Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận cao học môn quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu công tác quản lỷ nhà nước đổi với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.92 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết xây dựng đề tài nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tôn
giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một thực thể xã hội ra đời từ
hàng ngàn năm lịch sử và là vấn đề còn tồn tại lâu dài.
Vấn đề quan hệ giữa nhà nước ta với các tôn giáo đã được đặt ra ngay
từ buổi đầu lập nước. Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 03/9/1945 Hồ Chí Minh đã phát biểu:
“Tôi đề nghị Chính phủ ta Tuyên bố Tín ngưỡng tự do, Lương giáo đoàn
kết”. Đề nghị của Người được thông qua và từ đó đến nay đã trở thành một
đường lối nhất quán của dân tộc ta. Đường lối đó đã chứng minh tính chất
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo. Đến
năm 2003, trong Nghị quyết số 25- NQ/TW của BCH TW(khóa IX), Đảng
ta nêu cụ thể hon: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng
Cộng hòa xã hội ở nước ta”.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có lịch sử ngàn năm văn hiến, tôn
giáo tín ngưỡng đã trở thành một bộ phận đặc sắc của đạo đức và văn hóa
truyền thống. Với sự hội tụ của nhiều tôn giáo, cùng với tín ngưỡng, giữa
các tôn giáo có sự hòa hợp lẫn nhau, trong lịch sử Việt Nam chưa bao giò’
có một tôn giáo thật sự là “Quốc giáo”, về bản chất, quan hệ Nhà nước giáo hồi các tôn giáo ở nước ta hiện nay là không có mâu thuẫn đối kháng
về lợi ích. Hơn nữa, Nhà nước ta hiện nay ngày cáng có khả năng sử dụng
“Lực lượng tôn giáo” và phát huy những mặt tích cực của nó trong quá trình
xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ở huyện ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận hiện nay, tôn giáo đang có xu
hướng gia tăng và có ảnh hưởng ở mức độ sâu sắc hơn trên lĩnh vực tâm lý,
tinh thần trong đời sống của quần chúng tín đồ. Nhìn chung các tôn giáo
trong huyện chấp hànỉ'1 tốt chính sách, pháp luật, các chức sắc, tín đồ phấn
khởi hành đạo và thực hiện tốt phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo” đã góp
phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những năm qua, công
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện được quan tâm và


có nhiều tiến bộ, đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng còn
một số bất cập: một số bộ phận cán bộ, Đảng viên nhật thức về chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo còn hạn chế, sự phối họp


giữa các cấp, ngành có liên quan còn chưa đồng bộ, thiếu tập trung, còn
chồng chéo.
Đe khắc phục tình trạng trên, Huyện ủy, ƯBND huyện đã quan tâm,
tăng cường công tác chỉ đạo quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Trước tình hĩnh đó, bản thân tôi là một cán bộ Đảng viên công tác trong
khối Huyện ủy chọn đề tài “ Công tác quản lỷ Nhà nước đổi với hoạt động
tôn giáo trên địa bàn Huyện Ninh sơn, tỉnh ninh Thuận ” để làm tiểu luận
với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác tổng kết lý luận và
thực tiễn về vấn đề mà đề tài đặt ra.
2.

Mục đích nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng tình hình tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo của huyện Ninh Sơn, từ đó đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn huyện.
3.

Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp khoa học xã hội mang tính chất liên ngành như: Sưu
tầm, tra cứu tư liệu, điêu tra, phân tích, tông hợp, thông kê, xử lý sô liệu thu
thập tại thời điểm hiện tại để đưa ra hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về
tình hình hoạt động và thực trạng của công tác tôn giáo của huyện.

Sử dụng các chính sách, pháp luật, các quy định của địa phương, các
phương pháp khoa học quản lý.


PHẦN NỘI DUNG
\

I. Lý luận cơ bản về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo:
1. Môt số khái niêm cơ bản:
••
a. Khái niệm tôn giáo:

Chính sự đa dạng, phức tạp của các tôn giáo cụ thể đã làm cho sự thống
nhất về khái niệm tôn giáo khó khăn. Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm
khác nhau về tôn giáo.
Đại từ điển Tiếng việt xác định tôn giáo là: “ Hình thái ý thức xã hội nhờ
vào lòng tin và sự sùng bái thượng đế, thần linh của con người”.
Trong tác phẩm “ Chống Đuy Rinh”, Ăng ghen đã viết: “Mọi tôn giáo
chẳng qua phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh, trong đó
lực lượng ở trần thế mang hình thức lực lượng siêu nhiên trần thế”.
Các nhà khoa học về tôn giáo đưa ra định nghĩa tôn giáo một cách chung
nhất: “ Đó là bộ phận mà con người cảm nhận những điều tưởng tượĩĩg ra
một cách hoang tưởng từ xã hội và từ tự nhiên mà họ đang sổng theo cách
suy nghĩ của nền vãn hóa đang chi phổi họ
Tôn giáo theo nghĩa đầy đủ của nó có những đặc trưng cơ bản mà các
nhà nghiên cứu thường đề cập tới, thậm chí coi đó là những tiêu chí để xem
xét tôn giáo.
Một là, xuất hiện hình thành niềm tin và sự tôn thờ của con người, của

cộng đồng người đối với lực lượng siêu nhiên - “ Đấng siêu nhiên” như Đức
chúa Jesu - Đấng cứu thế của Ki tô giáo, Thích ca mâu ni - Phật tổ như lai
của phật giáo, thánh Ala của Hồi giáo... Mỗi tôn giáo có thể thờ một hoặc
một số “ Đấng siêu nhiên”- Đấng tối cao, có vai trò chi phối và quyết đinh
đối YỚi số phận của con người cả trong cuộc sống hiện tại và cả khi đã sang
“thế giới bên kia”.
Hai là, hình thành hệ thống biểu tượng, hình thức lễ nghi, phương tiện đế
tín đồ giao tiếp vói “Đấng siêu nhiên” bao gồm: nhà thờ, chùa, thánh thần,
biểu tượng kiến trúc tượng đài “Đấng siêu nhiên”, cùng với các lễ nghi: cầu
nguyện, tâm nguyện, tụng kinh, làm lễ, hát nhạc... Chính vì vậy, mỗi tôn giáo
đều chú trọng xây dựng hình thành hệ thống biểu tượng, hình thức lễ nghi tôn
giáo của mình mang tính thiêng liêng, tôn nghiêm thuyết phục và thu hút tín


đồ.
Ba là, có hệ thống giáo thuyết phản ảnh thế giới quan, nhân sinh quan,
các quan niệm về đạo đức, luân lý của tôn giáo bao gồm: các quan niệm,
truyền thuyết, giáo lý, giáo luật, kinh thánh của tôn giáo. Đó là cơ sở để xây
dựng tôn giáo hướng cuộc sống và hoạt động của những người tu hành và các
tín đồ theo các chuẩn mực, mục đích mà các tôn giáo đã xác định. Trong thực
tế, giáo thuyết không phải bất biến mà có sự bổ sung , biến đổi thích nghi
YỚi điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán, truyền thống đạo
đức của dân tộc, quốc gia, thời đại. Khi tôn giáo bị lợi dụng, trở thành công
cụ của giai cấp thống trị thì giáo thuyết sẽ phục vụ theo mục đích chính trị.
Bốn là, có tổ chức quản lý, hình thành cộng đồng tôn giáo. Mỗi tôn giáo
có hình thức tổ chức quản lý và mối quan hệ cộng đồng tôn giáo riêng của
mình. Những người chuyên hành đạo gọi là chức sắc tôn giáo (Linh mục,
mục sư, hòa thượng, thượng tra,...) là những người tổ chức truyền đạo, phát
triển tín đồ,.... Tín đồ tôn giáo là những người có niềm tin sùng bái, tôn thờ “
Đấng siêu nhiên”, tuân theo các quy định của tổ chức tôn giáo. Tín đồ và

chức sắc có quan hệ chặt chẽ với nhau trở thành một lực lượng xã hội tồn tại
khách quan.
Như vậy, trên tổng diện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
cần lưu ý khi nói đến một tôn giáo hoàn chỉnh không thể không nói đến
những dấu hiệu cơ bản sau: Tôn giáo là cộng đồng người có chung niềm tin
vào một thế lực siêu nhiên, huyền bí, có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi,
có tổ chức.
bo Khái niệm hoạt động tôn giáo:
Điều 5, pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo khắng định: “ Hoạt động tôn giáo
là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luận, quản lý tổ chức của tôn giáo.
Việc truyền bá giáo lý, giáo luật còn gọi là truyền đạo, tuyên truyền
những lý lẽ nguồn gốc ra đời, luật lệ của tôn giáo, thông qua hoạt động
truyền giáo để phát triển số lượng tín đồ.
Thực hành giáo luận, lễ nghi còn gọi là hành đạo là hoạt động của tín đồ,
chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật thỏa mãn đức tin tôn giáo của
cá nhân hay cộng đồng tín đồ.
Hoạt động quản lý tôn giáo còn gọi là quản đạo nhằm thực hiện quy định
của giáo luật, hiến chương, điều lệ, của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì hoạt
động , trật tự trong tổ chức tôn giáo.


c. Khái niệm công tác tôn giáo:
Hiện tại vẫn còn có ý kiến khác nhau về công tác tôn giáo, có quan niệm
cho rằng đó là hoạt động riêng của cơ quan Nhà nước nhằm đấu tranh với
hoạt động lợi dụng tôn giáo, có quan niệm cho rằng đó chính là hoạt động
vận động quần chúng tín đồ của MTTQ, các đoàn thể, tổ chức xã hội.
Những quan niệm trên là chưa đầy đủ. Trong thực tế công tác tôn giáo
gồm rất nhiều nội dung như: công tác vận động quần chúng tín đồ, công tác
tranh thủ hàng ngũ chức sắc tôn giáo, công tác đối ngoại về tôn giáo, công tác
xử lý vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức tôn giáo, công tác phòng

ngừa đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh, trật tự,
công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo, công tác tuyên
truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
về tôn giáo, công tác nghiên cứu lý luận và tổ chức hoạt động thực tiễn trên
lĩnh vực tôn giáo...
Vậy, công tác tôn giáo là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức khác thuộc hệ thống chính trị tiến hành theo nhiệm vụ, chức năng của
Đảng nhằm mục đích đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần
chúng đồng thời đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Nhà
nước.
2. Khái quát về quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo:
\ a. Khái niệm quản lý:
Quản lý được hiểu chung nhất là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống
hay một quá trình, căn cứ vào quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng
cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đóng góp ý muốn của người
quản lý nhằm đạt được mục đích đặt ra từ trước.
b.

Khái niệm quản lý Nhà nước:

Quản lý Nhà nước là quản lý mang tính quyền lực Nhà nước, được sử
dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp
luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
c.

Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo:

Từ các khái niệm tôn giáo, hoạt động tôn giáo, quản lý, quản ỉý Nhà
nước có thể đưa ra khái niệm về quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

theo 2 nghĩa:


- Nghĩa rộng: là quá trình dùng quyền lực nhà nước của các cơ quan
Nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hướng các quá
trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo
diễn ra phù hợp với pháp luật và đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thể quản
lý.
- Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và UBND các cấp) để
điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ
chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.
3. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung công tác quân lý Nhà nước đối
vói hoật động tôn giáo:
a. Mục tiêu:
Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo cần hướng tới và đạt
được những mục tiêu chủ yếu sau:
Một là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trước hết phải đảm
bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đảm bảo cho các
hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường theo quy định của pháp luật. Đó
là thực hiện tốt Hiến pháp 2013, điều 24 ghi rõ: Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình
đẳng trước pháp luật. Quản lý Nhà nước cần phân biệt rõ giữa hoạt động tôn
giáo thuần túy với hành vi lợi dụng tôn giáo để có những biện pháp phù hợp,
tránh can thiệp vào nội bộ của tôn giáo.
Hai là, Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải phát huy
những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, tiêu cực của tôn giáo đối với
sự phát triển của xã hội. Tính hướng thiện, từ bi, bác ái vì con người của tôn
giáo phải được khơi dậy trong ứng xử giữa con người với con người trong xã
hội. Đồng thời phải giúp cho quần chúng từng bước xóa bỏ được những nhận

thức lệch lạc về thế giới và con người, những luật lệ khắt khe trong tôn giáo.
Đặc biệt phải tăng cường đấu tranh chống lại những âm mưu lợi dụng tôn
giáo, tín ngưỡng chống lại Đảng, Nhà nước, xâm hại các quan hệ xã hội được
Nhà nước bảo hộ.
Ba là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải thực hiện được
mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bào không có
tín ngưỡng tôn giáo trong khuôn khổ đại đoàn kết dân tộc, thực hiện nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác tôn giáo, mục tiêu đoàn kết


dân tộc đoàn kết lương giáo ngày càng quan trọng khỉ tôn giáo luôn là một
trong những công cụ, phương tiện được các thế lực thù địch, phản động trong
và ngoài nước lợi dụng nhằm chia rẽ dân tộc, chia rẽ Nhân dân với Đảng, với
Nhà nước, chia rẽ người có đạo và không có đạo.
Bốn là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải đảm bảo sự
tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn
giáo. Tổ chức, cá nhân tôn giáo là một bộ phận của xã hội, được Nhà nước
thừa nhận, phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Hoạt động tôn giáo phải
tuân thủ những quy định của Nhà nước. Mọi hành vi nhằm biến tôn giáo
thành một lực lượng đối trọng với Nhà nước, thoát ly khỏi sự quản lý của
Nhà nước đều là bất hợp pháp.
*" b. Nguyên tắc:
như
sau:

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có một số nguyên tắc chính

Một là, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do
không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, mọi công dân đều bình đẳng về
nghĩa vụ, quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và

không theo đạo, cũng như giữa các tôn giáo khác nhau.
Hai là, nguyên tắc về tính thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn
các giá trị văn hóa. Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo bao giời cũng thể hiện qua
sinh hoạt vật chất của con người. Các cơ sở thờ tự thường là nơi thờ phụng
của các tín đồ, đồng thời cũng là nơi giữ gìn văn hóa vật thể và phi vật thể.
Vì vậy sự tồn tại của tôn giáo cũng có nghĩa là sự bảo lưu văn hóa. Nhà nước
quản lý hoạt động tôn giáo để vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa
loại bỏ dần những hiện tượng phản văn hóa của tôn giáo.
Ba là, nguyên tắc đảm bảo nliững hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính
đáng và hợp pháp của tín đồ.
Co Nội dung:

bản:

- Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bao gồm những nội dung

+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm thuộc
lĩnh vực tôn giáo.
+ Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.


+ Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.
+ Tuyên truyền, Dhổ biến giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo.
+ Qui định về việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
+ Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm
công tác tôn giáo.
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về hoạt động tôn giáo.
Tất cả những nội dung trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, để làm tốt

các công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần thực hiện tốt
các nội dung trên.
- Những nội dung cụ thể:
+ Công nhận tổ chức tôn giáo.
+ Quản lý hoạt động tổ chức tôn giáo.
+ Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng của các tôn giáo.
+ Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy tôn,
suy cử trong tôn giáo.
+ Quản lý các chương trình, mục vụ thường xuyên, đột xuất của tôn
giáo.
+ Quản lý về đại hội, hội nghị và một số việc hành chính đạo của tôn
giáo.
+ Quản lý việc sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất của tôn giáo, kinh
doanh, xuất nhập khẩu kinh sách và đồ dùng tôn giáo.
+ Quản lý hoạt động từ thiện xã hội của các cá nhân, tổ chức tôn giáo.
+ Quản lý các hoạt động quốc tế của Tổ quốc, cá nhân tôn giáo.
Tóm lại, tôn giáo không những là một hình thái ý thức xã hội mà còn là
một thực thể xã hội, được hình thành và quyết định bởi hình thái kinh tế - xã
hội và có tác động ngược trở lại với xã hội. Cũng như các hoạt động khác
trong xã hội có Nhà nước, tôn giáo tất yếu chịu sự quản lý của Nhà nước.
II/ Khái quát về huyện Ninh Sơn và thực trạng công tác quản lý Nhà
nước đốỉ với hoạt động tôn giáo trên địa bàn:
1. Khái quát về huyện Ninh Sơn:


a. Đặc điểm tự nhiên:
Ninh Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Ninh Thuận,
Đông giáp tiìầĩìỉì phô Phaĩi Rang —Tháp Cỉìciĩĩi, Tciy giáp huycn.' Đơn
Điĩơĩig Vct liiiycn Điíc Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng, Nam giáp huyện Ninh
Phước và Bắc giáp huyện Bác Ái. Có diện tích tự nhiên là 771,9km2, chiếm

30% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh. Đất đai của huyện chủ yếu là rừng núi,
người dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Huyện có đặc trưng hai cây
trồng chủ lực của tỉnh đó là cây mía và cây mì, có diện tích trồng trên
6000ha. Ngoài ra, người dân của huyện còn trồng lúa nước khoảng 4000ha,
nhờ vào nguồn nước của nhà máy thủy điện Đa Nhim. về chăn nuôi chủ yếu
là nuôi bò, dê, cừu và heo với 14 trang trại lớn, giải quyết nhiều công ăn, việc
làm của huyện.
b. Đặc điểm của xã hội:
Huyện Ninh Sơn có 8 đơn vị hành chính (7 xã, 1 thị trấn). Dân số toàn
huyện có 78.170 người, mật độ dân số 101 người/km2. Đại đa số người dân
sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí còn thấp so với mặt
bằng chung của tỉnh. Toàn huyện có 14 dân tộc anh em cùng chung sống,
trong đó dân tộc kinh 54.412 người chiếm 76%. Dân tộc thiểu số 18.758
người chiếm 24% (gồm các dân tộc Rắc Lây, Chăm, K’Ho, Nùng,...)
Người dân Ninh Son với đặc tính chung mang đậm nét của cư dân
trung bộ, chủ yếu là dân từ các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên. Di dân vào thời Pháp thuộc, đặc biệt có xã Quảng Sơn
được thiệu di dân vào năm 1972, toàn bộ dân Quảng Trị. Do đó người dân có
tính cần cù lao động, chịu thương, chịu khó, hiếu học, dễ hòa đồng. Huyện có
4/8 xã, thị trấn có Đình Thần, trong đó Đình Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn được
xếp hạng di tích Quốc gia. Trong các năm qua nhiều đình thần đã được nhân
dân vận động đóng góp, trùng tu, chỉnh trang đẹp đẽ, khang trang và hàng
năm đều tổ chức cúng Đình vào ngày kỵ của Thành Hoàng bổn cảnh, cúng tế
long trọng.
c. Phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt khá, bình quân trong giai đoạn
2011 -2015 đạt 12,1%/năm đạt và vuợt kế hoạch chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần
thứ X (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng,
giảm tỷ trọng Nông - Lâm Thủy sản đến 2015 chiếm 53,2% (2010 là 61%),
tăng tỷ trọng công nghiệp _ xây dựng 28,7% (2010 là 25%) và thương mại



dịch vụ 18,1% ( 2010 là 14 %). Tổng thu ngân sách nhà nước 2011 - 2015 là
550 tỷ, trong đó thu ngân sách trên địa bàn huyện 215 tỷ. Tổng chi ngân sách
560 tỷ.
2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn huyện Ninh Sơn:
a. Tình hình hoạt động của các tổ chửc tôn giáo:
Tổng số tín đồ các tôn giáo trên toàn huyện là 46.098 người, chiếm
58,9% dân số (trong đó xã Quảng Sơn có đồng bào theo các tôn giáo chiếm
96%). Dân số còn lại theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.Trên điạ bàn huyện có
6 tôn giáo được Nhà nước công nhận và hoạt động bao gồm: Phật giáo có
10.022 người, công giáo 26.595 người, tin lành 4968 người, Bà Ni 2989
người, Bà La Môn 62 người, Cao Đài 145 người, Bà Hai 08 người.
số cơ sở thờ tự: Phật giáo 11 cơ sở gồm 07 chùa, 03 tịnh xá và 01 niệm
phật đường. Công giáo 10 cơ sở gồm 09 nhà thờ và 01 dòng tu, tin lành 05 cơ
sở gồm 4 nhà thờ và 01 nhà nguyện, Bà Ni 01 cơ sở.
Số lượng chức sắc các tôn giáo 84 vị, trong đó Phật giáo 34, Công giáo
40, tin lành 08, Bà Ni 02.
Tổng diện tích nhà , đất tôn giáo đến 2015 là 326.166m2, trong đó Phật
giáo 146.738 m2. Tin lành 8108m2, Bà Ni 22.866 m2 đất.
Toàn bộ Đảng bộ có 34 tổ chức có cơ sở Đảng, với tổng số 1352 đảng
viên, trong đó có 14 Đảng bộ cơ sở (với 136 chi bộ trực thuộc Đảng ủy) và
20 chi bộ cơ sở, có 105 Đảng viên là các tín đồ, chiếm 78% tổng số Đảng
viên tòan huyện.
Thời gian qua, tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện diễn ra
tương đối ổn định, hoạt động đúng theo hiến chương của giáo hội đường
hướng hành đạo. Các cuộc lễ trọng của các tôn giáođược tổ chức trang
nghiêm, trang trọng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thu hút đông đảo tín đồ
và quần chúng nhân dân tham gia, mang tính xã hội cao, tạo không khí vui

tươi đoàn kết giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, như
nhân dịp các lễ lớn như: Phật đản của phật giáo, giáng sinh của Công giáo và
Tin lành, Ramuvan của Bà Ni, Lễ hội Kate của người Chăm. Chức sắc, chức
việc, tín đồ, các tôn giáo luôn chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gắn bó mật thiết với địa phương, tập
họp tín đồ trong khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng cuộc sống “ Tốt đời đẹp
đạo”, tích cực thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước do địa phương


phát động góp phần vào công cuộc phát triền kinh tế xã hội của huyện, của
tỉnh như phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân
cư”, cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “ Xây
dựng nông thôn mới”, đến nay trên toàn địa bàn huyện có 01 xã đạt chuẩn
nông thôn mới (xã Nhơn Sơn), tham gia tốt đóng góp các quỹ như quỹ Vĩ
người nghèo, ủng hộ đồng hào lũ lụt, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ mải ấm
công đoàn... Ngoài ra trên địa bàn huyện đã phát động xây dựng 5 thôn, khu
phố đảm bảo trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông, 15 tộc họ tự quản,
01 xứ đạo bình yên ( giáo xứ Triệu Phong - xã Quảng Sơn).
Việc thuyên chuyển ,bổ nhiệm, trùng tu, xây dựng mới các cơ sở thờ
tự, mở lóp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo diễn ra bình
thường, hoạt động tôn giáo và tổ chức đại hội cấp cơ sở theo đúng nội dung,
chương trình đăng kí hàng năm. Các tổ chức, tôn giáo luôn được các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, tạo điều kiện và cho phép hoạt dộng theo
đúng pháp luật. Từ đó, đã tạo được niềm tin và sự phấn khởi trong chức sắc,
chức việc, tín đồ tôn giáo.
Công tác từ thiện xã hội được các cơ sở tôn giáo quan tâm, tích cực
ủng hộ địa phương thực hiện các chương trình tự thiện xã hội như: Chùa
Quảng Sơn hơn 10 năm qua, hàng tuần vào thứ 7 và chủ nhật tồ chức khám
và phát thuốc (thuốc Nam _ Do các phật tử của chùa chặt hái phơi khô, sấy,
tẩm vào từng thang một), miễn phí cho bệnh nhân nghèo, khó khăn, 200

bệnh nhân/tuần. Chùa Tân Sơn tổ chức bếp ăn từ thiện tại bệnh viện Đa
khoa khu vực Ninh Sơn gần 8 năm nay, mỗi ngày cấp 100 - 120 suất cơm
miễn phí cho bệnh nhân và người thân nghèo, dân tộc thiểu số, khó khăn.
Dòng tu Quảng Sơn thành lập nhà trẻ nuôi dưỡng những trẻ bị chât độc da
cam, khuyết tật nặng hơn 20 năm nay. Trong 10 năm qua, các đoàn từ thiện
các tôn giáo trong huyện đã cấp phát 1762 suất quà trị giá 150 triệu đồng,
khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 14.350 lượt người với tổng giá
trị 500 triệu, phật tử các chùa vận động xây nhà tình nghĩa 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn huyện
còn tồn tại nột số vấn đề cần quan tâm để có biện pháp quản lý tốt hơn trong
thời gian tới đó là: việc mâu thuẫn gây mất đoàn kết nội bộ trong tôn giáo
vẫn còn xảy ra, tiềm ẩn yếu tố gây mất an ninh trật tự tại địa phương, việc
khiếu kiện tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo còn một số vụ giải
quyết chưa dứt điểm. Hoạt động của một số cơ sở tôn giáo chưa được sự cho


phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Nhà khám bệnh của giáo xứ
Tầm ngân - xã Lâm Sơn); Một số hộ dân tự ý dựng tượng không đúng qui
định theo pháp luật như: tự dựng tượng Đức Mẹ, Quan Âm trên đoạn đường
đèo Ngoạn Mục, quốc lộ 27; tự dựng tượng Tai Ray, rừng chưa có phép.
Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo một số hộ dân trên địa bàn chưa thực hiện
đúng theo qui định như: một số hộ tu tại gia thường xuyên tụ tập đông người
sinh hoạt trái pháp luật như hộ bà Đặng Thị Mỹ Lai (xã Lâm Sơn), ông Ja ơt
(xã Ma Nới), hộ ông Dương Đăng Phi (xã Lương Sơn).... Tổ chức khám
chữa bệnh có biểu hiện mê tín dị đoan, tập trung nhiều nhất ở xã miền núi
Ma Nới, 90% dân số là dân tộc thiểu số (Răc Lây, K’Ho).
\ b. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo:
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong tìnli hình
mới, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Quán triệt tinh thần nghị quyết 24-NQ/TW của Bô

chính trị, NQ 25- NQ/TW của BCHTW khóa IX, chỉ thị 37- CT/TW của Bộ
chính trị, chỉ thị 01/2005/CT-TTG của thủ tướng chính phủ. Đặc biệt là pháp
lệnh tín ngưỡng tôn giáo và nghị định 22-NĐ/CP, Huyện ủy - I ĨĐND và
UBND huyện Ninh Sơn đấ tăng cường lãnh chỉ đạo, đề ra chủ trương biện
pháp cụ thể về công tác tôn giáo, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp,
ngành, Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong huyện nhằm nâng cao
vai trò trách nhiệm và phát huy tính chủ động, linh hoạt của đội ngũ cán bộ
làm công tác tôn giáo, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo,
đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, đúng pháp luật,
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, sống “ Tốt đời đẹp
đạo”, ngăn chặn kịp thời, đấu tranh có hiệu quả việc lợi dụng tôn giáo của
các thế lực phản động, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, ổn định tình hình
an ninh - chính trị - trật tự xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong hơn 10 năm qua, bộ máy làm công tác tôn giáo trên địa bàn
huyện, chủ yếu thông qua hoạt động của ban chỉ đạo Tôn giáo Huyện, gồm
25 thành viên do đồng chí Phó Bí Thư thường trực làm trưởng ban, cơ quan
thường trực Ban Chỉ đạo là Ban dân vận huyện ủy. về phía ƯBND Huyện
phân công 01 đ/c Phó chủ tịch UBND phụ trách công tác tôn giáo, phòng nội
vụ có 01 phó trưởng phòng kiêm nhiệm công tác tôn giáo. Phòng nội vụ được
giao nhiệm vụ giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về


công tác tôn giáo trên địa bàn huyện. Ở xã, thị trấn, phân công 01 cán bộ
kiêm nhiệm và 01 tố tư vấn về tôn giáo gồm 5 người, trong đó đồng chí Phó
Bí Thư thường trực xã, thị trấn làm tổ trưởng.
c. Một số kết quả đạt được và nguyên nhân:
Công tác tôn giáo của huyện thời gian qua ngày càng có những biến đổi
sâu sắc và đạt được kết quả khả quan. Việc thực hiện tự do tín ngưỡng tôn
giáo đã đi vào nề nếp. Sinh hoạt tôn giáo thuần túy được tạo điều kiện thuận

lợi cho chức sắc, tín đồ bày tỏ đức tin và nhu cầu đó được hướng dẫn giải
quyết theo đúng trình tự pháp luật qui định, những kết quả cơ bản đạt được
trong công tác quản lý Nhà nưổc đối với hoạt động tôn giáo được thể hiện ở
các mặt sau:
Một là, công tác củng cố tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý
Nhà nước về tôn giáo. Thực hiện việc kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy làm
công tác tôn giáo theo nghị định 14/2008/NĐ - CP của Chính phủ, thông tư
04/2010/TT - BNV hướng dẫn việc thực hiện nghị định 14 về chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ cấp huyện được triển
khai thực hiện nghiêm túc.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ
làm công tác tôn giáo được sự quan tâm. Hàng năm, huyện đều cử cán bộ của
huyện, xã, thị trấn tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác
tôn giáo do sở nội vụ phối hợp Trường Chính trị Tỉnh tổ chức, tham gia các
lóp clo TW tổ chức hàng năm ở các khu vực. Ngoài ra, huyện cũng còn chỉ
đạo Ban Dân Vận phối hợp với Ban Tuyên Giáo và trung tâm bồi dưỡng
Chính trị huyện hàng năm đều tổ chức một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo
cho khoảng 25 - 30 người/lớp gồm các cán bộ xã, trưởng phó thôn, khu phố,
bí thư, phó bí thư, tổng khối dân vận xã, thôn, khu phố tham gia.
Hai là, công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến, hướng dẫn pháp luật
đối với hoạt động tôn giáo. Cùng với việc triển khai các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội, chính quyền các cấp đã tăng cường phối họp với MTTQ
và các đòan thể nhân dân đẩy mạnh vận động, tuyên truyền nâng cao nhận
thức về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tới các chức
sắc, tín đồ tôn giáo.
Trong 10 năm qua, trên địa bàn huyện đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến
nghị quyết 25 và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo được
122 lần/14.243 lượt người tham gia, trong đó tổ chức 08 hội nghị, mở 05 lớp



tôn giáo (có 02 lớp cho chức sắc, chức việc 48 người tham gia). Thông qua
công tác tuyên truyền, nhận thức về chính sách pháp luật của tín đồ tôn giáo
đã được nâng lên rõ rệt, phát huy truyền thống yêu nước, tin tưởng vào đường
lối đổi mới của Đảng, nhiều người đã trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến với
khu dân cư, chính quyền địa phương về biện pháp thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước trên nhiều lĩnh vực.
Ngoài ra, qua các buổi gặp mặt đầu năm dịp tết nguyên đán, các ngày lễ
trọng của các tôn giáo, lãnh đạo huyện tổ chức thăm hỏi, tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng, động viên các chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo nhằm xóa bỏ
định kiến đối lập giữa chính quyền với tôn giáo, hướng hoạt động tôn giáo
tuân theo pháp luật.
Ba ỉà, công tác hướng dẫn kiểm tra, giải quyết cac nhu cầu sinh hoạt tôn
giáo của các cá nhân, tổ chức tôn giáo. Thực hiện chỉ đạo của Ban Tôn giáo
chính phủ và hướng dẫn của Ban Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận, UBND huyện đã
triển khai tới các tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn huyện, các văn bản
hướng dẫn nhằm đảm bảo thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động tôn
giáo theo qui định của pháp luật như: hướng dẫn đăng kí hoạt động hàng năm
của các tôn giáo, thủ tục trùng tu, sửa chữa và xây dựng mới cơ sở thờ tự,
đăng kí hội đòan tôn giáo hoạt động theo các cấp,... từ đó tạo điều kiện thuận
lợi cho chức sắc, tín đồ, tổ chức tôn giáo và cơ quan quản lý Nhà nước về tôn
giáo.
Ị; Bốn là, công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lợi dụng tín ngưỡng
tôn giáo.
Như chúng ta đã biết, hiện tại trên địa bàn huyện Ninh Sơn số lượng sơ
sở thờ tự và tín đồ tôn giáo ngày càng tăng, nên chứa đựng nhiều tiềm ẩn các
thế lực thù địch trong và ngoài địa phương lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt
động gây chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa các dân tộc, và
giữa dân tộc với tôn giáo. Công tác tôn giáo hiện nay vẫn còn nhiều bất cập
và hết sức nhạy cảm, các phần tử xấu đang tập trung lợi dụng vấn đề này để
đi ngược lại chủ trương , đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

Hàng năm, Huyện ủy và UBND huyện đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền
các ngành, MTTQ, đoàn thể từ huyện đến cở sở chủ động luôn nắm tĩnh hình,
nhất là những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự liên quan đến tôn giáo, các
điểm thờ tự, đặc biệt xây dựng tốt lực lượng cốt cán tin cậy trong các tôn
giáo. Từ đó xây dựng các phương án bảo vệ an toàn các hoạt động tôn giáo


lớn diễn ra trên địa bàn huyện như: Lễ giáng sinh, lễ Phật đản, lễ Ramuvan, lễ
hội Kate...
Các hoạt động tôn giáo trái phép, lấn lướt chính quyền được các cấp ủy,
chính quyền và lực lượng Công an huyện phát hiện kịp thời xử lý tốt, không
để xảy ra diễn biến phức tạp chẳng hạn như: 2010 có đòan 05 người nước
ngoài (Hàn Quốc) vào vùng sâu, núi cao của huyện (xã Ma Nới) tuyên truyền
đạo trái phép; việc đặt 198 ghế đá và dựng tượng trái phép tại khu vực Hầm
Ba (xã Lâm Son); xây cổng dựng tượng thánh giá trên đường vào cổng trụ sở
thôn Triệu Phong (xã Quảng Sơn)...
* Nguyễn nhân của những kết quà đat đươc:
Thứ nhất, Đảng và nhà nước ta đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới
chính sách tôn giáo nói riêng là rất đúng đắn phù họp với tình hình của đất
nước trong thới kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Trên cơ
sở đó, Huyện ủy HĐND - UBND huyện đã nhanh chóng đổi mới nhận thức
và cụ thể hóa kịp thời, đưa ra các chương trình hành động, các qui định, quyết
định cho phù hợp với tình hình huyện như: Huyện ủy ban hành kế hoạch số
53-KH/HU, 26/9/2005 về thực hiện thông báo 160-TB/TW của BCT; công
văn 666-CV/HU 14/7/2004 về tổng kết 5 năm thực hiện thông báo 160 của
BBT.UBND huyện xây dựng kế hoạch 41/KH- UBND, 09/09/2005 để triển
khai nghị định 22 của thủ tướng chính phủ và chỉ thị 01 của thủ tướng chính
phủ .Huyện ủy ban hành kế hoạch số 55, 56, 06/4/2010 để triển khai học tập
và quán triệt, thực hiện kết luận số 57-KL/TW của BCT. Thường xuyên
thông báo kết luật của các cuộc họp Ban chỉ đạo công tác tôn giáo.

Thứ hai, sự phối hợp gắn kết chặt chẽ của Ban dân vận, Ban tuyên
giác, MTTQ huyện và các ngành, các cấp, đoàn thể của huyện khi giải quyết
các vấn đề có liên quan đến tôn giáo. ƯBND Huyện thực hiện tốt công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện, giải quyết tốt các nhu cầu
sinh hoạt tôn giáo chính đáng của quần chúng tín đồ và các vấn đề khiếu nại,
khiếu kiện liên quan đến tôn giáo theo qui định pháp luật, không để xảy ra
bưc xúc của tôn giáo, tạo kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc.
Thứ ba, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo được
quan tâm đúng mức. Cán bộ làm công tác tôn giáo là những người có đạo
đức, phẩm chất chính trị vững vàng, khả năng tập hợp, vận động quần chúng
và có trình độ am hiểu về tôn giáo, được đông đảo chức sắc, tín đồ tôn giáo
tin tưởng. Từ đó góp phần làm cho hoạt động tôn giáo dần dần đi vào nề nếp,


hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Thứ tư, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm
qua đạt được những kết quả tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải
thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững. Tạo cơ sở kinh tế - xã hội cho công
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên đại bàn huyện tốt hơn.
,j d. Hạn chế và nguyên nhân:
- Hạn chế:
Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo cho quần chúng nhân dân,
nhất là trong chức sắc, tín đồ tôn giáo chưa thật sâu kỹ, thường xuyên nên
nhận thức của một bộ phận nhân dân và đồng bào có đạo đức vẫn còn hạn
chế. Cũng như sự tranh thủ, vận động các chức sắc, chức việc và người có uy
tín trong các tôn giáo để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan trong
hoạt động tôn giáo của một số chính quyền sơ sở chưa được quan tâm đúng
mức.
Hai là, việc thực hiện các chính sách đầu tư cho vùng dân tộc miền núi,

vùng đồng bào có đạo còn dàn trải nên sự phát triển còn chậm không đồng
đều, cuộc sống đa số người dân còn nhiều khó khăn.
Ba là, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở một số địa phương cơ
sởvẫn còn lúng túng, đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Việc nắm bắt tình hình, thông
tin, báo cáo còn chậm, thiếu chính xác. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo
từ huyện đến xã, thị trấn, chưa có chuyên trách, còn kiêm nhiệm, thường
xuyên thay đổi, lực lượng mỏng nên khi có vấn đề mới phát sinh, việc tham
mưu giải quyết còn chậm, thiếu chủ động. Một số nơi chính quyền cơ sở chỉ
đạo giải quyết một số vụ việc liên quan đến tôn giáo còn có biểu hiện nóng
vội, có nơi lại buông lỏng quản lý.
Bốn là, phương thức hoạt động của MTTQ, đoàn thể các cấp chậm được
đổi mới, một số nơi còn hành chính hóa, thiếu kiểm tra, đôn đốc, vận độne, sơ
tổng kết rút kinh nghiệm. Lực lượng nòng côt trong các tôn giáo còn mỏng,
chưa nhạy bén, chưa chủ động phối họfp chặt chẽ khi có vấn đề mới về tôn
giáo phát sinh.
Năm là, việc hướng dẫn kiểm tra của các cấp thẩm quyền đối với các tổ
chức tôn giáo đăng ký chương trình hoạt động hàng năm theo quy định của
pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo một số nơi chưa thật sự đi vào nề nếp, còn để
các tổ chức tôn giáo lấn lướt. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai có liên


quan đến tôn giáo ở một số nơi còn buông lỏng, để cho các tổ chức tôn giáo
tự ý xây, sửa, cơi nới và lấn chiếm.
- Nguyên nhân và han chế;
V..
Thứ nhất, nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên và chính quyền cơ sở
còn lúng túng trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo nhất là việc xây dựng, cơi nơi các công trình, cơ sở thờ tự tôn
giáo, việc tổ chức các cuộc lễ ngoài chương trình đăng ký, ngoài cơ sở thờ
tự, tình hình đất đai, tôn giáo.

Thứ hai, lực lượng cốt cán trong các tôn giáo ở cơ sở còn thiếu, mỏng
nên công tác tuyên truyền, vận động hiệu quả chưa cao. Đồng thời cán bộ
làm công tác tôn giáo đa số tại các xã, thị trấn thường còn e ngại khi tiếp xúc
với các chức sắc các tôn giáo, còn thay đổi, chưa nghiên cứu sâu sắc các văn
bản về lĩnh vực tôn giáo nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng công
tác.
Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy một số địa phương
chưa được tăng cường thường xuyên, còn giao khoán cho chính quyền, tổ tư
vấn tôn giáo các xã, thị trấn chưa thể hiện tốt vai trò của mình trong vấn đề
giải quyết về tôn giáo một cách căn cơ, bài bản.
Thứ tư, một số chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và tổ chức tôn giáo
chưa thực hiện tốt qui định của pháp luật, có những hoạt động tạo “ sự đã
rồi”, gây khó khăn cho công tác của chính quyền.
V 3. Bài học kinh nghiệm:
Bài học trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Đe công tác tôn giáo được
triển khai và thực hiện có hiệu quả thì các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về tôn giáo phải được các cấp ủy, chính quyền, măt
trân, các đoàn thể cụ thể
hóa .v-à tpể™ VViâi ,_Vĩn t h n r i đ ô ĩ ì ơ h n đỏnơ thnti nh-ải đuT*c Vìêrn
tra
hixonơdẫp
so?AUliwil JL»_JLjỊ
'iivv*
V xviViii
U..LVXA
^V
W.
V-ă.v> V V
.ti-Vi--'V 'V-'
tổng kết thường xuyên để kịp thời uốn nắn, đức rút kinh nghiệm trong quá

trình triển khai thực hiện.
M.

Ầ:

*.*.£2ỉ.ỹ



Bài học trong công tác vận động quần chủng cỏ đạo: Để công tác vận
động quần chúng chức sắc, tín đồ tôn giáo có hiệu quả thì công tác phối họp
giữa cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn
ngày càng phải chặt chẽ.
Bài học trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo: phải kịp thời


xem xét hướng dẫn, giải quyết những kiến nghị, nhu cầu chính đáng của các
tổ chức, cá nhân tôn giáo, không được qua loa đại khái.
Bài học trong công tác phổi hợp ỉỉện ngành: Đe công tác tôn giáo
được thực hiện có hiệu quả, công tác phối họp liên ngành giữa các cơ quan
chức năng với MTTQ, đoàn thể phải đồng bộ, chặt chẽ trên cơ sở chủ động
của từng đơn vị trên cơ sở nhiệm vụ được giao.
Bài học trong công tác đấu tranh chổng lợi dụng tôn giáo: cấp ủy,
chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp phải quan tâm xây dựng lực lượng
cốt cán trong các tôn giáo, phát huy vai trò của những người có uy tín trong
vùng đồng bào có đạo để vận động, đấu tranh chống kẻ xấu lợi dụng.
III. Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tôn gỊáo trên địa bàn huyện Ninh Sơn:
V 1. Dư báo xu hướng phát triển và hoat đông tôn giáo ở đia bàn huyên
thời gian tới:

Do số lượng cơ sở thờ tự và tín đồ các tôn giáo ngày càng tăng, đòi sống
vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên; phương
tiện đi lại, nghe nhìn ngày càng phát triển, nên trong thời gian tới số lượng tín
đồ các tôn giáo sẽ tăng, hoạt động của các tôn giáo ngày càng phong phú, đa
dạng hơn.
Ngoài ra, do cơ sở thờ tự và tín đồ các tôn giao ngày càng tăng nên
chứa đựng nhiều tiềm ẩn các thế lực thù địch trong và ngoài địa phương lợi
dụng tôn giáo để hoạt động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các tôn
giáo,giữa các dân tộc
tôn giáo với nhau.
'w

2o Quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo:

Công cuộc đổi mới phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước diễn ra trên
tất cả các lĩnh vưc của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề tôn giáo và công
tác tôn giáo. Sư đôi mới nhân thức về tôn giáo và côngtác tôn ơiáo được đánh
dấu ở nơhị 0 LI vết số 24-NQ/TW,16/10/1990 của BCT về tăng cường công
tác tôn giáo trong tình hình mới, sau đó được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện qua
các nghị quyết, chỉ thị. Nghị định của TW Đảng và Chính phủ, ngày
12/3/2003, Hội nghị lần thứ 7 BCHTW (Khóa IX), Đảng ta ra nghị quyết số
25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Tiếp đó Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký
lệnh công bố pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo đã được ủy ban thường vụ Quốc


hội khóa XI thông qua ngày 18/06/2004. Các văn kiện trên thể hiện rõ quan
điểm, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo sau:
Một là, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn

kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Quyền sinh
hoạt tôn giáo bình đẳng theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong
khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết
dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đoàn kết
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau và đồng bào không theo tôn giáo nào.
Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan,
hoạt động trái phap luật và chính sách của Nhà nước, kích động, chia rẽ dân
tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng. Mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, là
điểm tương đồng để gắn bó đồng bào tôn giáo với sự nghiệp chung. Công
tác vận động quần chúng tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh
thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
Bốn là, công tác tôn giao là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.
Công tác tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, các cấp, các
ngành,các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần củng cố và kiện toàn. Công
tác quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng
tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động
quần chúng.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo, mọi tín đồ đều có quyền tự do
hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo qui định của pháp luật.
Việc theo đạo và truyền đạo cũng như mọi hoạt động khác đều tuân thủ theo
hiến pháp và pháp luật, không lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo, nghiêm cấm
các tổ chức tuyên truyền đạo, người truyền đạo và cách thưc truyền đạo trái
phép, vi phạm các qui định của Hiến pháp và pháp luật.



v

3. Định hướng của Huyện ủy, UBND Huyện Ninh Sơn:

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần NQ 24 của BCT và NQ 25 của
BCHTW kháo IX về công tác tôn giáo, pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và
Nghị định 22 của
Chính phủ đẻ nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đ3ng viên, và quần chúng
nhân dân về tôn giáo và công tác tôn giáo.
- Thường xuyên tiếp tục, hướng dẫn chức sắc các tôn giáo hoạt động
đúng pháp luật, đồng thời nắm chắc tình hình tôn giáo, phát hiện và xử lý kịp
thời đúng pháp luật những vụ nổi cộm, không để phát sinh diễn biến phức tạp
ngay tại cơ sở.
- Tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên của Ban, ngành chức
năng ở TW, ban tôn giáo tỉnh. Nêu cao tính chủ động trong công tác nắm tình
hình cũng như kế hoạch đề ra, phương án giải quyết.

\ 4. Các nhóm giải pháp:
'V.-. •
♦ Nhóm giải pháp thứ nhất, về nâng cao nhân thức vả cu thể hóa chính
sách tôn giáo ở cơ sở:
Phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức, trách nhiệm
của các cấp, ngành, tổ chức và mỗi người dân nhất là các chức sắc, tín đồ
tôn giáo, trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Đặc biệt là những quan điểm
của Đảng trong NQ 25 của BCHTW khóa IX về công tác tôn giáo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán
bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng

của công tác tôn giáo trong thời kỳ mới của Cách mạng theo quan điểm của
Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề này hiện nay ở một số nơi cấp ủy
chưa thấy rõ, chính vì vậy chưa kịp thời nắm bắt tình hình, thiếu chủ động
và có giải pháp phù hợp, còn sơ hở trong xử lý những vấn đề liên quan đến
tôn giáo.
Triển khai thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở.
ế • Nhóm giải pháp thử hai, kiên toàn tồ chức vả đôi ngũ làm công tác tôn
giáo trẽn đia bàn huyên:
Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, đẩy mạnh việc đào
tạo, bồi dưỡng, sử đụng đội ngũ cán bộ là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết
định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, trong đócó các tôn


giáo. Cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện đến xã, thị trấn luôn nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn để từ đó giải quyết các đề nghị của chức sắc tôn giáo,
tổ chức, tín đồ tôn giáo đúng pháp luật, giải quyết dứt điểm các yêu cầu
nguyện vọng chính đáng về hoạt động tôn giáo ngay tại cơ sở.
Cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo phải không ngừng phấn đấu, nỗ lực rất
lớn, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Làm tốt công tác tham mưu cho
cấp
ủy, chính quyền giải quyết kịp thời những khiếu kiện, thắc mắc, tránh để kéo
dài và vượt cấp.
ị • Nhóm giải pháp thử ba, tâp trung chỉ đao củng cố xây dưng cơ sở chính
tri ở
I
\
'
'
~r
vungego đao đông thời tăng cường quản 1Ỷ Nhà nước đôi với hoat đông tôn

giáo:
Trên cơ sở quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, Huyện ủy
- UBND Huyện cần có những chủ trương cụ thể đối với các cơ quan, các cấp,
ngành hoạt động liên quan đến tôn giáo. Tăng cường quản lý Nhà nước về
tôn giáo, đảm bảo cho đồng bào có đạo hoạt động tôn giáo bình thường.
Hơn nữa quần chúng tôn giáo có nét đặc thù riêng vì vậy trong công
tác tôn giáo, quản lý hoạt động tôn giáo cần tuân thủ:
+ Không chủ trương tuyên truyền “ Chủ nghĩa vô thần khoa học” trong
các cơ sở tôn giáo và đấu tranh với tư tưởng tôn giáo hay chủ trương loại bỏ
tôn giáo.
+ Tôn trọng đức tin tôn giáo của tín đồ, tránh xúc phạm tới tình cảm
tôn giáo của họ. Vấn đề này Lê Nin đã chỉ rõ: “Ai làm hại đến tình cảm tôn
giáo, người đó gây ra thiệt hại lớn,..
+ Vận động quần chúng tôn giáo phải nằm trong cuộc vận động toàn
dân vì mục tiêu chung Dân giàu nước mạnh, dân chủ,công bằng ,văn minh,
trong các phong trào chung của toàn dân, gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
+ Công tác vận động quần chúng tôn giáo phải thông qua việc thực
hiện tốt chính sách kinh tế - xã hội, chính sách quốc phòng - an ninh và hệ
thống pháp luật đúng đắn.
• Nhỏm giải pháp thứ tư các cơ quan chức năng, ban, ngành., đoàn thể
chủ đông phối hơp trong công tác quản lý hoat đông tôn giáo:
v

Đảng ta xác định công tác tồn giáo là trách nhiệm của hệ thống chính trị.


Công tác tôn giáo của huyện luôn có sự tham gia của Dân vận, MTTQ, Công
an, cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ, nông dân... Tuy được phân định rõ về
chức năng song trên thực tế còn chồng chéo, giải quyết thiếu thống nhất, cồn

né tránh, kéo dài... Do đó phải phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị, Đảng lãnh đạo, các tổ chức quần chúng chính trị, xã hội, vận động
nhân dân tham gia tổ chức thực hiện với mục tiêu giữ vững khối đại đoàn kết
toàn dân, đảm bảo trật tự an ninh an toàn xã hội, ổn định chính trị.
Chủ động nắm tình hình, tránh việc để các tổ chức, cá nhân tôn giáo lợi dụng
hợp pháp hóa việc ngấm ngầm mua bán đất đai, chuyển đổi, chuyển nhượng
các cơ
sở tôn giáo, chủ động kịp thời giải quyết, không để bị động, lúng túng giải
quyết phải dứt điểm, không để coi như “ việc đấ rồi”.
^ 5. Một số đề xuất kiến nghị:
-Để công tác tôn giáo được triển khai, thực hiện có hiệu quả, công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo chứa được chặt chẽ đề nghị:
- Ban hành sớm luật tín ngưỡng, tôn giáo thay thế pháp luật tín
ngưỡng, tôn giáo nhằm nâng cao tính pháp lý về tín ngưỡng, tôn giáo hiện
nay.
- Các cấp, ngành từ TW đến tỉnh cần quan tâm về niên chế cán bộ
chuyên trách công tác tôn giáo:
+ Ở cấp huyện: những nơi có tín đồ tôn giáo chiếm tỷ lệ từ 50% dân
số toàn huyện trở lên thì có 01 biên chế chuyên trách về công tác tôn giáo
tại phòng nội vụ; Huyện ủy cũng có 01 biên chế chuyên trách công tác tôn
giáo tại Ban dân vận.
+ Ở cấp xã: những nơi có tín đồ tôn giáo chiếm tỷ lệ từ 60% dân số
toàn xã trở lên thì có một biên chế chuyên trách công tác tôn giáo tại
UBND cấp xã.


PHÀN KÉT LUẬN
Công tác quản lý Nhà nước đối vói hoạt động tôn giáo là một nguồn
lực quan trọng của công tác tôn giáo. Trong công cuộc đối mới ở nước ta hiện
nay, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không những là

cần thiết mà còn cần phải tăng cường. Điều đó cũng đạt ra yêu cầu cẩn làm
thế nào để quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo và chính quyền các cấp phải
phục vụ tốt nhất cho quá trình đổi mới ở nước ta, vừa đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng tôn giáo trên cả nước nói chung và địa bàn Ninh Sơn nói riêng.
Quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng, Huyện ủy - ủy ban nhân dân
huyện Ninh Sơn đã đề ra chủ trương biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác
tôn giáo ở cơ sở, thông qua chủ chương, chính sách đã được cụ thể hoá ở các
cấp các ngành, công tác tôn giáo đã từng bước đáp ứng được nhu cầu, nguyện
vọng của một bộ phận nhân dân có đạo, hướng dẫn và đảm bảo cho hoạt động
tôn giáo phù họp với luật pháp và lợi ích của dân tộc, góp phần đoàn kết
lương giáo, giữ vững trật tự an ninh, chống lợi dụng tôn giáo trên địa bàn.
Qua đó, quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo tích cực tham gia xây dựng
cuộc sống tốt đời đẹp đạo, các phong trào cách mạng, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương; song, do tình hình tôn giảo trong tỉnh nói
chung, huyện Ninh Sơn nói riêng có nhiều diễn biến khá phức tạp, các thế lực
thù địch đang tìm cách kích động, lợi dụng tôn giáo chống lại Nhà nước ta, vì
vậy, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được của huyện, công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Dựa trên quan điểm cơ bản của Đảng, các đường lối, chính sách tôn giáo
của Nhà nước về công tác tôn giáo, tham khảo các công trình nghiên cứu tôn
giáo, tín ngưỡng của những người đi trước và gắn nhiệm vụ chủ yếu của đề
tài đặt ra trong bối cảnh hiện nay, tiểu luận đã xác định cơ bản giá trị khoa
học, và đưa ra những giải pháp quản lý nhằm phát huy kết quả đạt được, đồng
thời khắc phục những hạn chế đang đặt ra, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản ỉý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với lioạt động tôn giáo là một vấn đề
lớn, phức tạp, cả về lý luận và thực tiễn còn nhiều điểm chưa được thống
nhất. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tuân thủ theo quy trình hướng
dẫn. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, thời gian nghiên cứu hạn chế

nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn được


sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy, các cô để nâng cao chất lượng nội dung
của đề tài./.



×