Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

QUY TRÌNH GIÁO dục TRẢI NGHIỆM DI sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.03 KB, 29 trang )

QUY TRÌNH GIÁO DỤC TRẢI
NGHIỆM DI SẢN TRONG
NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG


Nội dung:
I.
II.

Quy trình khám phá di sản, di tích.
Quy trình khám phá bảo tàng.


I. QUY TRÌNH KHÁM PHÁ DI SẢN, DI TÍCH


TÌM HIỂU QUY TRÌNH KHÁM PHÁ DI SẢN, DI
TÍCH

- Giáo viên nghiên cứu, chuẩn bị trước việc tổ
chức các hoạt động: xây dựng nhiều chủ đề
khai thác/ tiếp cận khác nhau đối với di sản
hay di tích.
- Xác định thời gian cho hoạt động khám phá
kéo dài một số tiết học trong tuần hay trong
tháng.
- Tổ chức các nhóm hoạt động trong lớp. Mỗi
nhóm từ 7-10 thành viên.


CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN


- Xác định di sản sẽ đưa học sinh đến học tập, trải
nghiệm.
- Nghiên cứu, khảo sát di sản để xây dựng và lựa
chọn các chủ đề, nội dung tích hợp/gắn kết vào bài
học.
- Chuẩn bị các thông tin cần thiết để xây dựng
phiếu khám phá cho học sinh.
- Liên hệ với Ban quản lý di sản để xây dựng kế
hoạch học tập, khám phá tại di sản. Kế hoạch gồm:
+ Nội dung học tập khám phá tại di sản với các hoạt động cụ
thể.
+ Thời gian cụ thể.
+ Những vấn đề cần cán bộ di sản hỗ trợ.
+ Những vấn đề học sinh và giáo viên phải tuân thủ khi đến
học tập tại di sản.

- Dự trù kinh phí.


CÁC BƯỚC KHÁM PHÁ DI SẢN, DI TÍCH
(Gồm 3 bước)

3. Tạo sản phẩm và trình
bày kết quả
3.1. Xây dựng sản phẩm
3.2. Trình bày sản phẩm
3.3. Bài học kinh nghiệm
sau khi thực hiện công việc
khám phá di sản


2. Tổ chức các hoạt
động
2.1. Thu thập thông tin
2.2. Xử lý thông tin
2.3. Thảo luận với các
thành viên khác
2.4. Trao đổi và xin ý
kiến giáo viên hướng
dẫn

6

1. Lập kế hoạch
1.1. Lựa chọn chủ đề
1.2. Xây dựng tiểu chủ đề
1.3. Lập kế hoạch các
nhiệm vụ học tập


BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH

7

Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành
viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng và xác
định được:
- Mục tiêu cần hướng tới.
- Nhiệm vụ phải làm.
- Sản phẩm dự kiến.
- Cách triển khai thực hiện hoàn thành nhiệm

vụ.
- Thời gian thực hiện và hoàn thành.
- Dự trù kinh phí (nếu cần)


1.1. Lựa chọn chủ đề

8

Chủ đề khởi đầu bằng một ý tưởng có liên quan
đến nội dung học tập, gắn với một di sản cụ thể.
Ví dụ:
- Di tích: đình, đền, chùa, di tích cách mạng, kháng
chiến…
- Văn hóa vật thể: nhà cửa, làng xóm, nông cụ,
phương tiện đi lại, ruộng bậc thang…
- Văn hoá phi vật thể: một lễ hội, phong tục, nghề
thủ công, nghệ thuật biểu diễn, ....


1.2. XÂY DỰNG CÁC TIỂU CHỦ ĐỀ
Ý tưởng hoặc chủ đề lớn ban đầu được phát triển
thành nhiều chủ đề nhỏ (tiểu chủ đề) bằng cách sử
dụng sơ đồ tư duy hay xây dựng cây vấn đề, hay
lập bảng kế hoạch nhóm.

9


Lập bảng kế hoạch của nhóm

- Ai làm nhiệm vụ gì ?
- Thời hạn hoàn thành ? …

Tên
thành
viên

Nhiệm
vụ

Phương
tiện

Thời
hạn
hoàn
thành

Sản
phẩm
dự kiến

Nguyễn
Văn A

Phỏng
vấn

- Phiếu PV
- Máy ghi

âm (nếu
có)

1 tuần

- Phiếu
trả lời PV
….

……..

Chụp ảnh - Máy ảnh

3 buổi

- Ảnh
chụp

10


11

BƯỚC 2: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
(Giành cho cả HS và GV)


2.1. THU THẬP THÔNG TIN

12


- Thông qua:
+ Internet,
+ Báo chí, thư viện…
+ Qua cha mẹ, người quen
+ Thực nghiệm, quan sát, điều tra, phỏng vấn..
- Hình thức thu thập:
+ Thông tin: số liệu, ý kiến, chuyện kể, kinh
nghiệm…
+ Hiện vật: văn bản, tài liệu, vật thể khối
+ Ảnh, video…


2.2. XỬ LÝ THÔNG TIN

- Tổng hợp và phân tích tư liệu, dữ liệu.
- Xây dựng biểu đồ, thống kê.
- Lập lược đồ.
- Lựa chọn ảnh chụp phù hợp nội dung.


2.3. THẢO LUẬN THƯỜNG XUYÊN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN
TRONG NHÓM

14

Để chia sẻ dữ liệu, xác nhận ý kiến, giải quyết
vấn đề, kiểm tra tiến độ...



BƯỚC 3: TẠO SẢN PHẨM VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
CỦA HS
15


3.1. XÂY DỰNG SẢN PHẨM

16

- Tổng hợp tất cả các kết quả đã thu thập, phân
tích thành sản phẩm cuối cùng.
- Sản phẩm cuối cùng có thể được dự kiến trình
bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình,
biểu diễn (kịch, hát, múa, thơ, …), trưng bày triển
lãm (tranh ảnh, vật thật, báo tường, mô hình,…),
powerpoint…


3.2. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SẢN PHẨM
Trình bày tại lớp hay khối lớp tùy quy mô và
tổ chức của nhà trường


3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

18

Nhìn lại quá trình thực hiện, rút ra các bài học
kinh nghiệm



II. QUY TRÌNH KHÁM PHÁ BẢO TÀNG


QUY TRÌNH KHÁM PHÁ BẢO TÀNG
Quy trình xây dựng bài học ở bảo tàng gồm 4
bước:
Bước 1: Xác định căn cứ xây dựng bài học
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức của đối tượng học sinh
- Căn cứ vào giá trị di sản tại bảo tàng
Bước 2: Xác định các nội dung giáo dục
Bước 3: Phân chia các nội dung giáo dục theo bài
học
Bước 4: Thiết kế bài học theo nội dung đã chọn


CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Nghiên cứu, khảo sát bảo tàng nhằm:
+ Lựa chọn các nội dung/chủ đề phù hợp cho bài học.
+ Thiết kế bài học phù hợp với chương trình và đối
tượng học sinh của mình.
- Yêu cầu:
+ Nội dung lựa chọn cần liên quan đến bài học, trực
tiếp phục vụ cho bài học.
+ Nội dung phù hợp/gắn kết với bài học của học sinh
và thông điệp di sản muốn chuyển tải (không được
thoát ly khỏi di sản).
+ Không chọn quá nhiều nội dung cho một bài học vì sẽ
làm cho học sinh bị phân tán, khó nhớ, khó nhập tâm.



- Chuẩn bị học liệu bao gồm :
+ Hình ảnh, tư liệu về các hiện vật đã được lựa chọn
để giới thiệu với học sinh. (Ảnh, Video kèm nội dung).
+ Xây dựng và biên tập phiếu học tập, phiếu khám
phá di sản, phiếu hỏi-đáp. Nội dung các loại phiếu này
cần sát với nội dung bài học, gắn với di sản. Các câu
hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. Hình thức phiếu đẹp, hấp dẫn
với học sinh. Mỗi phiếu một chủ đề phù hợp cho một
nhóm.
+ Chuẩn bị hoặc yêu cầu học sinh tự chuẩn bị dụng cụ
học tập cho học sinh …
- Thống nhất với Bảo tàng về kế hoạch đưa học sinh
đến học tập


H0ẠT ĐỘNG 1: TRƯỚC KHI ĐẾN DI SẢN
Được tổ chức với thời lượng nhất định tại lớp học.
Nhiệm vụ chính của hoạt động này là GV và HS cùng
nhau chuẩn bị và lên kế hoạch chi tiết cho buổi học thực
tế (tiết 2,3) tại bảo tàng/di sản. Công tác chuẩn bị bao
gồm :
- Giới thiệu và cung cấp cho HS những thông tin ban
đầu: Thông tin cung cấp vừa đủ để gây sự tò mò, hứng
thú.
- Tổ chức để HS rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho
buổi học tại bảo tàng/di sản: cách đi lại, xưng hô, chào
hỏi, điều tra, khảo sát, thống kê, …
- Các vấn đề về tổ chức : Chia nhóm. Thời gian. Học
liệu. Trang phục,…



Giáo viên:
+ Tìm hiểu và nghiên cứu trước tài liệu về bảo tàng,
di sản.
+ Soát xét các kiến thức học sinh đã có liên quan
đến bài học (thông qua việc học sinh chia sẻ các
thông tin, tài liệu thu thập được trước khi đi thăm
quan bảo tàng).
+ Xem học sinh mong muốn gì ở chuyến đi tới.


HS ở nhà:
+ Tự sưu tầm các tư liệu thông tin liên quan
đến chuyên đề dưới sự hướng dẫn của GV : hiện
vật, ảnh, bài báo, các đoạn văn trong sách.
+ Sưu tầm trên mạng.
+ Hỏi chuyện cha mẹ, anh chị về các thông tin
liên quan.
+ Hỏi người quen, láng giềng.
HS ở lớp :
+ Học cách chia sẻ các thông tin, tư liệu thu
được theo nhóm, lớp.


×