Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

DẠY học và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ kết QUẢ học tập THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH môn CÔNG NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.75 KB, 45 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
MÔN: CÔNG NGHỆ

Báo cáo viên: VÕ HOÀNG HẢI
Gmail:
SĐT: 0935.249.249


PHẦN 1.
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH THPT


I- ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC
- Lấy người học làm trung tâm
- Mục tiêu dạy học tập trung vào mức vận dụng
- Nội dung học tập thiết thực, bổ ích
- PPDH được lựa chọn thể hiện được định hướng hoạt
động, định hướng thực hành, và định hướng sản
phẩm; tăng cường dạy học vận dụng và giải quyết các
vấn đề thực tiễn
- Hình thức tổ chức đa dạng, tăng cường hợp tác, tìm
hiểu và khám phá trong thực tiễn địa phương
- Đánh giá và tự đánh giá được tiến hành ngay trong tiến
trình dạy học




II- BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC
1. Cụ thể hoá mục tiêu theo hướng phát triển năng
lực
Cụ thể hoá chuẩn kiến thức, kỹ năng và mục tiêu cho
bài học, phần học theo cách mô tả năng lực (được thể
hiện qua các thành phần, tiêu chí có thể quan sát
được) hướng tới các năng lực chung và năng lực
chuyên biệt đã được xác định.
Theo thang đo được áp dụng hiện hành, cần chú ý
cấp độ vận dụng (cấp thấp và cấp cao) khi viết mục
tiêu.


II- BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÔNG NGHỆ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC
2. Sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
Ví dụ:
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
- Dạy học định hướng hoạt động
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực
và sáng tạo
- Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học
sinh v.v…



PHẦN 2.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH THPT
I- CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
- Biết
- Hiểu
- Vận dụng:
+ Vận dụng cấp thấp
+ Vận dụng cấp cao


I- CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
* Biết/Nhận biết:
Học sinh nhớ được những khái niệm cơ bản của chủ
đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được
yêu cầu.
- Nhận ra: nhớ lại, nhận dạng những khái niệm, thuật
ngữ, vật thể,… thích hợp với tình huống đã nêu.
- Gợi lại: tìm lại, liệt kê, đặt tên/kí hiệu, phác thảo
những kiến thức đã lưu trong trí nhớ tương đối lâu.


I- CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
* Hiểu/Thông hiểu:
- Chuyển đổi: diễn giải, mô tả theo các diễn đạt khác;
- Minh họa: lấy được ví dụ minh hoạ;
- Phân biệt: sắp xếp, xác định, gộp lại những dấu hiệu để

phân loại khái niệm, vật thể,...;
- Tổng kết: tóm tắt, rút ra, mô tả cấu trúc lôgic, trừu tượng
hoá, khái quát hoá,... từ các dữ kiện, tình huống đã cho;
- Kết luận: rút ra, thêm/bớt, dự báo, suy luận những điểm
chính;
- So sánh: ghép nối, vạch ra, xác định sự tương ứng giữa các
đối tượng;
- Giải thích: diễn giải, lập luận, giải thích được vấn đề.


I- CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
* Vận dụng cấp thấp:
• Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử
dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống
tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình
huống đã gặp trên lớp.
• Vận dụng kiến thức: biện luận, chứng minh, giải
quyết vấn đề trong những tình huống tương đối quen
thuộc.


I- CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
* Vận dụng cấp cao:
• Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản
để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc
chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây,
nhưng có thể giải quyết bằng các kĩ năng và kiến thức
đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này
tương tự các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài
môi trường lớp học.

• Thực hiện có sáng tạo: vận dụng kiến thức đã biết để
biện luận, chứng minh, giải quyết vấn đề trong những
tình huống có phần mới lạ hoặc tình huống thực tiễn.


II- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ
1. Xác định các chủ đề và mục tiêu về năng lực của
chủ đề
2. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo các
mức độ của năng lực
3. Xây dựng câu hỏi theo các mức độ của chuẩn kiến
thức, kĩ năng
4. Kiểm định, hoàn thiện câu hỏi


II- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Xác định các chủ đề và mục tiêu về năng lực của
chủ đề
Khi dạy học và KTĐG theo năng lực thì trước tiên
cần phải xác định các chủ đề và các mục tiêu về năng
lực của từng chủ đề.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần nghiên cứu
mục tiêu về năng lực của môn học; nghiên cứu các
chủ đề của môn học; phân tích mục tiêu môn học
thành các mục tiêu của từng chủ đề. Phải đảm bảo
mục tiêu các chủ đề phản ánh đầy đủ mục tiêu của
môn học cả về phạm vi và mức độ.



II- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
2. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo các
mức độ của năng lực
Giữa năng lực và kiến thức, kĩ năng có mối quan hệ
chặt chẽ. Thực tế không phải lúc nào cũng có thể
KTĐG năng lực thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Do
vậy, trong quá trình thực hiện đôi khi vẫn phải kết
hợp giữa đánh giá năng lực với đánh giá kiến thức kĩ
năng.
Mặt khác, ngay cả khi đánh giá năng lực thì đôi khi
cũng vẫn cần phải phân chia năng lực ra các kiến
thức, kĩ năng để đánh giá chính xác và thuận tiện.


II- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
3. Xây dựng câu hỏi theo các mức độ của chuẩn kiến
thức, kĩ năng
- Sự tương ứng với mức độ của mục tiêu.
- Đảm bảo các câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra đúng với
các mức đã nêu trong chuẩn kiến thức, kĩ năng.


II- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
* Sự tương ứng với mức độ của mục tiêu.
Mục tiêu đặt ra ở mức nào thì đề kiểm tra phải có
những yêu cầu ở mức ấy. Ví dụ:

- Khi mục tiêu ở mức “biết” thì đề kiểm tra chỉ yêu cầu
HS “nêu” hoặc “trình bày” một vấn đề nào đó, “vẽ”
lại một hình vẽ, sơ đồ nào đó.
- Khi mục tiêu ở mức “hiểu” thì đề kiểm tra phải yêu
cầu HS phát biểu vấn đề theo quan điểm, cách nhìn
của họ, trong đó có những sự phân tích, lí giải, lập
luận nhất định. Với những mục tiêu ở mức cao hơn
thì đề thi phải có những yêu cầu giải thích “tại sao”,
yêu cầu “so sánh”, yêu cầu xác lập những kết cấu
mới, quan hệ mới v.v...


II- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
* Đảm bảo các câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra đúng với
các mức đã nêu trong chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Mục tiêu nêu ở mức nào thì yêu cầu của đề kiểm tra
phải ở đúng mức đó. Đôi khi có thể đặt mức kiểm tra
cao hơn mức chuẩn như khi kiểm tra để đánh giá tính
sáng tạo


II- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
4. Kiểm định, hoàn thiện câu hỏi
* Bước 1: Tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp
- Phân tích sự phù hợp của câu hỏi đối với từng nội dung
cần đánh giá ở mức độ đã định.
- Xem xét sự hợp lí của các dữ kiện, thời gian làm bài v.v...
- Phát hiện những câu chưa đảm bảo yêu cầu về mặt kiến

thức.
- Xem xét sự chính xác của thuật ngữ, cách diễn đạt câu.
- Riêng với câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cần phát hiện
những sai sót như có nhiều câu chọn hoặc chẳng có câu
chọn nào, các câu nhiễu chưa hợp lí v.v...
* Bước 2: Đánh giá thông qua thực nghiệm.
Bước này rất quan trọng. Đánh giá độ khó và độ phân
biệt của câu trắc nghiệm.


III- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ
1. Xác định mục đích của đề kiểm tra, phương pháp
kiểm tra
2. Xác định các chủ đề môn học và mục tiêu về năng
lực của chủ đề
3. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo
các mức độ của năng lực
4. Xây dựng đề theo các mức độ của chuẩn năng lực
của chủ đề
5. Kiểm định, hoàn thiện đề kiểm tra


III- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ
1. Xác định mục đích của đề kiểm tra, phương pháp, hình
thức kiểm tra
• Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học
tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương,
phần hay một học kì, một môn học hay một cấp học. Với

mục tiêu dạy học nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng thì đề
kiểm tra nhằm đánh giá HS về kiến thức, kĩ năng. Khi
dạy học chuyển sang hướng phát triển năng lực và phẩm
chất người học thì đề kiểm tra cũng chuyển mục đích
nhằm đánh giá năng lực và phẩm chất người học.
• Tùy theo mục đích, nội dung kiểm tra cụ thể mà lựa
chọn phương pháp kiểm tra viết, vấn đáp hoặc quan sát,
hoặc sử dụng kết hợp một số phương pháp cho phù hợp.


III- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ
2. Xác định các chủ đề môn học và mục tiêu về năng lực
của chủ đề
• Khi soạn câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực HS, cần phải
xác định các chủ đề của môn học với tinh thần vừa bám
vào nội dung sách giáo khoa, vừa căn cứ vào tính trọn
vẹn của năng lực đối với mỗi chủ đề.
• Để KTĐG theo năng lực, trong một đề thi cần kiểm tra
một chủ đề trọn vẹn nhất định. Nhưng, khi thực hiện
KTĐG theo năng lực, cần phải phân tích môn học thành
các chủ đề, từ mỗi chủ đề đó lại phân chia ra các chủ đề
nhỏ hơn. Và với mỗi chủ đề cấp thấp nhất lại cần xác
định yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cụ thể..


III- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ
3. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo các
mức độ của năng lực

Việc xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ các
chủ đề cần theo định hướng xác định các năng lực
thực hiện nhiệm vụ trọn vẹn nhất định. Ví dụ trong
mô đun sửa chữa xe đạp ở Công nghệ 9, có thể coi
chủ đề lớn cấp 1 là sửa chữa xe đạp. Năng lực học
sinh cần đạt là biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc
và sửa chữa nhỏ xe đạp. Sau đó chia ra các chủ đề cấp
2 như sửa cổ phuốc, sửa ổ trục, cân vành, vá săm,
thay xích v.v… Với mỗi chủ đề đó sẽ xác định các
kiến thức, kĩ năng cụ thể.


III- QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ

4. Xây dựng đề theo các mức độ của chuẩn năng lực của
chủ đề
Nếu kiểm tra đánh giá theo kiến thức, kĩ năng, trong đề
thi thường chọn ở mỗi phần một câu đại diện. Nghĩa là đề
thi càng bao nhiều nội dung môn học càng tốt. Nhưng với
kiểm tra đánh giá theo năng lực, trong một đề thi nên
kiểm tra một chủ đề trọn vẹn nhất định. Chỉ có như vậy
mới đánh giá được năng lực của học sinh trong một vấn
đề, tình huống nào đó.
5. Kiểm định, hoàn thiện đề kiểm tra
Việc kiểm định, hoàn thiện đề kiểm tra cũng thường áp
dụng 2 phương pháp chuyên gia và thực nghiệm tương tự
như kiểm định, hoàn thiện câu hỏi, bài tập.



PHẦN 3.
XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THPT
I- Xác định các chủ đề lớn của môn học (Chủ đề cấp 1)
II- Xác định các chủ đề nhỏ (Chủ đề cấp 2) của chủ đề
lớn
III- Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ của
chủ đề cấp 2
IV- Xây dựng bảng mô tả mục tiêu năng lực của chủ đề
cấp 2


I- Xác định các chủ đề lớn của môn Công nghệ 11
(Chủ đề cấp 1)
Phần 1. Vẽ kĩ thuật
Chủ đề 1.1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Chủ đề 1.2. Phương pháp biểu diễn vật thể trên BVKT
Chủ đề 1.3. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
Chủ đề 1.4. Các loại bản vẽ kĩ thuật
Chủ đề 1.5. Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy vi tính
Phần 2. Chế tạo cơ khí
Chủ đề 2.1. Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
Chủ đề 2.2. Công nghệ cắt gọt kim loại
Chủ đề 2.3. Tự động hoá trong chế tạo cơ khí


I- Xác định các chủ đề lớn của môn Công nghệ 11
(Chủ đề cấp 1)
Phần 3. Động cơ đốt trong

Chủ đề 3.1. Đại cương về động cơ đốt trong
Chủ đề 3.2. Cấu tạo của động cơ đốt trong
Chủ đề 3.3. Ứng dụng động cơ đốt trong

II- Xác định các chủ đề nhỏ của môn Công nghệ 11
(Chủ đề cấp 2)
Chủ đề 3.1. Đại cương về động cơ đốt trong
Chủ đề 3.1.1. Khái quát về ĐCĐT
Chủ đề 3.1.2. Nguyên lí làm việc của ĐCĐT


×