Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN độc lập, tự CHỦ, SÁNG tạo của ĐẢNG TRONG xác ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP bạo lực CÁCH MẠNG, PHÁT HUY sức MẠNH TỔNG hợp TRONG ĐƯỜNG lối CHỐNG mỹ cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.44 KB, 22 trang )

1

ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG TRONG XÁC ĐỊNH
PHƯƠNG PHÁP BẠO LỰC CÁCH MẠNG PHÁT HUY SỨC MẠNH
TỔNG HỢP TRONG ĐƯỜNG LỐI CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Bạo lực cách mạng là quy luật phổ
biến của mọi cuộc cách mạng, là bà đỡ của một chế độ xã hội cũ đang thai
nghén trong lòng xã hội mới. Để giai cấp vô sản lật đổ Nhà nước tư sản,
giành và giữ vững chính quyền cách mạng tất yếu phải sử dụng bạo lực.
Thực tiễn trên thế giới cho thấy, chưa có một nước nào làm cách mạng xã hội
thắng lợi mà không bằng con đường cách mạng bạo lực: “Nhà nước tư bản bị
thay thế bởi Nhà nước vô sản không thể bằng con đường “tiêu vong”được, mà
chỉ có thể theo quy luật chung là bằng bạo lực cách mạng mà thôi”. Song chủ
nghĩa Mác-Lênin khẳng định: lý luận cách mạng vẫn có thể xảy ra và giành
thắng lợi bằng phương pháp hoà bình, nhưng nó hết sức hiếm và quý. Năm
1848 trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đó khẳng định: Sự sụp đổ
của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau;
Những người cộng sản...công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có
thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ xã hội hiện hành.
Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ khẳng định sứ mệnh lịch
sử thế giới của giai cấp vô sản, mà cũn đề cập đến con đường, biện pháp,
để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh ấy, là dùng bạo lực cách mạng chống
lại bạo lực phản cách mạng, lật đổ chính quyền cũ, xây dựng chính quyền
mới. Con đường đấu tranh giành chính quyền có thể diễn ra bằng nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, nhiều con đường khác nhau như: ngoại giao,
thương lượng, hoà bình, nhưng phổ biến nhất là dùng bạo lực cách mạng. Đi
từ sự phân tích, so sánh các cuộc cách mạng trong lịch sử Châu Âu, cũng
như trên thế giới, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, bạo lực cách mạng có
vai trò quan trọng trong sự phỏt triển xã hội loài người nói chung và trong
cách mạng vô sản nói riêng. Bạo lực cách mạng nhằm đập tan và cắt bỏ



2

những hình thức chính trị đó lạc hậu, thối nát, kìm hãm, mở đường cho quá
trình vận động và phát triển tự nhiên của xã hội cógiai cấp. Trong tác phẩm
“Chống Đuy rinh”, Ph.Ăngghen viết: Bạo lực là công cụ mà sự vận động
xã hội dựng để mở đường cho mìnhvà đập tan những hình thức chính trị đó
hóa đá và chết cứng. Thực tiễn đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong
lịch sử cho thấy, bạo lực đó diễn ra với những hình thức khác nhau như:
khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng, sự kết hợp giữa chiến tranh
và khởi nghĩa... Vìvậy, C.Mác và Ph.Ăngghen bên cạnh việc khẳng định
tính quy luật của sử dụng bạo lực trong cách mạng vô sản, đồng thời
cũng thừa nhận tính muôn màu, muôn vẻ của các hình thức bạo lực cách
mạng. Các ông cho rằng, bạo lực diễn ra dưới hình thức nào là tuỳ thuộc
vào tình hình thực tiễn và sự vận dụng sỏng tạo của những người cộng
sản, chứ không có một khuôn mẫu để áp dụng ở mọi nơi, mọi thời điểm
lịch sử, dân tộc muốn giành độc lập cho mình thì không được tự giới hạn
trong những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường. Đặc biệt,
C.Mác và Ph.Ăngghen đó phân tích một cáchcụ thể và sâu sắc bạo lực
cách mạng dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang. Trong tácphẩm “Cách
mạng và phản cách mạng ở Đức”, Ph.Ăngghen đó đưa ra một định nghĩa
có tính chất kinh điển về Khởi nghĩa vũ trang: khởi nghĩa vũ trang là một
nghệ thuật, cũng y như chiến tranh và bất cứ một nghệ thuật nào khác,
khởi nghĩa phải tuân thủ theo một số quy tắc nhất định, đảng nào quên
những quy tắc ấy sẽ không tránh khỏi bị diệt vong. Đồng thời,
Ph.Ăgghen đó đề cập rất rõ những nguyên tắc cơ bản và cần thiết trong
quá trình tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Là phải tính toán và xem xét một
cách cụ thể về tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch. Giai cấp
thống trị có thiết chế nhà nước được xây dựng từ trước, có tổ chức quân đội
và cảnh sát vững mạnh. Nếu lực lượng cách mạng không mạnh hơn hẳn thì



3

sẽ bị tiêu diệt và thất bại trong quá trình khởi nghĩa, vì vậy khôngđược
“đùa với khởi nghĩa vũ trang”.
Khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải quán triệt tư tưởng tiến công,
tiến công liên tục và sáng tạo, quá trìnhtiến cụng cũng là quá trìnhtập hợp
lực lượng, cô lập, bao vây kẻ thù, không cho kẻ thù kịp trở tay đối phó với
khởi nghĩa vũ trang. V.I.Lênin là người tiếp thu và phát triển lý luận bạo
lực cáchmạng của C.Mác và Ph.Ăgghen, trong điều kiện mới ở nước Nga,
chủ nghĩa tư bản đó phỏt triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Người
khẳng định: chính tư tưởng ấy - tư tưởng cách mạng bạo lực - là nền móng
của toàn bộ học thuyết của C.Mác và Ph.Ăgghen. V.I.Lênin cũn nhấn
mạnh: Nhà nước tư sản bị thay thế bởi Nhà nước vô sản không thể bằng
con đường tiêu vong, mà chỉ có thể theo quy luật chung, bằng một cuộc
cách mạng bạo lực mà thôi. Đặc biệt, trong tác phẩm “Hai sách lược của
Đảng dân chủ xã hội trong cáchmạng dõn chủ”, viết vào thỏng 7 năm 1905,
V.I.Lênin đó phỏt triển chủ nghĩa Mác về vấn đề khởi nghĩa vũ trang một
cách sáng tạo. Người phân tích những đặc điểm của cuộc cách mạng dân
chủ tư sản ở Nga, quá trìnhchuyển biến cáchmạng dõn chủ tư sản thành
cách mạng xã hội chủ nghĩa, điều kiện của sự chuyển biến ấy, vai trò lãnh
đạo của Đảng kiểu mới, hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp
vô sản. V.I.Lênin cho rằng, khởi nghĩa vũ trang là phương tiện để lật đổ
chế độ chuyên chế và giành thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Người chỉ ra giai cấp phản động, những kẻ đầu tiên thường dùng đến bạo
lực, “đặt lưỡi lê vào chương trìnhnghị sự”, gây ra nội chiến như Chính phủ
Nga Hoàng, đi vào con đường trấn áp dó man, bắn giết hàng loạt dõn lành.
Chínhtừ thực tiễn đó, đó đặt ra đối với Đảng Bôn-sê-vích là phải vũ trang
giai cấp công nhân, tổ chức và đoàn kết các lực lượng cách mạng để tiến

hành khởi nghĩa vũ trang. Song song với việc khẳng định vai tròcủa bạo


4

lực cách mạng, việc tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền,
V.I.Lênin cũng vạch trần những khuynh hướng cải lương chủ nghĩa của các
thủ lĩnh Quốc tế cộng sản II, những kẻ thuộc phái Men-sê-vích. Người cho
rằng những người Men-sê-vích đó đứng trên lập trường cơ hội để xem xét
vấn đề khởi nghĩa vũ trang. Họ không tính đến hoàn cảnh ở trong nước đó
thay đổi, họ nói đảng của giai cấp công nhân không nên chuẩn bị khởi
nghĩa. Theo V.I.Lênin, khi nội chiến bắt đầu nổ ra, mà chỉ giới hạn ở hình
thức tuyên truyền, không tiến hành khởi nghĩa vũ trang là sự phản bội cách
mạng.
Để chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Mười Nga, tháng 9 năm 1917,
V.I.Lênin đó gửi cho Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Pê-tô-rôgrát và Ban Chấp hành Mát-xcơ-va, bức thư: “Những người Bôn-sê-vích
phải nắm lấy chính quyền”. Đồng thời gửi cho Ban Chấp hành Trung ương
bức thư “Chủ nghĩa Mác và khởi nghĩa”. Trong thư “Chủ nghĩa Mác và
khởi nghĩa”, V.I.Lênin tổng hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh các quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăgghen về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, phát triển
những quan điểm ấy cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cách mạng
Nga. V.I.Lênin cho rằng, phải thực sự coi khởi nghĩa vũ trang như một
nghệ thuật, C.Mác và Ph.Ăgghen đó quy định những nguyên tắc của nghệ
thuật khởi nghĩa vũ trang. Người nói khởi nghĩa vũ trang là: Một hình thức
đặc biệt của đấu tranh chính trị, phục tùng những quy luật đặc biệt. Theo
V.I.Lênin, muốn khởi nghĩa giành thắng lợi: càng phải dựa vào giai cấp
tiên phong. cũng phải biết phát huy và dựa vào các phong trào cách mạng
của quần chúng nhân dân.
Khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải nắm vững thời cơ cách mạng,
nghĩa là đội tiên phong và các tầng lớp nhân dân có một tinh thần triệt để



5

cách mạng, khi mà kẻ thù cũng như lực lượng phản cách mạng yếu đuối,
nửa vời và tỏ ra dao động đến tột đỉnh. Như vậy, một trong những điều
kiện để khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi là phát huy sức mạnh to lớn
của quần chúng nhân dân, với tinh thần mọi lực lượng, mọi tài nguyên của
đất nước phải được động viên cho cuộc cách mạng. Mặt khác, V.I.Lênin
cũn cho rằng lực lượng toàn dân, nhưng phải biết tổ chức, kết hợp thành
lực lượng chính trị và quân sự, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu
tranh quân sự, kết hợp giữa chiến tranh du kích và sự nổi dậy của quần
chúng để giành chính quyền về tay nhân dân. Theo Người: Chiến tranh du
kích là một hình thức tất nhiờn khôngthể tránhkhỏi trong những thời kỳ
phong trào của quần chúng thực sự đó tiến tới khởi nghĩa.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết cách mạng, khoa học của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, hệ thống lý luận tiờn
phong, đó khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời
đại ngày nay. Để hoàn thành sứ mệnh ấy, để giành và giữ vững chính
quyền cách mạng, giai cấp vô sản tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng.
Quan điểm cơ bản về bạo lực cách mạng, về khởi nghĩa vũ trang của
C.Mác-Ph.Ăgghen, đó được V.I.Lênin tiếp thu một cách hệ thống và bổ
sung, phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng Nga. Đây là
cơ sở lý luận quan trọng, có tính chất quyết định để Hồ Chí Minh hình
thành tư tưởng bạo lực cách mạng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Trong cuộc đấu
tranh gian khổ, chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc cần dùng bạo lực
cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng giành lại chính quyền và bảo
vệ chính quyền”1. Vì mục đích duy nhất của việc sử dụng bạo lực cách mạng
là “ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trong thực tế đất nước ta bị đoạ đày
bởi chủ nghĩa đế quốc thực dân, các từng lớp nhân dân lao động Việt Nam bị

. Hồ chí Minh Toàn tập, Tập 12 Nxb, CTQG, H ,2002. tr. 304.

1


6

bóc lột đến tận xương tuỷ, nếu không sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ bạo
lực phản cách mạng “ thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu
maừi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được”2.Vậy bạo lực cách mạng là phương pháp tất yếu nhằm
đạt đến mục đích giành lại độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có
chủ nghĩa xã hội mới sớm xoá bỏ được cảnh áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc
hậu, mới làm cho dân giàu, nước mạnh đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc,
sự bình đẳng cho mọi người dân Việt Nam. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm
bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, bước vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đó sớm hình thành phương pháp phát huy sức
mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn cách
mạng Việt Nam, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm sử dụng phương pháp bạo
lực cách mạng trong cách mạng tháng Tám năm1945, và trong kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân ta là kết
quả tổng hợp của những nhân tố bên trong và bên ngoài, trong đó một trong
những nguyên nhân cơ bản điển hình nhất, đóng vai trò quan trọng nhất là
nhờ Đảng ta kiên quyết dùng phương pháp bạo lực cách mạng và biết sử dụng
bạo lực cách mạng một cách thích hợp, đólà hệ quả của sự vận dụng sáng tạo
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin về bạo lực cách mạng, vũ trang khởi nghĩa
và chiến tranh cách mạng, trung thành với đường lối chủ trương của Đảng.
Trong Cương lĩnh đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam ủaừ khẳng định:
phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng để lật

đổ ách thống trị của đế quốc tay sai, khi Đảng đề ra được đường lối đúng thì
phương pháp cách mạng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố quyết
định sự thắng lợi của cách mạng, nhưng vấn đề xác định đúng phương pháp
2

. ẹaỷng Coọng saỷn Vieọt Nam: Vaờn kieọn ẹaỷng Toaứn taọp, Haứ Noọi, 2000, t 6, tr. 119.


7

cách mạng có ý nghĩa to lớn đến việc sử dụng lực lượng thực hiện đúng
nhiệm vụ, phương hướng, mục tiêu cách mạng trong từng thời gian cụ thể, đề
ra phương pháp cách mạng phù hợp để lãnh đạo thắng lợi các mục tiêu nhiệm
vụ đề ra. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc,
một trong những vấn đề cơ bản là nắm vững lý luận về phương pháp cách
mạng của chủ nghĩa Mác- Lê nin và thực tiễn của đất nước lúc bấy giờ, Đảng
ta từng bước hình thành và phát triển, sử dụng phương pháp bạo lực cách
mạng trong cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ để thực hiện nhiệm vụ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Đảng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào giai đoạn
cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Những vấn đề cơ bản về phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của
bạo lực cách mạng, được Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc kháng chiến
chống Mỹ và không ngừng hoàn chỉnh trong thực tiễn chỉ đạo chiến tranh
cách mạng giải phóng dân tộc. Nó được thể hiện rừ nột ở Nghị quyết Ban
chấp hành Trung ương lần thứ 15 (1-1959). Trải qua quá trình tìm tòi, trên cơ
sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh của nhân dân miền Nam và nghiên
cứu bản đề cương “cách mạng miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn khởi thảo từ
mùa thu năm 1956, Bộ chính trị đã chuẩn bị một giải pháp cơ bản cho cách
mạng miền Nam để trình Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 1-1959,

Ban chấp hành Trung ương khoá II đã họp Hội nghị lần thứ 15 tại Hà Nội ra
Nghị quyết veà nhieọm vuù củacách mạng miền Nam. Tháng 5/1959, văn bản
chính thức của Nghị quyết được thông qua và phổ biến đến các đảng bộ miền
Nam, Nghị quyết phân tích đặc điểm tình hình nước ta từ sau năm 1954, từ
đó nêu ra hai mâu thuẩn của xã hội việt Nam lúc đó laứ: “ Mâu thuẫn giữa
moọt beõn làchủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến, và
bọn tư sản mại baỷn quan liêu thống trị ở miền Nam và moọt beõn làdân tộc


8

Việt Nam, nhaõn daõn caỷ nửụực ViệtNam, bao goàm nhaõn daõn mieàn
Baộc và nhaõn daõn mieàn Nam. Mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ
nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc” 3. Nghị quyết xác định
cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và có hai nhiệm
vụ chiến lược song song, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ đó tuy
có tính chất khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau, cùng tác động
mạnh mẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có
mục tiêu chung là: “Giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước, là mâu thuẫn
giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng”4, giải phóng
miền Nam là nhiệm vụ chung, vì lợi ích và yêu cầu chung của nhân dân cả
nước. Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết phân tích xã hội miền Nam sau
năm 1954 có hai mâu thuẫn cơ bản làmaõu thuaồn giữa nhân dân ta với đế
quốc Mỹ xâm lược, và maõu thuaón giữa nhân dân ta, trước hết là nông dân
với giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế
quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm là mâu thuẫn chủ
yếu, Đảng xác định ủộng lực cách mạng miền Nam lúc này là giai cấp công
nhân, nông dân, tiểu tư sản, lực lượng cách mạng gồm công nhân, nông dân,
tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Đối tượng của cách mạng là đế quốc Mỹ và giai

cấp tư sản mại bản, địa chủ phong kiến. Nghị quyết phân tích thái độ của
giai cấp và sự phân hoá trong nội bộ của các giai cấp, đồng thời chỉ rõ: về
sách lược cần có sự phân biệt đối xử với từng bộ phận, cần lợi dụng mâu
thuẫn giữa các bộ phận để cô lập cao độ với đế quốc mỹ và tập đoàn tay sai
Ngô Đình Diệm.
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là : “Đoàn kết toàn
dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ
3
4

. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 20, NXb CTQG, H , 2002 , tr . 60.
. Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 21, NXb CTQG, H, 2002 , tr . 508.


9

tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tai say của đế quốc Mỹ…” 5. Con đường
phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về
tay nhân dân: “ Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì
con đường đó là lấy sức mạnh của của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị
của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền
thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của
nhân dân” 6.
Đảng ta cũng nhận định cách mạng miền Nam có những đặc điểm cơ
bản đó là : nhân dân ta đã giải phóng miền Bắc và đưa miền Bắc đi lên chủ
nghĩa xã hội, đồng bào miền Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn, giác ngộ
cao, có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, phe chủ nghĩa xã hội
ngày càng mạnh hơn phe đế quốc chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, lực lượng hoà bình đang áp đảo
thế lực chiến tranh. Nhưng đồng bào miền Nam còn nhiều khó khăn, ủế quốc

Mỹ và bè lũ tai say Ngô Đình Diệm chúng cấu kết chặt chẻ với nhau, dùng
mọi thủ đoạn thâm độc để chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá sự
nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta. Về khả năng phát triển của tình
hình, Nghị quyết dự kiến, đế quốc mỹ là tên đế quốc hiếu chiến, cho nên
trong những điều kiện nào đó cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng
có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài, thấy trước khả
năng đó để chuẩn bị và chủ động đối phó với mọi tình huống. Cuộc đấu tranh
của nhân dân miền Nam còn lâu dài gian khổ: “ Nó không phải là một quá
trình giản đơn, mà chính là một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều hình thức
đấu tranh linh hoạt từ thấp đến cao, hợp pháp và không hợp pháp và lấy việc
xây dựng cũng cố phát triển xây dựng lực lượng cách mạng quần chúng làm
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 20, NXb CTQG, H , 2002 , tr . 81-82.
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 20, NXb CTQG, H , 2002 , tr . 82.

5
6


10

cơ sở”7. Đồng thời trong quá trình ấy phải ra sức giáo dục cho các từng lớp
nhân dân miền Nam, trước hết là công nhân, nông dân, trí thức, phát huy cao
độ tinh thần chiến đấu, tinh thần yêu nước của các từng lớp nhân dân, tăng
cường đoàn kết trong nhân dân tạo nên một sức mạnh to lớn, thường xuyên
tăng cường công tác giáo dục cho nhân dân hiểu rõ bản chất xâm lược của đế
quốc Mỹ và những âm mưu gian ác của chúng và bè lũ tay sai, đồng thời cô
lập phân hoá các lực lượng phản động tranh thủ rộng rãi các lực lượng có thể
tranh thủ được. Trên cơ sở phát triển lực lượng cách mạng to lớn của quần
chúng và đoàn kết chặt chẽ với nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới
đòi thực hiện hiệp định Giơnevơ. Nghị quyết cũng chủ trương thành lập mặt

trận thống nhất riêng cho miền Nam, có cương lĩnh phù hợp với tính chất,
nhiệm vụ và thành phần của nó, nhằm tập hợp các lực lượng yêu nước và đấu
tranh chống đế quốc và tay sai, cần nghiên cứu và chủ động sử dụng khuynh
hướng hoà bình trung lập đang nãy nở trong tư sản dân tộc và trí thức lớp trên
“Cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hợp, và thực hiện một mặt
trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ- Diệm, lấy liên minh công nông
làm cơ sở”8.
Để thực hiện được mục đích là hoà bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ,
cải thiện dân sinh và hoà bình thống nhất tổ quốc. Đảng khẳng định vai trò
quyết định của cách mạng miền Nam là phải xây dựng Đảng bộ miền Nam thật
sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ủể không ngừng
nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp Đảng bộ, nhất là các chi bộ đối với sự
nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ, thường xuyên bồi dưỡng bổ sung cán bộ,
tuyệt đối giữ bí mật bảo vệ cơ quan đầu não, xây dựng các khu an toàn để hoạt
động tránh sự đàn áp khủng bố của địch. Nghị quyết trung ương 15 Ban chấp
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 21, NXb CTQG, H, 2002, tr . 525.

7

. Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 21, NXb, CTQG, H, 2002, tr. 52.

8


11

hành Trung ương Đảng khoaự II có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao trong sự
phát triển của cách mạng miền Nam. Nghị quyết đã phản ánh đúng và kịp thời
tình hình thực tế. Khẳng định: phương pháp đấu tranh là bạo lực cách mạng
từ đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Nghị quyết đã đáp ứng

nguyện vọng thiết tha của cán bộ chiến sĩ và đông đảo nhân dân miền Nam và
thực tiển đã cho thấy nhân dân miền Nam đã nhất tề đứng lên tiến hành Đồng
khởi làm tan rã hàng loạt bộ máy kìm kẹp của chính quyền địch ở thôn xã, từng
bước giành chính quyền làm chủ, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp
theo của cách mạng miền Nam, thắng lợi của phong trào đó đã đánh dấu bước
nhảy vọt đầu tiên của cách mạng miền Nam, từ giữ gìn lực lượng tiến lên thế
tiến công cách mạng, đồng thời khẳng định Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 là
một thành công điển hình của Đảng về phương pháp tiến hành bạo lực, về nghệ
thuật chỉ đạo, khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng một cách khéo léo với năng
lực cách mạng của nhân dân miền Nam, với thời cơ lịch sử và với xu thế chung
của tình hình thế giới lúc đó, đồng thời nó có ý nghĩa mở đường cho cách mạng
miền Nam làm xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam trong giai đoạn đầu
của cuộc kháng chiến chống mỹ và là một trong những yếu tố quan trọng làm
cơ sở cho Đảng ta đề ra sách lược, chiến lược để lãnh đạo những nhiệm vụ của
cách mạng trong những giai đoạn tiếp theo.
QUYẾT TÂM CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG

-Làm rõ cơ sở quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ
-Nội dung cơ bản của quyết tâm
-ý nghĩa lịch sử, hiện thực của quyết tâm
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960), Nghị quyết
Bộ Chính trị (1-1961) và (2-1962), còn bao hàm những nội dung cơ bản là:
Kiên trì phương pháp bạo lực cách mạng dựa trên hai lực lượng cơ bản là lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân; kết hợp các hình thức đấu


12

tranh quân sự, chính trị với ngoại giao; trong đó chú trọng đưa đấu tranh quân
sự lên song song với đấu tranh chính trị và được chuyển đổi linh hoạt trên ba

vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; kết hợp chiến
tranh du kích với chiến tranh chính quy; kiên trì phương châm đánh lâu dài
nhưng phải chủ động tiến công địch, nỗ lực tạo thời cơ, nắm vững thời cơ mở
những trận tiến công chiến lược giành thắng lợi từng bước vững chắc. Đảng ta
đã phát triển phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp lên một trình độ mới cao
hơn trong những năm tháng quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thể
hiện ở các Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 18 (1-1970), lần thứ
21 (1-1973); đặc biệt là các nghị quyết của Bộ Chính trị ra đời vào cuối năm
1974 đầu năm 1975, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc tổng tiến công và nổi
dậy mùa xuân 1975. Đó là những quyết định đầy sáng tạo, dẫn đến thắng lợi
của cuộc kháng chiến, trong đó phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của
bạo lực cách mạng diễn ra bằng phương thức chiến tranh nhân dân, được
Đảng ta hoàn chỉnh sâu sắc nhất, có giá trị chỉ đạo thực tiễn rộng lớn nhất và
phát huy hiệu quả cao nhất. Có thể khái quát ở một số vấn đề cơ bản :
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng cộng sản Việt nam luôn đề
cao tinh thần độc lập tự chủ sáng tạo trong việc vận dụng những quy luật phổ
biến vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, độc lập tự chủ sáng tạo và tăng
cường đoàn kết quốc tế hợp tác quốc tế là hai mặt thống nhất trong trong lối
chiến lược nhất quán của Đảng ta, độc lập tự chủ không chỉ là truyền thống
mà còn là nét nổi bật veà bản lĩnh chính trị của Đảng, tinh thần độc lập tự chủ
và sáng tạo được biểu hiện rõ nét trong những bước ngoặt lịch sử của cách
mạng Việt Nam. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy độc lập ở đây độc lập về
đường lối, khi nào không đề cao tinh thần độc lập về đường lối, tự chủ sáng
tạo mà rập khuôn máy móc, và không có phương pháp đúng thì khi đó cách
mạng gặp sai lầm và tổn thất, trong thực tiễn cách mạng Đảng ta tổng kết:
“kinh nghiệm cho thấy phong trao cách mạng có khi dậm chân tại chỗ, thậm


13


chí thất bại nữa, không phải vì thiếu mục tiêu phương hướng rõ ràng mà chủ
yếu thiếu phương pháp cách mạng thích hợp”1
Trong cuộc kháng chiến chống mỹ hào hùng của dân tộc với so sánh
tương quan lực lượng cả về mặt kinh tế quân sự giữa ta và địch…
Đảng đã độc lập về đường lối kháng chiến chống mỹ nói chung và sự
phát triển phong phú bạo lực cách mạng tổng hợp trong cuộc kháng chiến
chống mỹ cứu nước, đây là một nội dung hết sức quan trọng, vì cuộc kháng
chiến chống mỹ cứư nước là một cuộc đụng đầu lịch sử của dân tộc việt nam
với một tên đế quốc có tiềm lực kinh tế, có tiềm lực quân sự mạnh nhất phe
đế quốc và lớn hơn ta gấp bội, chúng đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược
thực dân kiểu mới hết sức thâm độc va tàn bạo. trãi qua 20 năm chiến đấu
kiên cường bền bỉ, cuối cùng nhân dân ta đã giành thắng lợi bằng cuộc tiến
công nổi dậy vào mùa xuân năm 1975. Thắng lợi đó không những chứng
minh đường lối chiến lược là đúng đắn mà còn chứng minh sự phát triển
phong phú về phương pháp bạo lực tổng hợp, Tại đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IV(1976) đã tổng kết những vấn đề cơ bản về phương pháp tiến hành
cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là: Sử dụng bạo lực cách mạng với
hai lực lượng, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân
dân, tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và khởi nghĩa từng phần
phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng
với chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến
tranh cách mạng nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên
trên cả ba vùng chiến lược, rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh
địch bằng ba mũi giáp công quân sự, chính trị, và binh vận; kết hợp đấu tranh
chính trị quân sự và ngoại giao; kết hợp ba thứ quân; bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương và dân quân du kích; kết hợp đấu tranh du kích và đấu tranh chính
quy, kết hợp đánh lớn đánh vừa và đánh nhỏ thực hiện làm chủ tiêu diệt địch,
tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược lâu dài đồng
1


Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẽ vang của Đảng ……Nxb sự thật, H1975, trang34


14

thời biết tạo thời cơ, mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục
diện chiến tranh tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy chiến thắng quân
địch giành thắng lợi.
Sử dụng bạo lực cách mạng với sự kết hợp chặt chẽ hai lực lực lượng
chính trị, quân sự và hai hình thức đấu tranh chính trị đấu tranh quân sự
là nội dung cơ bản của phưng thức bạo lực cách mạng mà đảng ta sớm nhận
thức và vận dụng nhuần nhuyễn sáng tạo trong quá trình tiến hành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân. Trãi qua đấu tranh lâu dài đảng không những nhận
thức và xác định rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa hai lực lượng, hai hình
thức đấu tranh cơ bản này mà còn giải quyết thành công trong thực tiễn mối
quan hệ kết hợp ấy một cách linh hoạt sáng tạo trong từng thời kỳ và trên
từng địa bàn chiến lược trong cuộc kháng chiến chống mỹ ở miền Nam nước
ta phỏt huy sức mạnh tổng hợp của bạo lực cáchmạng dựa trờn quátrìnhxõy
dựng lực lượng chính trị và lực lượng quân sự vững chắc, làm cơ sở để duy
trỡ sự kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
được chuyển đổi linh hoạt trên ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng
bằng và thành thị. đã phát huy lợi thế và điều kiện sẳn có của mỗi vùng phục
vụ cho kháng chiến
Miền rừng núi, căn cứ địa bàn cách mạng và kháng chiến là nơi đóng
quân và huấn luyện của bộ đội chủ lực, trên địa bàn rừng núi thế và lực của
địch thường yếu hơn ta vì vậy ta lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, tuy vậy
thường xuyên coi trọng xây dựng lực lượng chính trị và kết hợp đấu tranh
quân sự với đấu tranh chính trị của quần chúng
Vùng nông thôn là vùng giữa ta và địch thường xuyên đấu tranh
giành dật quyết liệt. Thế và lực của địch ở đây thường là yếu hơn ta, nhưng

cũng có nơi chúng tập trung thế mạnh tạm thời. Để giữ vững địa bàn chiến
lược này làm cơ sở hổ trợ trực tiếp cho việc xây dựng lực lượng và phát triển
cho phon trào đấu tranh ở các thành phố thị xã do đó đảng ta đề ra phương


15

châm tiến hành song song cả đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự coi
trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang tại chổ
Thành thị là nơi địa bàn xung yếu, nơi địch thường tập trung lực
lượng mạnh, tinh nhuệ, hoạt động đấu tranh, xây dựng cơ sở của ta tuy có
khó khăn và phức tạp nhưng có tầm quan trọng về chiến lược, vì vậy
phương châm của đảng lấy xây dựng cơ sở phát triển lực lượng và tiến hành
đấu tranh chính trị là chủ yếu có kết hợp lực lượng vũ trang và và đấu tranh
quân sự ở mức độ thích hợp. Khi chiến tranh xâm lược mọi quy mô khác
nhau sức mạnh tổng hợp phải được cụ thể hoá phương thức tác chiến, trong
tư tưởng chie đạo tác chiến khi nhân dân ta buộc phải tiến hành chiến tranh
bảo vệ tổ quốc.
Đảng Phát huy sức mạnh tổng hợp, phương pháp cách mạng chính là
nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng .
Trong lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người cách mạng phải phát huy tính
sáng tạo của phương pháp cách mạng vì thực tiễn luôn vận động và phát triển
không ngừng có cả những điều thuận lợi đan xen những khó khăn thử thách
khôn lường. Do đó nếu không có tinh thần sáng tạo thì cách mạng không thể
thắng lợi. Thiếu một phương pháp cách mạng đúng cũng đồng nghĩa với sai
lầm về đường lối. Mặt khác, khi hoạch định phương pháp cách mạng mà xa
rời đường lối, mục tiêu chiến lược cũng không thể đưa cách mạng đến thành
công, lập tức sẽ rơi vào chủ nghĩa cơ hội tệ hại nhất. Vì vậy, vấn đề cốt lõi
của việc xác định và sử dụng phương pháp cách mạng là nhằm chiến thắng kẻ
thù một cách có lợi nhất, hạn chế thấp nhất sự hy sinh của quần chúng, đưa

cách mạng tới đích nhanh nhất. Thấm nhuần sâu sắc nội dung, yêu cầu,
nguyên tắc của phương pháp cách mạng Mác-Lênin và vận dụng vào hoàn
cảnh cụ thể Việt Nam, Đảng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt là
sự lãnh đạo thực hiện phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của bạo lực
cách mạng trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nươc.


16

Nổi lên là nghệ thuật lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa các yếu tố
cấu thành sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng: bao gồm sự kết hợp của
các lực lượng, các hình thức đấu tranh, sự phối hợp hoạt động của các ngành,
các cấp, các lĩnh vực xã hội, các vấn đề dân tộc và thời đại, chiến tranh và hoà
bình..., theo một chủ trương nhất quán từ Trung ương đến địa phương, tạo nên
sự đồng thuận cả ý chí và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng
chung chí hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Đồng
thời, trong sử dụng sức mạnh tổng hợp của Đảng luôn được gắn chặt với kỷ
luật chấp hành đường lối và tính sáng tạo của quần chúng. Trên cơ sở đường
lối đúng và nghệ thuật sử dụng phương pháp cách mạng tài giỏi, Đảng đã
động viên, hướng dẫn, cổ vũ các lực lượng cách mạng nỗ lực phát huy trí
thông minh, lòng dũng cảm biến đường lối và ý Đảng thành hiện thực sinh
động, giành thắng lợi ngày càng to lớn, làm cho kẻ thù dù có được trang bị vũ
khí hiện đại đến đấu chăng nữa cũng không thể chống đỡ được sức mạnh vô
địch của cách mạng. Điều đó đã được chứng minh sáng tỏ trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nươc, đó là một mẫu mực điển hình về nghệ thuật sử
dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của một chính Đảng Mác xít
Lênin nít chân chính, một cống hiện có giá trị sâu sắc vào kho tàng lý luận
phương pháp cách mạng Mác - Lênin. Đồng thời, đó còn là kinh nghiệm quý
để chúng ta tiếp tục nghiên cứu vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

Phát huy sức mạnh tổng hợp là một sáng tạo có lý luận và thực tiễn to
lớn trong phương pháp cách mạng của đảng . Ngày nay quy luật phát huy
sức mạnh tổng hợp phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhưng đồng thời thấy được ý nghĩa lịch sử và giá trị
hiện thực của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của dân tộc ta được đảng
ta khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống mỹ cứu nước của nhân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống


17

mỹ cứu nước mẫi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những
trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới
như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng
quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc” 1
Trãi qua 21 năm chiến đấu, nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh
xâm lược thực dân mới quy mô lớn, dài ngày nhất ác liệt và giả man nhất
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tập tan âm mưu đen tối muốn biến Việt
Nam thành thuộc địa kiểu mới, và chia cắt đất nước ta lâu dài, thắng lợi của
nhân ta trong sự nghiệp chống mỹ, cứu nước kết thúc 30 năm chiến tranh
giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, chấm dứt ách thống trị hơn 1 thế kỷ
của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc
và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, đưa cả
nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã chứng minh cho thế giới biết sự
phá sản của thực dân kiểu mới, quân nguỵ Sài Gòn quân đội tay sai mạnh
nhất được mỹ dồn sức lực, tiền của nôi dưỡng đã bị tiêu diệt đã làm cho uy tín
của Mỹ giảm đối với đồng minh của nó khắp năm châu; Trong toàn bộ 200

năm của hoa kỳ đây là thất bại lớn nhất. Đế quốc mỹ suy yếu về kinh tế, quân
sự, chính trị . Đây là vết thương nhấc nhối mà mỹ cho là “hội chứng Việt
Nam”đã làm cho giai cấp thống trị mỹ và cả nhân dân mỹ đến nay vẫn chưa
lành, thời kỳ sau Việt Nam buộc đế quốc mỹ phải điều chỉnh chiến lược toàn
cầu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm nên thiên anh hùng ca vĩ

Đảng cộng sản việt nam: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng tại đại họi đại biểu
toàn quốclần thứ IV,Nxb.sự thật H,1977,tr5,6
1


18

đại nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta, đưa Tổ quốc ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những điều đó đã nói lên tầm quan trọng quốc tế và tính thời đại của
cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược mà cả loài người tiến bộ mà những
ai có lương tri đều thừa nhận dù nhà trắng lầu năm góc có trăm phương
ngàn kế để xoá bỏ cũng uổng công, dù năm tháng đã trôi qua nhưng sự thật
lịch sử vẫn là sự thật. Một điều là cuộc chiến tranh xâm lược mỹ là phi
nghĩa, cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa vì thế toàn thể dân
tộc Việt Nam đều tham gia kháng chiến. Toàn dân đánh Mỹ cả nước đánh
Mỹ, lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp tạo ra sức mạnh tổng hợp
của chiến tranh. Đảng đã sử dụng thành công phương pháp phát huy sức
mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng, bằng việc kết hợp đấu tranh chính
trị, quân sự với ngoại giao, trong đó chú trọng đẩy đấu tranh quân sự lên
song song với đấu tranh chính trị và sử dụng đấu tranh quân sự có hiệu
quả trong các chiến dịch quan trọng nhằm làm thay đổi cục diện chiến
tranh có lợi cho ta. đã đáp ứng được ý đảng, lòng dân mà đảng ta xác định
trong đại hội đại biểu toàng quốc lần thứ III “Nước Việt nam là một, dân

tộc Việt Nam là một nhất định nước ta sẽ thống nhất trên cơ sở độc lập và
dân chủ, nhất định dân tộc ta sẽ được đoàn tụ trong hoà bình, tự do hạnh
phúc. Sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng ý chí thống nhất Tổ quốc
của nhân cả nước ta quyết không bao giờ lay chuyển, và cuối cùng chúng ta
nhất định thắng lợi” 1
Vậy với tư tưởng cách mạng không ngừng sử dụng bạo lực phù hợp với
quy luật chiến tranh cách mạng đây là cơ sở thực tiễn cho sự nghiệp xây dựng
1

Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện đảng toàn tập tập 21, NXb CTQG, H2002 tr 528


19

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sử dụng bạo lực trong trong kháng chiến
chống mỹ cứu nước đến nay vẫn giữ nguyên giá trị trong quá trình đổi mới và
CNH, HDH đất nước. Sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của
cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng kết hợp sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân
kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi là kết quả cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam ở trong nước, sự kết hợp cuộc đấu tranh của
nhân dân Việt Nam với nhân dân lao động, giai cấp công nhân ở các nước
trong phong trào công nhân quốc tế, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc sự đóng góp của nhân dân ta cho sự nghiệp chung của nhân dân trên thế
giới và ảnh hưởng của các phong trào cách mạng đấu. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc XHCN trong tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới phải xây dựng
quân đội vững mạnh về chính trị Trước những diễn biến phức tạp của tình
hình và yêu cầu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc hiện nay có bước phát triển mới đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất
lượng lực lượng vũ trang luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với xây dựng nền an ninh nhân dân, vững mạnh, đảm bảo đủ sức ngăn chặn
và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong mọi tình
huống .
Quân đội là lực lượng nòng cốt, là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà
nước để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ chế độ
XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Thực hiện nhiệm
vụ không chỉ đối phó với thù trong giặc ngoài mà phải đấu tranh ngăn chặn hoạt
động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và nguy cơ “tự diễn biến” từ


20

bên trong. Ngăn ngừa không để xẩy ra chiến tranh vũ trang, bảo vệ môi trường
hoà bình, ổn định cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời
quân đội cũng là lực lượng quan trọng trực tiếp tham gia phát triển kinh tế xã hội
đất nước. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, quân đội phải được
xây dựng ngày một vững mạnh về mọi mặt, theo hướng cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là, lực lượng chính trị, lực lượng chiến
đấu trung thành, tin cậy của Đảng, của Nhà nước và nhân dân. Không ngừng
nâng cao bản lĩnh, tri thức và khả năng lãnh đạo chỉ huy thực hành chiến đấu để
đánh thắng địch trong mọi tình huống. Do đó phải nâng cao chất lượng tổng hợp
và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng
trong giai đoạn hiện nay là tất yếu khách quan, là một yêu cầu bức thiết, một
nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa cả trước mắt và lâu dài. Bởi bảo vệ Tổ quốc là
một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ trọng
yếu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay có ý
nghĩa hết sức quan trọng, được đặt ra cấp bách, với những yêu cầu mới ngày

càng cao trong xây dựng quân đội về chính trị để đáp ứng tinh hình. Ngày nay
không thể hiểu một cách đơn giản, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN chỉ là
chống chiến tranh xâm lược vũ trang, chống lại sự phá hoại từ bên ngoài đối với
đất nước, hoặc coi an ninh chỉ là vấn đề giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Mà nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của quân đội có bước phát triển
mới được Đảng ta xác định là: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn
hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự
nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc”
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay phát triển cả về
quy mô, tính chất với phạm vi rộng hơn, phức tạp hơn. Đồng thời, sự đan xen,
gắn bó nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN với các nhiệm vụ khác ngày càng


21

tăng, như kinh tế phải kết hợp với an ninh- quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc XHCN ngày càng gắn chặt với nhiệm vụ an ninh, đối ngoại
và hoạt động của các lực lượng, các đoàn thể chính trị-xã hội. Quân đội thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN không chỉ bằng biện pháp
quân sự vũ trang mà còn cả trên lĩnh vực phi vũ trang. Bởi, hiện nay kẻ thù
tấn công, phá hoại ta một cách toàn diện với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt,
không chỉ bằng quân sự mà thâm hiểm hơn là trên lĩnh vực không khói súng,
với chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, tìm mọi cách “phi chính
trị hóa quân đội”.
Mặt khác, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay được
tiến hành trong điều kiện, hoàn cảnh mới, có những thuận lợi và khó khăn
mới. Thuận lợi là, tình hình quốc tế, khu vực với xu hướng giảm đối đầu, tăng
cường đối thoại hoà bình hợp tác và phát triển . Nước ta sau 30 năm đổi mới
đã xây dựng được những tiền đề, cơ sở vật chất quan trọng tăng cường cho

quốc phòng, an ninh… Bên cạnh đó, chúng ta phải đối mặt với những khó
khăn mới như, so sánh tương quan lực lượng không có lợi cho các nước nhỏ
trong bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, mở cửa làm ăn với bên ngoài đồng thời kèm theo những nguy
cơ của sự xâm lăng văn hoá, kinh tế, vì vậy, trong đối tác có đối tượng và
trong đối tượng có đối tác; những mặt trái, tiêu cực của nền kinh tế thị trường
đã tác động không nhỏ đến tăng cường sức mạnh của quân đội, đến việc xây
dựng quân đội về chính trị.
Chính vì vậy, phải tích cực xây dựng quân đội ta vững mạnh toàn diện cả
về quân sự lẫn chính trị, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng quân đội về chính
trị bảo đảm cho đất nước luôn luôn có đủ sức mạnh cần thiết để răn đe không chỉ
bằng quân sự, mà còn răn đe cả bằng sức mạnh về chính trị, giữ gìn hoà bình và
sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược trên mọi quy mô, nếu kẻ thù liều lĩnh
tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta. Vì vậy, phải chăm lo xây dựng quân đội
toàn diện, trong đó xây dựng quân đội mạnh về chính trị là cơ sở để xây dựng


22

các yếu tố khác; làm cho quân đội tinh nhuệ không chỉ trên mặt trận đấu tranh vũ
trang mà còn tinh nhuệ cả trên mặt trận phi vũ trang. Khâu then chốt để nâng cao
chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội phải thường xuyên tăng
cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội,
đây là nguyên tắc và là biện pháp cơ bản đảm bảo cho quân đội có chất lượng
tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội trước hết là giữ vững tăng cường bản chất giai cấp công
nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Làm cho quân đội luôn trung thành với
Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Tập trung xây dựng các tổ chức đảng trong
quân đội trong sạch vững mạnh, có trình độ lãnh đạo chính trị và sức chiến đấu
ngày càng cao; luôn luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy bén, sắc

sảo trong mọi tình huống. Để góp phần nâng cao, sức chiến đấu của quân đội,
nâng cao sức mạnh tổng hợp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân ta là kết
quả tổng hợp của những nhân tố bên trong và bên ngoài, trong đó một trong
những nguyên nhân cơ bản điển hình nhất, đóng vai trò quan trọng nhất là
nhờ Đảng ta kiên quyết dùng phương pháp bạo lực cách mạng và biết sử dụng
bạo lực cách mạng một cách thích hợp, đólà hệ quả của sự vận dụng sáng tạo
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin về bạo lực cách mạng, vũ trang khởi nghĩa
và chiến tranh cách mạng, trung thành với đường lối chủ trương của Đảng.



×