Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.58 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
----------------***--------------

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THEO
ĐỊNH HƢỚNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ 60.34.04.12

Ngƣời thực hiện:

Trần Thị Bích Phượng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS. TS Mai Hà

Chủ tịch hội đồng

Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS Vũ Cao Đàm

PGS. TS Mai Hà



Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................7
1. Lý do nghiên cứu...........................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................................8
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 18
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 19
5. Mẫu khảo sát............................................................................................................... 19
6. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................... 19
7. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................... 20
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết .................................................................... 20
9. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 20
10. Kết cấu luận văn:..................................................................................................... 21
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 23
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH
HƢỚNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23
1. Khái niệm đổi mới ..................................................................................................... 23
2. Khái niệm chính sách ................................................................................................ 24
3. Khái niệm đại học nghiên cứu ................................................................................ 25
4. Khái niệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm................................................................. 27
5. Khái niệm kết quả nghiên cứu khoa học .............................................................. 28
6. Tác động của quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vào hoạt động đổi mới
trong các trƣờng đại học ............................................................................................... 30
7. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................................. 31
7.1 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc ..................................... Error! Bookmark not defined.
7.2 Kinh nghiệm từ Nhật Bản ...................................... Error! Bookmark not defined.

7.3 Kinh nghiệm từ Mỹ .................................................. Error! Bookmark not defined.
7.4 Kinh nghiệm từ Ấn Độ ............................................ Error! Bookmark not defined.
7.5 Một số quốc gia khác ............................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................... 37

2


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI
MỚI TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
ĐẠI HỌC QUỐC G IA HÀ NỘI) ................................. Error! Bookmark not defined.
1. Thực trạng hoạt động đổi mới trong các trƣờng đại học ở Việt Nam ..... Error!
Bookmark not defined.
1.1. Về tổ chức và nhân lực: ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Về tài chính dành cho hoạt động KH&CN và đổi mới:Error! Bookmark not
defined.
1.3. Chính sách .................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.4. Kết quả nghiên cứu khoa học ................................ Error! Bookmark not defined.
2. Thực trạng hoạt động đổi mới trong Đại học Quốc gia Hà Nội ................ Error!
Bookmark not defined.
2.1. Về tổ chức và nhân lực khoa học và công nghệ: Error! Bookmark not defined.
2.2. Về tài chính dành cho hoạt động KH&CN và đổi mới:Error! Bookmark not
defined.
2.3. Chính sách .................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4. Kết quả nghiên cứu khoa học ................................ Error! Bookmark not defined.
3. Đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới trong Đại học Quốc gia Hà Nội Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. HÌNH THÀNH CÁC THIẾT CHẾ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐẠI

HỌC NGHIÊN CỨU (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI) ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
1. Hình thành thiết chế tự chủ trong các trƣờng Đại học Error!

Bookmark

not

defined.
2. Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học .................. Error! Bookmark not defined.
3. Giải pháp chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong ĐHQGHN ....... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
KHUYẾN NGHỊ .............................................................. Error! Bookmark not defined.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 22
PHỤ LỤC ........................................................................ Error! Bookmark not defined.

4


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bản thân tôi đã tiếp thu được
những kiến thức về quản lý nói chung cũng như kiến thức của KH&CN và
chính sách về KH&CN nói riêng. Luận văn của tôi được hoàn thành bởi sự

chỉ bảo tận tình của các thầy cô và sự quan tâm, ủng hộ của gia đình, bạn bè.
Để hoàn thành Luận của mình tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS Mai Hà, là người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong việc định hướng nghiên cứu khoa học cũng như tinh thần làm việc, tinh
thần nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Vũ Cao Đàm và TS.
Đào Thanh Trường. Những nghiên cứu, định hướng, kinh nghiệm và sự gợi
suy của các thầy đã không chỉ giúp tôi hoàn thành Luận văn mà còn chotôi
những nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi muốn được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè.
Gia đình chính là nguồn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để tôi hoàn
thành quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn những người bạn của tôi, các
bạn đã ủng hộ, cổ vũ tôi rất nhiều!
Hà Nội, ngày ngày

tháng

năm 2016

Học viên
Trần Thị Bích Phượng

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGCN

Chuyển giao công nghệ


ĐH

Đại học

ĐHNC

Đại học nghiên cứu

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐVNC

Đơn vị Nghiên cứu

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KQNCKH

Kết quả nghiên cứu khoa học

GDĐH

Giáo dục Đại học

TSTT


Tài sản trí tuệ

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê tổng số sinh viên, học viên được đào tạo sau đại
học và giảng viên từ năm 2010 đến năm 2014.
Bảng 2.2. Số giảng viên các trường đại học và cao đẳng phân theo trình
độ chuyên môn 5 năm gần đây, từ 2010 đến 2014.
Bảng 2.3. Phân theo trình độ chuyên môn ở các trường đại học
Bảng 2.4. Chi cho R&D năm 2011 theo khu vực thực hiện và thành
phần kinh tế (theo giá thực tế)
Bảng 2.5. Đội ngũ CBVC của ĐHQGHN phân chia theo chức danh,
trình độ (chỉ tính từ trình độ ThS trở lên)
Bảng 2.6. Danh sách các chương trình KH&CN trọng điển cấp
ĐHQGHN
Bảng 2.7. Danh sách các đề tài NCKH cấp ĐHQGHN năm 2015
Bảng 2.8. Các nhiệm vụ KH&CN hợp tác với doanh nghiệp của
ĐHQGHN
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm học
2011-2012 của ĐHQGHN
Bảng 2.10. Thứ hạng của ĐHQGHN trong bảng xếp hạng Việt Nam
của Scimago về khoa học và công nghệ năm 2013
Bảng 2.11. Thứ hạng của ĐHQGHN trong bảng xếp hạng Webometrics

7


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Trường đại học là nơi tập trung nhiều điều kiện cho hoạt động nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ và đổi mới với nhân lực là số lượng
đông đảo sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các giảng viên trong
và ngoài nước. Trường ĐH đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các
tài sản trí tuệ, bao gồm các sáng chế/kết quả nghiên cứu và góp phần thúc đẩy
hoạt động đổi mới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, công nghệ
thông tin và sự bùng nổ các phát kiến mới đang khiến cho xã hội thay đổi
nhanh chóng. Hệ thống ĐH không phải là ngoại lệ: vai trò của hệ thống ĐH
trên thế giới đang thay đổi mãnh liệt. Nổi lên xu hướng phát triển đại học
nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt là mô hình đại học
nghiên cứu. Ở mỗi nước, trong số các trường đại học, bao giờ cũng có một
phần trăm nhất định là các đại học nghiên cứu chất lượng cao. Các trường đại
học nghiên cứu là một phần không thể tách rời của giáo dục đại học và môi
trường xã hội toàn cầu (OECD 2009; Altbach, Reisberg, and Rumbley 2010).
Ở Mỹ có khoảng hơn 4000 trường đại học và cao đẳng, trong đó hơn 160 là
đại học nghiên cứu; Hàn Quốc có khoảng 200 trường đại học, trong đó có
khoảng 120 là đại học nghiên cứu; Ấn Độ có 217 viện đại học, 6759 trường
đại học đại cương, 1770 trường đại học chuyên nghiệp…
Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang xây dựng và theo đuổi mô hình
đại học nghiên cứu. Đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ là ba nội dung
chính của trường đại học nghiên cứu. Đại học có nghiên cứu, mới đổi mới
được đào tạo, mới truyền lại các kiến thức mới nhất. Có nghiên cứu mới có
thế có đủ kiến thức, và kĩ năng hợp tác trong các dự án nghiên cứu và chuyên
ngành quốc tế. Có nghiên cứu mới có thể tạo uy tín cho giáo dục trong cộng
đồng quốc tế. Tuy nhiên, các trường đại học ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở
hoạt động đào tạo, nguồn lực dành cho hoạt động NCKH và chuyển giao công
nghệ không có nhiều nên hoạt động đổi mới còn hạn chế. Vậy nhà nước đã có
8



các chính sách gì nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới ở các trường đại học ở
Việt Nam? Các trường đại học tại Việt Nam gặp những khó khăn và thuận lợi
nào trong các hoạt động đổi mới?
Luận văn phân tích thực trạng hoạt động đổi mới và trong các trường
Đại học nhằm đưa ra những chính sách thúc đẩy các hoạt động đổi mới ở các
trường đại học ở Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Các khái niệm về hoạt động đổi mới không còn quá mới ở Việt Nam.
Các hoạt động đổi mới đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong những năm
gần đây, các bài viết về hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới thường chủ
yếu là các hoạt động đổi mới của các Viện nghiên cứu và doanh nghiệp, ít đề
cập tới hoạt động đổi mới trong các trường đại học. Một số tác giả đã có các
công trình nghiên cứu công bố tại các tạp chí hay các luận văn thạc sỹ trong
lĩnh vực quản lý khoa học và công nghệ.
Sau đây là một số công trình nghiên cứu về vấn đề đổi mới trong các
trường đại học.
Bài viết “Hệ thống trường ĐH trong các trường đại học Việt Nam” của
tác giả Đào Thanh Trường. Tác giả phân tích các yếu tố trong hệ thống
Trường ĐH của các trường đại học Việt Nam. Về nhân lực khoa học và công
nghệ ở trường đại học thì không có sự phân biệt rõ ràng giữa công tác giảng
dạy và hoạt động NCKH. Số lượng nhân lực KH&CN ở đại học chiếm
46,07% (62095 người) tổng số nhân lực nghiên cứu và triển khai (134780
người), trong đó tập trung nhiều nhất ở Đại học Quốc gia. Mặc dù nguồn nhân
lực lớn nhưng đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN dành cho trường đại
học chỉ chiếm 17,83% và hầu hết từ nguồn ngân sách của nhà nước. Tổ chức
hệ thống Trường ĐH trong các trường đại học gồm: Các trường đại học thành
viên hoặc các khoa trực thuộc; các trung tâm nghiên cứu, dịch vụ và đào tạo;

các đợn vị phục vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo.

9


Tác giả cũng phân tích thực trạng hoạt động KH&CN và kết quả hoạt
động KH&CN của các trường đại học. Qua các năm hoạt động KH&CN của
các trường đại học đã có những kết quả đáng kể và có sự phát triển, tuy nhiên
so với tốc độ phát triển của các trường đại học trên thế giới thì còn chậm.
Các trường đại học đang hình thành nhu cầu kết nối giữa chức năng
nghiên cứu và đào tạo để có thể tăng cường liên kết với các thành phần khác
là viện nghiên cứu và doanh nghiệp, đáp ứng thực tế đòi hỏi các thành phần
trong hệ thống Trường ĐH của Việt Nam đều phải nỗ lực phát triển năng lực
nội sinh và phát triển các mội liện hệ ngoại sinh để phát triển hệ thống, thích
nghi với xu thế hội nhập KH&CN quốc tế.
Trong bài viết “Vài nét về thực trạng hoạt động Trường ĐH trong các
trường đại học ở Việt Nam” của tác giả Phan Quốc Nguyên, tác giả đề cập
đến hoạt động đổi mới ở trường đại học nhìn nhận từ góc độ sự liên kết trong
ĐMST giữa trường đại học, doanh nghiệp và Nhà nước. Nhờ vào sự đầu tư
của Nhà nước, các trường đại học hàng đầu của Việt Nam đã và đang phát
triển, chuyển giao các kết quả nghiên cứu cơ bản vào nghiên cứu ứng dụng.
Năng lực nghiên cứu cơ bản của các trường đại học tại Việt Nam đã được
tăng cường rõ rệt và dần đạt chuẩn quốc tế. Theo một kết quả khảo sát của
Chương trình Đổi mới – Sáng tạo do Chính phủ Việt Nam và Phần Lan tài
trợ, hơn một nửa trong số 350 doanh nghiệp được khảo sát đã và đang có
những hoạt động ĐMST. Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy rằng hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các chuyên gia
từ các trường đại học và cơ sở nghiên cứu. Từ phía trường đại học, nhu cầu và
khả năng liên kết với doanh nghiệp của các trường đại học chưa cao do thiếu
động lực và thiếu cơ chế gắn kết, sản phẩm KHCN còn ít và kém chất lượng,

năng lực và trang thiết bị còn hạn chế, thời gian nghiên cứu dài trong khi nhu
cầu doanh nghiệp cần sớm có công nghệ, thiếu cơ quan chuyên trách hiểu biết
và gắn kết với doanh nghiệp.
Dựa vào phân tích ở trên, nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động Trường
ĐH có hiệu quả từ trường đại học, tác giả khuyến nghị các trường đại học cần
10


có những quy định cụ thể về quản lý SHTT và CGCN như: Xác định chủ sở
hữu của các công nghệ, sản phẩm và TSTT; Vai trò của bộ phận quản lý
SHTT trong việc thực thi đăng ký độc quyền công nghệ cho các đơn vị và các
nhà khoa học trong trường đại học; Đề xuất mức phân chia lợi nhuận nhằm
động viên các tác giả đăng ký bảo hộ quyền SHTT, TMH sáng chế, v.v. Các
quy định này cần được cụ thể hóa rõ ràng các bước đăng ký xác lập quyền và
hỗ trợ tài chính, giúp thúc đẩy mối quan hệ mấu chốt giữa trường đại học và
doanh nghiệp. Các trường đại học cũng cần chủ động hơn trong việc tổ chức
các hội thảo giới thiệu thế mạnh về sáng chế/sản phẩm KHCN mà mình có
với các doanh nghiệp, địa phương có thể áp dụng. Các trường đại học cũng
cần chủ động xây dựng các công nghệ nguồn, công nghệ then chốt và có
chiến lược đưa các công nghệ này vào thực tiễn. Quá trình đưa các công nghệ
thế mạnh của trường đại học vào thực tiễn cần gắn với đào tạo thông qua việc
tham quan, tìm hiểu, học tập thực tế trên dây chuyền sản xuất. Các nghiên cứu
hướng đến ứng dụng của trường đại học cần được xác định theo kế hoạch
trung hạn và dài hạn, cần sự ưu tiên về cả tài lực và vật lực sao cho tương
xứng với mục tiêu đặt ra, v.v.
Các tác giả Lê Đình Tiến và Trần Chí Đức, trong cuốn sách “Liên kết
giữa nghiên cứu và triển khai với đào tạo đại học ở Việt Nam” nêu lên hiện
trạng của hệ thống nghiên cứu và triển khai và hệ thống đào tạo sau đại học ở
Việt Nam trên các khía cạnh tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết quả hoạt
động, mối liên kết giữa hai hệ thống này với nhau và với khu vực sản xuất,

kinh doanh. Cuốn sách rút ra những điểm mạnh, yếu và đưa ra một số khuyến
nghị về vấn đề tăng nguồn lực tài chính cho các trường đại học nhằm phát
triển cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nghiên cứu, đào tạo nhân lực khoa học và
công nghệ.
Và một số công trình nghiên cứu liên quan tới xây dựng các chính sách
thúc đẩy hoạt động đổi mới ở các trường đại học ở Việt Nam.
Luận văn “Chính sách triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học vào
thực tiễn tại trường Đại học Nông lâm TPHCM” của Lê Văn Phận. Luận văn
11


đã nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động NCKH. Theo
luận văn, yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động NCKH
là thị trường biến động, môi trường sống và chính sách của từng địa phương;
yếu tố chủ quan là ý chủ quan của các nhà nghiên cứu không xuất phát từ thực
tiễn.
Luận văn cũng nói đến các xu hướng phát triển của đến việc triển khai
hoạt động NCKH vào thực tiễn tại thời điểm đó: triển khai thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm; triển khai thử sản xuất tại các vườn thực nghiệm; đánh giá
các kết quả nghiên cứu đưa vào thực tiễn từ hội nghị, hội thảo khoa học; đánh
giá các kết quả nghiên cứu đưa vào thực tiễn từ Hội đồng khoa học.
Từ thực trạng việc triển khai các kết quả NCKH của trường Đại học
Nông lâm TP HCM, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc
thực hiện chính sách triển khai các kết quả nghiên cứu đưa vào thực tiễn:
Tăng cường chính sách khuyến khích NCKH đối với cán bộ giảng dạy; tăng
cường đầu tư về tài chính cho NCKH; thiết lập mối quan hệ giữa người làm
nghiên cứu và đơn vị quản lý công tác NCKH; tăng cường hợp tác NCKH
giữa các ngành trong cùng một Trường, giữa các trường đại học – viện nghiên
cứu và giữa các trường trong nước với các đối tác nước ngoài; tăng cường
kênh thông tin giữa sản xuất và nghiên cứu; xác định nhiệm vụ, chủ đề của đề

tài nghiên cứu cần bám sát nhu cầu thực tiễn của sản xuất và đời sống; cải
cách thủ tục hành chính – điện tử hóa công tác quản lý; thành lập ngân hàng ý
tưởng cho các nhà nghiên cứu.
Luận văn “Biện pháp đảm bảo thực hiện chức năng nghiên cứu khoa
học của Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG TP HCM” của Đỗ Văn Thắng.
Luận văn nhấn mạnh đẩy mạnh hoạt động NCKH trong trường đại học không
chỉ là thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định mà nó còn là quyền lợi và
là thế mạnh để các trường đại học phát huy tiềm lực và khẳng định vị thế của
mình trong lĩnh vực đào tạo và NCKH, đặc biệt là hiện nay thế giới và Việt
Nam đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Chỉ có đẩy mạnh hoạt động NCKH
thì mới sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên có trình độ cao và kinh nghiệm
12


nghiên cứu hiện đang tập trung ở các trường đại học. Việc thực hiện chức
năng NCKH có liên quan mật thiết với việc thực hiện chức năng đào tạo bởi
hai chức năng này luôn phối hợp thúc đẩy lẫn nhau, công tác đào tạo đòi hỏi
cần được cập nhật tri thức khoa học cho người thầy, khi tham gia nghiên cứu,
người thầy buộc phải tìm hiểu, tham khảo, hệ thống hóa những tri thức khoa
học liên quan, qua đó nâng cao chất lượng của người thầy, mà chất lượng đào
tạo phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của người thầy. NCKH trong trường đại
học đảm bảo phương châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, gắn liền Nhà
trường với các cơ sở sản xuất và đời sống xã hội. Chỉ có thực hiện tốt hoạt
động NCKH mới tạo được không khí học thuật trong trường đại học. Hoạt
động NCKH gắn với đổi mới chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy.
Để đảm bảo thực hiện chức năng NCKH của Trường ĐHKHXH&NVĐHQG TP HCM, luận văn đưa ra các giải pháp như thực hiện việc tôn vinh
đối với các nhà khoa học có đóng góp cho sự phát triển khoa học của nước
nhà. Đảm bảo quyền tác giả và sở hữu trí tuệ trong NCKH và các sản phẩm
của nghiên cứu, nên đưa việc xử lý những vi phạm quyền tác giả và sở hữu trí
tuệ vào luật hình sự chứ không nên để ở luật dân sự, bởi luật hình sự là có vi

phạm là xử lý, còn luật dân sự thì chỉ khi có khởi kiện mới xử lý. Tăng mức
đầu tư kinh phí cho hoạt động NCKH, thay đổi định mức cho cho từng nội
dung nghiên cứu vì thực tế phần chi phí thanh toán cho người nghiên cứu,
sáng tạo quá thấp, phần lớn chi phí đầu tư cho các khoản dịch vụ nghiên cứu.
Thanh toán kinh phí nghiên cứu cho các công trình nghiên cứu rủi ro là một
yêu cầu khách quan, xu thế chung của thế giới là cần phát triển quỹ rủi ro
trong NCKH; thanh toán kinh phí dựa trên quy mo và giá trị thực tiễn của đề
tài chứ không phải là theo cấp. Cần tạo điều kiện về thời gian và mức lương
đảm bảo để các giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ được tham gia hoạt động
NCKH.
Tác giả Trần Văn Dũng với luận văn “Điều kiện hình thành doanh
nghiệp SPIN-CEE trong các trường Đại học ở Việt Nam ( Trường ĐHKHTH ĐHQGHN)” nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển mô hình doanh
13


nghiệp spin-off nói chung và trong các trường đại học nói riêng có ý nghĩa
quan trọng. Đây là điển hình của sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, NC&TK
với sản xuất, nhanh chóng tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao
phục vụ xã hội, giảm tối đa các chi phí trung gian, đồng thời đem lại lợi
nhuận cao cho nền kinh tế.
Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và
định hướng phát triển của Việt Nam và kết luận việc hình thành và phát triển
KH&CN, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
ở Việt Nam là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, rất hiếm tìm thấy mô hình
doanh nghiệp spin-off thực sự ở Việt Nam.
Trong trường hợp nghiên cứu cụ thể, tác giả đã đưa ra các kết luận rằng
công ty TNHH KHTN về bản chất vẫn là doanh nghiệp 68, chưa thể gọi là
doanh nghiệp spin-off bởi chính ngay từ yếu tố chưa tách ra hoạt động độc lập
và các cơ chế đầu tư về vốn. Để trở thành doanh nghiệp spin-off, Trường ĐH
KHTN cùng công ty cần phải xác định định hướng đi mới. Đó là khuyến

khích các nhà khoa học có tinh thần tinh thương tách ra hoạt động độc lập,
không lệ thuộc vào trường, đồng thời tập trung vào khai thác và phát triển các
công nghệ cao và mới, xúc tiến vấn đề bản quyền và thu hút các nguồn vốn
đầu tư cho doanh nghiệp, đặc biệt là vốn đầu tư mạo hiểm hoặc tách ra và
chuyển đổi toàn bộ mô hình doanh nghiệp sang hình thức doanh nghiệp cổ
phẩn.
Luận văn đưa các khuyến nghị về phía nhà nước cần tạo lập một cơ sở
hạ tầng công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp hình thành trên cơ sở khai
thác công nghệ cao và mới, đồng thời thiếp lập tổ hợp hạ tầng công nghiệp
các công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp phát triển; tạo tiền đề cần thiết
cho quá trình spin-off, cần sớm hình thành và khuyến khích phát triển các
“vườn ươm công nghệ”; hoàn thiện quy chế thành lập “Quỹ đầu tư mạo hiểm”
và đưa vào hoạt động để áp ứng nhu cầu khan hiếm vốn trong lĩnh vực kinh
doanh mạo hiểm hiện nay; hỗ trợ xây dựng thí điểm một số doanh nghiệp
spin-off trong trường đại học để đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh và nhân
14


rộng, tránh tình trạng hàng loạt doanh nghiệp nhưng chưa đủ điều kiện và
kinh nghiệm triển khai. Về phía các trường đại học: trong khi chưa có vườn
ươm công nghệ, thành lập các văn phòng hoặc trung tâm chuyển giao công
nghệ để hỗ trợ, tư vấn cho việc đăng ký bảo hộ SHTT và sản nghiệp hóa bản
quyền công nghệ hoặc chuyển giao vào sản xuất, tổ chức xây dựng các dự án
thu hút đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ việc marketing và tư vấn cho các nhà khoa
học trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp; tập trung đầu tư và khuyến
khích hỗ trợ một số nhóm nghiên cứu mũi nhọn, nhanh chóng hoàn thiện các
công nghệ đã NC&TK và hoàn thiện các thủ tục pháp lý để bảo hộ quyền
SHTT; chủ động mở rộng các mối quan hệ hợp tác liên doanh, liên kết, nhất
là việc đầu tư vào các dự án SXKD khả thi để cùng chia sẻ lợi ích.
Tiếp theo là luận văn “Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa

học của giảng viên trường ĐH Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực
tiễn” của Phạm Hồng Trang.
Luận văn nêu lên thực trạng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của
giảng viên vào thực tiễn ở trường Đại học Lao động – Xã hội. Đánh giá thực
trạng trên, tác giả viết mức độ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của
giảng viên thấp vì những nguyên nhân sau: 1) Do năng lực NCKH của giảng
viên chưa đồng đều và còn hạn chế, quỹ thời gian cho nghiên cứu còn ít, điều
kiện cho NCKH như tài liệu, thư viện…chưa đáp ứng đầy đủ nên chất lượng
nghiên cứu không cao. Nội dung một số công trình khoa học ít tính sáng tạo.
2) Công tác xây dựng định hướng nghiên cứu chưa được quan tâm đúng mức.
Giảng viên còn chú trọng đến việc giảng dạy hơn là NCKH. 3) Sự liên kết,
hợp tác với doanh nghiệp, viện nghiên cứu khác để tìm đầu ra cho sản phẩm
chưa được chú trọng và thúc đẩy. 4) Các điều kiện để chuyển kết quả nghiên
cứu thành sản phẩm có thể ứng dụng được chưa có.
Theo hướng tiếp cận của chính sách đổi mới, để giải quyết những hạn
chế trên, luận văn đề xuất áp dụng hai nhóm giải pháp:1) đảm bảo nhu cầu về
vấn đề nghiên cứu là xây dựng định hướng nghiên cứu cho giảng viên, liên
kết với doanh nghiệp, viện nghiên cứu ngoài trường, thiết lập mạng lưới
15


thông tin khoa học để quảng bá các kết quả nghiên cứu; 2) đảm bảo chất
lượng nghiên cứu là nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên, tạo quỹ
thời gian nghiên cứu, tạo động cơ nghiên cứu cho giảng viên, mở rộng hợp
tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo, đổi mới công tác quản lý NCKH.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, các nhà khoa học đã có nhiều các nghiên cứu
về đổi mới và hệ thống đổi mới quốc gia.
Một loạt các công trình nghiên cứu về hệ thống đổi mới quốc gia: Báo
cáo của OECD-Ngân hàng Thế giới “Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng
tạo ở Việt Nam” do ông Gang ZHANG - Chuyên gia cao cấp kinh tế, Cục

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, OECD trình bày; “Hệ thống đổi
mới quốc gia và một số vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay” của
tác giả Ngọc Trân; World Bank “Đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới
sáng tạo tại Việt Nam”; Công trình “NIS của các nền kinh tế đang phát triển ở
châu Á” của trung tâm thông tin khoa học và công nghệ năm 2006…
Ngoài ra có thể kể tới các công trình nghiên cứu về hoạt động đổi mới
ở các tổ chức KH&CN. Nghiên cứu “Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt
Nam”, Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân. Hay bài viết “Đổi mới sáng tạo: “Bàn
đạp” cho doanh nghiệp trong khó khăn” của Trần Quốc Thắng. Bài viết của
hai tác giả Phạm Hồng Quất và Nguyễn Đức Phương: “Trường ĐH/Viện
nghiên cứu trong Trường ĐH: Thực trạng chuyển giao tri thức và gợi ý một
số giải pháp cơ bản”. Một nghiên cứu của tác giả Trần Anh Tài và Trịnh Ngọc
Thạch về “Mô hình đại học doanh nghiệp – Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho
Việt Nam” đề cập tới một số trường hợp chuyển đổi thành mô hình đại học
nghiên cứu có yếu tố doanh nghiệp ở Việt Nam.
Các công trình đề cập tới chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới ở Việt
Nam, tiêu biểu “Hội nhập quốc tế: một định hướng quan trọng trong hoạt
động KH&CN”, tác giả Mai Hà. Đặng Duy Thịnh: “Thực tiễn và chính sách
thúc đẩy hệ thống Trường ĐH ở một số quốc gia”.
Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam đã xuất hiện những công trình và đề
tài nghiên cứu về đổi mới. Chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào phân tích
16


các yếu tổ của hệ thống đổi mới quốc gia. Một số ít công trình nghiên cứu về
hoạt động đổi mới ở các tổ chức KH&CN. Không thể phủ nhận vai trò của
chính sách trong việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới trong các tổ chức
KH&CN, tuy nhiên, cho đến nay, đây vẫn là vấn đề chưa được giải quyết triệt
để trong hệ thống quản lý.
Nhận thấy đây là một chủ đề quan trọng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng

để có những khuyến nghị cho công tác quản lý hoạt động khoa học trong thực
tiễn, tác giả quyết định dành mối quan tâm cho công việc nghiên cứu này: tìm
hiểu về các yếu tố trong hoạt động đổi mới ở các trường ĐHNC, từ đó đề xuất
xây dựng chính sách thúc đẩy các hoạt động đó.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới nói chung,
về hệ thống đổi mới và chính sách đổi mới. Sau đây là một số công trình:
Các nghiên cứu của C.Edquist (Trường ĐH Lingkoping, Thuỵ
Điển) năm 1999, 2001 cũng đã đề cập đến chính sách đổi mới cũng
như việc thiết kế và thực hiện chính sách đổi mới trong khuôn khổ của
cách tiếp cận hệ thống đổi mới.
Edquist (2001) cho rằng chính sách đổi mới là sự can thiệp của
nhà nước dẫn đến những thay đổi về kỹ thuật cũng như hình thức đổi
mới, bao gồm: chính sách R&D, chính sách công nghệ, chính sách cơ
sở hạ tầng, chính sách vùng và chính sách giáo dục. Điều này có nghĩa
là chính sách đổi mới vượt ra khỏi phạm vi của chính sách KH&CN.
Cowan and van de Paal (2000) đã xác định chính sách đổi mới như
một tập hợp các hoạt động chính sách nhằm gia tăng số lượng và hiệu
quả của các hoạt động đổi mới. Các hoạt động đổi mới ở đây đề cập
đến sự sáng tạo, sự thích nghi và phổ cập các sản phẩm, qui trình dịch
vụ mới hoặc được cải tiến.
Một nghiên cứu năm 2004 do Viện nghiên cứu chính sách tăng
trưởng của Thụy Điển phối hợp với đại sứ quán Thụy Điển tại Tokyo
thực hiện về “nghiên cứu của chính phủ và chính sách đổi mới ở Nhật
17


Bản” đã tập trung vào nghiên cứu những vấn đề hiện nay trong nghiên cứu
của Nhật Bản và chính sách đổi mới cũng như xu hướng tài trợ của
chính phủ cho R&D.

Luận văn này nhắc tới một vài công trình về các hoạt động đổi mới ở
trường ĐH, ĐHNC mà học viên tìm hiểu được: ““Technology transfer” and
the research university: a search for the boundaries of university-industry
collaboration” của tác giả Yong S. Lee (1996) cho rằng các trường ĐHNC
tham gia tích cực vào phát triển kinh tế địa phương và khu vực, tạo thuận lợi
cho thương mại hóa các nghiên cứu khoa học, khuyến khích giảng viên tư vấn
cho các công ty tư nhân. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa ĐH và công nghiệp cần
cân bằng mối quan hệ khi việc đầu tư của DN tư nhân có thể đe dọa đến sự tự
do trong học thuật và các nghiên cứu cơ bản.
Bài viết “Innovation speed: Transferring university technology to
market” của nhóm tác giả Gideon D. Markman, Peter T. Gianiodis, Phillip H.
Phan, David B. Balkin (2005) cho rằng chính các phòng chuyển giao công
nghệ các trường đại học tại Hoa Kỳ cùng với sự tham gia của các giảng viên
chính là những nhà sáng chế có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình thương mại
hóa công nghệ có bằng sáng chế.
Tác giả Helen Lawton Smith, trong bài báo “Universities, Innovation,
and Territorial Development: A Review of the Evidence” (2005): Ở nhiều
nước, các trường đại học đang nổi lên như là tâm điểm cho việc xây dựng và
phân phối các chính sách đổi mới, phát triển cụm, hình thành và phát triển
nguồn nhân lực, doanh nghiệp và quản trị.
Như vậy, phần lược sử tài liệu trên đây cho thấy trên thế giới đã có
nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới nói chung và đổi mới ở các trường
ĐHNC nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào
chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới ở ĐH. Trên cơ sở đó, luận văn này tìm
hiểu về chính sách thúc đẩy các hoạt động đổi mới ở các trường ĐH theo định
hướng ĐHNC.

18



Các nghiên cứu nêu trên đã đề cập tới các vấn đề khác nhau của hoạt
động đổi mới ở các trường đại học Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên các nghiên
cứu này đều chưa nhấn mạnh đầy đủ tới các hoạt động đổi mới ở các trường
đại học và định hướng phát triển theo hướng đại học nghiên cứu với triết lý là
sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của mỗi trường đại học.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này tìm hiểu về thực trạng hoạt động đổi
mới ở các trường đại học ở Việt Nam, là một vấn đề thực tế đặt ra, đưa ra các
câu hỏi cần được luận giải về lý thuyết mà chưa được nghiên cứu thích đáng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng nội dung cơ bản chính sách
thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở Việt Nam theo định
hướng đại học nghiên cứu.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu hệ thống lý thuyết về chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới,
trong đó nhấn mạnh vai trò của chính sách phát triển đào tạo đại học trong
việc thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở Việt Nam theo
hướng đại học nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng chính sách hoạt động đổi mới trong các trường đại
học.
Tìm hiểu thực trạng chính sách hoạt động đổi mới trong các trường đại
học và viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đánh giá thực trạng chính sách hoạt động đổi mới trong các trường đại
học và viện nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy các nguồn lực tài chính, cơ sở vật
chất kỹ thuật, nhân lực khoa học công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước,
thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho hoạt động đổi mới trong trường đại
học theo định hướng đại học nghiên cứu; đặc biệt là trong Đại học Quốc gia
Hà Nội.

19



4. Phạm vi nghiên cứu
1) Giới hạn phạm vi về nội dung
Nghiên cứu xây dựng các chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong
các trường đại học ở Việt Nam
2) Giới hạn phạm vi quãng thời gian diễn biến của đối tượng nghiên
cứu
Các chính sách tác động đến hoạt động đổi mới trong các trường đại
học từ năm 2000 đến nay (2015)
3) Giới hạn phạm vi không gian khảo sát
Các trường đại học và các đơn vị nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội.
5. Mẫu khảo sát
1) Đối tượng nghiên cứu
Các chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới
2) Khách thể nghiên cứu
Những hoạt động đổi mới ở các trường đại học ở Việt Nam
Mối quan hệ của các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh
nghiệp trong hoạt động đổi mới.
Thực tiễn hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế đỏi hỏi phải thúc
đẩy các hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở Việt Nam theo hướng
đại học nghiên cứu.
3) Mẫu khảo sát
Các trường đại học thuộc đại học Quốc gia Hà Nội: Đại học Khoa học
tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Công nghệ, Đại học
Ngoại ngữ, Đại học Kinh tế, Đại học Giáo dục và Đại học Việt Nhật; các đơn
vị nghiên cứu: Viện công nghệ thông tin, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh
học…
6. Câu hỏi nghiên cứu


20


Chính sách phải được xây dựng như thế nào để thúc đẩy được hoạt
động đổi mới trong các trường đại học ở Việt Nam theo định hướng đại học
nghiên cứu?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng chính sách phải dựa trên triết lý trả quyền tự chủ cho hoạt
động đổi mới trong các trường đại học.
Quyền tự chủ ở tất cả các hoạt động đổi mới: tự chủ về tài chính, cơ sở
vật chất kỹ thuật, nhân lực khoa học công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước,
công bố các công trình nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho
hoạt động đổi mới.
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thống kê, tổng hợp kế thừa và sử
dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố có liên
quan tới đề tài nghiên cứu của luận văn.
2) Phương pháp phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng
dạy, cán bộ NCKH tại các trường đại học có tham gia vào các hoạt động đổi
mới. Cụ thể như sau:
- Kích thước mẫu khảo sát: Khoảng 20 mẫu (Chủ yếu khảo sát tại các
trường đại học thành viên của ĐHQGHN, trung bình mỗi trường 3 mẫu)
- Cách thức chọn mẫu: cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng dạy, cán bộ NCKH
tại các trường đại học, những người này vừa làm công tác quản lý, giảng dạy
và nghiên cứu.
- Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn gặp mặt trực tiếp hoặc qua điện thoại
9. Nội dung nghiên cứu
1) Các luận cứ lý thuyết, tức cơ sở lý luận của đề tài
Hệ khái niệm công cụ:

 Đổi mới
 Chính sách
 Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

21


 Khoa học tự chủ
 Đại học nghiên cứu
 Kết quả nghiên cứu khoa học
2) Các luận cứ thực tế
Những chính sách nhà nước về quản lý hoạt động đổi mới.
 Các văn bản luật chuyên ngành có liên quan tới hoạt động đổi mới
 Các chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới của nhà nước
Thực trạng hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở Việt Nam
ĐHQGHN, đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới ĐHQGHN, từ đó hình
thành chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới dựa trên triết lý thực hiện quyền
tự chủ cho các trường đại học nghiên cứu.
 Tự chủ trong chính sách nhân lực khoa học và công nghệ
 Chính sách tài chính cho hoạt động đổi mới
 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, phòng thí nghiệm
 Những kết quả nghiên cứu được thương mại hóa
 Hoạt động chuyển giao công nghệ trong các trường đại học
 Hợp tác quốc tế
10.

Kết cấu luận văn:

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Mẫu khảo sát
6. Câu hỏi nghiên cứu
7. Giả thuyết nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Kết cấu của Luận văn

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Đào Thanh Trường (2015), Hệ thống STI trong các trường đại học Việt

Nam, Tạp chí Chính sách và Công nghệ, Tập 4, Số 4
2.

Đào Thanh Trường (2015), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ

thống khoa học và công nghệ và đổi mới/sáng tạo ở Việt Nam trong xu thế hội
nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr.
55-70
3.

Đề án phát triển đội ngũ nhà khoa học và nhà quản lý trình độ cao của


ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tài liệu hội thảo (2014)
4.

Đỗ Văn Thắng, Biện pháp đảm bảo thực hiện chức năng nghiên cứu

khoa học của Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG TP HCM, Luận văn Thạc sỹ
Quản lý Khoa học và Công nghệ
5.

Gang ZHANG, Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam,

Báo cáo của OECD-Ngân hàng Thế giới, Trình bày tại buổi giới thiệu Báo
cáo của OECD-Ngân hàng Thế giới:Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng
tạo ở Việt Nam
6.

Lê Đình Tiến và Trần Chí Đức, Liên kết giữa nghiên cứu và triển khai

với đào tạo đại học ở Việt Nam,
7.

Lê Văn Phận, Chính sách triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học vào

thực tiễn tại trường Đại học Nông lâm TPHCM, Luận văn Thạc sỹ Quản lý
Khoa học và Công nghệ
8.

Luật Giáo dục Đại học (2012).

9.


Mai Hà (2015), Hội nhập quốc tế: một định hướng quan trọng trong hoạt

động KH&CN, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 79-84.
10. Nguyễn Đăng Khoa, Lê Kim Long (2014), Một số định hướng phát triển
nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 30, Số 3, tr 48-60.
11. Nguyễn Minh Thuyết (2014), Tự chủ đại học: Thực trạng và giải pháp
cho đại học Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo Cải cách giáo dục đại học VED.
23


12. Nguyễn Văn Học (2015), Đổi mới và hệ thống đổi mới, Nhà xuất bản
Thế giới, Hà Nội, tr. 85-99
13. Phan Quốc Nguyên (2015), Vài nét về thực trạng hoạt động STI trong
các trường đại học tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 452-461
14. Phạm Hồng Quất, Nguyễn Đức Phường (2015), Trường ĐH/Viện nghiên
cứu trong STI:Thực trạng chuyển giao tri thức và gợi ý một số giải pháp cơ
bản, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 410-451
15. Phạm Hồng Trang, Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học
của giảng viên trường ĐH Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn,
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Khoa học và Công nghệ
16. Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013), Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số
4, tr 1-11
17. Trần Anh Tài và Trịnh Ngọc Thạch (2013), Mô hình đại học doanh
nghiệp – Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội
18. Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
19. Trần Văn Dũng, Điều kiện hình thành doanh nghiệp SPIN-CEE trong

các trường Đại học ở Việt Nam ( Trường ĐHKHTH - ĐHQGHN), Luận văn
Thạc sỹ Quản lý Khoa học và Công nghệ
20. Trương Quang Học (2009), Đại học Nghiên cứu, Bản tin Đại học Quốc
gia Hà Nội, Số 217, tr. 24-27
21. Vũ Cao Đàm (2015), Nghịch lý và lối thoát, Nhà xuất bản Thế giới, Hà
Nội
22. Vũ Cao Đàm (1996), Quản lý học đại cương, Bài giảng, Nxb ĐHQG HN

24


Tiếng Anh
1.

Helen Lawton Smith (2005), Universities, Innovation, and Territorial

Development: A Review of the Evidence, Environment and Planning C:
Government and Policy, February 2007; vol. 25, 1: pp.98-114.
2.

Gideon D. Markman, Peter T. Gianiodis, Phillip H. Phan, David B.

Balkin (2005), Innovation speed: Transferring university technology to
market, Research Policy, Volume 34, Issue 7, September 2005, Pages 1058–
1075
3.

Yong S. Lee (1996), Technology transfer’ and the research university: a
search for the boundaries of university-industry collaboration, Research
Policy, Volume 25, Issue 6, September 1996, Pages 843–863


25


×