Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về gia đình và ý nghĩa của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.31 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********************

NGUYỄN THỊ YẾN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********************

NGUYỄN THỊ YẾN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới


Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô đã giảng dạy
chương trình cao học Triết học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn; đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô trong khoa Triết học đã tạo
điều kiện giúp tôi có thể hoàn thành chương trình học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều. Song luận văn vẫn còn một số hạn chế,
thiếu sót. Rất mong nhận được kiến đóng góp chân thành của quý các thầy, cô
và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. .................................. 9
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. ............... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............... Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.Error! Bookmark
not defined.
6. Những đóng góp của luận văn. ................... Error! Bookmark not defined.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. .. Error! Bookmark not defined.
8. Kết cấu của luận văn. .................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1 KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH VÀ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIA ĐÌNH ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái lƣợc về “gia đình”. ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm gia đình ................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái lược về chức năng của gia đình. .. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Các quan hệ cơ bản của gia đình.......... Error! Bookmark not defined.
1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về gia đình.Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình.Error!

Bookmark

not

defined.
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ trong gia đình.Error!

Bookmark


not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.


Chƣơng 2 Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Một số vấn đề của việc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay.
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Các thành tựu và hạn chế của việc thực hiện xây dựng gia đình văn hóa
hiện nay. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Những tác nhân gây nên sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong
giai đoan hiện nay. .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Ý nghĩa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về gia đình đối với việc tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay. .............. Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Tính tất yếu phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa theo
tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay. .. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Ý nghĩa của những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đối với
xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.Error!

Bookmark

not

defined.
2.2.3. Một số giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện gia đình văn hóa theo
tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay. .. Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trải dài trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, gia đình luôn là nền
tảng, nguồn nội lực quan trọng để phát triển đất nước, cho đến nay gia đình vẫn
tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng đó. Gia đình là nơi con người được sinh ra và
lớn lên, được nuôi nấng, dạy bảo từ thủa lọt lòng mẹ, là nơi ta ra đi và cũng là chốn
ta sẽ quay về trên những nẻo đường đời gian khó. Hạnh phúc hay bất hạnh lớn nhất
của đời người thường bắt nguồn từ đây. Gia đình là một tế bào xã hội thu nhỏ,
trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như: quan hệ kinh tế, quan hệ giáo
dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v… Do đó, sức sống trường tồn của quốc
gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sức sống sự tồn tại và phát triển của mỗi gia
đình. Cho nên vấn đề này đã được Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm và để lại
những tư tưởng sâu sắc, rất đáng để nghiên cứu, học tập, kế thừa. Hơn thế có thể
nói gia đình là vấn đề quan trọng của mọi dân tộc và mọi thời đại. Ngày nay những
biến chuyển xã hội trong và ngoài nước đã và đang dội vào gia đình Việt Nam trên
nhiều phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều. Trong những năm gần đây,
vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được Đảng và Nhà nước quan
tâm đặc biệt, thể hiện trong các chủ trương, chính sách cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Từ sau đổi mới ở Việt Nam những biến chuyển kinh tế – xã hội đang tác động
mạnh mẽ đến thiết chế gia đình, một thiết chế lâu đời, bền vững song cũng hết sức
nhạy cảm với mọi biến động của xã hội đang đặt ra những vấn đề mới cần được
giải quyết.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế ở nước ta với phát triển kinh tế thị trường đã
đem lại nhiều thành tựu quan trọng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

mọi gia đình, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống ở các gia đình.
Song cần phải thấy rằng trong quá trình này cũng bộc lộ nhiều yếu tố tác động tiêu


cực không nhỏ đến xã hội nói chung và gia đình ở Việt Nam nói riêng. Có thể nói,
chưa bao giờ chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề suy thoái đạo đức gia đình, về
giáo dục nhân cách, gây bức xúc trong dư luận như hiện nay. Các giá trị đạo đức,
lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của gia đình Việt đang bị mai một. Tình trạng
bạo lực gia đình, vấn đề ly hôn, ngoại tình, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn
nhân, sự gắn kết lỏng lẻo giữa các thành viên trong gia đình… đã ảnh hưởng sâu
sắc đến đời sống, hạnh phúc gia đình và tác động tiêu cực đến xã hội. Trước những
biến động lớn lao đó của thực tiễn, đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu để
chẩn chỉnh kịp thời tránh những hậu quả khôn lường, gây tổn thương sâu sắc đến
đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi gia đình Việt Nam, cũng như góp phần ổn
định trật tự xã hội đất nước. Trong đó có việc tìm hiểu trở lại những giá trị trong tư
tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo chúng vào xây dựng đời sống gia đình
hiện nay.
Vấn đề gia đình đã được Hồ Chí Minh chú trọng từ rất sớm và đã được chú ý
trong một số công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng của
Người. Tuy nhiên, cho đến nay số lượng các công trình chuyên khảo đi sâu vào
chủ đề tư tưởng này còn chưa nhiều. Thực trạng sự biến đổi xã hội sau đổi mới đã
tác động mạnh mẽ đến tế bào gia đình cả theo xu hướng tích cực, có xu hướng
phức tạp, và có cả xu hướng không lành mạnh. Do đó, cần thiết phải tập trung tìm
hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng

Hồ Chí Minh để tiếp tục vận

dụng nó nhằm xây dựng, hoàn thiện gia đình Việt Nam hiện nay.
Từ những lý do nêu trên và tâm đắc với các ý nghĩa từ những lời dạy của Bác,
với mong muốn góp phần tìm hiểu hệ thống hơn về những giá trị tư tưởng Hồ Chí

Minh để vận dụng vào giải quyết các vấn đề cấp bách của xây dựng gia đình Việt
Nam hiện nay, tôi lựa chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và ý nghĩa
của nó đối với xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Cho đến nay, các vấn đề liên quan đến gia đình như xây dựng văn hóa gia đình,
giáo dục đạo đức gia đình… đã được các nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà báo,
nhà văn, nhà thơ… quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Bằng nhiều cách tiếp cận lịch
sử, văn hóa, báo chí ở những phạm vi khác nhau, mỗi công trình đưa ra những luận
giải sâu sắc về vấn đề đó theo các góc độ chuyên biệt. Qua tìm hiểu các tài liệu liên
quan, chúng tôi bước đầu chia làm hai nhóm, nhóm 1 là: các tài liệu nghiên cứu về
gia đình Việt Nam, gia đình văn hóa Việt Nam; nhóm 2 là: các tài liệu nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình Việt Nam và gia đình văn hóa mới.
* Nhóm 1: Các tài liệu nghiên cứu về gia đình Việt Nam, gia đình văn hóa
Việt Nam.
Trong số các tài liệu ở mảng này, đáng chú ý phải nhắc sách: “Vai trò gia đình
trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, của GS Lê Thi, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội, 1997. Trong cuốn sách này tác giả với lối tiếp cận triết học xã hội đã nêu
và phân tích vai trò gia đình trong sự hình thành nhân cách con người, đề xuất định
hướng đối với vấn đề xã hội hóa một số chức năng gia đình. Đặt sự phát triển, chức
năng, giáo dục hình thành các mẫu con người qua các giai đoạn lịch sử trong gia
đình Việt Nam. Yêu cầu về nhiệm vụ của gia đình đối với sự hình thành nhân cách
con người mới trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay. Trong đó tác giả còn đề
xuất xây dựng các thiết chế xã hội khác là điều kiện đối với việc xây dựng con
người như: tạo dựng sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội, sự hỗ trợ của
nhà nước trong việc giáo dục, đào tạo con người của mỗi gia đình.
Tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu trên, năm 2002, GS Lê Thi xuất bản cuốn
sách: “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội. Cuốn sách như tiêu đề được tác giả tập trung trình bày một số nghiên
cứu dưới góc độ liên ngành triết học – xã hội học về tình hình biến đổi gia đình
Việt Nam hiện nay, sự thay đổi các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình trong


bối cảnh đổi mới, đưa ra những vấn đề lý luận chung có tầm đường lối cho các
chính sách của Đảng và Nhà nước cần được hoàn thiện, để cho việc xây dựng hạnh
phúc gia đình, bình đẳng, tiến bộ ngày một hiệu quả đi vào cuộc sống.
Làm rõ thêm vấn đề trên còn có tác giả Phạm Văn Viễn trong cuốn: “Gia đình
và xã hội: Những vấn đề cần quan tâm”, Nxb Hải Phòng, 2006. Tác giả đã tổng
hợp một số vấn đề thực tiễn liên quan đến gia đình và xã hội cả trên phương diện
thành tựu và hạn chế sau một thời gian đổi mới. Tác giả nhìn nhận sâu sắc những
thay đổi trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội trên một số vấn đề kỷ cương
phép nước, về chính sách đại đoàn kết dân tộc, về dân chủ và tập trung, về kinh
nghiệm ứng xử trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Tiếp cận sát hơn từ góc độ xã hội học trong cuốn: “Gia đình Việt Nam – quan
hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 của
nhóm tập thể nhiều tác giả, do Vũ Hào Quang chủ biên. Cuốn sách tập hợp giới
thiệu những báo cáo khoa học nghiên cứu về từng khía cạnh quan hệ hôn nhân và
gia đình. Biến đổi các quan hệ và quyền lực trong gia đình; thực trạng thay đổi kết
cấu gia đình Việt Nam hiện nay, cũng như sự thay đổi vai trò của các thành viên
trong gia đình. Mối quan hệ về mặt cấu trúc và chức năng của gia đình trong mối
liên hệ có tính chất hệ thống trong xã hội đặt trong bối cảnh đất nước đổi mới.
Tiếp cận từ góc độ triết học và đạo đức học, TS. Nguyễn Thị Thọ viết cuốn “Xây
dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
Nội dung cuốn sách trình bày một số vấn đề lý luận chung về đạo đức gia đình và
đạo đức gia đình Việt Nam; tác giả khái quát sự tác


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Hà Thị Bắc (2015), Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay, Luận
án tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội

2.

Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

3.

Hoàng Chí Bảo (2009), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

4.

Hoàng Chí Bảo, Phạm Quang Nghị, Vũ Ngọc Khánh (2009), Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo làm người, Nxb Hà Nội.

5.

Hoàng Chí Bảo, Trần Thị Minh Tuyết (2014), Góp phần tìm hiểu tư tưởng và
đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

6.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL
ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục,

hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn
hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương,
Hà Nội.

7.

Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam
và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.

8.

Trần Thị Chiên (2015), “Phụ nữ tham gia lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay‟‟,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (7), tr.71-76.

9.

Nguyễn Đức Chiện (2009), “Sinh viên sống chung trước hôn nhân tại các
thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay: qua góc nhìn báo chí‟‟, Tạp chí Nghiên
cứu gia đình & giới (4), tr.14-23.


10. Doãn Thị Chín (2011), Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức của
người phụ nữ ở vùng nông thôn Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học,
Học viện Chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Hữu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người
toàn diện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Võ Nguyên Giáp (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải
pháp, Nxb Tri thức, Hà Nội.
15. Võ Nguyên Giáp (2007), “Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào
tạo của nước nhà‟‟, Tạp chí Toàn cảnh sự kiện – dư luận (206), tr.4-7.
16. Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tử Nên, Vũ Kỳ, Phùng Đăng Bách (2007), Những
mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
17. Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Tụy…(2007), Những vấn đề
giáo dục hiện nay : quan điểm và giải pháp, Nxb Trí thức, Hà Nội.
18. Võ Nguyên Giáp (2015), Thế giới còn thay đổi nhưng tư tưởng

Hồ Chí

Minh sống mãi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), “Nữ lãnh đạo và gia đình-một số biểu hiện định
kiến giới‟‟, Tạp chí Nghiên cứu gia đình & giới (3), tr.43-48.
20. Nguyễn Thị Song Hà (2015), “Vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa và hội nhập hiện nay‟‟, Tạp chí Ngiên cứu gia đình & giới
(2), tr.3-11.
21. Nguyễn Thị Việt Hà (2014), Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay theo quan
điểm Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.


22. Lê Thị Hồng Hải (2008), “Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề gia
đình‟‟, Tạp chí Nghiên cứu gia đình & giới (3), tr.12-20.
23. Lê Thị Hồng Hải (2015), “Chức năng xã hội hóa của gia đình Việt từ đổi
mới (1986) đến nay‟‟, Tạp chí Ngiên cứu gia đình & giới (1), tr.35-36.
24. Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân
cách trẻ em, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội

25. Bùi Thị Hoàn (2013), Phân hóa giàu – nghèo ở Việt Nam hiện nay một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
26. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2010), Vai trò của phụ nữ trong xây dựng
gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
28. Lý Thị Huệ (2014), “Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay thực trạng và
hệ lụy‟‟, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (5), tr.20-27.
29. Lê Tuấn Huy (2003), Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố
ảnh hưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Trần Đình Hượu (1992), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Đặng Cảnh Khanh (2002), Gia đình trẻ em và sự giáo dục các giá trị truyền
thống, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
32. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
33. Vũ Khiêu (chủ biên), Đặng Nhữ, Lê Thị Quý (1995), Nho giáo và gia đình,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Vũ Khiêu (2013), Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


35. Vũ Khiêu (2014), Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
36. Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa xã
hội nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Nghiêm Sỹ Liêm (2001), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở
nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.

38. Trịnh Duy Luân, Helle Rydstron, Will Burghoorn (2008), Gia đình nông thôn
Việt Nam trong chuyển đổi, chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam –
Thụy Điển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1980), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
40. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
41. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2002), Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
42. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 22, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
43. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2002), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
44. Lữ Tuyết Mai (2003), “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề gia
đình‟‟, Tạp chí Khoa học phụ nữ (3), tr.19-24.
45. Trần Thị Tuyết Mai (2008), „„Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa thời hội
nhập”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (287), tr.34-37.
46. Dương Thị Minh (2003), Gia đình Việt Nam và vai trò phụ nữ hiện nay, Luận
án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
47. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.


48. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
49. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
50. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
51. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.

52. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
53. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
54. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
55. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
56. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
57. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
58. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
59. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
60. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.


61. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
62. Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Thị Cẩm
Nhung (2006), “Bạo lực của chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những năm
gần đây‟‟, Tạp chí Khoa học về phụ nữ (3), tr.3-11.
63. Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) (2014), Gia đình Việt Nam trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập - từ cách tiếp cận và so sánh, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
64. Nguyễn Hữu Minh (2015), “Gia đình Việt Nam sau 30 năm đổi mới‟‟, Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam (11), tr.51-59.

65. Hoàng Thị Ái Nhiên (2009), “Phụ nữ Việt Nam tự hào làm theo Di chúc của
Bác Hồ‟‟, Tạp chí Cộng sản (9), tr.5
66. Nguyễn Thị Oanh (1998), Gia đình Việt Nam thời mở cửa, Nxb Trẻ, Hà Nội.
67. Phan Văn Phờ (2009), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây
dựng gia đình văn hóa‟‟, Tạp chí Tuyên giáo (5), tr.25-47.
68. Vũ Hào Quang (chủ biên) (2006), Gia đình Việt Nam – quan hệ, quyền lực và
xu hướng biến đổi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
69. Quốc hội (2014), Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
70. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Lao động, Hà Nội.
71. Quốc hội (2015), Luật giáo dục (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb
Lao động, Hà Nội.
72. Lê Thị Quý (2003), Phụ nữ trong gia đình đô thị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
73. Lê Thị Quý (chủ biên), Đặng Thị Linh, Hoa Hữu Vân (2010), Quản lý Nhà
nước về gia đình : lý luận và thực tiễn, Nxb Dân trí, Hà Nội.


74. G.Stenven (1990), Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử tiến bộ của phụ nữ,
Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
75. Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Lê Thi (chủ biên), Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Kiến Giang (1996), Gia đình
Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
77. Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt
Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
78. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
79. Lê Thi (2006), Cuộc sống biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện
nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

80. Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân giữa
các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
81. Lê Thi (2016), “Cùng ngăn chặn sự gia tăng nạn mất cân bằng giới tính khi
sinh ở Việt Nam hiện nay‟‟, Tạp chí Nghiên cứu gia đình & giới (1), tr.55-60.
82. Trần Thị Minh Thi (2015), “Cuộc sống của trẻ em ở lại thôn quê Việt Nam‟‟,
Tạp chí Ngiên cứu gia đình & giới (4), tr.61-67
83. Phùng

Thủy

(2011),

“Ngăn

chặn

bạo

lực

gia

đình‟‟,

Thứ tư, 30/11/-0001 - 07:06 AM (GMT+7)
84. Nguyễn Thị Phương Thủy, Nguyễn Thị Thọ (2014), Gia đình và giáo dục gia
đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
85. Phạm Thị Thủy (2015), “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn khi thu
hồi đất ở Hà Nội – Thực trạng và giải pháp‟‟, Tạp chí Lao động & xã hội
(500), tr.24-27

86. Trần Hữu Tòng, Trương Thìn (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự
nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


87. Tổng cục thống kê (2010), “Thông cáo báo chí (ngiên cứu quốc gia về bạo
lực

gia

đình

đối

với

phụ

nữ



Việt

/>
Nam‟‟,
ngày

25/11/2010.
88. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1995), Gia đình Việt Nam
các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.
89. Lê Ngọc Văn (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình
Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
90. Lê Ngọc Văn (2012), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
91. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về đạo Nho, Nxb Thế giới, Hà Nội.
92. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện gia đình và giới (2007), Một số vấn đề
lý luận nghiên cứu gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam trong điều kiện
công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Hà Nội.
93. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện gia đình và giới (2012), Mối quan hệ
vợ chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay và căn cứ để củng cố mối quan hệ
này trong giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
94. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện gia đình và giới (2012), Tổng quan về
xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
95. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện xã hội học (1991), Những nghiên cứu
xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
96. Phạm Văn Viễn (2006), Gia đình và xã hội: Những vấn đề cần quan tâm,
Nxb Hải Phòng.



×