MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng vô cùng phức tạp bởi nhiều lẽ. Tôn giáo
có thể liên kết con người lại với nhau, nhưng cũng có thể đẩy con người
đến chỗ kỳ thị, đối chọi nhau một cách sâu sắc.
Trong lịch sử, xã hội loài người đã từng chứng kiến những vụ đụng
độ tôn giáo quyết liệt, những cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu chỉ vì
tranh giành các vùng đất được xem là Thánh địa của tôn giáo này từ tay của
tôn giáo khác. Ngày nay những cuộc chiến tranh sắc tộc - tôn giáo đang
diễn ra ở Bắc Ai Len, ở Cộng hoà Síp, Apganistan, ấn Độ, Pakistan... mà ở
phía sau nó là có sự đan xen những động cơ tôn giáo hết sức phức tạp,... là
những minh chứng cho thấy: tôn giáo đúng là một hiện tượng xã hội cực kỳ
phức tạp. Đứng về mặt quản lý xã hội, thì chính phủ của các quốc gia còn
phải nhận thấy sự tồn tại lâu dài của tôn giáo trong đời sống xã hội và phải
hết sức quan tâm, hiểu biết toàn diện về tôn giáo, và đặt tôn giáo đúng vào
vị trí của nó trong đời sống xã hội. Thực tiễn cho thấy: chính đảng cầm
quyền nào, nhà nước nào không coi trọng đúng mức vấn đề tôn giáo sẽ thất
bại hoặc sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình lãnh đạo và quản lý đất
nước.
Hiện nay ở Việt Nam có 7 tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo,
Tin Lành, Hồi giáo, Cao đài, Hòa Hảo và Bà La môn) với hơn 15 triệu tín
đồ và 31 nhóm tín ngưỡng tôn giáo mới hình thành và phát triển ở 30 tỉnh,
có tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt nam đã ít nhiều mang màu sắc
Việt Nam. Sinh hoạt của tín đồ trải rộng trên toàn quốc và án giữ những nơi
có vị trí chiến lược quan trọng của mỗi vùng, của quốc gia. Nếu buông lỏng
quản lý hoạt động của các tôn giáo, để cho các thế lực phản động lợi dụng
thì công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta sẽ gặp vô cùng khó
1
khăn. Vì thế đổi mới công tác quản lý các hoạt động tôn giáo có ý nghĩa
quan trọng cấp bách cả về lý luận và thực tiễn trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở nước ta hiện nay. Đảng, Nhà nước cũng đã ra nhiều quyết định về
tôn giáo như: Sắc lệnh số 234 ngày 16/06/1955 "về hoạt động tôn giáo và
tín ngưỡng" do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
16/10/1990 của Bộ Chính Trị "về công tác tôn giáo trong tình hình mới".
Là một cán bộ quản lý chính quyền cấp huyện, nhận thức đúng tầm
quan trọng của vấn đề đối với địa phương tôi đã lựa chọn đề tài: "Nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện
nay" làm luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNXHKH.
2. Tình hình nghiên cứu
Về đề tài tôn giáo, từ lâu đã có rất nhiều người nghiên cứu ở cấp độ
khác nhau về việc giải quyết sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ
quá độ lên CNXH. Gần đây, Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến tỉnh,
thành đã có những chỉ thị, tài liệu huấn luyện cán bộ, tổng kết phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo
để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại sự nghiệp xây
dựng CNXH. Tuy nhiên, về lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý nhà nước về
hoạt động tôn giáo rất ít đề tài và công trình nghiên cứu.
3. Mục tiêu của luận văn
- Từ thực tế khẳng định sự đúng đắn và nhất quán về chính sách tôn
giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta từ
trước đến nay được các cấp ủy Đảng và chính quyền cấp tỉnh, thành, quán
triệt sâu sắc và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh địa
phương vốn phức tạp về tôn giáo, giúp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý
các hoạt động tôn giáo có kết quả tốt, tăng thêm niềm tin của các tín đồ về
sự nghiệp xây dựng CNXH.
2
- Bước đầu khái quát rút ra nội dung công tác quản lý và từ đó để
đổi mới công tác phù hợp với tình hình nhiệm vụ của đất nước và địa phương.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc giải quyết vấn đề tôn giáo nói
chung, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
- Làm rõ đặc điểm tình hình tôn giáo ở nước ta, công tác quản lý
công tác tôn giáo hiện nay ở cơ sở.
- Nêu ra nội dung, phương hướng đổi mới công tác quản lý hoạt
động tôn giáo trong giai đoạn hiện nay ở nước ta và địa phương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận trong việc nghiên
cứu của luận văn, đồng thời cùng sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: có sử dụng các số liệu và tài liệu đã được
công bố, các báo cáo tổng kết chuyên ngành.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic và lịch sử.
6. Cái mới và giá trị của luận văn
- Hệ thống, sưu tầm khối lượng liên quan để làm sáng tỏ phần nào
nội dung và phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
- Luận văn góp phần nhỏ trong tư liệu tham khảo chuyên ngành
CNXHKH, nghiên cứu của sinh viên và cán bộ quản lý công tác tôn giáo ở
cơ sở.
Kết cấu của luận văn gồm lời tựa, hai chương với 7 tiết, kết luận và
mục lục các tài liệu tham khảo.
3
4
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO
1.1. BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC, VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO
1.1.1. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo
Từ thời cổ đại, các nhà triết học đã đề cập đến khái niệm tôn giáo.
Các nhà triết học duy vật cổ đại như Heraclil (540-480 tr CN), Domocril
(460-371 tr CN), Epiquya (341-270 tr CN) không công nhận có thần thánh,
tôn giáo. Theo họ, mọi vật ( kể cả linh hồn con người) đều được cấu tạo từ
nguyên tử, thần thánh chẳng qua chỉ là sự tưởng tượng của con người khi
con người sợ hãi, bất lực trước thiên nhiên. Về sau, các nhà khoa học như
N. Côpécních (1473-1543), G. Galilê (1564-1642), L. Phơ bách (18041872)..., củng cố và tiếp tục phát triển các quan niệm ấy.
Đối lập với phái duy vật, các nhà triết học duy tâm như Platon
(427-347 tr CN), Aristot (384-322 tr CN), và về sau là Beccơli (1684-1733),...
thì thừa nhận có Chúa và các Đấng thiêng liêng, tức là có tôn giáo. Chúa và
các Đấng thiêng liêng có sức mạnh vô biên, sáng tạo ra muôn loài, muôn
vật và con người.
Từ khi bước lên vũ đài chính trị, Mác và các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác đã đi sâu nghiên cứu tôn giáo, đặt tôn giáo trong mối quan hệ với các
hiện tượng xã hội khác như kinh tế học, đạo đức học, văn hóa, ... Từ đấy, F.
Ănghen quan niệm tôn giáo như sau: "Mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự
phản ánh hư ảo vào đầu óc con người của những lực lượng bên ngoài chi
phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lượng ở trần thế mang hình thức siêu trần thế".
Từ định nghĩa trên đây của F. Ănghen về tôn giáo có thể nhận ra
được bản chất của tôn giáo là:
5
Trước hết, cần nhận thấy rằng hiện tưọng khách quan tác động vào
con người, con người nhận thức (nắm bắt và hiểu được hiện tượng khách
quan ấy). Từ đó, con người thể hiện sự nhận thức ấy thành những cái mà
chủ nghĩa Mác gọi là hình thái ý thức xã hội. Hình thái ý thức tồn tại qua
nhiều dạng khác nhau như triết học, chính trị học, nhà nước, luật pháp, đạo
đức, văn hóa ... và tôn giáo. Như vậy, tôn giáo cũng như triết học, đạo
đức... chỉ là những hình thái ý thức xã hội.
Tuy nhiên, tôn giáo chỉ sự phản ánh hư ảo. Tính hư ảo, hoang
đường trong sự phản ánh của tôn giáo là ở chỗ chia thế giới thống nhất
thành hai thế giới đối lập nhau: thế giới thứ nhất là thế giới có thật với đặc
điểm có tính bản chất là đầy đau khổ, bất hạnh, thế giới thứ hai là thế giới
của thần thánh với đặc điểm là tốt đẹp, cầu được ước thấy.
Thừa nhận tôn giáo phản ánh cách nhận thức con người về hiện
thực khách quan có nghĩa là coi tôn giáo như một hình thức, một công cụ
thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Khi viết "Tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân" thì Mác
một phần nhấn mạnh tính tích cực và tiêu cực của tôn giáo, mặt khác thừa
nhận tôn giáo như là sự bù đắp, xoa dịu nỗi đau của con ngươì, tôn giáo là
một liều thuốc an thần.
* Một khi nhận thức được những khía cạnh trên đây trong bản chất
của tôn giáo, thì chúng ta cũng hiểu rõ nét đặc trưng của tôn giáo gồm:
a) Niềm tin: Khi người ta nói đến tôn giáo là nói đến niềm tin, bởi
không có niềm tin thì không thể có tôn giáo. Nhưng đó là "niềm tin hư ảo,
ảo tưởng" ở sự tồn tại và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên. Niềm tin đó
xuất phát từ ý thức, tình cảm, tâm lý của con người và nó không thể chứng
minh được, nó hoàn toàn khác với niềm tin khoa học là niềm tin được
chứng minh bằng thực tiễn.
b) Xuất phát từ niềm tin cho rằng sự tồn tại và sức mạnh của lực
lượng siêu nhiên là có thật nên từ đó đã dẫn đến quan hệ tình cảm đối với
6
lực lượng này. Người tín ngưỡng không những tưởng tượng ra cái siêu
nhiên là có thật với sức mạnh thần bí của nó, mà còn biểu hiện những mối
quan hệ tình cảm, tâm lý đối với lực lượng siêu nhiên, đó là: thành kính, yêu
mến, hy vọng, mừng vui phấn khởi hay sợ hãi, tuyệt vọng, bực tức ... không
có mối quan hệ tình cảm này thì không thể hình thành tín ngưỡng tôn giáo
được.
c) Từ mối quan hệ tình cảm đó đã dẫn đến những mối quan hệ thực
tiễn ảo tưởng đặc biệt. Đó là những hành vi của người có tín ngưỡng,
nhưng mang tính ảo tưởng, hoang tưởng thể hiện qua các hành thức nghi lễ,
cầu cúng như: cầu kinh, niệm Phật, rước lễ, mong sự ban ơn, ban phước
của đấng siêu nhiên.
Cả ba yếu tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong
ý thức tôn giáo - niềm tin hư ảo là cái xuyên suốt, bản chất nhất. Yếu tố tổ
chức hành động tôn giáo giữa vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển tôn giáo. Vì vậy, về bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội.
Nhưng xem xét toàn diện cả ba yếu tố đó, tôn giáo không chỉ là một hình
thái ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng xã hội và là một tổ chức, một
lực lượng xã hội - văn hóa - tâm linh khá đông đảo và rộng rãi.
* Cơ sở hình thành tôn giáo:
Khi xã hội loài người còn ở buổi sơ khai, trước những hiện tượng tự
nhiên xảy ra trong vũ trụ như sấm chớp, mưa gió, bão tố, lụt lội, hạn hán...
và sinh hoạt của con người như đau ốm, bệnh tật, chết chóc, trạng thái xuất
thần, hôn mê, giấc mơ, hình ảnh con người in trên mặt nước... đã phản ánh
vào đầu óc con người vốn hiểu biết kém cỏi, trí tuệ sơ khai đã không thể lý
giải được những hiện tượng đó. Trong điều kiện của cuộc sống sơ khai, con
người hoàn toàn bất lực trước những thảm họa của thiên nhiên ập đến. Về
mặt hành vi thì con người tìm cách trốn chạy, về mặt nhận thức thì cho
rằng các hiện tượng đó là do có những đấng siêu hình tạo ra, chi phối, điều
khiển bằng sức mạnh siêu nhiên. Từ đó, con người cho rằng, ngoài những
7
hình ảnh mà họ nhận thấy được thì trong vũ trụ còn có một lực lượng siêu
nhiên đó là các thần, thánh và khi có thần thánh nổi giận thì con người sẽ
phải gánh lấy thảm họa. Để mưu cầu cho cuộc sống được ấm no, hạnh phúc
tránh được những thảm họa do thiên tai ập đến con người đã tìm cách xoa
diụ sự giận dữ của các thần linh bằng các nghi thức cúng bái, từ đây hình
thành nên lòng tín ngưỡng của con người. Bước đầu tín ngưỡng của con
người chỉ là thứ tín ngưỡng dân gian, qua thời gian lòng tín ngưỡng của
con người được củng cố bởi những sự việc xảy ra một cách trùng hợp hết
sức ngẫu nhiên không thể lý giải được cộng thêm sự thêu dệt của con người
đã làm cho con người có niềm tin chắc chắn rằng có một lực lượng siêu
nhiên với những sức mạnh khác thưòng có đủ khả năng chi phối cuộc sống
của con người, có thể mang đến cho con người cái hạnh phúc, và cả sự bất
hạnh, khổ đau - tín ngưỡng tôn giáo ra đời. Những hình thức, biểu tượng
như "Trời", "Phật", "Thánh", "Thần",... tác động đến đời sống tâm linh của
con người, được con người tin là có thật và hết lòng tôn thờ.
Tín ngưỡng tôn giáo đã thật sự trở thành là tôn giáo, có hình thức
tôn giáo khi xã hội loài người bắt đầu có phân chia giai cấp, khi nhận thức
của con người phát triển đến trình độ khái quát biến lực lượng siêu nhiên
thành các biểu tượng như "Đấng Tối cao", "Đấng Cứu thế", "Chúa Trời",
"Phật tổ", … khi xã hội có điều kiện về vật chất để xuất hiện một lớp người
thoát ly ra khỏi môi trường sản xuất, để chuyên làm công việc tôn giáo như
xây dựng giáo lý, giáo luật, tổ chức giáo hội, ...
Bên cạnh những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong vũ trụ, con người
còn gặp phải những hiện tượng tự phát trong đời sống xã hội như xung đột
vũ trang của các bộ lạc, tranh giành lãnh thổ, phân công xã hội, sự đàn áp,
bóc lột của giai cấp thống trị xã hội,... đối với con người ở thời kỳ hoang sơ
cũng là những cái áp lực nặng nề về mặt xã hội mà con người cần phải tìm
ra một lối thoát. Tuy nhiên, trong điều kiện vật chất hạn hẹp, nhận thức
thấp kém,... con người đã trở nên bất lực trước sức mạnh của xã hội, họ tự
8
tìm cho mình một lối thoát mà ở đó chỉ có ảo tưởng, hoang đường để tự an
ủi, hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, một cuộc sống ở thiên đàng ngay
trên thế gian, họ gởi gắm niềm tin vào tôn giáo, vào lực lượng siêu nhiên.
Là một trong những yếu tố quyết định sự ra đời và tồn tại của tôn giáo.
Ănghen đã từng viết: "Chẳng bao lâu, bên cạnh những sức mạnh tự
nhiên, lại xuất hiện những sức mạnh xã hội, những sức mạnh đối lập với
người ta và đối với người ta thì sức mạnh xã hội này cũng lạ y như những
sức mạnh tự nhiên vậy, lúc đầu cũng không thể hiểu được và cũng chi phối
người ta với một cái vẽ tất yếu, bề ngoài hệt như sức mạnh tự nhiên vậy".
(Mác, Ănghen tuyển tập II).
Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của con người trước sức mạnh tự
nhiên, trước những biến động xã hội, trước những thử thách trong cuộc
sống của cá nhân và cộng đồng cũng là một trong những yếu tố đóng vai
trò quan trọng trong việc ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo.
Như vậy, có thể nói tôn giáo đã được ra đời từ ba nguồn gốc sau đây:
- Do nhận thức thấp kém của con người khi phải đối mặt với thiên
nhiên hùng vĩ và bí ẩn.
- Do xã hội loài người đầy bí ẩn mà con người thì bất lực, không lý
giải được.
- Do tâm lý sợ hãi, khuất phục hay ca ngợi của con người đối với tự
nhiên và con người.
Nếu như cơ sở thứ nhất và thứ hai, một phần của cơ sở thứ ba cho
thấy tôn giáo chỉ là lối thoát của con người khi con người bất lực, sợ hãi, âu
lo, ... trước thiên nhiên, xã hội và con người, thì một phần cơ sở thứ ba cho
thấy tôn giáo là một hình thức phản ánh tâm tư nguyện vọng của con
người.
Từ những cơ sở này chúng ta có thể rút ra một kết luận quan trọng
là: Tôn giáo dần dần sẽ mất đi khi những cơ sở ra đời của nó không còn
nữa, và vì thế không được và không thể dùng bạo lực để triệt tiêu tôn giáo.
9
Khi lý giải bản chất của tôn giáo và cơ sở cho sự ra đời của tôn
giáo, triết học Mác thừa nhận tôn giáo có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực
của nó.
1.1.2. Vai trò của tôn giáo
Tôn giáo là sản phẩm của con người, được khai sinh từ đời sống
"tâm linh"của con ngưòi nhưng sau đó tôn giáo trở lại chi phối chính cái
đời sống "tâm linh" đó, nghĩa là chi phối đến đời sống tinh thần của con
người, hay ít ra là trong cộng đồng dân cư có tín ngưỡng.
Khi đề cập vai trò của tôn giáo thì cần thấy rõ chức năng và hai mặt
tích cực, tiêu cực của tôn giáo để thấy được rõ hơn vị trí của tôn giáo trong
đời sống tinh thần của con người, của xã hội.
Tôn giáo có chức năng thế giới quan, là chức năng làm cho con
người nhận biết, giải thích thế giới quan tôn giáo, theo những quan niệm về
sự phụ thuộc vào cái siêu nhiên, ... chức năng liên kết thì củng cố cộng
đồng, củng cố các quan hệ xã hội trong giải quyết các mối quan hệ xã hội
đặt ra. Tôn giáo còn có chức năng điều chỉnh. Tôn giáo đã tạo ra một hệ
thống chuẩn mực và gía trị. Các chuẩn mực tôn giáo không chỉ thể hiện
trong lĩnh vực tiến hành nghi lễ mà còn bao hàm trong các thuyết về luân
lý, đạo đức xã hội do các tổ chức tôn giáo soạn thảo và truyền bá, trong đó
chứa đựng những quy định về khuyến khích và ngăn cấm một cách chi tiết
để điều chỉnh cả hành vi đạo đức - xã hội của con người, điều chỉnh thái độ
đối với bản thân và gia đình, với những người khác trong cộng đồng. Nói
chung, giáo lý của tôn giáo có mặt tích cực là luôn luôn hướng các suy nghĩ
và hành vi của con người vào việc thiện, chống lại những việc ác. Đạo đức
của tôn giáo có mặt tốt là hướng con người đến sự yêu thương, đùm bọc,
giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp
với sự nghiệp xây dựng xã hội mới của chúng ta ngày nay.
Có thể thấy tôn giáo có ba khía cạnh tích cực sau đây:
10
Một là: Tôn giáo xoa dịu nỗi đau, an ủi tinh thần của con người.
Chúng ta xem tôn giáo là liều thuốc an thần nghĩa là thừa nhận khía cạnh
tích cực này. Tôn giáo cũng có chức năng là "bù đắp sự thiếu hụt" của hiện
thực, xoa diụ nỗi đau của con người.
Ngày nay, khi xã hội phát triển cao về mặt vật chất, con người có
cuộc sống dư dả hơn thì đời sống tinh thần của con người hình như trở nên
khô khan, lạnh nhạt hơn, xã hội có nhiều biến động hơn, tình trạng phân
hóa giàu nghèo rõ rệt hơn, trật tự trị an có phần xấu đi. Số người bị rũi ro,
tại nạn, bất hạnh, làm ăn thua lỗ,... tăng lên, tâm lý của con người bị hụt
hẫng, cảm thấy cô đơn, thất vọng, buồn chán... và họ đã tìm đến tôn giáo
như một nơi nương tựa, gởi gắm niềm tin vào tôn giáo, họ cầu nguyện và
trông chờ vào sự cứu giúp của Trời, của Phật, của Chúa, của Thánh, của
Thần,... và tôn giáo đối với họ như là liều thuốc an thần xoa dịu đi những
nỗi bất hạnh của cuộc đời.
Hai là: Đạo đức tôn giáo có mặt tốt. Điều này một phần do xuất
phát từ mục đích ban đầu khi người ta sáng lập ra tôn giáo: đánh vào tình
yêu thương con người, khơi dậy tình người (giúp đỡ, cưu mang nhau),...
tôn giáo mới đi vào lòng người, mới có chỗ trú trong xã hội. Tôn giáo đã
tạo một hệ thống chuẩn mực và giá trị. Các chuẩn mực tôn giáo không chỉ
thể hiện trong lĩnh vực tiến hành nghi lễ mà còn bao hàm trong các thuyết
về luân lý, đạo đức - xã hội do các tổ chức tôn giáo soạn thảo và truyền bá,
trong đó chứa đựng những quy định về khuyến khích và ngăn cấm một
cách chi tiết để điều chỉnh cả về hành vi đạo đức - xã hội con người, điều
chỉnh thái độ với bản thân, và gia đình, vơi những người khác trong cộng
đồng. Nói chung, giáo lý của tôn giáo có mặt tích cực là luôn luôn hướng
các suy nghĩ và hành vi của con người vào việc thiện, chống lại những việc
ác. Đạo đức của tôn giáo có mặt tốt là hướng con người đến sự yêu thương,
đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đạo đức tôn giáo có những
điều phù hợp với sự nghiệp xây dựng xã hội mới của chúng ta ngày nay.
11
Ba là: sản phẩm tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, tượng Phật, tượng
Chúa,...) là sự sáng tạo của con người, là sản phẩm của văn hóa nhân loại
và là văn hóa của dân tộc cần phải được giữ gìn và bảo vệ.
Bên cạnh mặt tích cực, tôn giáo cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực
ít nhiều làm ảnh hưởng đến vai trò, vị trí của tôn giáo trong đời sống xã
hội.
Mặt hạn chế của tôn giáo là làm mờ nhạt ý thức đấu tranh, ý chí tự
chủ vươn lên, ý thức trách nhiệm của con người, làm cho con người trở nên
lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, con người trở nên bị gò bó và nghèo đi.
Tôn giáo là đối tượng dễ bị lợi dụng, vì mục đích đen tối, tôn giáo với đặc
tính bảo thủ đã trở thành như là một lực cản trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, của xã hội.
Song song với hoạt động của tôn giáo thì bao giờ cũng có bóng
dáng của tệ mê tín dị đoan thông qua các biểu hiện như đồng bóng, bói
toán, xin xăm, bốc thẻ, tin vào số mệnh, giải hạn, xem giờ, cúng sao, ăn
kiêng, chọn số đẹp, chọn ngày, đặt bát hương trong cơ quan, trên tàu xe,
góc cây,... bên cạnh đó còn là việc đốt vàng mã, đồ vật đắt tiền cho người
quá cố. Các hoạt động mê tín đó đã làm cho con người mất đi một lượng
thời gian hết sức quý báu, tốn kém tiền bạc, sao lãng công việc làm ăn, làm
đổ vỡ hạnh phúc gia đình, gây chia rẽ tình làng nghĩa xóm,... đúng là mê tín
dị đoan - là sự suy luận một cách khác thường, lạ kỳ, phi lý trên cơ sở của
niềm tin mê muội.
Có thể nhìn thấy rõ những khía cạnh tiêu cực sau đây:
Một là: Tôn giáo tạo niềm tin mù quáng. Con người phải có niềm
tin, vì niềm tin là cơ sở cho sự tồn tại và tạo nên sức mạnh cho con người.
Song nếu gởi gắm niềm tin vào lực lượng không có thật thì đó là niềm tin
mù quáng.
12
Hai là: Tôn giáo bảo thủ, có sức ỳ lớn. Xã hội loài người và thế giới
tự nhiên luôn biến đổi không ngừng, thậm chí sự biến đổi ấy nhanh đến
chóng mặt. Trong khi đó, tôn giáo vẫn hướng con người ta vào những
chuyện đã nói cách đây hàng ngàn năm.
Ba là: Tôn giáo liên kết với chính trị. Lịch sử xã hội loài người đã
xác nhận: lúc đầu, các tôn giáo đều đề cao lòng tin của con người, thương
yêu chăm sóc con người, là thế giới riêng tư của con người. Song về sau,
một bộ phận chức sắc các tôn giáo đã biến tôn giáo thành công cụ phục vụ
quyền lợi cho một nhóm nhỏ người. Các cuộc chiến tranh tôn giáo sắc tộc
từ xưa đến nay (xem phần mở đầu) đã nói lên điều này.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là một hiện tượng xã hội, là
sản phẩm của con người nên tôn giáo không thể tách rời ra khỏi xã hội,
chịu sự chi phối của xã hội và ít nhiều xã hội cũng phải chiụ sự chi phối
của tôn giáo.
Do vậy, tôn giáo là một bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống
tinh thần của xã hội. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, tôn
giáo đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống văn hóa, xã hội, đến tâm lý,
đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của dân tộc, ảnh hưởng đến đời sống
chính trị ở mức độ, cấp độ có khác nhau trong những hoàn cảnh của mỗi
quốc gia.
Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử, xã hội, tâm lý,... tôn giáo có vị trí
khá đặc biệt trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng, nhân cách, đến quá trình
phát triển của xã hội,... ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa dân tộc.
Thông qua những tác động của các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, đến các
sinh hoạt văn hóa (hội làng, tế lễ,...) đã góp phần tạo nên những nét riêng
về văn hóa Việt Nam.
Vai trò của tôn giáo vừa gợi cho Nhà nước trong việc quản lý đối
với hoạt động của tôn giáo trong giai đoạn mới của cách mạng.
13
1.2. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐỐI VỚI TÔN
GIÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG CNXH
Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo là sự tiếp
tục những truyền thống tiến bộ của các nhà vô thần trước đây, coi tôn giáo
là sự phản ánh hiện thực một cách sai lầm, hoang đường, là ảo tưởng do
con người tạo ra. Nhưng khác với các nhà vô thần trước, lần đầu tiên chủ
nghĩa Mác vạch rõ những quy luật phát triển của xã hội loài người và do đó
giải thích tôn giáo một cách khoa học.
Với quan điểm lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã
dẫn đến thái độ nhất quán của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với tôn giáo.
Trước hết, phải khẳng định rằng mục đích của sự nghiệp xây dựng CNXH
là nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi áp bức giai cấp và sự nô
dịch về tinh thần. Vì vậy, giải phóng nhân dân lao động khỏi ảnh hưởng tôn
giáo là yêu cầu khách quan trong xây dựng CNXH. Khắc phục mặt tiêu cực
trong tôn giáo là yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng con người,
đấu tranh chống các thế lực xuyên tạc, lợi dụng tôn giáo để chống phá cách
mạng là yêu cầu bức thiết của cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp,
nhằm thủ tiêu chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới. Nhưng điều đó
không có nghĩa là gạt bỏ hoàn toàn tôn giáo, không biết kế thừa những gì
có ý nghĩa nhân bản tốt đẹp của tôn giáo.
Tuy nhiên, giải quyết vấn đề tôn giáo là một vấn đề tế nhị và không
đơn giản, vừa đòi hỏi sự lý giải khoa học, vừa đòi hỏi các biện pháp đấu
tranh mền dẻo. Theo Lênin là: "phải biết cách đấu tranh để giải quyết về
vấn đề tôn giáo", chống cả tả khuynh và hữu khuynh và cần xác định rõ:
Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là lập trường của những người
Mácxit - Lêninit nhưng không thể nôn nóng hành động bằng các biện pháp
cưỡng bức; mà phải gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,
nâng cao mức sống, lối sống và trình độ kiến thức của quần chúng, từng
bước họ mới gạt bỏ dần được ảnh hưởng của tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin
14
cho rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội;
muốn xóa bỏ tư tưởng ở con người phải xóa bỏ nguồn gốc làm nảy sinh
nhu cầu cần có ảo tưởng; muốn đẩy lùi ước mơ về thiên đường ở thế giới
bên kia, phải kiến tạo được thiên đường ở thế giới hiện hữu.
Như vậy, để khắc phục dần ảnh hưởng tôn giáo, phải hướng vào
việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có tín ngưỡng, kiên
quyết chống những biểu hiện chia rẽ, bè phái vì lý do tôn giáo trong quần
chúng lao động. Khai thác và phát huy mọi tiềm năng của đồng bào các tôn
giáo để làm cho dân giàu nước mạnh là việc làm có ý nghĩa thiết thực hiện
nay.
Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo là
nguyên tắc quan trọng để giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo.
Phải đấu tranh loại bỏ yếu tố chính trị phản động trong tôn giáo là
nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, thái độ và phương pháp giải quyết vừa
phải khẩn trương kiên quyết dứt khoát vừa phải thận trọng chu đáo tỷ mỷ
nhằm tập hợp và phát huy khối đoàn kết rộng rãi quần chúng có tín ngưỡng
và không có tín ngưỡng.
Khắc phục mặt tư tưởng thể hiện tâm lý tình cảm và niềm tin trong
tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài gắn liền với quá trình xây dựng
CNXH, xóa bỏ áp bức bất công, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho giáo dân. Phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa vô
thần khoa học, thế giới quan duy vật, giáo dục về đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước XHCN.
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
của nhân dân. Đây là sự tuân thủ quy luật riêng của quá trình chuyền biến
về mặt tư tưởng, đồng thời là sự thể hiện bản chất của nền dân chủ XHCN
và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước XHCN đến nhu cầu tinh thần của quần
chúng lao động.
15
1.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
1. Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: "Đảng ta lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động". Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh tư
tưởng trên là đúng đắn.
Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là một bộ
phận hữu cơ trong hệ thống tư tưởng của Người. Và tư tưởng đó xuất phát
từ tư tưởng yêu nước, thương dân, tư tưởng sống vì con người, sống vì xã
hội, chống áp bức, bóc lột, nô dịch con người, tư tưởng giải phóng dân tộc,
tư tưởng đại đoàn kết... Từ trong những tư tưởng lớn đó, Người đã rút ra
nhiều kết luận quan trọng về bản chất, vai trò của tôn giáo trong xã hội.
Với Bác không có sự lẫn lộn thế giới trong giải quyết vấn đề tồn
giáo; cho nên Bác không có chủ trương bài xích, đối đầu với tôn giáo. Bác
là nhà nhân văn lớn có lòng yêu thương con người, tư tưởng cách mạng, sự
hiểu biết sâu sắc đối với tôn giáo. Bác tìm thấy sự tương đồng giữa học
thuyết mác-xit với đạo đức tôn giáo. Trong nhiều lĩnh vực tôn giáo không
đối lập cách biệt với chủ nghĩa xã hội. Bác nhìn thấy ưu điểm nổi bật của
Chúa Giê-su là lòng nhân ái cao cả "muốn mưu cầu hành phúc cho xã hội,
chúa Gê-su hy sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ và đưa loài người về
hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, tự do". Lý tưởng cao đẹp của đức Phật là:
"Đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu", là "Hòa bình bác ái", là nhằm đấu tranh xây
dựng "cuộc đời thiện mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và ấm no", là "đấu
tranh diệt lũ ác ma". Người coi lý tưởng đó cũng năm trong mục đích đấu
tranh của mình.
Vào những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người
đã viết: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
16
Tôn giáo của chúa Giê-su có ưu điểm là lòng bái ái cao cả. Chủ nghĩa Mác
có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu
điểm là chính sách "tam dân" thích hợp với điều kiện nước ta.
Khổng tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm
chung sao? Các vị ấy đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu
hạnh phúc cho xã hội... Nếu các vị ấy còn sống trên cõi đời này, nếu các vị
ấy hợp lại một chỗ, tôi tin rằng các vị ấy nhất định sống chung với nhau rất
hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò
nhỏ của các vị ấy" (Văn kiện Hồ Chí Minh, Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh, tập 2, 1993, trang 134).
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định những lý tưởng cao
đẹp của tôn giáo, dĩ nhiên khi nói Người khẳng định lý tưởng của tôn giáo
không có nghĩa là người đồng nhất thế giới quan duy vật và thế giới quan
duy tâm như đã nêu trên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định khía cạnh tốt đẹp của đạo đức
tôn giáo là cần thiết cho các thành viên trong xã hội để tiến hành xây dựng
một cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp, đưa những người có tôn giáo đến với cách
mạng, chống áp bức, bóc lột, hun đúc cho họ lòng yêu nước thương nòi.
Bác chỉ ra những mặt hạn chế của tôn giáo là nghiêng về tu dưỡng
đạo đức, không dùng bạo lực (dù bạo lực chính đáng để chống đế quốc xâm
lược), không đấu tranh mạnh mẽ và có tổ chức để lật đổ chế độ bất công...
đạo đức tôn giáo làm cho người ta chỉ tin vào số mệnh, không tin vào sức
mạnh của bản thân trong cuộc đấu tranh vì hạnh phúc ấm no và công bằng
xã hội. Mặc dù vậy, trong đạo đức tôn giáo có nhiều điều đóng vai trò tích
cực đẩy lùi những hiện tượng, sự việc tiêu cực, xấu xa trong xã hội. Theo
Thánh Mi-xen, Thượng đế có 10 điều răn, trong đó có việc thảo kính đối
với cha mẹ, không dối hại người, không giết người, không tà dâm, không
trộm cắp... Trong Phật giáo khuyên người ta tu theo "Bát chính đạo" là 8 con
17
đường tu hành chân chính: có lời nói thanh tịnh, thẳng thắn, không nói ác,
không làm ác, chỉ làm việc thiện, sống bằng nghề chân chính, luôn nghĩ
chính pháp, gạt bỏ suy nghĩ sai lầm, những hành động bất chính, khuyến
người ta hành theo "Tam học" loại trừ những ý nghĩ xấu, tư tưởng xấu, tạo
điều kiện cho trí tuệ phát sáng, chỉ làm điều thiện, mưu lợi ích cho chúng
sinh...
Rõ ràng, dưới ánh sáng quan điểm Mác - Lênin cho ta thấy rõ hơn
những khía cạnh đạo đức tích cực trọng tôn giáo góp phần đẩy lùi tệ nạn xã
hội, xây dựng đời sống tốt hơn đối với con người.
Là nhà nhân văn lớn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định những
khía cạnh nhân văn trong tôn giáo, khẳng định niềm tin của con người ở
tôn giáo. Người luôn coi trọng con người dù là người có tôn giáo hay
không có tôn giáo. Người cho rằng: "Con người dù hữu thần hay vô thần có
thể chuyển hóa được cuộc đời mình từ đau khổ vươn tới hạnh phúc", "Dù nhất
thời họ có lầm lạc, nhỏ nhen, thấp kém nhưng với sự giáo dục cảm hóa của
cách mạng, họ nhất định vươn tới đỉnh cao của ước mơ ngàn đời". Người rất
yêu thương và thông cảm với tín đồ các tôn giáo, người biết rõ nguyên nhân
của những người đến với tôn giáo, họ tìm đến không chỉ vì tôn giáo mà chính
là tìm đến những gì tốt đẹp hay ít nhất cũng có thể làm dịu đi nỗi bất hạnh của
mình. Từ tấm lòng bao la và rộng lượng, Người đã giáo dục, cảm hóa được rất
nhiều tu sĩ, chức sắc tôn giáo lầm đường, lạc lối trở thành người có ích và
Người dạy: "đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân
ái mà cảm hóa họ, có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai
chắc chắn sẽ vẻ vang".
Trên cơ sở khẳng định lý tưởng cao đẹp, đạo đức, khía cạnh nhân
văn, niềm tin và con người của tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao tư
tưởng tôn trọng sự tự do tín ngưỡng và nhu cầu tôn giáo của nhân dân, đó
chính là tôn trọng phần tốt đẹp của di sản văn hóa mấy ngàn năm của loài
người, đó cũng chính là tư tưởng tất cả vì con người ở Bác.
18
Đoàn kết giáo lương là một yếu tố cơ bản trong tư tưởng của chủ
tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo. Đoàn kết giáo lương để đi đến đoàn kết dan
tộc, nó bắt nguồn từ truyền thống dân tộc Việt Nam. Khi còn hoạt động ở
nước ngoài, Người gửi về nước nhiều thư hiệu triệu quốc dân đồng bào không
phân biệt dân tộc, tôn giáo, Bắc - Trung - Nam phải muôn người như một,
Bác nhắc nhở đồng bào công giáo thực hiện tốt lòng kính Chúa, yêu nước.
Bác mở rộng đại đoàn kết của mình đến mức độ cao nhất. Chính
những tư tưởng đó đã hạn chế những mặt đối kháng. Nhờ có sự đoàn kết đó
mà cách mạng nước ta luôn giành thắng lợi. Đối với ở đâu, bất cứ nơi nào,
trong cả tôn giáo, Bác cũng kêu gọi sự đoàn kết. Người viết: "Lương giáo
đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định giành
thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc và
xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu
mạnh". Từ chính sách đoàn kết đúng đắn của Người đã cuốn hút tuyệt đại
đa số tín đồ các tôn giáo đi theo con đường cách mạng đúng đắn của Đảng,
tham gia kháng chiến, xây dựng đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều biện pháp chống những
hành vi vi phạm chính sách tín ngưỡng tôn giáo; chống những hoạt động
lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.
Bác luôn phê phán nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên vi phạm
chính sách tôn giáo; Bác tìm ra những giải pháp có lý, có tình để cảm hóa
những người mù quáng, chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, ngay những người lầm lẫn ra đi Bác cùng có chính sách đúng đắn.
Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là sự kết hợp
hài hòa và kỳ diện mặt tốt đẹp nhất con người "trần thế", với giá trị nhân
bản của tôn giáo. Người đã góp công xây dựng nền tảng để Đảng và Nhà
nước ta đề ra chính sách tôn giáo trước kia cũng như hiện nay.
19
1.3.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và
công tác tôn giáo
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã thành
công trong việc phát huy truyền thống đoàn kết và yêu nước của dân tộc, đã
xây dựng được mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, trong đó có đông đảo
đồng bào các tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo đã hòa hợp với cộng đồng
dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đã kết hợp hài hòa phần đời và phần đạo trong tiến trình phát triển
dân tộc. Tất cả những thành công ấy bắt nguồn từ quan điểm và chính sách
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo.
Những căn cứ của quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta:
Thứ nhất, lấy học thuyết mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng, Đảng và Nhà nước ta xem tôn giáo là một trong những hình thái ý
thức xã hội của con người, phản ánh cách nhìn của con người về hiện thực
khách quan. Theo đó, trong quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành công cuộc
cách mạng, Đảng và Nhà nước ta coi trọng các hình thái ý thức xã hội trong
đó có tôn giáo, mọi quan điểm chủ trương lãnh đạo và quản lý tôn giáo từ
hướng là hoạt động: nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân. Đồng thời với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo là
một hiện tượng có tính lịch sử cho nên quan điểm và chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta phải thay đổi cho phù hợp với tôn giáo ở từng
thời kỳ lịch sử.
Thứ hai, đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc, là một
bài học lớn mà lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử cách mạng dưới sự lãnh
đạo của Đảng nói riêng đã đúc kết nên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại
thành công".
20
Cơ sở chính sách đại đoàn kết đó dựa trên học thuyết và vai trò
quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, thấm nhuần sâu sắc đạo lý lấy nhân dân làm gốc, phát huy truyền
thống đoàn kết dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha
ta. Chính sách đại đoàn kết đó cũng dựa trên cơ sở kết hợp đúng đắn độc
lập dân tộc với lý tưởng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu: độc lập
- tự do - ấm no - hạnh phúc. Mục tiêu này phản ánh sâu sắc khát vọng của
toàn dân ta thuộc bất kỳ thành phần dân tộc hay tôn giáo nào.
Quan điểm, và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tất yếu
phải xuất phát từ cơ sở này nhằm đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong mặt
trận dân tộc thống nhất.
Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo. Tuy nhiên, do
điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam; do
đặc điểm riêng về tâm lý, tình cảm,... của người dân Việt Nam, tôn giáo ở
Việt Nam có những nét riêng của nó (xem chương 1). Do đó, để quản lý
được tôn giáo, đoàn kết đồng bào các tôn giáo, làm cho họ hòa nhập với
cộng đồng dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta phải căn
cứ vào đặc điểm tình hình tôn giáo ở từng thơì kỳ nhất định.
Trong quá trình lãnh đạo và quản lý đất nước, Đảng và Nhà nước ta
đã đổi mới công tác tôn giáo, có nhiều chính sách về tôn giáo như Nghị
quyết 24 của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990, Nghị định 69/HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ngày 21/01/1991, Chỉ thị 379/TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 23/07/1993,... thể hiện quan điểm và nguyên tắc
của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tôn giáo như sau:
Quan điểm thứ nhất: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công
dân. Mọi công dân có thể theo hoặc không theo một tôn giáo nào, có thể
tôn giáo này hoặc tôn giáo khác. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp
luật. Không cho phép tôn giáo này cưỡng bức, lôi kéo tín đồ của tôn giáo
kia. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
21
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo
để làm trái pháp luật và chính sách Nhà nước. Nhà nước không can thiệp
vào công việc nội bộ của tôn giáo, nhưng đòi hỏi tôn giáo phải hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật quy định, nếu vi phạm pháp luật
thì phải xử lý nghiêm minh.
Quan điểm thứ hai: Coi công tác vận động quần chúng là cốt lõi của
công tác tôn giáo. Nội dung của công tác này là:
- Đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng cho đồng bào như đào tạo chức sắc,
in ấn kinh sách, cúng lễ,... đúng quy định pháp luật.
- Quan tâm đến chính sách kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của
giáo dân, chức sắc, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh.
- Xây dựng đội ngũ cốt cán những người yêu nước, tiến bộ trong
giáo dân, phát triển Đảng, Đoàn trong các chức sắc, tín đồ. Đảng viên là tín
đồ tôn giáo có thể tham gia mọi sinh hoạt tôn giáo, làm lễ kết hôn, rửa
tội,... ở nhà thờ.
Quan điểm thứ ba: Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước đề cao và khuyến khích những hoạt
động của các tín đồ có tác dụng tích cực ích nước lợi nhà, tốt đời đẹp đạo.
Đồng thời bảo vệ, trùng tu cơ sở thờ tự như chùa chiền, nhà thờ, thánh thất,
tượng Phật, tượng Chúa,... bởi đó là những sản phẩm văn hóa dân tộc cần
được giữ gìn.
Quan điểm thứ tư: Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị phải
làm tốt các công tác tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải tăng
cường quản lý công tác tôn giáo của Nhà nước. Quan điểm này nhằm tạo
nên sự thống nhất và đồng bộ trong hoạt động quản lý tôn giáo.
Một số nguyên tắc chủ yếu trong quản lý hoạt động tôn giáo:
22
a) Nguyên tắc 1: Mọi công dân đều bình đẳng trưóc Hiến pháp và
pháp luật.
Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 52 của Hiến pháp 1992. Đây
là nguyên tắc thể chế dân chủ trong hoạt động của Nhà nước ta. Nội dung
của nguyên tắc này được hiểu: Nhà nước đảm bảo quyền tự do tôn giáo hay
không tôn giáo của công dân và công dân (dù là tín đồ tôn giáo hay không
phải là tín đồ tôn giáo) bình đẳng trước pháp luật, được hưởng quyền lợi và
có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Từ cơ sở này, tín đồ được tự
do hành đạo trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ công dân.
b) Nguyên tắc 2: Tự do tín ngưỡng:
Tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần của con người và nhu cầu này
không giống nhau giữa các cộng đồng ngươì với nhau. Tự do tín ngưỡng là
cơ sở pháp lý để người ta theo hay không theo tôn giáo, đồng thời không
chấp nhận sự thôn tính, độc tôn của tôn giáo này với tôn giáo khác. Nguyên
tắc này được thể hiện ở Điều 70, Hiến Pháp 1992.
c) Nguyên tắc 3: Về tính thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bản
sắc giá trị văn hóa:
Tín ngưỡng tôn giáo được thể hiện (vật chất hóa) qua các kinh sách,
luật lệ, lễ nghi, nhà thờ và đền chùa – nơi thờ phụng và hoạt động tôn giáo.
chính những dạng vật chất ấy của tôn giáo đồng thời là những sản phẩm
văn hóa. Theo đó mọi người (tín đồ, người không có đạo...) Đảng, Nhà
nước phải có trách nhiệm bảo tồn chúng. Đấy là những di sản văn hóa quý
báu không những phản ảnh những sinh hoạt tôn giáo mà còn thể hiện cách
nhìn nhận của cộng đồng trước thực tiễn tự nhiên và xã hội.
23
Chương 2
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ
CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Là một đất nước có nhiều tôn giáo với hàng triệu đồng bào theo
nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, mà tín ngưỡng tôn giáo lại là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương
và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và
không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Chính sách về tín ngưỡng tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta là nhằm mục đích đáp ứng các nguyện vọng
chính đáng của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước, tạo nên tinh thần phấn khởi trong đồng bào tín đồ và nhà tu hành
các tôn giáo, nhằm đảm bảo các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được tiến
hành bình thường, ổn định, trong khuôn khổ pháp luật, động viên chức sắc
các tôn giáo hành đạo gắn bó với dân tộc, phù hợp với hoàn cảnh của đất
nước.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, để phát huy sức mạnh toàn dân phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh", Đảng và Nhà nước động viên đồng bào
các tôn giáo phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái tham gia công cuộc
đổi mới, làm tốt việc đạo, làm tròn nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
2.1. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ CÁC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Theo báo cáo của ban Tôn giáo Chính phủ đến cuối năm 1996, có
15.203.132 người là tín đồ của các tôn giáo, trong đó:
1. Phật giáo
: 7.378.417 người.
2. Thiên Chúa Giáo : 4.952.605 người.
24
3. Hòa Hảo
: 1.252.906 người.
4. Cao Đài
: 1.122.827 người.
5. Tin Lành
: 403.238 người.
6. Hồi giáo
: 93.174 người.
Và có 21.534 cơ sở thờ tự, trong đó:
1. Phật giáo
: 14.012 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm
phật đường.
2. Thiên Chúa Giáo : 6.003 nhà thờ, nhà nguyện, dòng tu.
3. Cao Đài
: 896 thánh thất, điện thờ.
4. Tin Lành
: 437 nhà thờ, nhà nguyện.
5. Hòa Hảo
: 223 chùa và cơ sở khác
6. Hồi giáo
: 71 đền thờ
Tài liệu lịch sử cho biết, trong 6 tôn giáo trên đây, Phật giáo, Thiên
Chúa Giáo, Tin Lành và Hồi Giáo là những tôn giáo ngoài du nhập vào
Việt Nam sớm hơn cả bằng hai con đường: trực tiếp, từ ấn Độ vào thẳng
Việt Nam từ đầu công nguyên và gián tiếp, từ ấn Độ qua Trung Quốc và từ
Trung Quốc vào Việt Nam ở thế kỷ V - VI. Cao Đài và Hòa Hảo xuất hiện
khá muộn vào những năm 20 - 30 của thế kỷ này do người Việt Nam (Ngô
Văn Chiêu lập đạo Cao Đài năm 1926 và Huỳnh Phú Sổ lập đạo Hòa Hảo
năm 1939) lập ra. Tuy ra đời ở Việt Nam và do người Việt Nam lập nên,
nhưng Cao Đài và Hòa Hảo chỉ là những tôn giáo vận dụng các giáo lý của
các tôn giáo Ấn Độ và Trung Quốc (Cao đài là sự kết hợp chủ yếu của Nho
Giáo, Đạo giáo và Phật giáo, Hòa Hảo chủ yếu vận dụng từ Phật giáo).
Địa bàn, phạm vi hoạt động của các tôn giáo có khác nhau. Phật
giáo, Thiên Chúa Giáo và Tin Lành có địa bàn trải ra khắp toàn quốc. Cao
Đài hoạt động rải rác từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào đến Nam bộ. Hòa
25