Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Hoạt động xúc tiến của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.04 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG LÝ

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG LÝ

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƢƠNG HỒNG QUANG

Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, cô giáo Khoa Du lịch
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền đạt vốn kiến thức quý báu, nền tảng kiến thức cơ bản để tôi có thể ứng
dụng vào luận văn và tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Lương
Hồng Quang đã dành thời gian, đã góp ý, hướng dẫn với sự tận tình và tâm
huyết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Quý cơ quan, đoàn
thể, các cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Hƣơng Lý


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

1

MỤC LỤC

1

DANH MỤC BẢNG

4

DANH MỤC HÌNH


4

MỞ ĐẦU

5

1. Lý do chọn đề tài

5

2. Lịch sử nghiên cứu

7

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

9

5. Phương pháp nghiên cứu

9

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

10


7. Bố cục của luận văn

10

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC
TIẾN CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

11

1.1. Tổng quan về hoạt động xúc tiến du lịch

11

1.1.1.Khái niệm

11

1.1.2. Nội dung hoạt động xúc tiến du lịch

13

1.1.3.Công cụ hoạt động xúc tiến du lịch

13

1.2. Hoạt động xúc tiến trong doanh nghiệp du lịch lữ hành

21


1.2.1.Tổng quan về doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp lữ hành

21

1.2.2.Đặc điểm hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp lữ hành

25

Tiểu kết chƣơng 1

33

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TẠI MỘT

34

1


SỐ DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Các trƣờng hợp nghiên cứu

34

2.1.1. Công ty lữ hành Hanoitourist

34

2.1.2. Công ty TNHH Du lịch Việt Đan


39

2.1.3. Công ty TNHH Du lịch và truyền thông Giải pháp cho Giới trẻ PYS Travel

43

2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến

45

2.2.1. Quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến

45

2.2.2. Các công cụ thực hiện hoạt động xúc tiến

50

2.3. Đánh giá hoạt động xúc tiến

67

2.3.1.Điểm mạnh

67

2.3.2.Điểm yếu

68


Tiểu kết chƣơng 2

71

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG XÚC TIẾN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN
ĐẠI BÀN HÀ NỘI

72

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

72

3.1.1. Chiến lược marketing du lịch của Việt Nam đến năm 2020

72

3.1.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp lữ hành

76

3.1.3. Cơ sở lý luận về xúc tiến của doanh nghiệp du lịch

77

3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các doanh nghiệp

77


3.2.1. Giải pháp chung

77

3.2.2. Giải pháp riêng cho từng doanh nghiệp

93

3.2.2.1 Công ty lữ hành Hanoitourist

93

2


3.2.2.2. Công ty TNHH Du lịch Việt Đan

99

3.2.2.3. Công ty TNHH Du lịch và truyền thông Giải pháp cho Giới trẻ - PYS Travel

100

Tiểu kết chƣơng 3

102

KẾT LUẬN

103


TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

PHỤ LỤC

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Doanh thu và số khách theo các bộ phận .................................. 40
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu .............................................. 41
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng về lượt khách ............................................. 41
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng .................................................................. 42
Bảng 2.5. Số liệu kinh doanh năm 2013 - 2015 ........................................ 46
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 - 2015 ....................... 48
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các công cụ trong xúc tiến hỗn hợp ............................................ 15
Hình 1.2. Mô hình quảng cáo AIDA .......................................................... 17
Hình 1.3. Xây dựng chương trình xúc tiến ................................................. 31
Hình 1.4. Sơ đồ cấp độ trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng ................. 31

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch được biết đến là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng
nhanh nhất trên thế giới, góp phần tạo ra việc làm, tăng nguồn thu, cải thiện

cơ sở hạ tầng, khuyến khích phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và tăng cường
hiểu biết lẫn nhau giữa các khu vực. Du lịch phục vụ khách ở trong nước đi
nước ngoài du lịch, khách ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và nội địa góp
phần nâng cao giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hoá tại điểm đến cũng như
nâng cao hiểu biết và đời sống văn hoá tinh thần của người dân, đem lại
doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Ngành kinh doanh du lịch trở thành chiếc
cầu nối giữa các nền văn hoá trên thế giới, giữa cung và cầu trong du lịch, trở
thành yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển du lịch hiện đại.
Nhằm giới thiệu cho nhiều du khách biết đến các điểm du lịch cũng
như sản phẩm du lịch của các vùng miền, trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động, quy chế
xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến du lịch quốc gia… Cùng với đó,
ngành Du lịch đã và đang dành khoản kinh phí không nhỏ để thực hiện các
chương trình quảng bá du lịch trong nước và quốc tế thông qua các hội nghị,
hội thảo về du lịch và các chương trình road-show. Điều này càng khẳng định
công tác quảng bá, xúc tiến có vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch.
Đối với các doanh nghiệp lữ hành, hoạt động xúc tiến chiếm một vị trí quan
trọng trong quá trình tạo chỗ đứng cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
trên thị trường. Đồng thời, hoạt động xúc tiến thực hiện một vai trò to lớn là
tạo sự tin cậy của khách hàng và thuyết phục được họ tin dùng sản phẩm của
doanh nghiệp mình. Làm thế nào để khách hàng có thể dễ dàng bỏ ra một
khoản tiền để chi trả cho chương trình du lịch mà doanh nghiệp xây dựng?
Để làm được tốt việc này, các doanh nghiệp đã phải bỏ ra khá nhiều thời gian
cũng như kinh phí cho hoạt động xúc tiến.


Hà Nội là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lữ hành vì là trung tâm của
cả nước. Có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động xúc tiến và đã đạt được
những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang lúng
túng trong hoạt động này. Trước sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ, để có

thể phát triển bền vững trong giai đoạn khó khăn trước mắt và hướng tới mục
tiêu xa hơn trong tương lai, các công ty lữ hành cần triển khai các hoạt động
xúc tiến để thu hút khách du lịch luôn tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của mình.
Trên địa bàn Hà Nội hiện tại có nhiều công ty lữ hành đang hoạt động.
Tác giả đã lựa chọn nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch tại 03 công ty lữ
hành là Công ty lữ hành Hanoitourist, Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn)
Du lịch Việt Đan, Công ty TNHH Du lịch và truyền thông Giải pháp cho Giới
trẻ - PYS Travel. Sở dĩ tác giả lựa chọn các công ty này là vì Công ty lữ hành
Hanoitourist là công ty Nhà nước đã hoạt đông lâu năm, có bề dày thành tích
trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, có uy tín trên thị trường và đã được bình
chọn là 1 trong 10 hãng lữ hành top ten Việt Nam. Đối với Công ty TNHH
Du lịch Việt Đan tuy là công ty non trẻ nhưng đã và đang dần khẳng định vị
trí của mình trên thị trường thông qua việc ngày càng được nhiều khách du
lịch trong nước, đặc biệt là khách nước ngoài biết đến và tin tưởng sử dụng
dịch vụ của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Du lịch và truyền thông
Giải pháp cho Giới trẻ - PYS Travel cũng được tác giả lựa chọn bởi vì Công
ty cũng tuy mới được thành lập nhưng với đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ tuổi,
năng động, đã và đang hoạt động rất hiệu quả đối với mảng thu hút khách du
lịch nội địa, đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi có mức thu nhập trung bình khá.
Cả 3 công ty này đều đăng ký kinh doanh và hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
Trên cơ sở nghiên nghiên cứu hoạt động xúc tiến của 3 công ty, tác giả
sẽ tổng kết những thành công, hạn chế và rút ra một số bài học chung cho các
công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội.


2. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều nghiên cứu
về hoạt động xúc tiến du lịch.
Thế giới đã có những công trình nghiên cứu lý thuyết về xúc tiến du
lịch, tiêu biểu như: Simon Hudson (2008) “Tourism and Hospitality

Maketing”; Steven Pike (2008) “Destination Maketing”; Philip Kotler, Jonh
Bowen, Jemes Makens - Maketing of

Hospitality and tourism - Second

Edition; Francois Vellas and Lionel Brerel - The international Maketing of
trevel and tourism, (1999) Middleton, Victor. With clarke jackie R. Marketing in Travel and tourism - Butterwoth Heinemann, 2000. Các nghiên
cứu cơ bản cho rằng xúc tiến du lịch là những hoạt động hay nỗ lực nhằm
kích thích nhu cầu, thuyết phục khách hàng tiềm năng về một sản phẩm, dịch
vụ hay một điểm đến cụ thể. Thưc tiễn nghiên cứu đã áp dụng ở Việt Nam và
đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến một số công trình nghiên cứu cũng
như những tài liệu nghiên cứu liên quan đến hoạt động xúc tiến du lịch, cụ thể:
Năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Hạnh đã nghiên cứu và bảo vệ thành
công đề tài “Hoạt động xúc tiến trong marketing điện tử tại Công ty du lịch
Vietravel”. Luận văn đã nêu ra một số khái niệm về hoạt động xúc tiến trong
marketing điện tử tại doanh nghiệp lữ hành; thực trạng hoạt hoạt động xúc tiến
trong marketing điện tử tại Công ty du lịch Vietravel và đề xuất giải pháp trong
marketing điện tử tại Công ty này.
Năm 1995, tác giả Đinh Tiến Thăng với công trình nghiên cứu “Cơ sở
khoa học thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và
một số sản phẩm thông tin tuyên truyền quảng cáo thể nghiệm” đã nêu bật vai
trò, ý nghĩa của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch trong sự
nghiệp phát triển du lịch; phân tích thực trạng công tác thông tin tuyên truyền


quảng cáo du lịch Việt Nam; xác định những luận cứ khoa học thực tế nhằm
xác lập hoạt động, nội dung, loại hình thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch.
Năm 2009, tác giả Trịnh Xuân Dũng đã viết cuốn sách “Tuyên truyền,
quảng cáo, xúc tiến trong du lịch”. Cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề cơ

bản về tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch từ những khái niệm, nguyên
tắc, các phương tiện quảng cáo, cách thức tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến
và những quy định của pháp luật để hoạt động này đạt hiệu
Năm 2011, tác giả Hà Văn Siêu đã có bài tham luận tại Hội nghị triển
khai kế hoạch công tác năm 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với tiêu
đề “Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 2015”. Tác giả đã đánh giá vai trò, ý nghĩa của thương hiệu và việc hình thành
thương hiệu du lịch Việt Nam, từ đó nêu ra các bước xây dựng và quảng bá
thương hiệu du lịch Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến 2015.
Các công trình nghiên cứu này đã đặt cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến
nói chung và hoạt động xúc tiến tại doanh nghiệp du lịch. Thông qua một số
nghiên cứu có thể nhận thấy đặc điểm ở địa bàn Hà Nội hoạt động đa dạng, quy
mô khác nhau. Những tổng kết đó chưa thực sự đầy đủ, đặc biệt hoạt động xúc
tiến lại luôn thay đổi theo thời gian, cần cập nhật và tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiện trạng, những thành
công, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến tại các doanh nghiệp lữ hành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hoạt động xúc tiến của doanh
nghiệp lữ hành.
- Khảo sát tại các trường hợp nghiên cứu đã lựa chọn.


- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các
doanh nghiệp lữ hành.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ sở lý luận về xúc tiến, hoạt động xúc tiến nói chung và hoạt
động xúc tiến trong các công ty lữ hành.

- Thực trạng hoạt động xúc tiến tại công ty lữ hành Công ty lữ hành
Hanoitourist, Công ty TNHH Du lịch Việt Đan, Công ty TNHH Du lịch và
truyền thông Giải pháp cho Giới trẻ - PYS Travel trên địa bàn Hà Nội. Từ đó
đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến lữ hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu cụ thể của đề tài là 03 công ty du lịch đã đăng ký
và hoặt động trên đại bàn Hà Nội: Công ty lữ hành Hanoitourist, Công ty
TNHH Du lịch Việt Đan, Công ty TNHH Du lịch và truyền thông Giải pháp
cho Giới trẻ - PYS Travel.
- Thời gian nghiên cứu: các dữ liệu thu thập trong phạm vi từ năm 2013
đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nói trên, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện nhằm tìm hiểu hoạt động xúc
tiến du lịch đang được tiến hành như thế nào? Những thuận lợi khó khăn của
công tác này và các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch.
Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên của 03 công ty
trên để tìm hiểu thực trạng hoạt động xúc tiến tại công ty.
Phương pháp phân tích tài liệu


Tác giả đã tiến hành phân tích các tài liệu có liên quan đến hoạt động
xúc tiến du lịch của nhà nước cũng như của các doanh nghiệp lữ hành. Các
phân tích đó sẽ tạo tiền đề lý thuyết và thực tế cho tác giả nghiên cứu về hoạt
động xúc tiến du lịch của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội.
Phương pháp thống kê
Tác giả đã thống kê tổng số lượng khách, tổng số doanh thu của 03
công ty trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2015.

Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm xử lý tài liệu dựa trên cơ sở dữ
liệu thu thập được.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thực hiện đề tài này, tác giả đã hệ thống hoá và phân tích một số vấn
đề lý thuyết về xúc tiến du lịch. Đó chính là đóng góp về mặt lý luận của đề tài.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến của một số doanh
nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động xúc tiến tại các doanh nghiệp lữ hành. Kết quả của luận văn sẽ
là một trong những cơ sở để doanh nghiệp có thể tham khảo để có những điều
chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến tại doanh nghiệp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động xúc tiến của doanh
nghiệp lữ hành.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến tại một số doanh nghiệp lữ hành
trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các
doanh nghiệp lữ hành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ pháp nhân và hồ sơ
nhân sự Công ty lữ hành Hanoitourist (2007).
2. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2014), Chiến lược phát triển marketing
du lịch đến năm 2020
3. Trương Đình Chiến (2012), Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân.

4. Nguyễn Văn Đảng (2005), Chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong một số công
ty lữ hành quốc tế tại Hà Nội (lấy Vinatour làm ví dụ), Luận văn thạc sỹ,
Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế Du
lịch, NXB Lao động xã hội.
7. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing
du lịch, NXB Giao thông Vận tải , thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trịnh Xuân Dũng (2009), “Tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến du lịch”,
Trung tâm thông tin du lịch
9. Phan Thị Thái Hà (2013), Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương. Nghiên cứu
trường hợp tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn.
10. Đỗ Thanh Hoa (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường quốc
tế trọng điểm, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu phát
triển Du lịch, Tổng cục Du lịch.


11. Hoàng Văn Hoàn (2004), Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam vào một
số thị trường trọng điểm thuộc liên minh Châu Âu (EU), Luận văn Thạc
sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại Hà Nội.
12. Đào Thị Ngọc Lan (2011), Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hải
Dương giai đoạn 2005 – 2010, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
13. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Hoạt động xúc tiến trong marketing điện tử tại
Công ty du lịch Vietravel, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hoà (2009), Giáo trình Marketing du
lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
16. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Quản trị kinh doanh lữ
hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Bùi Văn Mạnh (2010), Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình
giai đoạn 2003 – 2009, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn.
18. Lê Tuấn Minh (2008), Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch của hàng không Việt Nam (giai đoạn từ năm 2005 đến nay) , Luận văn
Thạc sỹ Du lịch, Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
19. Vũ Nam, Phạm Hồng Long (2005), Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ
góc độ quản lý nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2 (109) - tr 15-19.
20. Philip Kotler & Amstrong (2002), Những nguyên lý tiếp thị (tập 2), NXB
Thống kê.
21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá 11, kỳ họp thứ 7 (2008), Luật
Du lịch năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.


22. Vũ Thị Minh Tâm (2014), Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động
quảng bá, xúc tiến của du lịch Việt Nam vào thị trường Nga, Luận văn Thạc sỹ
Du lịch, Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
23. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn Khoa học Du lịch, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
24. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tiếng Anh
25. UNWTO (2006), Tourism Highlights 2006 Edition, Madrid.
26. Philip Kotler, John Bowen, James Makens, Marketing for Hospitality and
Tourism.

27. Francois Vellas and Lionel Becherel, The International marketing of
travel and tourism – a strategic approach.
28. Middleton, Victor with Clarke Jackie R (2000), Marketing in travel and tourism.
29. Briggs S. (1997), Successful Tourism Marketing, Kogan, Page Ltd.,
London – UK.
30. Eric Law (2002), Tourisim Marketing, Quality and Service managegment
perspective, Continuum, New York, USA.
31. Briggs S. (2001), Successful Web Marketing for the Tourism and Leisure
sectors, Kogan Page limited, Loandon, UK.
32. Ernie H. & Geofray W, (1992), Marketing Tourism Destination, John
Wiley & Sons Inc, USA.
33. Sue Beeton (2006), Community Development through Tourim.
34. Davidson R. and Maitland R. (1997), Tourism destination, Bath Press,
London, UK.
35. Lawton, L & Weaver, D (2005), Tourism Management, John Wily &
Sons, Australia.
36. Simon Hudson (2008), Tourisim and

Hospitality Marketing, a global

perspective, Sage Publication Ltd, London, UK.


Website:
www.dulich.dantri.com.vn
www.chinhphu.vn;
www.tourism.gov.vn;
www.hanoitourist.com;
www.pystravel.vn;
www.vietdantravel.com;

www.voer.edu.vn



×