hành

Iab(A)
Đoạn 110V đến 220V

Ibc(A)
Đoạn 0V đến 110V


Tăng áp (Vào 110V ra 220V)
Giảm áp (Vào 220V ra 110V)

0,5Iđm
0,56Iđm

0,6Iđm
0.44Iđm

Ta chọn cuộn dây biến áp có cùng 1 cở dây từ a đến c (Từ 0 đến 220V ) dòng điện
dùng để ước lượng đường kính dây có giá trị bằng 0,6Iđm của máy biến áp.
Với ví dụ đang tính toàn bộ dây quấn dùng 1 cở đường kính dây. Dòng điện dùng để
xác định đường kính dây là 0,6Iđm = 0,6.5 = 3A.
Bước 2: Chọn mật độ dòng điện J = 3,5A/mm2, đường kính dây quấn dùng cho biến
áp là:
d = 1,128

0,6 I dm
3
= 1,128
= 1,044mm
J
3,5

Chọn d = 1mm
Tiết diện dây quấn kể cả cách điện là :
S cd =

π
(1,05) 2 = 0,866mm 2

4

Bước 3: Áp dụng phương pháp tính tiết diện chính xác ta lập quan hệ cho các kích
thước mạch từ :
Tổng số vòng dây quấn là 220.nV

Tổng tiết diện dây quấn là :

Adây quấn = 220.nV.0,866 = 190,52.nV(mm2)
• Tiết diện cửa sổ mạch từ là :
Acs = c.h =

3 2
a
4

• Chọn hệ số lắp đầy Klđ = 0,4
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

18


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh

190,52nV
= 0,4
3 / 4.a 2
Đổi đơn vị [ a ] = [cm] ,

Ta có : 190,52 nV = 30a2.
Vậy

Hay :

190,52.10 4
14303,30
a b=
=
4,44.30. f .Bm
fBm
3

Với f = 50 Hz và B = 1,2 T
Ta có : a3b = 238.3883 cm4
Chọn a theo kích thước tiêu chuẩn tính được b theo bảng số sau :
a(cm)
b(cm)
At(cm2)
Wth(Kg)

3,2
7,3
23,36
3,5

3,5
5,6
19,6
3,2


3,8
4,3
16,34
2,9

4
3,7
14,8
2,77

4,2
3,2
13,44
2,64

Tóm lại :
Với biến áp tự ngẫu 550VA ÷ 110V/220V ta có thể dùng lõi thép kích thước như
sau :
• Dạng 1 : a = 3,8cm; b = 4,3 cm ; Wth = 2,9 Kg
• Dạng 2 : a = 4 cm; b = 3,7 cm ; Wth = 2,8 Kg
3.3 Bộ tăng giảm điện áp (Survolteur)
3.3.1 Sơ đồ: (hình 2.8)
3.3.2 Đặc điểm :
• Có 4 nấc chỉnh thô điện áp vào (80V-110V-160V-220V) và 11 nấc chỉnh mịn cho
điện áp ra.
• Một khoảng chỉnh mịn thường được nhọn là 5V (Một vài trường hợp yêu cầu đặc
biệt ta chọn 10V cho các cấp chỉnh từ nấc 9 đến nấc 11 )

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử


19


Nội dung bài giảng máy điện
Trần Đức Anh
Với 4 cấp điện áp ngõ vào và ngõ ra có 2 cấp 110V – 220V, như vậy ta có 8 trường hợp
khác nhau, ứng với mỗi trường hợp phân bố dòng điện trong từng thành phần dây quấn
khác nhau. Như vậy, muốn tính toán dây quấn cho survolteur ta phải chọn sao cho thoả
mãn cho tất cả các trường hợp sử dụng .
a/Trường hợp vào 220V định mức, điện áp ra 220V

Uvàomin = 170V

IC

I2

Hình 2.9
• Tại thứ cấp Ura = 220V nên với công suất ra đúng định mức dòng điện qua phụ tải
và đoạn dây quấn ef là I2 = 0,5 Iđm.
• Chọn hiệu suất biến áp ηba = 0,9 ; lúc chỉnh đến nấc 11, điện áp vào tương ứng là
170V, dòng điện chạy trên dây dẫn chính từ nguồn vào survolteur là I1 với:
220( 0,5 I đm )
I1 =
= 0,72 I đm
0,9.170
Dòng điện qua đoạn dây chung lúc này (đoạn ae) là Ic = I1 – I2 = 0,22Iđm
b/ Trường hợp vào 220V định mức, điện áp ra 110V
I1


Uvàomin = 170V

IC

I2

Hình 2.10
Trong trường hợp này ta xác định được:
Dòng điện qua phụ tải và đoạn dây quấn ef là I2 = Iđm.

Dòng điện phía sơ cấp I1, từ nguồn vào đoạn dây ac là

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

20


Nội dung bài giảng máy điện
I1 =

Trần Đức Anh

110.I đm
= 0,72 I đm
0,9.170

Dòng điện qua cuộn dây chung ce là :
Ic = I2 – I1 = Iđm – 0,72 Iđm = 0,28 Iđm
c/ Trường hợp vào 160V định mức, điện áp ra 220V



I1

Uvàomin = 110V

IC

I2

Hình 2.11
Trong trường hợp này ta xác định được:
Dòng điện qua phụ tải đoạn dây ab và đoạn dây ef là I2 = 0,5Iđm.

Dòng điện I1 từ nguồn vào biến áp

I1 =

220.0,5 I đm
= 1,1I đm
0,9.110

Dòng điện Ic qua đoạn dây chung be là:
Ic = I1 – I2 = 0,61Iđm
d/ Trường hợp vào 160V định mức, điện áp ra 110 V


I1

Uvàomin = 110V


IC

I2

Hình 2.12
Trong trường hợp này ta xác định được :
Dòng điện qua phụ tải và đoạn dây ef là I2 = Iđm.

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

21


Nội dung bài giảng máy điện
Dòng điện nguồn vào bộ dây bc là I1 với

I1 =

Trần Đức Anh

110.I đm
= 1,1I đm
0,9.110

Dòng điện Ic qua đoạn dây chung ce là : Ic = 0,1Iđm
e/Trường hợp vào 110V định mức , điện áp ra 220V :


I1


Uvàomin = 60V

IC

I2
f

Hình 2.13
Dòng điện qua phụ tải, đoạn dây ca, đoạn dây ef là I2 = 0,5 Iđm

Dòng điện từ nguồn vào biến áp là I1 có giá trị:

220.0,5 I đm
I1 =
= 2,04 I đm
0,9.60
• Dòng điện qua đoạn dây chung ce là :
Ic = I1 – I2 = 1,54 Idm
f/Trường hợp vào 110V định mức , điện áp ra 110V :

I1

Uvàomin = 60V

IC
I2

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử


22


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh

Hình 2.14
• Dòng điện qua phụ tải, đoạn dây ef là I2 = 0,5Iđm
• Dòng điện từ nguồn vào biến áp là I1 có giá trị:
I1 =

110.0,5 I đm
= 1,02 I đm
0,9.60

• Dòng điện qua đoạn dây chung ce là :
Ic = 1,02Iđm – Iđm = 0,02 Iđm
g/Trường hợp vào 80V định mức, điện áp ra 220V:

I1

IC

Uvàomin = 30V

I2

Hình 2.15
• Dòng điện qua phụ tải, đoạn dây ad và đoạn ef là I2 = 0,5Iđm

• Dòng điện từ nguồn vào biến áp là I1 có giá trị :
220.0,5 I đm
I1 =
= 4,07 I đm
0,9.30
• Dòng điện qua đoạn dây chung de là :
Ic = I1 - I2 = 3,57 Iđm
h/Trường hợp vào 80V định mức , điện áp ra 110V :

I1

Uvàomin = 30V

IC
110V

I2

Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

23


Nội dung bài giảng máy điện

Trần Đức Anh

Hình 2.16
• Dòng điện qua phụ tải, đoạn dây cd và đoạn ef là I2 = 0,5Iđm
• Dòng điện từ nguồn vào biến áp là I1 có giá trị :

110.0,5 I đm
I1 =
= 2,04 I đm
0,9.30
• Dòng điện qua đoạn dây chung de là :
Ic = I1 - I2 = 1,54 Iđm
Qua 8 trạng thái sử dụng vừa phân tích trên ta tóm tắt phân bố dòng điện qua từng phần
của dây quấn. Căn cứ theo giá trị lớn nhất của dòng điện qua mỗi đoạn dây ta xác định
cỡ dây quấn dùng cho survolteur.
Trạng
thái

Điện áp vào
Iab
Ibc
Icd
Ide
Điện áp ra
Uvào min = 170V
01
0,22 I đm
Ura
= 220V
Uvào min = 170V
02
0,72 I đm
0,28 I đm
Ura
= 110V
Uvào min = 110V

03
0,5 I đm
0,61 I đm
Ura
= 220V
Uvào min = 110V
04
1,1I đm
0,11 I đm
Ura
= 110V
Uvào min = 60V
05
0,5 I đm
1,54 I đm
Ura
= 220V
Uvào min = 60V
06
1,04 I đm
Ura
= 110V
Uvào min = 30V
07
0,5 I đm
3,57I đm
Ura
= 220V
Uvào min = 30V
08

I đm
3,07I đm
Ura
= 110V
Tóm tắt dòng điện tối đa
0,72Iđm 1,11I đm 1,54I đm 3,57Idm
qua mỗi đoạn dây

Ief
0,5 I đm
I đm
0,5 I đm
I đm
0,5 I đm
I đm
0,51I đm
I đm
I đm

Qua bảng tóm tắt này, muốn sử dụng thoả mãn cho đủ 8 trường hợp ta phải dùng 5 cở
dây khác nhau cho 5 đoạn dây quấn, như vậy khi thi công rất khó khăn. Do đó thường
chọn tối đa 2 cở dây để dễ thi công còn các trường hợp còn lại ít sử dụng ta phải giảm tải
xuống.
Trong thực tế ta chọn đoạn dây từ ab đến bc chịu dòng điện 0,72Iđm và các đoạn dây từ
cd đến de đến ef chịu dòng điện khoảng 1,04 Iđm.
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

24



Nội dung bài giảng máy điện
Trần Đức Anh
Đoạn dây từ 0 đến 110 V đường kính được xácdịnh theo dòng điện có giá trị là 1,04 I đm.
Đoạn dây từ 110V đến 220 V đường kính được xácdịnh theo dòng điện có giá trị là
0,72Iđm
3.3.3 Ví dụ 3
Hãy xác định kích thước lõi thép biến áp dùng làm bộ tăng giảm điện áp dân dụng với
điện áp ngõ ra 110V có dòng điện định mức là 30 A
Giải :
Bước 1 : Xác định công suất biểu kiến dùng cho biến áp
S = 110.30 = 3000VA
Sơ bộ ta chọn hiệu suất biến áp ηba = 0,9 và mật độ dòng điện qua dây quấn là J =

3A/mm2 .
Dòng điện qua dây quấn từ 0 đến 110V được chọn là :

1,05 I đm = 1,05,30 = 31,5 A.
Dòng điện qua dây quấn từ 110 đến 220V được chọn là :

0,72 I đm,=0,72.30 = 21,6 A.
Đường kính dây quấn cho đoạn từ 0 đến 110V là :

31,5
d1 = 1,128
= 3,655mm
3
Chọn đường kính dây là d1 = 3,5 mm
Đường kính dây quấn cho đoạn từ 110V đến 220 V là :

d 2 = 1,128


21,6
= 3,026mm
3

Chọn đường kính dây là d2 = 3 mm
Tiết diện dây quấn kể cả cách điện :

Với d1 = 3,5 mm ; d 1 cđ = 3,55 mm; S 1 cđ = 10mm2 .
d2 = 3 mm ; d 2 cđ = 3,05 mm; S 2 cđ = 7,31mm2
Bước 2: Chọn mật độ từ thông qua lõi thép là Bm = 1,2 T
Tổng tiết diện choán chổ cho dây quấn là :

A dây quấn = 110.n V .(10 + 7,31 ) = 1904,1 .n V (mm2)
Gọi A cs là diện tích cửa sổ mạch từ, khi Klđ = 0,4 ; ta có:

Klđ =

A dâyquaán
A cs

=

1904,1.n v
= 0,4
A cs

Hay 1904,1.nV = 0,4.Acs ( [Acs ] = [ mm2] )
Vậy 1904,1.nV = 40.Acs ( [Acs ] = [ cm2] )
1904,1.37,5/At = 40 Acs

37,5
1904,1
= 40Acs
At
Hay Acs .At = 1786,881 (cm4)
Thế kích thước a, b vào Acs và At, ta có :
Trung cấp nghề Cam Ranh- Khoa Điện-Điện tử

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×