Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 121 trang )

Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

1

1


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nguồn gốc phát sinh các loại rác tiêu biểu
Bảng 2.2 Trọng lượng riêng của rác sinh hoạt
Bảng 2.3 Độ ẩm của rác sinh hoạt
Bảng 2.4 Nhiệt lượng của rác sinh hoạt
Bảng 2.5 Thành phần hóa học của các chất đốt được trong rác
Bảng 2.6 Phân loại bãi chôn lấp chất thải rắn theo diện tích
Bảng 2.7 Phân loại bãi chôn lấp chất thải rắn theo cách thức chôn lấp
Bảng 2.8 Hàm lượng điển hình của các chất khí ở bãi chôn lấp rác trong 48 tháng
đầu
Bảng 2.9 Thành phần nước rỉ ra từ bãi chôn lấp rác mới và lâu năm
Bảng 2.10 Khoảng cách an toàn môi trường khi lựa chọn bãi chôn lấp
Bảng 2.11 Lượng chất thải hữu cơ trên thế giới
Bảng 2.12 Thống kê chất thải rắn theo đầu người ở các thành phố lớn ở Việt
Nam
Bảng 4.1: Tính chất CTRSH nói chung
Bảng 4.2: Thành phần CTRSH (Tp.Mỹ Tho)


Bảng 4.3: Khối lượng thu gom CTRSH trên địa bàn tỉnh Tiền GianG
Bảng 4.4: Hiện trạng các bãi chôn lấp CTRSH trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Bảng 4.5: Phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH của Tp.Mỹ Tho
Bảng 4.6: Lệ phí thu gom CTRSH trong Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Bảng 5.1: Dự báo Tỷ lệ tăng dân số của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020,
Tầm nhìn đến năm 2030
Bảng 5.2: Dự báo Dân số của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Tầm nhìn đến năm 2030
Bảng 5.3: Tỷ lệ thu gom CTR
Bảng 5.4: Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Giai đoạn năm 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Bảng 5.5: Khối lượng CTRSH thu gom và xử lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

2

2


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Giai đoạn năm 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Bảng 5.6: Khối lượng CTRSH tái chế, tái sử dụng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Giai đoạn năm 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Bảng 5.7: Khối lượng CTRSH trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Giai đoạn năm 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Bảng 6.1: Kích thước, vật liệu của các phương tiện lưu chứa CTRSH đô thị
Bảng 6.2: Quy định về phương tiện vận chuyển CTR
Bảng 6.3: Phương tiện thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 6.4: Quy định về trạm trung chuyển CTR đô thị
Bảng 7.1. Giá thành thu nhặt, tập trung, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo
đầu người trong một năm

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

3

3


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1 Các thành phần chức năng trong việc quản lý rác tổng hợp và mối
quan hệ của chúng. (Lê Hoàng Việt, 2005)
Hình 4.1. Chất thải rắn sinh hoạt của Tp Mỹ Tho
Hình 4.2: Qui trình thu gom, vận chuyển và QLCTR của Tp.Mỹ Tho
Hình 6.1:Mô hình phân loại CTR tại nguồn đối với nguồn thải sinh hoạt được
đề xuất tại
Hình 6.2: Mô hình phân loại CTRSH tại nguồn
Hình 6.3: Mô hình thu gom, vận chuyển CTR
Hình 6.4: Quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH
Hình 6.5: Sơ đồ mạng lưới thu gom CTR của tư nhân
Hình 6.6: Quy trình công nghệ tái chế nhựa
Hình 6.7: Quy trình công nghệ đốt CTRSH
Hình 6.8: Nhà máy xử lý rác thải tại Sơn Tây-Hà Nội
Hình 6.9: Sơ đồ xử lý CTRSH bằng công nghệ phân hủy kỵ khí
Hình 6.10: Sơ đồ xử lý CTRSH bằng công nghệ phân hủy hiếu khí

Hình 7.1: Mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn
Hình 7.2.: Các thùng rác cần phải thiết kế cho tp Mỹ Tho
Hình 7.3. Mô hình phân loại CTR tại nguồn cho Tp Mỹ Tho
Hình 7.4. Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt cho Tp Mỹ Tho
Hình7.5: Một số loại thùng thu gom CTRSH đường phố
Hình 7.6: Một số loại phương tiện cơ giới thu gom chất thải rắn
Hình7.8: Các thùng rác hợp vệ sinh nên được đặt ở các trường học
Hình 7.9. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác
Hình7.10. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác
Hình7.11. sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

4

4


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô Trường Đại Học Cần
Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức để em thực hiện tốt đồ án này. Đây
luôn là những kiến thức hữu ích, là hành trang quý báu giúp em vững bước trong thời
gian còn lại trên Giảng đường Đại Học và càng thêm tự tin tiến bước ở tương lai khi gắn
bó với nghề nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn :
- Thầy Nguyễn Xuân Hoàng thuộc Bộ Môn Kĩ Thuật Môi Trường, Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ đã hết lòng chỉ bảo và hướng dẫn

em trong thời gian thực hiện đồ án .
- Xin cảm ơn Sở Tài Nguyên & Môi Trường Tỉnh Tiền Giang đã cung cấp những số liệu
và thông tin cần thiết cho em hoàn thành tốt đồ án này.
- Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các quý Thầy, Cô, Anh, Chị ở Bộ Môn Kỹ Thuật
Môi Trường đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực
hiện đồ án.
Vì thời gian và kiến thức có hạn chắc chắn không thể tránh những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến chia sẻ của quý thầy cô và bạn bè.
Em xin chân Thành cảm ơn!

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

5

5


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

BCL


Bãi chôn lấp

XLCTR

Xử lý chất thải rắn

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

VSMT

Vệ sinh môi trường

XLNT

Xử lý nước thải

KT-XH

Kinh tế xã hội

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam


KCN

Khu công nghiệp

CCN-TTCN

Cụm công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

6

6


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tang và sự
phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và dịch vụ,.. kéo theo mức sống của
người dân ngày càng cao đã làm nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong công tác bảo vệ
môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt
động sinh hoạt cảu người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại
hơn về tính chất.
Trong thời gian qua, với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang
nói chung và TP. Mỹ Tho nói riêng, tốc độ phát triển đô thị và dân số ở TP. Mỹ Tho

ngày càng tăng nhanh, chất lượng cuộc sống của người dân luôn được cải thiện và nâng
cao, bên cạnh đó thì nhu cầu mua sắm, tiêu thụ sản phẩm của người dân luôn tăng lên
theo mức sống kéo theo sự gia tăng lượng rác thải ra hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp trở
lại cuộc sống của con người gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
cũng như các loài sinh vật khác.
Giải pháp quản lý và xữ lý CTRSH tại hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn ở
nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường. Hầu
hết, các đô thị chưa có chiến lược quản lý và xữ lý CTR phù hợp góp phần làm suy giảm
chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức hỏe cộng đồng, hạn chế sự
phát triển của xã hội.
Một trong những phương án xử lý CTR được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư ban
đầu cũng như quá trình vận hành và xữ lý CTR theo phương án là thiết kế bãi chôn lấp
hợp vệ sinh, kết hợp với các phương án bảo vệ môi trường nhằm kiểm soát được khí độc,
mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn lây ô nhiểm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không
khí.
Để chủ động ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và bảo vệ đến
sức khỏe của người dân. Chính vì vây, điều cần thiết mà chúng ta làm hiện nay là xây
dựng một mô hình xử lý rác thải nhằm hướng đến một môi trường xanh-sạch-đẹp trong
tương lai.

1.2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
− Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lí CTRSH ở Tp. Mỹ Tho, tỉnh

Tiền Giang
− Xác định thành phần CTRSH để đề xuất mô hình xử lý hiệu quả.

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

7


7


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
− Đề xuất một số giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn tạị Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền

Giang
− Định hướng phát triển đến năm 2030.

- Nâng cao hiệu quả QLCTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức
khỏe cộng đồng và góp phần phát triển bền vững môi trường.
Nhận thức của cộng đồng về QLCTR được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với
môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho
QLCTR được thiết lập.

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
− -Thu thập số liệu về tình hình quản lý và xử lý CTR tại Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền

Giang
− Tổng quan về CTRSH và các vấn đề có liên quan.
− Tổng quan về Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và hệ thống quản lý CTRSH ở Tp. Mỹ

Tho, tỉnh Tiền Giang
− Dự đoán lượng rác thải của Tỉnh đến năm 2030 và những vấn đề trong công tác

thu gom và xử lý.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Thống kê tổng hợp số liệu.

-Thu thập các số liệu có liên quan.

1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Rác sinh hoạt (rác ở các hộ gia đình, chợ,trường học, cơ quan, xí nghiệp, đường
phố).

1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Địa bàn Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
− Chỉ tập trung nghiên cứu CTRSH, không đặt mục tiêu nghiên cứu cho chất thải rắn

nguy hại và chất thải rắn y tế.

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

8

8


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẤT THẢI RẮN
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con
người không muốn sử dụng nữa. (Giáo trình quản lý và xử lý CTR – PGS. TS Nguyễn
Văn Phước).

Chất thải rắn (rác) là tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh ra do các hoạt động của
con người và động vật. Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng được hay
không hữu dụng đối với người sở hữu của nó nên bị bỏ đi. (Theo Lê Hoàng Việt, 2005).
Rác, chất thải rắn xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của động vật và con người trên
trái đất. Lấy từ tài nguyên trên trái đất những nguyên vật liệu, thức ăn để phục vụ cho đời
sông của con người để rồi thải các chất thải rắn ra môi trường xung quanh (Lê Huy Bá,
2000).
Theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ (2007) thì CTR là chất thải ở thể rắn,
được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác.
2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn và thành phần chất thải rắn

Rác được sinh ra từ khu dân cư, khu thương mại, các công sở, khu công nghiệp…và
từ sản xuất nông nghiệp.

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

9

9


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.1. Nguồn gốc phát sinh các loại rác tiêu biểu
Nguồn

Nơi sinh ra chất thải


Thành phần rác thải

Khu dân cư

Các hộ gia đình (nhà
riêng, tập thể, cao tầng).

Rác sinh hoạt, thực
phẩm, giấy, thức ăn
thừa và các chất thải
khác

Khu thương mại

Cửa hiệu, nhà khách,
khách sạn, chợ, xưởng in,
sửa chữa ô tô, y tế, các
viện,…

Thức ăn thừa, rác thực
phẩm, giấy tro, chất
thải trong xây dựng và
chất thải khác.

Đô thị

Kết hợp cả hai thành phần Kết hợp cả hai thành
trên
phần trên


Khu công nghiệp

Nhà máy, xí nghiệp, công Thức ăn thừa , xỉ than,
nghiệp nặng, công nghiệp giấy thải, tro, đồ nhựa,
nhẹ, công trường xây chất thải độc hại.
dựng, hóa chất, khai thác
mỏ, lọc dầu, điện,…

Khu công cộng

Đường phố, công viên, bãi Rác và các loại chất
biển, khu vui chơi giải thải khác.
trí…

Khu sản xuất nông nghiệp

Ruộng vườn, chăn nuôi,… Rác, rơm rạ, phụ chế
phẩm, các chất thải
độc hại.

Khu xử lý chất thải

Nước cấp, nước thải và Các chất thải sau xử
các quy trinh xử lý khác
lý, thường là bùn, cặn,
cát, đất

(Nguồn :Giáo trình Xử lý chất thải rắn, Ts. Lê Hoàng Việt, 2005)
2.1.2 Phân loại CTR


Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương
mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá xưởng.
(Giáo trình quản lý và xử lý CTR – PGS. TS Nguyễn Văn Phước)
SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

10

10


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy
hoặc không có khả năng cháy. (Giáo trình quản lý và xử lý CTR – PGS. TS Nguyễn Văn
Phước)
Theo công nghệ quản lý – xử lý: các chất cháy được (giấy, hàng dệt, rác từ sản phẩm
thiên nhiên), các chất không cháy được (kim loại, thủy tinh, đá và sành sứ) và các chất
hỗn hợp ( Lê Văn Nãi,2000).
Theo quan điểm thông thường gồm: Rác thực phẩm; rác bỏ đi; tro, xỉ; chất thải xây
dựng; chất thải đặc biệt; chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm; chất thải công nghiệp và
chất thải nguy hiểm ( Lê Văn Khoa,2002).
Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ (2007) thì CTR thông thường từ các
nguồn thải khác nhau dược phân loại theo hai nhóm chính:
+ Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế
+ Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp.
2.1.3 Thành phần chất thải rắn

Theo Lê Hoàng Việt (2005), thành phần của rác là:
- Thức ăn thừa (rác thực phẩm): Là các mảnh vụn thực vật, động vật trong các quá
trình chế biến và ăn uống của con người. Loại rác này bị phân hủy và thối rửa nhanh (đặc

biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao) gây nên mùi hôi.
- Các thứ bỏ đi: Bao gồm các loại chất rắn cháy được và không cháy được của gia
đình, cơ quan, khu dịch vụ ngoại trừ thức ăn thừa và các chất dễ thối rửa.
 Các loại cháy được như vải, giấy, carton, nhựa, cao su, da, gỗ, lá, cành cây cắt tỉa

từ cây kiểng.
 Các loại không cháy là: Những vật liệu trơ như thủy tinh, sành sứ, gạch nung, kim

loại và số ít vật liệu cháy cục bộ cũng được kể vào thành phần trên.
- Rác trong quá trình tháo dở và xây dựng: bao gồm bụi, gạch vụn, bê tông, vữa, các
ống nước hư và các thiết bị điện bị bỏ đi.
- Chất thải từ các nhà máy xử lý: Ở dạng rắn và bán rắn thành phần tùy thuộc vào
quy trình xử lý.
- Chất thải nông nghiệp: Phụ phế phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), rơm, rạ,
phân gia súc.
- Rác độc hại:
+ Rác độc hại của khu đô thị bao gồm những vật liệu có kích thước lớn, những
dụng cụ tiêu thụ điện đã hao mòn hay thậm chí lỗi thời như radio, stereo, bếp điện, tủ

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

11

11


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
lạnh, máy rửa, máy giặt,……Những món rác trên cần được thu gom riêng và tháo gỡ để
lấy lại một số vật liệu cho việc tái sử dụng.

+ Pin và bình acquy cũng là một trong những nguồn rác độc hại từ các hộ gia đình
và các phương tiện giao thông. Loại rác này có chứa một lượng lớn kim loại như thủy
ngân, bạc, kẽm, nicken, catmi.
+ Dầu cặn thất thoát từ việc thu thập khai thác và tái sử dụng nếu không thu gom
riêng thì sẽ trộn lẫn với các loại rác thải khác và làm giảm giá trị tái sử dụng.
+ Bánh xe cao su cũng được tính là một loại rác thải độc hại do sự phân hủy chúng
rất lâu và gây tác động xấu đến nơi chôn lấp.
+ Ngoài ra, các hóa chất gây cháy nổ, phóng xạ, ăn mòn, các nguồn rác từ khu
bệnh viện,…. Ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

2.2 TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN
2.2.1. Tính chất lý học

Trọng lượng riêng:
Trọng lượng riêng của rác (kg/m3): Trọng lượng riêng của một chất nào đó là trọng
lượng của chất đó trên một đơn vị thể tích. Trọng lượng riêng của rác thay đổi tùy theo vị
trí, khu vực, chu kỳ gom rác và sử dụng của các thiết bị nén rác.
Bảng 2.2 Trọng lượng riêng của rác sinh hoạt
Trọng lượng riêng lb/yd3
STT

Thành phần
Khoảng biến thiên

Giá trị tiêu biểu

1

Thức ăn thừa


220 – 810

490

2

Giấy

70 – 220

150

3

Carton

70 – 135

85

4

Nhựa

70 – 220

110

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327


12

12


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

5

Vải

70 – 170

110

6

Cao su

170 – 340

220

7

Da

170 – 440


270

8

Lá và cành cây

100 – 380

170

9

Gỗ

220 – 540

400

10

Thủy tinh

270 – 810

330

11

Lon thiếc


85 – 270

150

12

Nhôm

110 – 405

270

13

Các kim loại khác

220 – 1940

540

14

Bụi, tro, gạch,...

540 - 1685

810

 Ghi chú: lb/yd3 x 0.5933 = kg/m3
(Nguồn: Lê Hoàng Việt, 2005)

Ẩm độ:
+ Theo Trần Hiếu Nhuệ (2001) ẩm độ CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong
một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy.
+ Ẩm độ của rác:
Ẩm độ là một thông số quan trọng cho các quá tŕnh xử lư ( đốt, ủ phân compost,
khống chế nước rác…). Thông thường, sau khi phân loại và định lượng các thành phần
SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

13

13


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
rác, xác định độ ẩm tương đối bằng cách đem từng thành phần sấy khô ở 105 oC trong một
giờ, sau đó đem đi cân lại và tính % ẩm độ. (Theo Lê Hoàng Việt, 2005)

Công thức : M = (

a−b
a

)x100

Với M : độ ẩm tính bằng %.
a : trọng lượng ban đầu của mẩu.
b : trọng lượng sau khi sấy mẩu ở 105 ºC .
+ Ẩm độ của CTR được xác định bằng một trong hai phương pháp:
 Phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm tính theo khối lượng ướt của vật liệu là khối

lượng nước có trong 100kg rác ướt.
 Phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vật liệu là
phần trăm khối lượng nước có trong 100kg rác khô.
Các độ ẩm được thể hiện qua bảng sau:

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

14

14


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.3 Độ ẩm của rác sinh hoạt
Ẩm độ %
STT

Thành phần
Khoảng biến thiên

Giá trị tiêu biểu

1

Thức ăn thừa

50 – 80


70

2

Giấy

4 – 10

6

3

Carton

4–8

5

4

Nhựa

1–4

2

5

Vải


6 – 15

10

6

Cao su

1–4

2

7

Da

8 – 12

10

8

Lá và cành cây

30 – 80

60

9


Gỗ

15 – 40

20

10

Thủy tinh

1–4

2

11

Lon thiếc

2–4

3

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

15

15



Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

12

Nhôm

2–4

2

13

Các kim loại khác

2–4

3

14

Bụi, tro, gạch,...

6 – 12

8

15

Ẩm độ của rác đô thị


15 – 40

20

(Nguồn: Lê Hoàng Việt, 2005)
Kích thước và cấp phối hạt:
Theo Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Kích thước và cấp phối hạt của các
thành phần trong chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán và thi ết kế
các phương tiện cơ khí như: Thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại
bằng máy hoặc phân chia loại bằng phương pháp từ tính. Kích thước của từng thành phần
chất thải có thể xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp như sau:
SC = l

(1)

SC = (l + w)/2

(2)

SC = (l + w + h)/3

(3)

Sc

(4)

Sc=

(5)


Trong đó:

SC : kích thước của các thành phần
l : chiều dài, (mm)
w : chiều rộng, (mm)
h : chiều cao, (mm)

Theo Nguyễn Văn Phước (2009), khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết
quả sẽ có sự sai lệch. Do đó tuỳ thuộc vào hình dáng kích thước của chất thải mà chúng
ta chọn phương pháp đo lường cho phù hợp. Ví dụ: Người ta thường tính toán kích thước
cấp phối hạt của lon nhôm, lon thiếc, thủy tinh theo phương trình (4).
Khả năng giữ nước của rác:

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

16

16


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là tổng lượng nước mà rác có khả năng
giữ lại trong mẫu rác sau khi đã để nước chảy xuống tự do theo tác động của trọng lực.
Khả năng giữ nước của rác là một đặc tính tương đối quan trọng trong việc chôn lấp rác
vì nó liên quan đến việc tạo nên nước rỉ của rác khi rác đem chôn có lượng nước trong
rác vượt quá khả năng giữ nước của nó. Khả năng giữ nước của rác phụ thuộc vào thành
phần rác, trạng thái phân hủy, áp suất…(Lê Hoàng Việt, 2005).
Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén:

Theo Nguyễn Văn Phước (2009), Tính dẫn nước của CTR đã được nén là một tính
chất vật lý quan trọng, chi phối và điều khiển sự di chuyển của chất lỏng (nước rò rỉ,
nước ngầm, nước thấm) và chất khí bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:


Trong đó:

K: Hệ số thấm, m2/s
C: Hằng số không thứ nguyên
d: Kích thước trung bình của các lổ rỗng trong rác, m
: Trọng lượng riêng của nước, kg.m/s2
: Hệ số nhớt của nước, Pa.s
k: Độ thấm riêng, m2

Nhiệt lượng của rác sinh hoạt:
- Nhiệt lượng của rác sinh hoạt được tính theo công thức :
Btu/lb = 145.4C + 620 ( H – 1/8 O ) + 41 S
Nhiệt lượng ( Kj/Kg) = Btu/ lb * 2.326
Với C : lượng carbon tính theo %
H : lượng hydrogen tính theo %
O : lượng oxygen tính theo %
S : lượng sulfur tính theo %
(Nguồn : Lê Hoàng Việt ,2005)
Bảng 2.4 Nhiệt lượng của rác sinh hoạt
Nhiệt lượng Btu/lb
Thành phần

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327


Khoảng dao động

Giá trị trung bình

17

17


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
1500 – 3000

2000

1. Rác làm vườn

1500 – 5000

2800

2. Gỗ

7500 – 8500

8000

3.Thủy tinh

50 – 100


60

4.Kim loại đen

100 – 500

300

5. Bụi , tro , gạch

1000 – 5000

3000

6. Rác sinh hoạt

4000 -5000

4500



Thành phần

( Nguồn : Lê Huy Bá ,2000)
2.2.2 Tính chất hóa học của chất thải rắn

Điểm nóng chảy của tro:
Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTRĐT thường dao động
trong khoảng từ 1.1000C đến 1.2000C (Đào tạo ngắn hạn quản lý CTRĐT cho cán bộ kỹ

thuật, 2004).
Phân tích các thành phần C, H, O, N, S và tro:
Theo Nguyễn Văn Phước (2009), Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành CTR chủ
yếu là xác định phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N, S và tro. Trong suốt quá trình
đốt CTR sẽ phát sinh các hợp chất Clo hóa, nên phân tích cuối cùng thường bao gồm
phân tích xác định các halogen. Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng để mô tả các
thành phần của chất hữu cơ trong CTR. Kết quả phân tích còn đóng vai trò rất quan trọng
trong việc xác định tỉ số C/N nhằm đánh giá CTR có thích hợp cho quá trình chuyển hóa
sinh học hay không. Chúng được thống kê theo bảng sau:

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

18

18


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.5 Thành phần hóa học của các chất đốt được trong rác
Thành phần

C

H

O

N


S

Tro

1

Chất thải thực phẩm

48

4,4

37,6

2,6

0,4

5

2

Giấy

43,5

6

44


0,3

0,2

6

3

Carton

44

5,9

44,6

0,3

0,2

5

4

Chất dẻo

60

7,2


22,8

-

-

10

5

Vải, hàng dệt

55

6,6

31,2

4,6

0,15

2,5

6

Cao su

78


10

-

2

-

10

7

Da

60

8

11,6

10

0,4

10

8

Lá, cành cây


47,8

6

38

3,4

0,3

4,5

9

Gỗ

49,5

6

42,7

0,2

0,1

1,5

26,3


3

2

0,5

0,2

6,8

10 Bụi, gạch vụn tro

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001)


Nhiệt trị của CTR:

Theo Lê Hoàng Việt (2005), Trần Hiếu Nhuệ và CSV (2001) nhiệt trị là giá trị nhiệt
tạo thành khi đốt chất thải rắn. Có thể được xác định bằng một trong các phương pháp
sau:
SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

19

19


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

+ Sử dụng nồi hơi có than đo nhiệt lượng.
+ Sử dụng bơm nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm.
+ Tính toán theo thành phần các nguyên tố hóa học.
Do khó khăn trong việc trang bị lò hơi có thang đo, nên hầu hết nhiệt trị của các thành
phần hữu cơ trong CTR đô thị đều được đo bằng cách sử dụng bom nhiệt lượng trong
phòng thí nghiệm.
Nhiệt trị CTR khô được tính từ nhiệt trị rác ướt được tính theo công thức sau:
Qkhô = (Qướt x 100) * (100 * % ẩm)
Còn nhiệt trị CTR không tính chất trơ tính như sau:
Qkhông tro = (Qướt x 100) / (100 * % ẩm * % tro)
Xác định nhiệt trị theo công thức Dulong:
0.556 x [145(36,0) + 610(7,8 – 55,3/8) + 40(0,1) + 10(0,7)] = 3209 kcal/kg
2.2.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn

Đặc tính sinh học của rác thải liên quan mật thiết với các thành phần hữu cơ có
trong rác thải. Các thành phần hữu cơ có thể phân hủy bởi các vi sinh vật để tạo ra các
chất khí và các hợp chất hữu cơ và vô cơ tương đối trơ. Việc tạo mùi và sự sản sinh của
ruồi liên quan đến các chất hữu cơ dễ thối rữa trong rác ( Lê Hoàng Vệt, 1998).
Hầu hết các chất thải rắn đều có thể phân loại về phương diện sinh học như sau:
 Các phần tử có thể hòa tan được trong nước như:đường,tinh bột, aminoacid và

nhiều chất hữu cơ khác.
 Cellulose: Sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon
 Dầu mỡ và sáp là những ester của alcohohs và acid béo mạch dài
 Lignin:Một polymer chứa các vòng thơm với nhóm Methoxyl(OCH3)
 Lignocelllose:Hợp chất do Lignin với Cellose kết hợp với nhau
 Protein: Chất được tạo từ các amino acid mạch thảng

* Khả năng phân hủy sinh học của thành phần hữu cơ trong chất thải:
Hàm lượng chất thải bay hơi được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học

của phần hữu cơ trong chất thải
* Sự phát sinh mùi hôi: Mùi hôi hình thành là kết quả của quá trình phân hủy yếm
khí của các chất hữu cơ. Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu trữ trong khoảng
một thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, bãi chôn lấp, ở những vùng khí
SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

20

20


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
hậu nóng ẩm thì tốc độ phát sinh mùi thường cao hơn. Sự hình thành mùi hôi là kết quả
phân huỷ yếm khí các thành phần hữu cơ có trong rác đô thị.
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong rác:
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung CTR ở nhiệt độ 550 oC,
thường được dùng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR.
Tuy nhiên, sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ
trong CTR có thể không chính xác, bởi vì một vài thành phần hữu cơ của CTR rất dễ bay
hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học, như giấy báo và phần xén bỏ từ cây
trồng. Thay vào đó, hàm lượng lignin của CTR có thể được sử dụng để ước lượng tỉ lệ
phần dễ phân hủy sinh học của CTR, và được tính toán bằng công thức sau:
BF = 0,83 – 0,028 LC
- Trong đó: BF: tỉ lệ phân hủy sinh học theo VS.
0,83 và 0,28: là hằng số thực nghiệm.
LC: hàm lượng lignin của chất rắn bay hơi, biểu diễn bằng % khối lượng
khô.
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước,2009).
Sự tạo mùi:

Theo Lê Hoàng Việt (2005), mùi hôi của rác được tạo thành khi rác được trữ quá
lâu. Việc tạo thành mùi hôi ở các thùng rác gia đình đặc biệt tăng mạnh vào những ngày
nhiệt độ cao. Trong điều kiện kỵ khí, Sulfate có thể bị khử thành Sulfide (S2-), sau đó kết
hợp với Hydro tạo thành H2S:
2 CH3CHOHCOOH + SO4 2- → 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
Lactate Sulfate Acetate Sulfide ion:
4H2 + SO42- → S2- + 4H2O + 2H+ → H2S
Sulfide ion có thể kết hợp với muối kim loại để tạo nên các Sulfide kim loại.
Ví dụ như sắt S2- + Fe2+ → FeS
Màu đen dưới các đống rác là do sự hình thành các muối Sulfide kim loại này.
Ngoài ra việc khử các hợp chất hữu cơ có chứa gốc Sulfur có thể tạo nên những hợp
chất có mùi hôi như Methyl Mercaptan và Aminobutyric Acid.
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH → CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
Methionine Methyl mercaptan
Methylmercaptan có thể bị thủy phân sinh học tạo thành Methyl Alcohol và
Hydrogen Sulfide
SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

21

21


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
CH3SH + H2O → CH3OH + H2S
Sự phát triển của ruồi:
Vào mùa hè ở khu vực ôn đới và tất cả các mùa ở khu vực nhiệt đới , việc sản sinh
ra ruồi là một yếu tố quan trọng cần phải chú ý tới trong việc lưu trữ rác . Ruồi phát triển
từ trứng trong khoảng thời gian ngắn hơn 2 tuần . Vòng đời của ruồi được phân chia như

sau :
- Trứng phát triển: 8-12 ngày
- Ấu trùng giai đoạn 1: 20 giờ
- Ấu trùng giai đoạn 2: 24 giờ
-

Ấu trùng giai đoạn 3: 3 giờ

- Giai đoạn chuyển thành ruồi: 4-5 ngày
- Tổng cộng: 9 – 11 ngày
Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng
và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi. Vậy nên thu gom CTR trong thời gian
này, để thùng lưu trữ rỗng, nhằm hạn chế sự di chuyển của ấu trùng (giòi).
Các biến đổi lý, hóa, sinh của rác thải:
- Các biến đổi lý học :
+ Phân loại các thành phần rác .=
+ Làm giảm thể tích rác bằng các giai đoạn cơ học.
+ Làm giảm kích thước rác bằng các giai đoạn cơ học .
-Các biến đổi hóa học :
+ Đốt rác : CHON

+ O2

N2 + CO2 +H2O + tro + nhiệt

+ Nhiệt phân
+ Gasification ( hóa khí )
+ Các biến đổi hóa học khác
-Các biến đổi sinh học :
Có thể dùng làm giảm thể tích và trọng lượng rác , sản xuất phân Compost và Biogas .

Các vi sinh vật tham gia quá trình này gồm vi khuẩn , nấm men và actinomycetes. Các
quá trình sinh học này có thể diển ra trong điều kiện hiếu khí hay hiếm khí .

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

22

22


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh rác
 Điều kiện tự nhiên:

Khí hậu ảnh hưởng đến lượng rác cũng như phương pháp thu gom. Ví dụ: Ở
những khu vực ấm áp thời vụ trồng trọt kéo dài hơn nên lá cây, cành cây phải bỏ từ cát
vườn nhiều hơn về số lượng và kéo dài hơn.
 Mùa vụ trồng trọt trong năm:

Số lượng và thành phần của thức ăn thừa biến động tùy theo mùa vụ của rau cải và
trái cây.
 Tần số thu gom:

Số lần thu gom càng nhiều thì số lượng rác thu gom được càng nhiều. Điều này
không có nghĩa là rác được sản sinh ra nhiều hơn mà là do nếu tần số thu gom thấp các
thùng rác gia đình không đủ lớn do đó họ phải giữ lại giấy báo, carton trong các nhà kho
hay nhà xe. Trong khi đó nếu tần số thu gom cao họ thường có khuynh hướng bỏ đi.
 Tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế:


Hình thức này nếu được khuyến khích và áp dụng ở một khu vực nào đó làm giảm
đáng kể lượng rác.
 Luật pháp:

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng và thành phần của rác. Ví dụ như
các qui định về tái sử dụng các bao bì, chai nước giải khát.
 Thái độ cộng đồng:

Việc thay đổi tập quán sinh hoạt trên cơ sở tự nguyện nhằm bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho toàn xã hội trong vấn đề quản lý chất thải rắn.

2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
2.3.1 Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng

Các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua nhưng vật trung gian truyền bệnh sẽ gây nên
nhiều bệnh tật nhiều lúc trở thành dịch ( Lê Huy Bá, 2000).
Các chất thải rắn đô thị thường tập trung vào các bãi rác chúng gây ra ô nhiễm môi
trương xung quanh, người ta đã xác định đây là nguồn gốc của 35 loại bệnh tật, kể cả
bệnh sốt rét ảnh hưởng sức khỏe của cư dân ở các vùng xung quanh.
Rác làm thức ăn cho chuột, từ chuột dễ lan chuyền cho người các bệnh như: dịch hạch,
sốt do xoắn trùng leptospirose,…
SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

23

23


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

2.3.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước

Các loại rác hữu cơ có trong môi trường sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Phần nổi lên
mặt nước sẽ có quá trình khoáng chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó tạo
ra các sản phẩm cuối cùng là các chất khoảng và nước. Phần chìm trong nước bị phân
hủy yếm khí tạo ra các hợp chất trung gian và sản phẩm cuối cùng là H 2S, CH4, H2O và
CO2. Các chất trung gian này đều gây ra mùi hôi thối và các độc chất. Ngoài ra, môi
trường nước bị ô nhiễm còn do vi trùng và siêu vi trùng. Rác thải là những chất kim loại
thì chúng bị hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước, quá trình oxy hóa của các chất
này sẽ gây nhiễm bẩn nguy hại rất lớn cho con người và các loài thủy sinh.
(Nguồn: Dự Án Khoa Học Cho Việc Giải Quyết Rác Đô Thị Của Tp. Cần Thơ, tháng 102005)
Tại các bãi rác, nước rỉ rác và khí bãi rác là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và
nước ngầm trong khu vực. Xả thải bừa bãi chất thải rắn xuống kênh rạch đã làm ô nhiễm
nguồn nước mặt ở nhiều khu vực (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).
Nước rỉ tại hầu hết các bãi rác là lượng nước sinh ra trong quá trình phaan hủy chất
rắn và lượng nước thấm qua rác từ nhiều nguồn nhước như nước mưa, nước ngầm. do
thấm qua rác nước rò rĩ chứa nhiều các chất hòa tan. Sự có mặt của nước rò rĩ trong bãi
rác có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực cho hoạt động của bãi rác. Nước rĩ rác rất cần cho
quá trình hóa học và sinh học trong bãi chôn lấp. nước rĩ còn có thể chảy qua các tầng
nước ngầm và dòng nước sạch và từ đó gây ra ô nhiểm đến nguồn nước sinh hoạt.
2.3.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất

Các chất hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường đất. Cùng trong hai điều kiện
yếm khí và hiếu khí khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối
cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H 2O, CO2. Nhưng nếu là yếm khí, thì sản
phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2 gây độc cho môi trường. Với một lượng vừa
phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất từ rác không trở
thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và gây ô
nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng,chất độc hại theo nước trong đất
chảy xuống mạch nước ngầm (Lê Huy Bá, 2000).

2.3.4 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí

Rác sinh ra các chất khí gồm có NH3, CO2, CO, H2, H2S, CH4, NH2. Trong đó CO2 và
CH4 sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí trong các đống rác. Quá trình này kéo dài
mãi cho đến 18 tháng mới dừng hẳn. Hầu hết khí trong đống rác chủ yếu là CO 2 và CH4
(chiếm khoảng 90%). Các nghiên cứu chứng tỏ rằng không gian cách đồng rác 120m
nồng độ của hai chất này ở mức độ 40%. Nếu đống rác không được xử lý đúng kỹ thuật

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

24

24


Quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
thì khí metan (CH4) và một phần CO2, N2 bay vào khí quyển gây nguy hiểm cho sinh vật,
môi trường, gây nên hiệu ứng nhà kính. (Lê Huy Bá, 2000).

2.4 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN TRONG
TƯƠNG LAI
2.4.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn trong tương lai

Theo Nguyễn Văn Phước (2008) dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh trong
tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận
chuyển chất thải rắn một cách hợp lý.
Khối lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai của một khu vực được dự báo dựa
trên 3 căn cứ sau:
+ Số dân và tỷ lệ tăng dân số.

+ Tỷ lệ phần trăm (%) dân cư được phục vụ.
+ Khối lượng chất thải rắn bình quân đầu người theo thu nhập.
2.4.2 Dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số

Theo cách này căn cứ theo dân số của khu vực hiện tại, kết hợp với mô hình toán học
để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể tính tổng lượng chất thải rắn
phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của khu vực. Ngoài số dân đăng ký chính thức
trong quá trình tính toán cũng cần phải quan tâm đến số dân không đăng ký và lượng
khách vãng lai.
Theo Lê Quang Trí (2010) công thức toán học dùng để dự báo dân số là công thức
Euler, được biểu diễn như sau: Nn = N0(1+ K)n
- Trong đó:


Nn: dân số tại năm thứ n (người).



N1: dân số tại năm lấy làm gốc (người).



K: Tốc độ gia tăng dân số (%).

Để tính khối lượng chất thải rắn tại năm bất kỳ N, áp dụng công thức:
Dân số tại năm N x Khối lượng chất thải rắn trung bình tại năm N
2.4.3 Dự báo khối lượng chất thải rắn dựa trên dân số được phục vụ

Với phương pháp này căn cứ vào tỷ lệ phần trăm dân số được phục vụ bởi dịch vụ thu
gom chất thải rắn hiện tại và tổng lượng chất thải rắn thu gom được, ta có thể tính toán

tổng lượng chất thải rắn trong 05, 10 hoặc 15, 20 năm nữa của khu vực dựa trên mục tiêu
đề ra của khu vực đó về tỷ lệ phần trăm dân số được phục vụ dịch vụ thu gom cho mốc
thời gian tương ứng.

SVTH: Bùi Chí Tình
MSSV: B1306327

25

25


×