Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của các bãi chăn thả gia súc và mô hình chăn nuôi gia đình tại xã khôi kỳ, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.39 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
CÁC BÃI CHĂN THẢ GIA SÚC VÀ MÔ HÌNH
CHĂN NUÔI GIA ĐÌNH TẠI XÃ KHÔI KỲ,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Chung

Thái nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố
Tác giả

Hoàng Thị Phượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



i




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS – TS Hoàng Chung đã
quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Xin cảm ơn cán bộ, nhân viên Viện Khoa học Sự sống – Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn các vị lãnh đạo, các cán bộ của Ủy ban nhân dân xã Khôi Kỳ huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 06 năm 2015
Tác giả

Hoàng Thị Phượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii




MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................v
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và Việt Nam............................3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới..............................................3
1.1.2 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam................................................5
1.2 Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên .........................................................................7
1.2.1 Nghiên cứu về thành phần loài ....................................................................................7
1.2.2 Nghiên cứu về dạng sống.............................................................................................9
1.2.3 Nghiên cứu về năng suất cỏ.......................................................................................10
1.2.4 Nghiên cứu về chất lượng cỏ.....................................................................................11
1.3. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc Việt Nam......12
1.3.1 Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả.......................................................................12
1.3.2 Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc Việt Nam..........................................................13
1.4 Các loại thức ăn chăn nuôi gia súc và đặc điểm của cỏ hoà thảo..................................14
1.4.1 Các loại thức ăn chăn nuôi gia súc.............................................................................14
1.4.2 Đặc điểm của cỏ hoà thảo..........................................................................................16
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................21
2.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................21
2.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................21
2.2.1 Phương pháp điều tra trong dân.................................................................................21
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên........................................................21
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.....................................................22
Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU...............................25
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Đại Từ.........................................................25
3.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................................25
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................................27
3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Khôi Kỳ...........................................................28
3.2.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................................28
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................................28
Chương 4.................................................................................................................................30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................................................30
4.1 Thực trạng nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc ở xã Khôi Kỳ..........................................30
4.1.1 Thảm cỏ tự nhiên........................................................................................................30
4.1.2 Cỏ trồng......................................................................................................................67
4.1.3 Các cây trồng khác được sử dụng làm thức ăn cho gia súc.......................................69
4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình chăn nuôi gia súc ở xã Khôi Kỳ.........69
4.3 Đề xuất mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi gia súc...................................................72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii




KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................75
PHỤ LỤC................................................................................................................................80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DS

: Dạng sống

GTCT

: Giá trị chăn thả

Ho

: Không có giá trị chăn thả

Ke

: Giá trị chăn thả kém

NC

: Nghiên cứu

Nxb

: Nhà xuất bản

Stt


: Số thứ tự

TB

: Giá trị chăn thả trung bình

To

: Giá trị chăn thả tốt

TS

: Tổng số

VCK

: Vật chất khô

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất hấp vào 45 ngày cắt....4
Bảng 4.1: Thành phần loài của thảm thực vật trên đồi cỏ tự nhiên........................................30
Bảng 4.2: Thành phần loài của thảm thực vật dưới rừng........................................................42
Bảng 4.3: Thành phần loài của thảm thực vật tại các bãi hoang.............................................54
Bảng 4.4: Năng suất của thực vật tại một số điểm nghiên cứu...............................................63
Bảng 4.5: Thành phần hoá học của một số loài cỏ chính........................................................64
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu đất tại một số điểm nghiên cứu..........................................66

Bảng 4.7: Năng suất của cỏ Voi tại các điểm nghiên cứu.......................................................67
Bảng 4.8: Chất lượng cỏ Voi tại các điểm nghiên cứu...........................................................68
Bảng 4.9: Hiệu quả chăn nuôi trâu của gia đình ông Dũng....................................................69
Bảng 4.10: Hiệu quả chăn nuôi trâu của gia đình ông Phượng...............................................70
Bảng 4.11: Hiệu quả chăn nuôi trâu của gia đình ông Đệ.......................................................71

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ quan trọng
không chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo
đất, tái tạo hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng hệ sinh thái. Ở nhiều vùng,
trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn cần sử dụng sức kéo của động vật cho
các hoạt động canh tác và vận chuyển. Còn trồng trọt lại cung cấp một lượng
lớn thức ăn cho ngành chăn nuôi.
Xã hội càng phát triển, mức tiêu dùng của người dân về các sản phẩm chăn
nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm. Do vậy
mức đầu tư của xã hội cho ngành chăn nuôi ngày càng có xu hướng tăng nhanh
ở hầu hết mọi nền nông nghiệp. Sự chuyển đổi có tính qui luật trong đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp là chuyển dần từ sản xuất trồng trọt sang phát
triển chăn nuôi, trong ngành trồng trọt, các hoạt động trồng ngũ cốc cũng
chuyển hướng sang phát triển các dạng hạt và cây trồng làm thức ăn chăn nuôi.
Chăn nuôi đại gia súc là ngành chăn nuôi quan trọng ở nước ta và nhiều
nước trên thế giới. Nó là nguồn cung cấp thịt, sữa, sức kéo, phân bón… phục
vụ cho nhu cầu của con người. Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm
1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 2,58 triệu con trâu, tương đương
cùng kỳ năm trước; 5,18 triệu con bò, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, so với chăn nuôi tiểu gia súc và gia cầm thì chăn nuôi trâu bò
đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu về con giống nuôi tương đối lớn, tốc độ
tăng trưởng lại chậm, lượng thức ăn tiêu thụ trên đầu vật nuôi rất cao nên việc
phát triển chăn nuôi trâu bò tập trung với qui mô lớn thường gặp nhiều khó
khăn về vốn nhất là đối với kinh tế hộ gia đình.
Chăn nuôi trâu bò sử dụng chủ yếu các nguồn thức ăn xanh có thể khai

1


thác từ tự nhiên hoặc phụ phẩm của ngành trồng trọt và phát triển theo phương
thức chăn thả tự nhiên ở các vùng có tiềm năng đất đai và đồng cỏ rộng lớn. Vì
vậy để phát triển chăn nuôi trâu bò có hiệu quả, một trong những vấn đề cơ bản
cần phải giải quyết đó là nguồn thức ăn xanh cho trâu bò.
Thực tế trong những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước nói chung,
huyện Đại Từ nói riêng đã và đang đối mặt với khó khăn trong việc giải quyết
nguồn thức ăn xanh cho trâu bò. Trở ngại lớn nhất hiện nay là diện tích chăn
thả tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, diện tích cỏ trồng còn ít, áp lực dân số ngày
càng tăng. Trong khi đó, nguồn phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, thân lá
cây ngô, mía, đậu tương... thì rất nhiều nhưng không có biện pháp bảo quản,
chế biến nên đã để lãng phí sau thu hoạch. Vì vậy đã ảnh hưởng không ít đến
sự phát triển chăn nuôi trâu bò tại địa phương.
Đại Từ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên với nền kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu, trong đó chăn nuôi gia súc đang được chú trọng phát triển
nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp do thiếu nguồn thức ăn, sử dụng
đồng cỏ chưa hợp lý.... Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của các bãi chăn thả gia súc
và mô hình chăn nuôi gia đình tại xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nguồn thức ăn gia súc tại các bãi chăn thả và một số mô hình
khai thác thức ăn gia súc tại xã Khôi Kỳ, đánh giá hiệu quả kinh tế của từng mô
hình chăn nuôi gia súc theo hộ gia đình. Từ đó đề xuất mô hình khai thác và sử
dụng hợp lý thức ăn trong chăn nuôi gia súc.

2


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới
Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề
thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Anh, Úc, Mỹ, Brazin ….
Có rất nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về cây thức ăn cho gia súc như: T.
Kanno, M. C. M. Macedo, John W. Miles...
Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự
nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp
để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi và cây Đậu) [31].
Thái Lan đã nghiên cứu 19 giống của chi Brachiria thuộc bốn loài
(Brachiaria decubens, Brachiaria brizontha, Brachiria humidicola, Brachiria
fubata) đã xác định được bảy giống có năng suất hạt và năng suất chất xanh ở
mùa khô khá. Những giống này được tiếp tục khảo nghiệm và nhân ra diện
rộng. Loài Paspalum atratum nhập vào Thái Lan năm 1995 được đánh giá
trong mục tiêu là cây thức ăn cho đất thấp nó đã thể hiện là giống tốt, chịu đất
chua, ngập nước, sản xuất chất xanh và khả năng sản xuất hạt cao (Chaing
sang Phai Keow, 1999).
Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực phía
Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các giống cỏ Stylo,

Brachiaria, Pennisetum, … sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hằng năm còn
sản xuất được 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước [33].
Một số nước khác như Philippin, Malaysia, Lào, … cũng đã chú trọng
đầu tư phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một
số giống cỏ Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao
trong sản xuất. Hằng năm sản xuất được 2 - 3 tấn hạt cỏ các loại. Có thể nói,
phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước
3


quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc ngày
một phát triển.
* Một số kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia súc
trên thế giới.
Tại Redland Bay, Queensland, hai tác giả Riveros và Wilson (1970), thông
báo năng suất cỏ Setaria sphacelata đạt từ 23.500 – 28.000 kg/ha qua mùa sinh
trưởng 6 tháng trong điều kiện cỏ được tưới nước và cung cấp 225 kg đạm
ure/ha/năm trên nền đất baza mầu mỡ [47] .
Theo Quilichao, Colombia CIAT, (1978), loài cỏ Brachiaria decumbens
có thể đạt năng suất chất khô trên 40.000kg/ha/năm với thí nghiệm không có
bón đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón
lân và đạm thấp [46].
Tại Thái Lan, sản lượng vật chất khô của các loài cỏ Digitaria decumbens,
Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum khoảng từ 1520, 18 - 25, 9 - 15 và 6 - 10 tấn/ha (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất hấp
vào 45 ngày cắt
Tên khoa học

Tên Việt Nam


Năng suất (tấn/ha)

Prôtêin (%)

Brachiaria mutica

Cỏ lông Para

9 - 15

6 - 10

Digitaria decumbens

Pangola

15 - 20

7 – 10

Paspalum atratum

Cỏ đắng

18 - 25

6-7

6 - 10


5-6

Paspalum plicatulum

Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000) [43]
Theo Quilichao (Colombia CIAT, 1978), loài Brachiaria decumbens có
thể đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không bón
đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và
đạm thích hợp [43]. Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng suất chất khô đạt
4


36.700 kg/ha, kết quả này cao hơn so với cỏ Pangola (Digitaria decumbens),
Para (Brachiaria mutica) và Ghinê (Panicum maximum) (Barnard, 1969) [45].
Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái Lan)
cỏ Ghinê tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50 x 50cm
và được bón phân hỗn hợp (15-15-15) trước khi trồng ở mức 300 kg/ha tương
đương 18 tấn phân bón /1ha. Lượng cỏ thu hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở lứa đầu
(70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 đến 7,1 tấn/ha cắt sau 30 ngày [44].
1.1.2 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam
Ở nước ta nhiều giống cỏ tốt đã được đưa vào sử dụng ở các cơ sở nghiên
cứu và trung tâm chăn nuôi trong cả nước như Mộc Châu, Ba Vì, Đồng Giao,
Tân Sơn Nhất, Hưng Lộc, Thủ Đức, Khánh Dương, Nha Bố, ….
Kết quả những công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng chưa
nhiều. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung vào
nghiên cứu một số giống cây thức ăn hòa thảo, họ Đậu nhập nội ở một số vùng
như: Lục Văn Ngôn, 1970 [27], đã nghiên cứu so sánh năng suất và khả năng
sống qua đông của một số giống cỏ trồng nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên
trong đó có giống cỏ Tây Nghệ An (Panicum maximum), Mộc Châu (paspalum
urvillei), cỏ xu đăng (Sorglum xudannens), Goatemala (Trypsacum laxum), cỏ

voi, Pangola, cỏ lông qua thí nghiệm cho thấy các cỏ voi, Tây Nghệ An có tổng
số đơn vị sản xuất ra lớn và có khả năng phát triển trong mùa đông. Tác giả
cũng cho thấy năng suất tỉ lệ thuận lượng phân bón nitơ.
Nông trường Ba Vì, 1983 có báo cáo kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập
đoàn cây hòa thảo nhập nội tại Nông trường Ba Vì. Trong 28 giống cỏ được
nghiên cứu thì các tác giả cho thấy: trong những giống thuộc thân đứng thì cỏ
Kingrass và voi selection 1 là tốt hơn cả, năng suất 150 - 180 tấn /ha/năm.
Nhóm thân bụi có cỏ Ghinê với hai chủng Uganda và Australia là tốt hơn, năng
suất 70 - 100 tấn/ha/năm. Nhóm thân bò thì cỏ Pangola Pa 32 là tốt hơn năng
suất 60 - 80 tấn/ha/năm [42].
5


Nguyễn Ngọc Hà và CTV (1985) đã tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn
tập đoàn cỏ nhập nội và đưa ra nhận xét: Nhóm cỏ thân cụm Panicum
maximum Liconi và K280 cho năng suất trung bình 17 - 18 tấn VCK/ha/năm
với 7 - 8 lứa cắt [15].
Lê Hòa Bình, Hồ Văn Núng (1987 - 1989) cho biết thảm cỏ Voi xen canh
với các cây họ Đậu trong các điều kiện phân bón hạn chế đạt năng suất chất
xanh 139 - 142 tấn/ha, tăng 24 - 27 tấn/ha so với đối chứng cỏ Voi thuần [4] .
Lê Hòa Bình và cộng sự (1992), khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập
nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi.[5]
Lê Hòa Bình, Nguyễn Phúc Tiến, Hồ Văn Núng, Đặng Đình Hanh, 1997,
đã nghiên cứu giống cỏ Para, các tác giả cho biết cỏ Para có năng suất 89 - 98
tấn/ha với khối lượng xanh thu trong mùa đông 35 - 45 tấn/ha tương đương 39 47% khi trồng trên đất có độ ẩm cao và có ngập nước [4].
Phan Thị Phần và CTV (1999) [28], khi nghiên cứu cỏ Ghinê TD58 ở khu
vực miền Nam và miền Bắc cho kết quả:
- Khu vực miền Nam, địa điểm nghiên cứu tại vùng đất xám Bình Dương với
20 tấn phân chuồng, 80 kg P2O5, 80 kg K2O và 500 kg vôi/ha/năm. Lượng phân
đạm bón từ 60 - 90 kg N/ha / năm, năng suất chất xanh cỏ Panicum maximum TD

58 đạt 64,59 - 83,33 tấn /ha/ năm. Tỷ lệ lá cao 51,48 - 60,44%, năng suất hạt 287 323 kg/ha/năm. Khoảng cách lứa cắt thích hợp là 40 ngày/ lứa.
- Khu vực miền Bắc trên 2 loại đất của vùng đồng bằng và vùng đất đồi
trong điều kiện trung tính, đất tốt, đất chua nghèo lân và kali cỏ đều có tốc độ
sinh trưởng khá tốt (1,96 - 2,01 cm/ngày). Năng suất chất xanh đạt 90 - 100 tấn/
ha/ năm. Cỏ Ghinê có khả năng cho thu hạt, năng suất đạt 450 kg/ha, tỷ lệ sử
dụng của gia súc đối với cỏ cao: Trâu 94%, bò sữa 77% và ngựa 85%. Tỷ lệ
tiêu hóa của Dê đối với cỏ Panicum maximum TD 58 cao, khả năng sử dụng
của gia súc đều tốt từ 86 - 100%.

6


Trương Tấn Khanh và CTV (1999) [21] đã nghiên cứu tập đoàn cây thức
ăn gia súc tại Đắc Lắc.
Dương Quốc Dũng và CTV (1999), nghiên cứu nhân giống hữu tính cỏ
Ruzi và phát triển chúng vào sản xuất một số tỉnh phía Bắc và miền Trung [13].
Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001) [32], đã nghiên cứu khả năng
sinh trưởng và phát triển của cỏ sả Panicum maximum CvTD 58 trên vùng đất
xám Bình Dương.
Tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Thái Nguyên,
tác giả Nguyễn Văn Quang (2002) [29] khi nghiên cứu so sánh về tốc độ sinh
trưởng, năng suất, chất lượng, tính ngon miệng của 5 giống cỏ nhập nội cho
biết: Cả 5 giống cỏ đều có tốc độ sinh trưởng khá cao từ 1,45 – 1,82 cm/ ngày.
Trong đó 2 loài cỏ Paspalum astratum và Panicum maximum TD58 có tốc độ
sinh trưởng cao nhất (1,82 và 1,70 cm/ngày).
Nguyễn Thị Mùi, Lương Tất Nhợ, Hoàng Thị Hấn, Mai Thị Hướng, (2004)
[23], đã nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho gia súc ăn cỏ và bước
đầu xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện Đồng Văn – Hà Giang.
Hoàng Chung, Giàng thị Hương (2006) tại Mai Sơn - Sơn La đã tiến hành
tưới nước và bón phân cho cỏ trồng (cỏ Voi, cỏ Ghinê), tăng 1 - 2 lứa / năm,

năng suất tăng từ 1,9 đến 2,16 lần, năng suất tăng từ (100 tấn - 120 tấn/ha) [11].
Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Ngọc Tấn, Đinh văn Cải (2006) [18] đã tiến
hành thí nghiệm trồng cỏ tại vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận. Các tác giả cho
biết các giống cỏ hòa thảo như voi, sả, cỏ Ruzi và Paspalum đều có thể sinh
trưởng và phát triển trong điều kiện khô nóng tại Ninh Thuận. Trong điều kiện
tưới nước phân bón năng suất có thể đạt 100 - 150 tấn/ha/năm.
1.2 Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên
1.2.1 Nghiên cứu về thành phần loài
Trên thế giới, nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên
cứu được tiến hành từ lâu. Người ta có thể nghiên cứu thành phần loài ở từng

7


vùng hay trên từng thảm thực vật khác nhau. Đối với loại hình đồng cỏ, thảo
nguyên, ở Liên Xô có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật
trong đồng cỏ, thảo nguyên đã công bố như: Alekhin (1904), Vưsotxki (1915),
Graxits (1927), Sennhicop (1938), Creepva (1978)….
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần loài trong đồng cỏ, savan
hoặc một số loại hình thuộc thảo khác mới chỉ được tiến hành từ những năm
1950 trở lại đây. Nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu thành phần loài trong
đồng cỏ như:
Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), đã nghiên cứu thành phần loài của
thảm thực vật ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã gọi loại hình này là Savan cỏ [26].
Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh
(1969), khi nghiên cứu thành phần loài đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã gọi
đây là đồng cỏ [34].
Hoàng Chung (1980), nghiên cứu thành phần loài và dạng sống của đồng
cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra bảng phân loại các kiểu đồng cỏ, savan,
thảo nguyên. Trong cuốn “Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam” năm 2004 là

79 họ, 402 loài [8].
Dương Hữu Thời (1981), đã công bố công trình “Đồng cỏ Bắc Việt Nam”,
tác giả đã đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ của vùng này với sự phân
chia 5 vùng đồng cỏ bắc Việt Nam [35].
Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), khi nghiên cứu một số đặc điểm
sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng, đã phát
hiện được 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau [20].
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), nghiên cứu thành phần loài, dạng
sống của savan bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái đã phát hiện được 123 loài
thuộc 47 họ khác nhau [12]
Ma Thế Quyên (2000), nghiên cứu về động thái Đồng cỏ trong mối quan
hệ với hình thức sử dụng của người dân địa phương (Ngân Sơn - Bắc Kạn) sưu
tầm được 88 loài thuộc 35 họ [30].
8


1.2.2 Nghiên cứu về dạng sống
Thực vật trong quá trình sống phải thích nghi với môi trường sống, nó
thể hiện ra không chỉ qua tổ hợp thành phần loài mà còn qua tổ hợp về dạng
sống của nó.
Bảng phân loại dạng sống của cây thuộc thảo đã được lập ra lần đầu tiên là
Cannon (1911), sau đó hàng loạt bảng đã được đưa ra như: G.N.Vưsoxki
(1915), L.T. Kadakevich (1922), V.r. Villiams (1922), E.M.Lapreko (1935),
Braun Blanquet (1951), Golubep (1962)…
I. K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có
thời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát
triển lâu năm. G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp
cây nhiều năm và lớp cây hàng năm [25].

Raunkiaer (1934), đã sử dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong
điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn để phân chia và chia thực vật thành 5 kiểu
dạng sống: Chồi trên mặt đất, chồi mặt đất, cây chồi nửa ẩn, cây chồi ẩn và
cây một năm [10]
Xêrêbrriacốp (1964) dựa vào những dấu hiệu hình thái sinh thái và cả những
dấu hiệu như ra quả một lần hay nhiều lần trong cả đời của cá thể, gồm: Ngành A:
Thực vật thân gỗ sống trên đất, bì sinh; Ngành B: Cây bán mộc (nửa gỗ); Ngành
C: Cây thảo. Trong mỗi ngành có các kiểu và các lớp khác nhau [10].
Ở Việt Nam, Doãn Ngọc Chất (1969), nghiên cứu dạng sống của một số
loài họ hoà thảo.
Hoàng Chung (2004)[8], thống kê thành phần dạng sống cho loại hình
đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng
phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên của miền Bắc Việt Nam.
Bảng phân loại dạng sống thực vật của đồng cỏ Bắc Việt Nam của ông dựa
trên nguyên tắc phân loại của Golulbép (1962) [10].
9


1.2.3 Nghiên cứu về năng suất cỏ
Năng suất sinh học là một đặc điểm quan trọng của hệ sinh thái. Năng suất
sinh học có ý nghĩa lớn nhất trong nghiên cứu về quy trình trao đổi chất và
năng lượng, tất cả các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ
sinh thái đều có quan hệ mật thiết với quá trình tạo thành và biến đổi của sản
phẩm sinh học [10].
Trên thế giới việc nghiên cứu năng suất của đồng cỏ được tiến hành nhiều
trong những thập niên cuối thế kỷ XX; Những nghiên cứu này thường vẫn tập
trung chủ yếu ở phần trên mặt đất hoặc nghiên cứu tập chung vào chất lượng,
trạng thái sống và chết, sự tăng trưởng của nó; tỷ lệ phần chết hàng năm, lớp
thảm mục. Các công trình nghiên cứu theo hướng này có các tác giả như:
Ivanop (1941); Odum (1968); Rodin (1968).

Nhiều công trình nghiên cứu phần trên mặt đất được tiến hành cùng với
phần dưới đất trong sự phụ thuộc từ những điều kiện tạo thành nó của các kiểu
thực bì khác nhau: Salut (1950); Andreev, Lapverenko và Leonchiev (1955);
Badilevich (1958); Xơrokomskaia và Ponhiatopkaia (1960); Alekxenko (1967),
Hoàng Chung (1974), Uchekhin (1977)... Nghiên cứu riêng phần trên mặt đất
có các tác giả: Kalininna (1954); Xemennôva-ChianSanskia (1966) ... Nghiên
cứu riêng phần dưới mặt đất có các tác giả: Xemennop (1966); Kharitonốp
(1967); IgonachenKo, Kirillova và Ponhiatopskaia (1968)…
Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về năng suất đã được tiến
hành trong các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ trồng như: Dương Hữu Thời (1981)
[35], Nguyễn Hữu Hiến (1985),... nghiên cứu một số cây có giá trị kinh tế cao
trên đồng cỏ tự nhiên và chủ yếu tính sản lượng cỏ trong một số vùng nhằm
phục vụ cho kế hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc của một số vùng đó.
Hoàng Chung (2004), khi nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ vùng núi
Bắc Việt Nam đã nghiên cứu năng suất cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt
đất. Từ những nghiên cứu đó ông đã rút ra kết luận: “Trong các thảm thực vật
10


thuộc thảo (savan - đồng cỏ) của miền Bắc Việt Nam, năng suất sinh học tăng
lên dần theo trình tự; đồng cỏ á Thảo Nguyên - Savan - Đồng Cỏ”.[8]
1.2.4 Nghiên cứu về chất lượng cỏ
Chất lượng của các loài cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có
trong giống cỏ đó. Thành phần hoá học có trong các giống cỏ tập trung chủ
yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: vật chất khô, protein, đường, chất béo và xơ. Những
giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô, protein, đường cao,
tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá /thân cao, trong đó chỉ tiêu protein được chú
ý nhiều hơn cả.
Thành phần hóa học quyết định trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng có trong
cỏ hòa thảo. Theo tài liệu của Viện chăn nuôi quốc gia, 2001[41], đối với cây

cỏ ngoài tự nhiên thì hàm lượng dinh dưỡng rất khác nhau như: Đối với cây
rong, bèo,…rau ở dưới nước thì hàm lượng chất khô thường thấp, chiếm tư 16% VCK. Đối với cây trên cạn hàm lượng dinh dưỡng cũng khác nhau như: Cỏ
bạc hà (cỏ vừng) có 11,9% VCK; 1,8% protein thô; 0,5% lipit thô; 2,7% xơ
thô; Cỏ thài lài 10% CVK; 1,7% protein thô; 0,9 lipit thô; 10% xơ thô. Trong
khi đó một số cỏ khác từ 18 - 24% VCK như cỏ Mộc Châu mọc tự nhiên có
23,88% VCK; 2,54% protein thô; 0,51% lipit thô; 8,67% xơ thô. Một số cỏ có
hàm lượng VCK cao (trên 30%) như cỏ sâu róm 30,2% VCK.
Theo Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976 [1], cỏ Voi tuổi càng nhỏ thì hàm lượng
Protein càng cao, tuổi càng lớn thì tỉ lệ chất xơ càng cao (tỉ lệ nghịch với hàm
lượng protein và nước) cụ thể là 2 tuần tuổi tỉ lệ nước là 89,56%; 2,67% xơ thô;
protein cỏ khô là 18,42%, khi cỏ 4 tuần nước là 87,4%; 3,7% xơ; 11,49%
protein trong cỏ khô. Thành phần hoá học có trong các giống cỏ tập trung chủ
yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: vật chất khô (VCK), Protein, đường, chất béo và xơ.
Hoàng Chung và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu và theo dõi một
số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một số loài chính trong đồng cỏ Bắc Việt
Nam. Ví dụ: Cỏ lông có 76,7% nước; 1,954 % đạm; 7,86% protein; 1,379%

11


đạm amin; 1% lipit; 8,8% chất xơ. Cỏ Sả có 70,4% nước; 2,306% đạm, 9,61%
protein; 1,686% đạm amin; 1,9% lipit; 9,3% xơ. Cỏ tranh có 74% nước;
1,945% đạm; 9,747% protein; 1,71% đạm amin; 1,1% lipit; 8,8% xơ... [8].
Những giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô, Protein,
đường cao, tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá/thân cao, trong đó chỉ tiêu Protein
được chú ý nhiều hơn cả.
1.3. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc
Việt Nam
1.3.1 Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả
Hiện nay đồng cỏ đã và đang bị thoái hoá nghiêm trọng do các tác động

thường xuyên của con người như các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trên thế
giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn
thả cũng như thảo nguyên của các vùng khác nhau như: G.I.Vưxôtxki (1915),
đã xác định 4 giai đoạn thoái hoá của thực bì thảo nguyên dưới tác dụng chăn
thả. Patrôtxki (1917) nghiên cứu đới Nam của thảo nguyên Stipa longifolia,
ông chia 5 giai đoạn thoái hoá trong đó có cả giai đoạn không chăn thả, chăn
thả và ngừng chăn thả.
V.V. Alekhin (1934) nghiên cứu ở vùng Kursk thuộc đới phụ (phía Bắc)
của thảo nguyên Stipa longifolia đã xác định được các giai đoạn thoái hoá do
chăn thả ở đây như sau: “Khi chăn thả nặng nề thì Stipa sẽ mất đi và thành
phần hệ thực vật trở nên nghèo nàn hơn, đồng thời rất nhiều loài có số lượng
cá thể không nhiều, thường đơn độc, rồi cũng mất dần đi, bắt đầu trội hẳn lên
là Bromus. Sau nữa còn lại chủ yếu là cây thuộc thảo và trên thảo nguyên phát
triển mạnh ở tầng trên là cây Bromus riparius, tầng thấp là Festuca đồng thời
trong vùng đó biểu hiện hai tầng rất rõ ràng; Bromus - Festuca ; cuối cùng chỉ
còn lại Festuca, những sự chèn ép sau này của thảm Cỏ qua hàng loạt những
trạng thái nhỏ nhặt sẽ dẫn đến giai đoạn phân bố rộng rãi của bào tử thực vật
trên thảo nguyên” [8].

12


Đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh. Đặc
biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, đồng cỏ ở đây phân bố chủ yếu ở vùng
núi, các sườn đồi có độ dốc khá lớn (15- 40 0 ), nên vấn đề thoái hoá của đồng
cỏ do chăn thả là một trong những vấn đề nan giải hiện nay của các nhà nghiên
cứu đồng cỏ bắc Việt Nam.
Những nghiên cứu về sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam
hiện nay đã được Dương Hữu Thời (1981) đề cập trong cuốn “Đồng cỏ Bắc
Việt Nam” khi phân tích thành phần loài và các điều kiện sinh thái của đồng cỏ

ông đã đề cập đến 2 nguyên nhân của sự thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam là do
cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu [35].
Hoàng Chung (1981, 1983, 2003) sau hơn 10 năm nghiên cứu tại đồng cỏ ở
vùng Thôm Luông (Ngân Sơn) đã phân tích ảnh hưởng của sự chăn thả không có
kế hoạch trên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và năng suất của thảm cỏ và
đã đưa ra kết luận về quá trình thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam như sau:
“Những thay đổi đầu tiên của lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự hình thành các
quần xã cỏ ở đây, những thảm cỏ này dưới sự tác động thường xuyên nhưng
không thật nặng nề của con người như chăn thả, đốt nương rẫy, sẽ dẫn tới hình
thành loại hình đồng cỏ khô, á thảo nguyên và đồng cỏ. Khi chăn thả nặng nề
hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi phức tạp của thành phần loài ở từng quần xã, đó là
sự thay đổi các loài đang mọc bằng những loài từ ngoài đi vào, loài bản địa bị
thay thế bởi loài phổ biến rộng rãi, đồng thời đơn giản hoá cấu trúc quần xã,
giảm bớt khoảng không phân bố của lớp phủ thực vật, giảm năng suất của nó.”
Trên cơ sở đó đã chia quá trình thoái hoá đồng cỏ do sử dụng thành 5 giai đoạn:
Bắt đầu từ trạng thái đồng cỏ đến giai đoạn hình thành savan cây bụi [8].
1.3.2 Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc Việt Nam
Đồng cỏ phía Bắc Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc thứ sinh do hoạt
động khai phá rừng, do đó diện tích đồng cỏ ngày càng được mở rộng. Hiện
nay, đồng cỏ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm bãi chăn
13


thả, trồng rừng, trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp... Trong
thực tế, tại các vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục đích chăn nuôi gia súc, hầu
như chưa có phương thức sử dụng và khai thác hợp lý đồng cỏ làm cho thảm cỏ
ngày càng thoái hoá mạnh.
Những công trình nghiên cứu về việc sử dụng hợp lý đồng cỏ còn ít, có ở
một số công trình như: Dương Hữu Thời (1981) [35], có đề cập đến một số vấn
đề sử dụng hợp lý như: luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi.

Võ Văn Trị (1983), đã chia đồng cỏ trồng ra thành những ô nhỏ, sự luân
phiên mùa hè theo ông có khoảng cách 40 - 50 ngày, mùa đông là 60 ngày.
Hoàng Chung (1988), nghiên cứu về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc Việt
Nam. Ông đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 3 hệ thống (3 loại theo độ dốc):
Loại 1: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 0 - 70 .
Loại 2: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 7 - 250 .
Loại 3: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 25 - 300 trở lên.
Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi miền Bắc Việt Nam, Ông đã đề
cập hai vấn đề lớn: Cải tạo điều kiện môi trường sống, cải tạo lớp đất mặt do
chăn thả hay những tác động khác làm giảm sút thảm cỏ.
1.4 Các loại thức ăn chăn nuôi gia súc và đặc điểm của cỏ hoà thảo
1.4.1 Các loại thức ăn chăn nuôi gia súc
1.4.1.1 Thức ăn xanh
Thức ăn thô xanh ở nước ta rất đa dạng, phong phú bao gồm các loại cỏ
xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ được sử dụng trong chăn
nuôi. Thức ăn xanh chứa 60 – 85 % nước, đôi khi còn cao hơn nhiều. Chất khô
trong thức ăn xanh có hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật và dễ
tiêu hóa. Gia súc nhai lại có thể tiêu hóa trên 70% các chất hữu cơ trong thức
ăn xanh. Thức ăn xanh còn chứa protein dễ tiêu hóa, giàu vitamin, khoáng đa
lượng, vi lượng, ngoài ra còn chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao.

14


* Một số loại thức ăn xanh
- Ngô (Zea mays L): Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt nam, dùng làm
lương thực cho người, thức ăn tinh và tươi cho gia súc; là cây hằng năm, thân
thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn.
Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất,
nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay

đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn
xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 – 5 tháng cho 25 – 40
tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhứng ở nhiệt đới
nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha [36].
- Ngọn, lá mía: Ở nước ta có diện tích mía khá lớn. Khi thu hoạch thân
cây mía để làm đường, phần còn lại thải ra là ngọn, lá mía với số lượng rất lớn,
có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò thay thế một phần cỏ rất tốt. Ngọn, lá
mía có hàm lượng đường cao, nhưng nhiều xơ và nghèo các chất dinh dưỡng
khác hơn cỏ xanh [17].
- Một số loại cỏ:
+ Cỏ tự nhiên trên bờ ruộng, ven đê, gò bãi: Cỏ may, cỏ gà, cỏ tranh, cỏ
chỉ, cỏ ống, cỏ lá tre, cỏ mật,.... Cỏ bờ ruộng thường được cắt về cho bò ăn, các
nơi khác chăn thả hoặc dắt [17].
+ Một số loài cỏ trồng như: Cỏ Dầy, cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Stylo, cỏ Ruzi,
cỏ VA 06... Các loài cỏ này cho năng suất và chất lượng khá tốt.
Ngoài ra, một số loại thức ăn khác như rơm tươi, các loại rau xanh (lá cải
bắp, lá xu hào, cải xanh ...), lá sắn, dây khoai lang, rau muống và các loại phế,
phụ phẩm khác (ngọn, vỏ dứa thải ra từ nhà máy chế biến dứa ...) cũng có thể
được sử dụng thay thế một phần cỏ tươi trong những lúc khan hiếm.
1.4.1.2 Thức ăn thô khô
Tất cả các loại cỏ xanh tự nhiên thu cắt và các loại phế phụ phẩm của cây
trồng đem phơi khô có hàm lượng xơ trên 18% đều là thức ăn thô khô. Bao

15


gồm: cỏ khô họ đậu hoặc hòa thảo, rơm rạ, dây lang, dây lạc và thân cây ngô...
phơi khô. Rơm cỏ khô là loại thức ăn dự trữ cho trâu bò về mùa đông rất tốt.
Nếu có điều kiện nên tổ chức cắt, phơi cỏ để làm cỏ khô đảm bảo cung cấp
thức ăn cho trâu bò về mùa đông khi thiếu cỏ tươi [17]. Ngoài ra còn gồm vỏ

các loại hạt thóc, lạc, đậu, lõi và bao ngô.
1.4.1.3 Thức ăn hạt và các phụ phẩm chế biến từ hạt
Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi. Thành phần dinh
dưỡng chính của thức ăn hạt là chất bột đường chiếm 70 – 75%, hàm lượng
protein thô thường thấp khoảng 8 – 10% và phân bố không đều trong hạt, tăng
dần từ giữa hạt ra bên ngoài.
Thức ăn hạt và các phụ phẩm chế biến từ hạt gồm: hạt ngô, thóc, tấm gạo,
cám gạo, lạc, hạt các loại đậu đỗ…
1.4.2 Đặc điểm của cỏ hoà thảo
1.4.2.1. Đặc tính sinh thái
Cỏ hòa thảo có khả năng phân bố rộng rãi, có thể thích ứng được ở nhiều
vùng và trong những điều kiện đất đai khí hậu khác nhau. Cỏ hoà thảo có thể
sinh trưởng được ở vùng nóng đất khô khan mùa khô kéo dài, độ ẩm trung bình
20 - 30%, hoặc những vùng mùa đông nhiệt độ thấp, nhưng chúng vẫn có thể
sinh trưởng và phát triển được như cỏ Xương cá, cỏ Lông đồi, cỏ Andropogon,
cỏ Brachiaria decumbens,... Đa phần các loài cỏ sinh trưởng tốt ở vùng có độ
ẩm từ 60 - 80%. Có loài lại có khả năng sinh trưởng được ở những nơi đất lầy,
ngập nước như cỏ Môi, cỏ Bấc, cỏ Lông para,...Như vậy, có thể nói thực vật
trong đồng cỏ tồn tại trong những điều kiện khác nhau của các yếu tố sinh thái
cơ bản trong vùng, và khác nhau ở cả hai phần trên và dưới đất (ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm, muối khoáng, CO2...). Nó biểu thị rõ rệt về phân bố sinh khối theo
chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang.
1.4.2.2 Đặc tính sinh học
Cỏ hoà thảo là cây thân tròn hoặc bầu dục (tuỳ theo giống), lá mọc thành hai
dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ to, có thìa lìa, phiến lá dài, gân lá song
16


song, thân cỏ thuộc loại thân rạ, rỗng (trừ mấu đốt). Cũng có loài thân đặc như cỏ
voi, rễ thuộc loại rễ chùm, hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn

nhờ gió (Võ văn Chi và Dương Đức Tiến, 1976) [7]. Căn cứ vào hình dáng của
thân và đặc điểm sinh trưởng, người ta chia cỏ hoà thảo thành các loại sau:
- Loại thân rễ: Đại diện là cỏ tranh (Imperata cylindrica).
- Loại thân bụi: Đại diện là cỏ Ghine (Panicum maximum), cỏ Mộc Châu...
- Loại thân bò: Đại diện là cỏ pangola, lông Para, cỏ xích lô
- Loại thân đứng: Đại diện loại này là cỏ Voi .
1.4.2.3 Đặc tính sinh lý
Nhu cầu về nước:
Cỏ hoà thảo có nhu cầu về nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn
hơn họ đậu. Hệ số toả hơi nước của cỏ này vào khoảng 400 - 500 gram, trong
khi của cỏ họ Đậu 214 - 216 gram. Theo N.G. Andreep (1974), với đồng cỏ có
độ ẩm đất khoảng 70%, một tháng 10m 2 cỏ bay hơi khoảng 1m3 nước, trong 5
tháng sẽ có 50 tạ cỏ khô/1ha.
Độ ẩm của đất cũng yêu cầu theo từng giai đoạn trong đời sống của cây:
- Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30 %
- Giai đoạn phát triển cành : 75 %
- Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần.
Nhu cầu về dinh dưỡng:
Cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giàu mùn, đạm, lân và kaly. Nhu cầu về dinh
dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời,
1981) [22]:
- Giai đoạn 1 (nảy mầm - phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kaly.
- Giai đoạn 2 (phân nhánh) cần nhiều đạm, lân.
- Giai đoạn 3 (ra hoa, hình thành hạt) cần nhiều lân và kaly.
Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn.
Trên đất nghèo không có phân bón thì đời sống thường kéo dài không quá
3 - 5 năm. Trên đất phì nhiêu hay thường xuyên có phân bón có thể kéo dài 10
năm, có khi hơn.
17



Nhu cầu về không khí :
Các loại cỏ thân đứng, thân bụi, thân rễ phân chia nhánh dưới mặt đất đòi
hỏi phải tơi xốp, thoáng khí. Các loại thuộc thân bụi chia nhánh trên mặt đất và
thân bò thì có thể chịu được đất kém thoáng khí và độ ẩm thấp hơn.
Tính chịu sương giá và kháng xuân:
Tính kháng xuân hay còn gọi là khả năng chịu đựng của cỏ mùa đông. Nó
thể hiện khả năng chịu đựng của cỏ về sự chênh lệch nhiệt độ không khí và
nhiệt độ trong đất, sự chênh lệch này làm cho sự vận chuyển các chất dinh
dưỡng trong thân cỏ và quá trình đồng hóa, dị hóa của cỏ mất điều hòa nên có
tính kháng xuân kém sẽ bị chết. Tính kháng xuân của cỏ còn phụ thuộc vào các
yếu tố như: Loài cỏ, dạng sống, hàm lượng vật chất khô trong cỏ...
Loại cỏ chịu sương giá tốt thì trong giai đoạn cuối thu đầu đông nó vẫn
phát triển bình thường, còn loại chịu giá yếu kém thì ngừng sinh trưởng hoặc
chết vào mùa đông.
1.4.2.4 Đặc tính sinh trưởng
Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tái sinh qua 3 giai đoạn (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị
- 1976)[1]:
Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt, lúc này tốc độ sinh
trưởng chậm.
Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày, cỏ sinh trưởng
và phát triển nhanh.
Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày, cỏ sinh trưởng
chậm hoặc ngừng hẳn.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định thời
gian thu hoạch hợp lý. Thu hoạch non năng xuất sẽ thấp, thu hoạch già giá trị
dinh dưỡng sẽ kém, ảnh hưởng đến tái sinh lần sau, giảm số lứa cắt/năm.
Theo Điền Văn Hưng (1974) [19]:
- Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày, lứa sau khi cắt 30 - 45 ngày.
18



×