Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẦU (ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.27 KB, 32 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA
HỘ GIA ĐÌNH ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU
VỰC SÔNG CẦU (ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH THÁI NGUYÊN)

Sinh viên:

Nguyễn Quỳnh Anh
Nguyễn Thị Hoài Anh
Nguyễn Thị Phương Anh
Nguyễn Tuấn Anh
Trần Thị Lan Anh
Hà Khánh Chi

Lớp:
Khoa:

DH3QM1
Môi Trường

HÀ NỘI, THÁNG 11 - NĂM 2015


Mục lục:


MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ


Ở nước ta, các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ-Đáy, lưu vực
sông Đồng Nai-Sài Gòn đang bị ô nhiễm cả về chất lượng và trữ lượng.
Sông Cầu là một trong những con sông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước
ngọt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề thủ công và hoạt động
đánh bắt thủy sản. Đây còn là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hầu hết các tỉnh trong lưu vực.
Lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên không chỉ cung cấp nguồn nước cho
hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân mà còn cung cấp nguồn tài nguyên phong phú
góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thái Nguyên là nơi có các hoạt
động sản xuất sôi động với nhiều khu công nghiệp và làng nghề kéo theo một lượng lớn chất
thải. Các chất thải này chưa được xử lý cùng với chất thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra sông
Cầu đã và đang làm cho chất lượng nước sông bị suy giảm và có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm
trọng ảnh hưởng đến chất lượng lưu vực.
Trước thực trạng trên đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các giải pháp cho việc cải thiện
chất lượng lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc huy động sự
tham gia của người dân trong cải thiện chất lượng nước lưu vực. Với lý do trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài: “ Nghiên cứu đo lường mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình để cải thiện chất
lượng nước lưu vực sông Cầu (đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên)”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Đo lường được mức sẵn lòng chi trả (WTP) của hộ gia đình trong việc cải thiện chất lượng
nước lưu vực sông Cầu (đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên).
2. Đề xuất được giải pháp khuyến khích sự tham gia, đóng góp của hộ gia đình trong việc cải
thiện chất lượng môi trường.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Cầu.
3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về vấn đề vệ sinh môi trường nước.
4. Đo lường mức sẵn lòng chi trả (WTP) của hộ gia đình trong việc cải thiện chất lượng nước
lưu vực sông Cầu (đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên) và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng
tới mức sẵn lòng chi trả WTP: Trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Thu nhập, Nhận thức và
sức khỏe, Các hộ nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, nuôi thủy cầm.

5. Đề xuất giải pháp khuyến khích sự tham gia, đóng góp của hộ gia đình trong việc cải thiện
chất lượng môi trường.


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CHUNG
1.1.Tổng quan điều kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội tỉnh Thái nguyên:
1.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên:
a. Vị trí địa lý :
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng
trung du miền núi Đông Bắc nói chung là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du
miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kan, phía tây giáp với
các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía
Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội ( cách 80km ), diện tích tự nhiên 3,562,82 km2.
Sông Cầu bắt nguồn từ sườn Đông Nam của dãy Phia-Bjooc thuộc huyện chợ Đồn tỉnh
Bắc Cạn. Dòng chính của sông có hướng Đông Bắc- Tây Nam chạy qua thị xã Bắc Cạn , Chợ
Mới chạy sang Thái Nguyên. Sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên là vùng trung lưu
của lưa vực sông Cầu. Sông Cầu phân chia lãnh thổ thành 2 khu vực có hướng dòng chảy
khác nhau. Phía Tây là các phụ lưu thuộc hữu ngạn sông Cầu, gồm các sông chợ Chu, sông
Đu, đều có hướng Tây Bắc- Đông Nam phù hợp với hướng địa hình
b.Dân cư:
Thành phố Thái Nguyên gồm 19 phường: Tân Long, Quan Triều , Quang Vinh, Đồng
Quang, Quang Trung, Thịnh Đán , Phụ Xá, Trung Thành, Hương Sơn, Phan Đình Phùng ,
Hoàng Văn Thụ, Trương Vương, Túc Duyên, Gia Sàng, Tân lập, Tân Thành, Tích Lương và
9 xã.
Tổng dân số thành phố Thái nguyên vào năm 2010 vào khoảng 330,707 người. Với nhiều
dân tộc anh em cùng chung sống : Tày, Nùng, Giao, Sán Dìu......Chất lượng dân số ngày càng
được cải thiện , trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng. Tỷ lệ người biết chữ
trong tổng số dân số trong độ tuổi từ 15-35 là 99,5% và từ 36 tuổi trở lên là 98,9%. Năm
2009, tổng số lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế của tỉnh là 665.652 người. Số
lao động đào tạo chiếm 27.63% trong đó số lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 14.43%.

c. Tăng trưởng kinh tế:
Tổng GDP của thành phố năm 2009 đạt 5.737,2 tỷ đồng tính theo giá so sánh năm 1994
(gần 16.405,44 tỷ theo giá hiện hành), GDP bình quân đầu người (tỷ theo giá hiện hành) của
tỉnh đạt khoảng 14,6 triệu, cao hơn so với mức bình quân của vùng nhưng thấp hơn so với
mức bình quân của cả nước (GDP bình quân của cả nước là 19,1 triệu đồng trong năm 2009).
Cơ cấu kinh tế theo ngành của thành phố Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng hướng
với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp hàng hoá mà tỉnh
có lợi thế phát triển (như công nghệ khai thác, chế biến, thương mại, dịch vụ - khách sạn –
nhà hàng, sản suất sản phẩm công nghiệp). Ngành công nghiệp - xây dựng tỉnh được đầu tư
nhiều nhất trong những năm qua và cho tới nay vẫn là ngành đóng góp lớn nhất cho GDP của
tỉnh: 38.71% năm 2005, 38.76% năm 2006, 39.54% năm 2007, 39.86% năm 2008 và 40.62%
năm 2009. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tỉnh trong GDP năm 2005 là 35.08%; năm 2006 là
36.52%; năm 2007 là 36.46%; năm 2008 là 36.32% và năm 2009 là 36.92%. Phần đóng góp
của ngành nông – lâm - thuỷ sản cho GDP thành phố giảm nhanh qua các năm (mặc dù vẫn


tăng lên về giá trị truyệt đối), phù hợp với đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỷ trọng của ngành giảm từ 26.87% năm 2004; 26.21% năm
2005; 24.72% năm 2006; 24% năm 2007; 23.82% năm 2008; và 22.46% năm 2009.
Cơ cấu theo thành phần kinh tế đang chuyển dịch theo đúng quy luật của nền kinh tế thị
trường với sự thăng trưởng rất nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà
nước, nhất là các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng, giao thông vận tải.
Năm

Tổng số
( Tỷ đồng)

2006
2007
2008

2009

8.022,1
10.062,6
13.509,6
16.405,4

2006
2007
2008
2009

100,0
100,0
100,0
100,0

Chia theo 3 khu vực kinh tế
Nông-LâmCông nghiệp
Dịch vụ
Thủy Sản
và xây dựng
1.983,0
3.109,0
2.930,0
2.414,9
3.978,6
3.669,1
3.218,3
5.384,7

4.906,5
3.683,6
6.663,6
6.057,9
Cơ cấu (%)
24,72
38,76
36,52
24,00
39,54
36,46
23,82
39,86
36,32
22,64
40,62
36,92

1.1.2. Chức năng của Sông Cầu đối với con người và tự nhiên:
Đối với tự nhiên chức năng chủ yếu là chuyền tải nước và các loại vật chất từ nguồn tới
vùng của sông , thường là biển cả .
Đối với con người và hệ sinh thái :
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam , có vị trí địa lý đặc
biệt , đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của
các tỉnh trong lưu vực của nó.
Lưu vực sông Cầu là nơi cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng của con người:
- Lưu vực sông Cầu hằng năm cung cấp hàng trăm triệu mét khối nước để phục vụ
sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.Là con sông huyết mạch giao thông
đường thủy gắn kết kinh tế - văn hóa giữa các địa phương.
- Là nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động kinh tế như: Nông nghiệp , lâm

nghiệp, công nghiệp, thủy sản, các làng nghề .
Ngoài ra sông Cầu còn có chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên
nhiên toàn khu vực …
1.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ở sông Cầu:
1.2.1. Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chính:
Lưu vực sông Cầu hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa
phương trong vùng và các cơ quan nghiên cứu khác cho thấy nước thải của các nguồn: cơ sở
sản xuất công nghiệp, các khu công nghiệp; các khu đô thị và khu dân cư tập trung; các làng


nghề; các bệnh viện và cơ sở y tế; cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm là nguyên nhân chính gây
ra ô nhiễm nước sông Cầu.
a) Nguồn thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp:
Qua theo dõi, thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.200 cơ sở sản xuất trong đó có
gần 1.000 cơ sở có thải nước thải công nghiệp ra ngoài môi trường; trong đó có 47 cơ sở có lưu
lượng xả từ 100m3 trở lên và từ 50m3 xả trực tiếp ra sông cầu hoặc phụ lưu cấp 1,2 của sông Cầu.
Theo số liệu thống kê 2014, Thái Nguyên có 12 khu công nghiệp đang hoạt động. Hoạt động
của các khu công nghiệp này hàng ngày hàng giờ đã thải ra dòng sông 1 số lượng lớn nước thải đã
gây ô nhiễm nghiêm trọng, thành phần của nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ, chất vô cơ, dầu
mỡ, phenol, xianua , gluxit. Lipip, kim loại nặng...Tuy vậy , ý thức chấp hành các qui đinh bảo vệ
môi trường của các khu công nghiệp còn thấp đa số các doanh nghiệp xử lí với hình thức lắng cặn sơ
bộ, 1 số doanh nghiệp còn chưa có hệ thống xả tực tiếp nước thải ra sông (KCN Sông Công) 1 phần
cũng là do tiềm lực tài chính của các cơ sở còn hạn chế, không đủ khả năng để đầu tư hệ thống xử lí
nước thải đồng bộ. Trong 12 doanh nghiệp này thì ta có thể chia ra làm 2 mức độ : các doanh nghiệp
gây ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng và các doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng.
• Các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng có nước thải chứa nhiều chất
gây ô nhiễm có hàm lượng rất cao vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lầ ( > 100 lần) được
thống kê qua bảng sau:


STT

1

2

3

4

5

Tên nguồn thải/ cơ sở
sản xuất kinh doanh, Địa chỉ
dịch vụ
Xóm 8, xã
Xưởng tuyển xỉ chì - Công Sơn
Cẩm,
ty TNHH Hồng Hưng
huyện
Phú
Lương
Tổ
31,
phường Cam
Doanh nghiệp tư nhân
Giá,
thành
Phương Tân
phố

Thái
Nguyên
Phường Mỏ
Công ty TNHH WIHA
Chè, thị xã
Việt Nam
Sông Công
Phường
Công ty Cổ phần bia và
Trung Thành,
nước giải khát Thái
thành
phố
Nguyên
Thái Nguyên
Nhà máy chế biến tinh bột Xã
sắn Sơn Lâm
Bẩm,

Đồng
huyện

Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm
Chì vượt tiêu chuẩn cho phép 20 lần,
TSS vượt 140 lần

pH 11,89 TSS vượt 150 lần
BOD vượt 37,5 lần, COD vượt 52
lần, TSS vượt 26 lần, dầu mỡ vượt
536 lần so với tiêu chuẩn

Có trên 2 thông số vượt tiêu chuẩn
cho phép trên 5 lần: tại cửa xả khu
vực ủ bia lên men: BOD vượt 12,12
lần; COD vượt 15,72 lần; tại khu vực
cửa xả nấu bia: BOD vượt 13,74 lần,
COD vượt 17,4 lần; tại khu vực rửa
trai : BOD vượt 28,69 lần, COD vượt
36,13 lần
10 thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn
(BOD vượt 52,3 lần, COD vượt 30,1


6


lần, sunfua vượt 2,16 lần, TSS vượt
2,33 lần, tổng nitơ vượt 5,4 lần, tổng
Đồng Hỷ
P vượt 12,19 lần, Fe vượt 3,92 lần…)
Năm 2013 vẫn chưa thực hiện cải tạo,
nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.
Khu Công nghiệp Sông Thị xã Sông Nước thải có Cd vượt 45,8 lần, Zn
Công
Công
vượt 19,65 lần

Các doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng: thường là các doanh nghiệp mà trong thành
phần nước thải có chứa nhiều thông số gây ô nhiễm nhưng hàm lượng gây ô nhiễm vượt quá
tiêu chuẩn cho phép dưới 10 lần được thống kê trong bảng sau:
STT

1

2

3

4

5

Tên nguồn thải/ cơ
sở sản xuất kinh Địa chỉ
doanh, dịch vụ

Hiện trạng của nguồn
gây ô nhiễm

Xyanua vượt 9,9 lần;
Công ty cổ phần cơ Thị trấn Bãi Bông, huyện
coliform vượt 1,08 lần;
khí Phổ Yên
Phổ Yên
COD vượt 1,48 lần
SS vượt 5,17 lần;
Xyanua vượt 1,09 lần,
Công ty cổ phần Xã Thuận Thành, huyện Phổ
amoni (theo N) vượt
Prime Phổ Yên
Yên, TN
6,87 lần, Coliform vượt

1,62 lần
Nước thải có các thông
số vượt tiêu chuẩn:
Công ty Cổ phần Xã Thuận Thành, huyện Phổ
BOD vượt 1,8 lần;
Elovi Việt Nam
Yên
COD vượt 1,64 lần;
coliform vượt 7,1 lần
Có 02 thông số vượt
tiêu chuẩn cho phép: Fe
Công ty Cổ phần Phường Mỏ Chè, thị xã Sông
vượt 5,44 lần; COD
Meinfa
Công
vượt 6,34 lần; Cr vượt
4,41 lần
Công ty Cổ phần Chế
Phường Phan Đình Phùng, BOD vượt 7,68 lần,
biến thực phẩm Thái
thành phố Thái Nguyên
COD vượt 9,79n lần
Nguyên

b) Nguồn thải từ các khu dân cư:

Thái Nguyên có mật độ dân số rất cao, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã hình thành hàng
loạt các khu đô thị tập trung dân cư với mật độ lớn.Tốc độ đô thị hóa nhan chóng cộng với cơ
sở hạ tầng phát triển không đồng bộ dẫn đến tình trang quá tải các đô thị đã có từ trước và
hầu hết các đô thị đều thiếu hệ thống xử ly nước thải tập trung cần thiết. Nguồn nước thải từ

các đô thị chứa coliform, vi khuẩn và mầm bệnh đặc biệt là chất hữu cơ chất, chất dinh
dưỡng là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng trên hệ
thống dông Cầu hiện nay.
c) Nguồn thải từ các làng nghề:


Thái Nguyên có các làng nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, nghề miến dong, sán
xuất gạch nung.Ngoài ra Thái Nguyên còn 12 cơ sở đúc gang và cán thép thủ công.Các làng
nghề này một mặt góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng hàng
ngày hàng giờ tharii nước thải có chưa các chất độc hại vào hệ thống mương, sông trong lưu
vực.Tất cả các cơ sở này đều chưa có hệ thống xử lí nước thải. Nước thải của các cơ sở này
chứa nhiều kim loại nặng, hóa chất độc hại và được thải trực tiếp vào các mương thoát nước
rồi chạy vào sông Cầu.
d) Nguồn thải từ các bệnh viện và cơ sở y tế:
Thái Nguyên có 13 bệnh viện lớn nhỏ mỗi ngày đã thải ra sông Cầu 1 khối lượng nước thải
lớn thể hiện qua bảng:
STT Tên cơ sở
Địa chỉ
1
Trung tâm y tế Thị trấn Ba
huyện Phổ Yên Hàng,
huyện
Phổ Yên

2
Thị trấn Hương
Bệnh viện đa
Sơn, huyện Phú
khoa Phú Bình
Bình


3

Bệnh
viện Xã Kim Sơn,
phong Phú Bình huyện Phú Bình

4

Bệnh viện đa Thị trấn Chợ
khoa Định Hoá Chu,
huyện
Định Hóa

5

Trung tâm y tế Thị trấn
huyện
Phú huyện
Lương
Lương

6

Bệnh viện đa Thị trấn Đình
khoa Võ Nhai
Cả, huyện Võ
Nhai

Đu,

Phú

Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm
Không có hệ thống xử lý nước thải, có
trên 02 thông số ô nhiễm vợt tiêu chuẩn
cho phép (Clolifom vượt 58 lần; BOD
vượt 5,4 lần; COD vượt 4,7 lần, amoni
vượt 12,59 lần; tổng N vượt 5,12 lần;
tổng P vượt 8,2 lần); chất thải y tế xử lý
không đảm bảo an toàn
Có trên 02 thông số ô nhiễm trong nước
thải (coliform vượt 100 lần, BOD vượt
14,5 lần, COD vượt 11,6 lần, amoni
vượt 8,5 lần…)
Kiểm tra, rà soát công tác BVMT năm
2013,2014. Đơn vị chưa có đầy đủ hồ
sơ thủ tục về môi trường, đã xây dựng
hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn y
tế
Có trên 02 thông số ô nhiễm trong nước
thải (coliform vượt 128 lần, BOD vượt
14,8 lần, COD vượt 11,6 lần, amoni
vượt 2,9 lần…)
Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước
thải
Có trên 02 thông số ô nhiễm trong nước
thải (coliform vượt 140 lần, BOD vượt
3,6 lần, COD vượt 2,5 lần, amoni vượt
6,3 lần…)
Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải,

chưa được chứng nhận hoàn thành xử
lý triệt để ô nhiễm
coliform vượt 23 lần, BOD vượt 3,75
lần, COD vượt 3,24 lần, amoni vượt
6,05 lần, tổng N vượt 2,23 lần, tổng P
vượt 2,81 lần
Có trên 02 thông số ô nhiễm trong nước
thải vượt tiêu chuẩn cho phép trên 5 lần
(coliform vượt 72 lần, BOD vượt 3,56


7

lần, COD vượt 2,6 lần, amoni vượt 6,05
lần…)
Thị trấn Chùa Có trên 02 thông số ô nhiễm trong nước
Hang,
huyện thải (coliform vượt 22 lần, BOD vượt
Đồng
3,7 lần, COD vượt 2,8 lần, amoni vượt
Bệnh viện đa
8,6 lần…)
khoa Đồng Hỷ
xử lý nước thải Chưa xây dựng hoàn
thiện hệ thống

8
Bệnh viện đa
khoa Đại Từ


9
Bệnh viện mắt
10
11
12
13

Thị trấn Đại Từ,
Có trên 02 thông số ô nhiễm
huyện Đại Từ
trong nước thải (coliform vượt 36 lần,
BOD vượt 4,3 lần, COD vượt 2,9 lần,
amoni vượt 3,1 lần…)
Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải,
chưa được chứng nhận hoàn thành xử
lý triệt để ô nhiễm
Phường Quang - Kiểm tra năm 2013. Đơn vị chưa có
Vinh, thành phố hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn y
Thái Nguyên
tế
Thịnh Đán, Thái - Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước
Nguyên
thải
Phường
Phan - Kiểm tra năm 2013. Chưa có hệ thống
Đình Phùng, TN xử lý nước thải

Bệnh viện y học
cổ truyền
Trung tâm y tế

thành phố Thái
Nguyên
Bệnh viện Tâm Tân Thịnh, Thái
thần
Nguyên
Phường Trung
Bệnh viện gang Thành,
thành
thép
phố
Thái
Nguyên

- Kiểm tra năm 2013. Chưa có hệ thống
xử lý nước thải
Có trên 02 thông số ô nhiễm trong nước
thải (coliform vượt 36 lần, BOD vượt
4,3 lần, COD vượt 2,9 lần, amoni vượt
3,1 lần…)

Chất thải y tế là loại chất đặc biệt được sản sinh ra trong quá trình khám và chữa bệnh, nó
thuộc loại chất thải nguy hại cần được xử lí triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của
môi trường tuy nhiên phần lớn các hệ thống xử lí ở các bệnh viện hoạt động không hiệu quả
nên hầu hết được thải trực tiếp vào nguồn nước mang theo nhiều hóa chất độc hại, chất hữa
cơ và các mầm bệnh thải ra sông Cầu.
e) Nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc

Thái Nguyên có 6 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng theo quyết định phân loại của UBND tỉnh. Nước thải của các cơ sở này có chứa
nhiều kim loại nặng, chất hữa cơ, vi khuẩn gây bệnh…phát sinh từ việc rửa chuồng chăn

nuôi, chất rắn dư thừa từ quá trình chăn nuôi được thải trực tiếp xuống sông. Hàm lượng các
chất ô nhiễm trong nước thải vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần, gây ô nhiễm nước sông
đặc biệt nghiêm trọng được trình bày trong bảng dưới đây:


STT

1

Tên nguồn thải/ Địa chỉ
cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch
vụ
Trang trại bà Trần Xã Tân Cương,
Thị Mai
thành phố Thái
Nguyên

2

Trung tâm chăn Phường Phố Cò,
nuôi Thắng Lợi
thị xã Sông
Công

3

Trại giống
Tân Thái


4

Trang trại chăn Xóm Sơn Tía,
nuôi
của
bà xã Vinh Sơn, thị
Nguyễn
Thị xã Sông Công
Duyên

5

Trang trại chăn Xóm Tân Tiến,
nuôi lợn sạch siêu thị trấn Sông
nạc Bình Nguyên Cầu, Đồng Hỷ

6

Trang trại bà Xã Tân Cương,
Nguyễn Thị Sửu thành phố Thái
(trước là của ông Nguyên
Nguyễn
Anh
Tuấn)

lợn Xã Tân Thái,
huyện Đồng Hỷ

Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm


Có 6 thông số vượt quy chuẩn
(BOD vượt 69,4 lần, COD vượt
31,6 lần, TSS vượt 16,1 lần, S2vượt 14,4 lần, NH4+ vượt 24,3
lần, coliform vượt 11,8 lần).
Có trên 2 thông số vượt tiêu
chuẩn cho phép trên 5 lần: BOD
6,2 lần; COD vượt 7,47 lần;
amoni vượt 14 lần; tổng P vượt
26,28 lần; tổng N vượt 5,87 lần
Có 6 thông số vượt quy chuẩn
(BOD vượt 26,4 lần, COD vượt
15,3 lần, TSS vượt 13,5 lần, S2vượt 67,4 lần, NH4+ vượt 21,5
lần, coliform vượt 16,4 lần)
Chưa có các thủ tục hồ sơ về
môi trường. Nước thải được xử
lý bằng bể biogas rồi xả ra ao
chứa, nhiều chỉ tiêu vượt tiêu
chuẩn
Có 6 thông số vượt quy chuẩn
(BOD vượt 26,4 lần, COD vượt
15,3 lần, TSS vượt 13,5 lần, S2vượt 67,4 lần, NH4+ vượt 21,5
lần, coliform vượt 16,4 lần)
Chưa có các thủ tục hồ sơ về
môi trường. Nước thải được xử
lý bằng bể biogas rồi xả ra ao
chứa, nhiều chỉ tiêu vượt tiêu
chuẩn
Có 6 thông số vượt quy chuẩn
(BOD vượt 31,2 lần, COD vượt
19,8 lần, TSS vượt 3,2 lần, S2vượt 51,9 lần, NH4+ vượt 19,3

lần, coliform vượt 10 lần)
Nước thải được xử lý sơ bộ bằng
bể biogas rồi xả ra ao chứa,
nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn
Có 6 thông số vượt quy chuẩn
(BOD vượt 115,6 lần, COD vượt
49,4 lần, TSS vượt 7,1 lần, S2vượt 11,9 lần, NH4+ vượt 24,8
lần, coliform vượt 76 lần)


1.2.2. Hiện trạng nước sông Cầu:
VỊ TRÍ QUAN TRẮC ĐỊNH KỲ HẰNG NĂM LƯU VỰC SÔNG CẦU THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN
TT
1
2
3

Ký hiệu mẫu
SC1
SC2
SC3

Vị trí mẫu
Cầu Gia Bảy
Cầu Mây
Đoạn cuối thành phố Thái
Nguyên

KẾT QUẢ QUAN TRẮC CỦA CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỞNG NƯỚC SÔNG CẦU

TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2012 VÀ 2014
Năm


Chỉ tiêu phân tích
hiệu TSS pH COD
mẫu (mg/l
(mg/l
)
)
QCVN
30
615
08:2008
8.5
(loại A2)
2012 SC1 27
7.4 15.7
2
SC2 42
8.3 30
6
SC3 28
8.0 22.3
1
2014 SC1 42.75 7.5 15.2
SC2 45
6.3 22.3
5
SC3 32

7.0 19.07
2

Độ
đục

(mg/l
)
5

DO
(mg/l
)
6

(mg/l
)
0.2

23

6.7

6.11

27

7.75

25


Colifor
m
5000

(mg/
l)
0.2

0.028

3400

0.22

4.23

0.22

4500

0.75

8.2

6.35

0.17

4250


0.64

32
46

13
14.3

6.98
7.25

0.18
0.37

3600
5830

0.56
0.68

44

12.57

6.42

0.42

5370


0.52

(Nguồn: Trung tâm quan trắc tỉnh Thái Nguyên)
Qua bảng kết quả quan trắc ta thấy:
Năm 2012:
+ Giá trị pH và coliform đều nằm trong mức cho phép.
+ Giá trị TSS tại Cầu Gia Bảy và Đoạn cuối thành phố Thái Nguyên nằm trong mức cho
phép, tại Cầu Mây vượt 1,4 lần so với quy chuẩn cho phép.
+ Giá trị COD ở 3 vị trí đều vượt mức cho phép (Cầu Gia Bảy vượt 1,05 lần; Cầu Mây vượt 2
lần; Đoạn cuối thành phố Thái Nguyên vượt 1,5 lần).
+ Giá trị tại 3 vị trí đều vượt mức cho phép ( Cầu Gia Bảy vượt 1,34 lần; Cầu Mây 1,55 lần;
Đoạn cuối thành phố Thái Nguyên 1,64 lần).
+ Giá trị DO tại Cầu Mây đạt mức cho phép, tại Cầu Gia Bảy vượt 1,02 lần; tại Đoạn cuối
thành phố Thái Nguyên vượt 1,06 lần.







+ Giá trị tại Cầu Gia Bảy và Đoạn cuối thành phố Thái Nguyên nằm trong mức cho phép, tại
Cầu Mây gấp 1,1 lần.
+ Giá trị tại Cầu Gia Bảy vượt quy chuẩn 1,1 lần; Cầu Mây vượt 3,75 lần; Đoạn cuối thành
phố Thái Nguyên vượt 3,2 lần.
Năm 2014:
+ Giá trị TSS ở tại 3 vị trí đều vượt mức cho phép ( Cầu Gia Bảy vượt mức cho phép 1,4
lần; Cầu Mây vượt mức cho phép là 1,5;Đoạn cuối thành phố Thái Nguyên gấp 1,1 lần).
+ Giá trị COD ở cả 3 điểm đều vượt mức cho phép ( Cầu Mây vượt mức cho phép 1,5 lần,

Đoạn cuối thành phố Thái Nguyên gấp 1,3 lần) giá trị BOD5 ở cả 3 điểm vượt mức cho phép
( Cầu Gia Bảy vượt mức cho phép 2,6 lần;Cầu Mây vượt cho phép 2,9 lần; Đoạn cuối Thành
phố Thái nguyên 2,5 lần).
+ Giá trị DO tại 3 vị trí đều vượt mức cho phép ( Cầu Gia Bảy vượt 1,16 lần; Cầu Mây vượt
1,2 lần; đoạn cuối thành phố Thái Nguyên vượt 1,1 lần).
+ Giá trị NH4+ chỉ có 2 vị trí vượt đó là sông Cầu Mây vượt 1,9 lần, đoạn cuối thành phố
Thái Nguyên vượt 2,1 lần.
+ Giá trị Coliform ở 2 vị trí: Cầu Mây vượt 1,17 lần, Đoạn cuối thành phố Thái Nguyên vượt
1,1 lần.
+ Giá trị PO4 3- ở tại 3 vị trí đều vượt mức cho phép ( Cầu Gia Bảy vượt 2,8 lần; Cầu Mây
vượt 3,4 lần ; Đoạn cuối thành phố Thái Nguyên vượt 2,6 lần )
Kết luận:
Nồng độ các chỉ tiêu phân tích đa số đều vượt mức cho phép theo QCVN 08:2008 loại A2.
Các chỉ tiêu TSS, pH, , DO, , coliform, tại 3 vị trí quan trắc năm 2014 có xu hướng tăng so
với năm 2012.
Chỉ tiêu COD năm 2014 tại 3 vị trí quan trắc có giá trị giảm so với năm 2012, nhưng so với
QCVN 08:2008 loại A2 thì vẫn cao hơn.
Độ đục nước sông tại 3 vị trí năm 2012 thấp hơn so với năm 2014
Kết quả so sánh trên cho thấy nước sông Cầu đang ngày càng ô nhiễm hơn.
1.3.Tổng quan về pp xác định WTP:
1.3.1 Khái niệm sẵn lòng chi trả:
WTP là số tiền tối đa người dân sẵn sàng bỏ ra để mua một loại hàng hóa hay hưởng chất
lượng môi trường được cải thiện. WTP là cách để xác định giá phần lợi ích được hưởng thêm
so với điều kiện hiện tại. WTP cũng đo lường độ ưa thích của từng cá nhân hay xã hội đối với
một thứ hàng hóa nào đó. WTP đồng thời là đường cầu thị trường của loại hàng hóa đó
Đối với hàng hóa công cộng thì WTP thường thấp hơn giá trị của hàng hóa đó. Do tâm lý
xã hội là hàng hóa công cộng không trực tiếp bỏ tiền ra mua nhưng vẫn được hưởng lợi từ
hàng hóa đó, do đó họ thường trả thấp hơn so với mức sẵn sàng chi trả của họ
1.3.2.Khái niệm định giá ngẫu nhiên phụ thuộc
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Value Method) là phương pháp

được sử dụng để đánh giá hàng hóa, chất lượng môi trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sử
dụng. Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hóa
môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi
họ mất đi hàng hóa đi (WTA), đặt trong một tình huống giả định. Thị trường thì không có
thực, WTP thì không thể biết trước, ta gọi đây là phương pháp “ngẫu nhiên” là vì thế. Một khi
tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ
thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi


trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài
động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắt, phát thải chất độc hại...
Một tình huống đưa ra đủ tính khách quan, người trả đúng với hành độn thực của họ thì
phương pháp là khá chính xác. Các nhà phân tích sau đó có tính toán mức sẵn lòng chi trả
trung bình của những người được hỏi, nhân với tổng số người hưởng thụ giá trị, hay tài sản
môi trường thì thu được ước lượng giá trị mà tổng thể dân chi cho tài sản đó.
Phương pháp định giá ngẫu nhiên bỏ qua nhu cầu tham khảo giá thị trường của loại hàng
hóa, dịch vụ môi trường bằng cách hỏi thẳng từng cá nhân để giả định giá của một loại hàng
hóa hay giá trị của môi trường. Phương pháp thường được áp dụng nhất là phỏng vấn các cá
nhân tại hộ gia đình, sử dụng các câu hỏi về sự sẵn sàng chi trả (WTP) của họ cho việc bảo vệ
môi trường hay cho một loại hàng hóa nào đó. Sau đó các nhà phân tích có thể tính giá trị
WTP trung bình của những người trả lời phỏng vấn với tổng số người được hưởng thụ hàng
hóa, lợi ích của việc bảo vệ môi trường để có tổng giá trị ước tính của hàng hóa hay môi
trường đang được xem xét
Định giá ngẫu nhiên phụ thuộc là một cơ sở cho khảo sát kinh tế dùng để đánh giá nguồn
tài nguyên phi thị trường, chẳng hạn như bảo vệ môi trường hoặc tác động của ô nhiễm môi
trường. Trong khi những tài nguyên phi thị trường này đã mang lại lợi ích cho con người và
không có giá trị trên thị trường hay không bán trực tiếp. Phương pháp này gọi là phương pháp
ngẫu nhiên vì nó miêu tả ngẫu nhiên một thị trường trong đó hành vi của con người được mô
hình hóa trong một bảng phỏng vấn. Câu hỏi đơn giản nhất để suy ra mức tối đa người dân sẵn
lòng chi trả là câu hỏi trực tiếp về một mức giá cụ thể nào đó.

Trong phương pháp CVM thường có thể sử dụng hai loại câu hỏi để xác định mức sẵn
sàng chi trả của người dân hay hộ gia đình về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó
1, Câu hỏi lựa chọn (có/không) mức giá được đưa ra và hỏi người trả lời phỏng vấn đồng ý
chi trả cho dịch vụ hàng hóa với mức giá đó không. Người trả lời có 2 lựa chọn có hoặc không
2, Câu hỏi đóng mở: Hỏi trực tiếp người trả lời mức cao nhất và họ có thể trả cho hàng hóa
dịch vụ đó
1.3.3 Các bước để thực hiện định giá ngẫu nhiên phụ thuộc:
B1: Xây dựng các công cụ cho điều tra để tìm ra mức WTP của cá nhân. Cần lưu ý thiết kế
một kịch bản phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo người được hỏi hiểu rõ kịch bản được
hỏi.
B2: Tiến hành điều tra, cần lưu ý tiến nhành điều tra như thế nào ? Phỏng vấn trực tiếp hay
gửi thư? Lấy ý kiến ...Tuy nhiên phải đảm bảo tính chính xác và tính hiệu quả
B3: Xử lý số liệu. Là bước tiến hành tổng hợp những thông tin thu được và xử lý số liệu.
Những phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, những thông tin thu thập hợp lệ sẽ được
tổng hợp trên cơ sở xây dựng các biến để phân tích
B4: Phân tích và trả lời từ kết quả điều tra
B5: Ước lượng mức WTP, dữ liệu được phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định
các thông số cần thiết cho báo cáo như trung bình mẫu , WTP trung bình , sau đó phân tích
các nhân tố ảnh hưởng.
1.3.3.Ưu, nhược điểm của phương pháp CVM:
a) Ưu điểm


Nối trội so với các phương pháp đo lường trực tiếp khác (chi phí thiệt hại, liều lượng-đáp
ứng...), CVM đánh giá được cả những giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lựa chọn
(option value), vì vậy nó được các nhà kinh tế học tương đối ưa thích. CVM không đòi hỏi
phải chia vùng hay phân nhóm như TCM (phương pháp chi phí du lịch - cũng thiết lập bảng
hỏi như CVM) mà nó dựa trên những đánh giá hoàn toàn ngẫu nhiên, của một nhóm đối
tượng cũng không mặc định. Người trả lời có thế không đến khu vực cần đánh giá, nhưng họ
vẫn có thế đánh giá về chúng theo cảm nhận của mình (khác với TCM đòi hởi đối tượng phải

là khách du lịch đến địa điếm tham quan).
b) Nhược điểm
Thực hiện CVM tưởng chừng không khó, nhưng hai vấn đề lớn sau đây rất dễ mắc phải,
gây cản trở cho việc làm một nghiên cứu thành công, đó là:
Thứ nhất, về phía người trả lời: khi thực hiện mua bán một món hàng trên thị trường (lkg
gạo, 1 thùng mì), người bán sẽ đưa giá thực dựa trên chi phí và lợi nhuận, người mua sẽ trả
tiền thật dựa trên nhu cầu và ngân sách. Hàng hoá môi trường vốn đã không hiện hữu trên thị
trường, nay lại được đặt trong một tình huống giả định, do người nghiên cứu nghĩ ra, buộc
người đọc phải suy nghĩ và tưởng tượng. Có hai trường hợp xảy ra là: Họ không tưởng tưởng
hết được những gì sẽ xảy ra trên thị trường thật hoặc họ hiếu được vấn đề và có ý định trả lời
sai lệch. Trường hợp đầu, người trả lời không thực hiện những chuyển giao thực nên họ cũng
không biết rõ nên đặt giá thế nào cho đúng, họ đưa ra bừa một mức giá mà vì thế, nếu đặt
trong hoàn cảnh chuan, chưa chắc họ đã có những hành vi tương ứng. Người trả lời chưa
chắc đã đủ kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hội để hiếu các mức độ tác động của môi
trường. Thêm nữa, họ cũng không có ý định phải suy nghĩ quá nhiều cho câu trả lời bởi nó
cũng chẳng mang lại hiệu quả trực tiếp nào cho họ. Trong trường hợp sau, người trả lời có
một suy nghĩ rằng, nếu họ trả lời đúng nhu mình nghĩ, mức giá đó có thế sẽ đuợc áp dụng
rộng rãi, vì vậy có thể vì động lực cá nhân nào đó, họ trả lời mức cao hoặc thấp hơn, không
đúng với đánh giá thực của mình. Nhìn chung, CVM mang nhiều tính giả thuyết.
Thứ hai, về phía nguời hỏi: Từ những khâu như thiết kế bảng hỏi, chọn phuơng pháp chi
trả, đặt kịch bản giả định, chọn kích thuớc mẫu đến cách tiếp cận nguời trả lời đều có thể gây
ra sai so. Neu đánh giá quy mô nhỏ, người nghiên cứu có thế tự’ đi lấy thông tin - tuy nhiên
trường hợp này là hiếm vì thường hàng hoá môi trường có quy mô khá lớn và liên quan nhiều
người. Khi đó, ta phải đào tạo người điều tra, điều tra thử, chỉnh sửa bảng hỏi, lưu trữ khối
lượng văn bản lớn... những việc này đều tiêu tổn khá nhiều nguồn lực. Nhiều khi xong hết
khâu thu thập dữ liệu, tính ra được WTP trung bình, tổng WTP, nhưng tổng này lại không
phù hợp với thực tế thì ta lại phải xem lại mẫu đã chọn ban đầu.


1.3.4. Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả tại Việt Nam

Năm 2009, Hoàng Thị Hoài Linh và Bùi Duy Minh thuộc Khoa Địa lý, Trường ĐH Sư
Phạm – ĐH Thái Nguyên đã áp dụng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) để nghiên cứu
mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập Quỹ môi trường tại khu du lịch Hồ Núi
Cốc – Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết du khách đều rất quan tâm tới vấn
đề môi trường cảnh quan tại KDL Hồ Núi Cốc. Trung bình một khách nội địa sẵn lòng chi trả
9.572,98 đồng/người; khách quốc tế là 0,9469 USD/người. Theo số liệu về lượng khách tới
khu du lịch Hồ Núi Cốc năm 2009 thì tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành
lập quỹ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc gần 3 tỷ đồng.
Năm 2011, Nguyễn Văn Song và cộng sự thuộc Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) để
xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức
WTP của người dân không đồng đều phụ thuộc vào giới tính, trình độ học vấn, thu nhập,
nghề nghiệp, tuổi và số khẩu/hộ. Bằng phương pháp bình quân gia quyền cùng với số liệu
điều tra phỏng vấn, xác định được mức chi trả bình quân của hộ nông dân là WTP = 6000
đồng/người/tháng. Mức WTP một năm trên địa bàn nghiên cứu khoảng 4 tỷ đồng/năm. Số
tiền này nếu được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ thu gom, quản
lý, xử lý CTRSH và cải thiện môi trường sống của người dân.
Năm 2013, Đinh Đức Trường và Lê Hà Thanh thuộc tạp chí Kinh tế và Phát triển đã áp
dụng phương pháp CVM để xác định mức độ sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho việc kết
nối vào hệ thống thoát nước thải đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường với
mức đóng góp trung bình từ 100.000 đồng đến 157.000 đồng/1 hộ/1 tháng trong vòng 2 năm
để kết nối vào hệ thống thoát nước đô thị. Để khuyến khích sự đóng góp của người dân, các
cơ chế tài chính như Quĩ môi trường cần phải được thiết lập để chuyển hoá ‘sẵn sàng chi trả’
của người dân thành ‘thực tế chi trả’.


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình ở gần lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh
Thái Nguyên ở huyện : Đồng Hỷ,Phú Lương,Phú Bình,Phổ Yên, Tp. Thái Nguyên
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Các xã nằm trong lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên:
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá và tông hợp các dữ
liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc để sử dụng các thông
tin phục vụ nghiên cứu.
Nguồn số liệu được thu thập thông qua các báo cáo khảo sát thống kê chăn nuôi thủy cầm
trên lưu vực sông Cầu; báo cáo kinh tế xã hội tại tỉnh Thái Nguyên để tổng hợp về điều kiện
kinh tế- xã hội; đánh giá hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Cầu. Ngoài ra còn được thu
thập từ các nguồn khác như các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, Tạp chí
khoa học, Tạp chí khoa học xã hội..vv
2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Nhóm đã đi nghiên cứu, khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu để nắm được tình hình khái
quát các hộ gia đình ven lưu vục sông Cầu về điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của người
dân về môi trường , đồng thời có được cơ sở để xây dựng bộ câu hỏi điều tra.
2.3.3.Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên:
Xác định cỡ mẫu và chọn mẫu:
Chọn mẫu : các hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên từ 252 hộ gia đình ven lưu vực sông
Cầu chảy qua tỉnh Thái Nguyên.
Cỡ mẫu:
n=
Giải thích:
n: số mẫu
N: Tổng số hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu
e: Sai số cận biên (e=0,05)
Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contigent Value Method: CVM) nhằm tạo một thị

trường chưa tồn tại về một loại hàng hóa dịch vụ nào đó. Với giả định chất lượng môi trường
sẽ được cải thiện, bệnh dịch ở người và vật nuôi sẽ ít hơn từ đó sẽ tăng thu nhập cho gia đình.
Nhờ cải thiện chất lượng môi trường nước khu vực sông Cầu ( đoạn chảy qua tỉnh Thái
Nguyên) bớt ô nhiễm, nước ven sông các hộ gia đình được cải thiện, không khí trong lành
hơn thì mức sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông là bao nhiêu. Người
được phỏng vấn trước tiên sẽ được giới thiệu mô tả để hiểu rõ quyền lợi , nghĩa vụ của việc
đóng góp vào quá trình xã hội hóa môi trường, mua hàng hóa môi trường. Sau đó người được


phỏng vấn sẽ được hỏi về mức sẵn lòng chi trả của mình khi tham gia mua hàng hóa dịch vụ
môi trường có không khí trong lành hơn, người và vật nuôi ít bị bệnh đi...
Kỹ thuật thu thập thông tin
• Thiết kế bảng hỏi, lựa chọn hình thức chi trả của người dân (WTP hay WTA) dựa vào ý định
điều tra đánh giá của người hỏi. Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn hình thức chi trả là
WTP
• Xác định phương pháp tiến hành điều tra: phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại hoặc gửi thư.
Mỗi cách này đều có mặt tích cực và hạn chế, ví dụ phỏng vấn trực tiếp từng người là tốt nhất
nhưng tốn nhiều thời gian và tiền bạc nếu điều tra quy mô lớn; phương pháp gửi thư sẽ tiết
kiệm thời gian, số lượng phát ra nhiều, tiến hành được quy mô rộng nhưng khó đảm bảo độ
phản hồi cao và chất lượng phỏng vấn đúng như người điều tra mong muốn.
• Thiết kế bảng hỏi:
Trong phần câu hỏi tình huống giả định về mức độ sẵn lòng chi trả của các hộ dân để cải
tạo chất lượng nước lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng
CVM với 5 mức giá khác nhau và 1 phần tùy chọn ý kiến đưa ra để hỏi người dân. Những
mức giá này chúng tôi tham khảo từ việc sử dụng; giá bán nước máy của các nhà máy nước
trong các huyện, thành phố có lưu vực sông Cầu chảy qua. Dưới đây là bảng hỏi với các mức
giá và quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 về việc quy định giá bán nước máy
Bảng hỏi mức độ sẵn lòng chi trả và giá bán nước máy đối với các hộ dân theo QĐ
1523/QĐ-UBND ngày 25/6/2015
Giá bán nước máy

(VNĐ/m3) cho các hộ
dân vùng nghiên cứu
theo QĐ 1523/QĐUBND tỉnh Thái
Nguyên
ngày
25/6/2015

H.
Đồng
Hỷ

H.
Phú Tp. Thái H.
Phú
H. Phổ Yên
Lương
Nguyên
Bình

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

Giả định WTP của

các hộ dân trong vùng
nghiên cứu để cải
5.000
thiện chất lượng nước
lưu vực sông Cầu
(VNĐ)

6.500

7.000

9.000

Ý
10.0
kiến
00
khác:

Công cụ thu thập thông tin
Bộ câu hỏi điều tra được thiết kế xây dựng sau khi đi khảo sát, thảo luận với cộng
đồng tại địa phương và tham khảo các bộ câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu CVM tại Việt
Nam. Nội dung bộ câu hỏi gồm:
Phần mở đầu:


1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.

Mô tả những giá trị, đặc điểm môi trường khu vực nghiên cứu
Nêu kịch bản, giả thuyết để làm rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu
Phần nội dung:
Những câu hỏi về nhân khẩu học kinh tế - văn hóa – xã hội của gia đình, thông tin
người trả lời phỏng vấn
Những câu hỏi về điều kiện, hiện trạng chất lượng nước ven lưu vực sông Cầu của hộ
gia đình
Câu hỏi về giá bán nước máy cho hộ gia đình khu vực nghiên cứu
Những câu hỏi mở về ý thức, nhận thức môi trường của các hộ dân
Những câu hỏi mở về hành động môi trường của các hộ dân
Những câu hỏi về các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, da liễu... khi sử dụng nước sông
trực tiếp và gián tiếp
Câu hỏi về tình huống giả định mức độ sẵn lòng chi trả của hộ dân cho việc cải thiện
chất lượng nước lưu vực sông Cầu

Quản lý, xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được hiệu chỉnh sau đó nhập liệu, xử lý và phân
tích nhập vào bằng Microsoft Excel
2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, khảo sát thực nghiệm
tồn tại dưới hai dạng:
- Thông tin định tính.
- Thông tin định lượng.
Đối với các thông tin định tính: dựa trên các quan sát, nghiên cứu và khảo sát thực địa tại
các hộ dân sống quanh lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên thì nhóm

đã đưa ra các suy luận phán đoán có cơ sở logic để đưa ra các kết luận.
Đối với các thông tin định lượng : số liệu thu thập được từ các nguồn, nhóm đã xay dựng
nên các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị… để biểu thị các số liệu cũng như mối quan hệ của
chúng có tính khoa học, logic, hệ thống bằng phần mềm exel.


CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Thông tin về mẫu nghiên cứu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu với N=252.Số mẫu ngẫu nhiên được nghiên cứu là:
n= 252/(1+252.0,052)= 154 hộ dân
Nghiên cứu tiến hành điều tra trên 154 đối tượng trên tổng số (A) đối tượng trên lưu vực sông
Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên. Thông tin chung về mẫu được trình bày dưới đây:
Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn
Thông tin chung về hộ gia đình

Số hộ gia đình
Tỷ lệ (%)
(đv: hộ)

Phân chia theo trình độ học vấn
Không đi học

30

19,48

Tiểu học

42


27,2

Trung học cơ sở

34

22.07

Trung học phổ thông

16

10,48

Trung cấp/ Cao đẳng

24

15.58

Đại học

8

5,19

Lao động phổ thông

31


20,1

Nông dân

60

38,9

Công nhân

49

31,8

Không đi làm/ nghỉ hưu

14

9,2

Đài

44

28,58

Tivi

139


90,2

Báo chí

48

31,1

Loa truyền thành

136

88,3

Phân chia theo nghề nghiệp

Phân chia theo nguồn truyền thông


Cán bộ y tế

129

83,7

Phương tiện khác (internet…)

70

45,4


<2

49

31,8

2-4

72

46,7

4-6

18

11,68

>6

15

9,82

Thu nhập bình quân/tháng (triệu đồng)

(Nguồn: tổng hợp từ 154 hộ gia đình được hỏi)
Bảng 1 trình bày các thông tin chung về các đối tượng (hộ gia đình) được phỏng vấn
trong khu vực lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên.

Về trình độ học vấn của các đối tượng, phần lớn mới chỉ học đến hoặc học hết bậc tiểu
học với tỷ lệ là 27.2%. Tiếp đến là trình độ trung học cơ sở (22,07%). Số lượng người không
đi học tại khu vực này chiếm tỷ lệ khá cao (19,48%). Trình độ học trung học phổ thông và
trung cấp/cao đẳng lần lượt là 10,48 và 15,58 (%). Trình độ đại học chiếm tỉ lệ thấp nhất với
chỉ 5,19%.
Hiện nay do chính sách chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh nên đã có sự thay đổi lớn
trong nghề nghiệp của dân cư vùng. Trong 154 hộ gia đình được phỏng vấn thì nghề nghiệp
đa số vẫn là nông dân làm nông lâm ngư nghiệp chiếm 38,9% (nhưng đã giảm rất nhiều so
với con số 65% năm 2010) và nghề công nhân hiện nay chiếm 31,8% (so với 12,45% năm
2010). Lao động phổ thông chiếm 20,1% và không đi làm, chưa đi làm hoặc đã nghỉ hưu
chiếm 9,2%.
Theo bảng 1 có thể thấy hầu hết các hộ gia đình đều đã có tivi (90,2%), tiếp cận được với
loa truyền thanh và tỷ lệ hộ dân mà các cán bộ y tế có thể đến tuyên truyền là 83,7%. Vì vậy,
khả năng kết nối thông tin và tìm hiểu về môi trường xung quanh của các hộ dân có thể đánh
giá ở mức khá.
Thu nhập của các hộ gia đình được hỏi chủ yếu nằm trong khoảng từ 2 – 4 triệu với 72 hộ
chiếm 46,7%. Các hộ thu nhập dưới 2 triệu chiếm 31,8%. Các hộ thu nhập từ 4 – 6 triệu và
trên 6 triệu lần lượt chiếm 11,68% và 9,82%.
3.2.Đánh giá nhận thức của cộng đồng về vấn đề vệ sinh môi trường nước
3.2.1.Tỉ lệ mắc một số bệnh liên quan đến ô nhiễm nước lưu vực sông Cầu đoạn chảy
qua tỉnh Thái Nguyên:
Nguồn nước bị ô nhiễm trong khi khả năng tiếp cận nguồn nước sạch của người dân còn hạn
chế là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da,….


Tổng hợp kết quả điều tra từ 154 hộ dân được hỏi sát lưu vực sông Cầu bao gồm các khu vực
huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Yên, huyện Phổ
Yên, tổng cộng có 616 người trong 154 hộ dân( giả định mỗi gia đình trung bình có 4 người)
Các bệnh liên quan đến nước sông:
Bệnh

Bệnh về da
Bệnh đường ruột
Không mắc

Số người mắc bệnh
315
192
109

Tỉ lệ
51,13%
31,16%
17,71 %

Các hộ gia đình, cá nhân được điều tra đều nằm sát hoặc gần sát khu vực sông Cầu, hầu hết
đều có chăn nuôi gia súc nên việc tiếp xúc nước thải bẩn là thường xuyên dẫn đến tỷ lệ mắc
các bệnh về da như lang ben, nấm, mụn... chiếm 51,13% và các bệnh đường ruột như tả, tiêu
chảy, giun sán..v..v.. chiếm 31,16%. Đa số những cá nhân được hỏi không mắc các bệnh trên
đều sinh sống ở các khu vực xa ven sông, ít hoặc không sử dụng nước sông chỉ chiếm
17,71%.
3.2.2.Đánh giá nhận thức của cộng đồng về vấn đề vệ sinh môi trường nước:
Theo kết quả điều tra, khu vực nghiên cứu đang tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ
nông lâm ngư nghiệp là chính sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Mạng lưới y tế được
chú trọng với tỷ lệ hộ dân có cán bộ y tế đến tuyên truyền là 83,7%. Các hộ dân là đối tượng
nghiên cứu phần lớn đều đã có các phương tiện nghe nhìn, phương tiện truyền thông đầy đủ.
Mặc dù đã được tuyên truyền, đã có nhận thức về vệ sinh môi trường nước nhưng ý thức thực
hành lại chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thái độ của người dân với môi trường chưa
tích cực và tại khu vực nghiên cứu tiến độ xây dựng các dự án bãi chôn lấp chậm, rác thải
đang được chôn lấp thủ công tại các bãi chôn lấp tạm thời, chưa có đơn vị chuyên trách đứng
ra thu gom và xử lý rác thải, chủ yếu do các tổ vệ sinh tự quản thực hiện, được hình thành

một cách tự phát. Vì vậy, vẫn còn khá phổ biến tình trạng rác thải sinh hoạt đổ thải bừa bãi
tại các chân cầu, suối, ven đường giao thông và các nơi công cộng.
Trình độ học vấn của khu vực nghiên cứu đánh giá thuộc mức trung bình yếu. Dựa trên
mức thu nhập, có thể thấy tỷ lệ hộ thu nhập dưới mức trung bình là rất cao. Trình độ học vấn
có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận đến các kiến thức nói chung trong đó có vấn
đề môi trường nước. Cũng như vậy, mức thu nhập của các hộ dân cũng ảnh hưởng sâu sắc tới
sự phát triển văn hóa, xã hội, có thể khiến các quyết định của các hộ dân về vấn đề vệ sinh
môi trường nước chuyển biến theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nghiên cứu bằng bảng hỏi
cho thấy, các hộ dân đều ý thức được tác hại của việc sử dụng nước bẩn để sinh hoạt, tuy
nhiên vì khả năng kinh tế không đủ, vẫn còn một số hộ dân sử dụng nguồn nước sông ô
nhiễm để làm nông, nuôi trồng thủy cầm…


Bảng 2. Thống kê nguồn nước được sử dụng của các hộ dân
Nguồn nước

Số hộ sử dụng
Tỷ lệ (%)
(đv: hộ)

Nước máy

129

83,76%

Nước giếng khoan

47


30,51%

Nước sông

27

17,53%

Hiện nay với sự đầu tư của Nhà nước, tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với nguồn nước sạch
từ các nhà máy nước vào khoảng 80% và phấn đấu hết năm 2015 sẽ là 95%. Một số hộ gia
đình do thói quen từ các thế hệ trước, do điều kiện kinh tế chưa đủ hoặc do nhận thức chưa
đúng nên vẫn sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người cho rằng
nước máy từ các nhà máy nước có quá nhiều mùi Clo không tốt cho sức khỏe và ưu tiên sử
dụng nước giếng khoan. Việc sử dụng nước giếng khoan hoàn toàn chỉ được đánh giá bằng
mắt thường. Một số người dân trả lời rằng: “Thấy nước trong thì dùng chứ dân tôi ai quan
tâm chất lượng nước”.Việc sử dụng nước sông hiện nay trên khu vực nghiên cứu chủ yếu để
phục vụ cho chăn nuôi thủy sản, thủy cầm. Ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, nuôi thủy
cầm tại đây hiện phát triển rất ổn định và mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân. Riêng
nguồn nước sông tại các khu vực trung tâm thủy sản được các ban ngành chức năng đặc biệt
chú trọng quản lý và cải tạo.
Từ các nghiên cứu trên ta có thể thấy, thực trạng kinh tế xã hội khu vực lưu vực sông Cầu
đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên đều có những khó khăn, thuận lợi nhất định trong việc vệ
sinh môi trường nước. Trình độ học vấn trung bình kém, số hộ có mức thu nhập dưới trung
bình cao ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức vệ sinh môi trường nước. Số hộ có phương tiện
truyền thông khá cao nhưng việc thực hành vệ sinh môi trường lại chưa hề có chút trách
nhiệm. Tại đây có trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc quy hoạch các khu tập kết rác
thải sinh hoạt. Trong một số trường hợp, các hộ dân chăn nuôi thủy sản, thủy cầm ý thức rõ
ràng hơn về sự ảnh hưởng của vệ sinh môi trường nước đến các ao đầm nuôi, đàn thủy cầm
nên có những sự đầu tư tốt hơn để cải thiện chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên những
hành động này mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ chưa mang tính nhân rộng.

3.3.Mức giá hộ gia đình sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông
Cầu (đoạn chảy qua Thái Nguyên):
3.3.1 Nhu cầu để cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Cầu:
Nhu cầu để cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Cầu đối với đối tượng được phỏng vấn
và nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:


Bảng : Nhu cầu cải thiện chất lượng nước sông
Nhu cầu cải thiện chất Số lượng người
Tỷ lệ (%)
lượng nước sông

98
63.6
Không
56
36.4
( Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra 154 hộ được hỏi)
Từ bảng trên ta thấy, nhu cầu cải thiện chất lượng nước sông là nhiều chiếm gần 64%; phần
còn lại được hỏi là 36.4 % không quan tâm tới việc cải thiện nhu cầu nước sông.
3.2 Mức giá hộ gia đình sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông
Cầu ( đoạn chảy qua Thái Nguyên).
Đối với các hộ gia đình sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Cầu
trong nghiên cứu này đưa ra 5 mức giá để hỏi hộ gia đình về mức sẵn sàng chi trả của họ thể
hiện ở bảng dưới đây:
Bảng: Mức sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Cầu
Mức giá ( VNĐ)
0
3000
4000

6000
>7000

Số hộ WTP
Tỷ lệ (%)
WTP trung bình
36
23.4
85
55.2
4000đồng/tháng
29
18.8
4
2.6
0
0
(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra 154 hộ được hỏi)

Trong 118 đối tượng được hỏi sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông thì
chỉ có 4 hộ chấp nhận bỏ ra 6000 đồng/tháng để chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước
sông chiếm 2.6%; có 29 hộ gia đình bỏ ra 4000 đồng/tháng cho việc cải thiện chất lượng
nước sông chiếm 18.8%. Còn lại là 85 hộ được hỏi sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất
lượng nước sông với giá 3000 đồng/tháng chiếm 55.2%. Trong tổng số 154 hộ gia đình được
hỏi thì có 36 hộ không muốn chi trả cho việc cải thiện chất nước sông chiếm 23.4%.
3.4. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng chi trả để cải thiện chất
lượng nước lưu vực sông Cầu (đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên)
3.4.1. Trình độ học vấn
Biến trình độ học vấn có thể ảnh hưởng nhất định tới WTP. Mức chi trả theo trình độ
học vấn được thể hiện qua đồ thị dưới đây:

Đồ thị 1: Mối quan hệ giữa WTP và trình độ học vấn


(Tổng hợp kết quả thống kê, tính toán 154 hộ gia đình)
Kết quả đồ thị 1 cho thấy trình độ học vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với mức WTP. Ở
mức giá 0 VNĐ thì đa số là tỷ lệ không đi học chiếm 63,3% và một phần tỷ lệ cấp I,II không
sẵn lòng chi trả chiếm 36,7%. Với mức giá 3000 VNĐ thì tỷ lệ cấp I,II,III sẵn lòng chi trả của
hộ gia đình cao hơn so với đối tượng được học là học trung cấp – cao đẳng. Với mức giá
4000 VNĐ thì các hộ được hỏi sẵn lòng chi trả đều là các đối tượng có trình độ trung cấp –
cao đẳng chiếm 56,2% và một phần đại học – trên đại học chiếm 43,8%. Đối với mức giá
6000 VNĐ thì tỷ lệ sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình được hỏi đều là những người có trình
độ đại học chiếm 100% nhưng khi được hỏi với mức giá 7000 VNĐ cho sự sẵn lòng chi trả
của họ cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Cầu thì cả 154 hộ gia đình đều không
đồng ý vì không có khả năng chi trả thêm. Như vậy, ta thấy được rằng ý thức bảo vệ môi
trường, mong muốn có môi trường xanh, sạch, đẹp của người dân có trình độ cao hơn là cao
hơn.

3.4.2. Ảnh hưởng của nghề nghiệp
Biến nghề nghiệp được khẳng định có vai trò quan trọng trong quyết định của mức
WTP. Mức giá sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Cầu theo
nghề nghiệp của người trả lời được thể hiện qua đồ thị dưới đây:
Đồ thị 2: Mối quan hệ giữa WTP và nghề nghiệp của người được hỏi
(Tổng hợp kết quả thống kê, tính toán 154 hộ gia đình)
Đồ thị cho thấy mức sẵn lòng chi trả WTP phụ thuộc vào nghề nghiệp cụ thể. Với 15
người không đi làm – không làm việc thì tỷ lệ sẵn lòng chi trả là 0 VNĐ nhiều hơn so với
những người lao động phổ thông (5 người) và nghỉ hưu (3 người). Có 12 trong tổng số 22 hộ
nông dân được hỏi sẵn lỏng chi trả ở mức giá 3000 VNĐ, tỷ lệ cao hơn so với 6 người không
sẵn lòng chi trả (0 VNĐ) và 4 hộ nông dân sẵn lòng chi trả ở mức giá 4000 VNĐ. Đối với 69
người được hỏi là công nhân thì có 30 người sẵn lòng chi trả ở mức 3000 VNĐ, 25 người sẵn
lòng chi trả ở mức giá 4000 VNĐ, có 14 người sẵn lòng chi trả ở mức 6000 VNĐ để cải thiện

chất lượng nước sông. Đối với 18 người được hỏi đã nghỉ hưu thì với mức giá 3000 VNĐ,
4000 VNĐ, 6000 VNĐ số người sẵn lòng chi trả lần lượt là 5 người, 5 người, 5 người. Khi
được hỏi với sự sẵn lòng chi trả ở mức giá 7000 VNĐ thì tất cả 154 người được hỏi đều
không đồng ý vì không có khả năng chi trả thêm. Như vậy ta có thể thấy những người có
nghề nghiệp ổn định như công nhân, nghỉ hưu thì sự sẵn lòng chi trả tốt hơn.
3.4.3. Ảnh hưởng của thu nhập
Biến thu nhập được xác định là có ảnh hưởng lớn nhất tới mức giá WTP. Với các điều
kiện khác không đổi, khi tăng thu nhập lên 1 triệu đồng thì mức WTP có thể tăng thêm 10002000 VNĐ. Mức giá sẵn lòng chi trả theo thu nhập cho cải thiện chất lượng nước sông Cầu
(đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên) được trình bày thông qua đồ thị dưới đây:


Đồ thị 3: Mối quan hệ giữa WTP và thu nhập của người trả lời
(Tổng hợp kết quả thống kê, tính toán 154 hộ gia đình)
Qua đồ thị 3 có thể thấy thu nhập càng tăng thì mức WTP càng tăng. Ở mức giá 0
VNĐ thì tất cả các đối tượng được hỏi có thu nhập 0-3 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 100%.
Với mức thu nhập 3-7 triệu đồng người được hỏi sẵn lòng chi trả với 2 mức 3000 VNĐ và
4000 VNĐ chiếm tỷ lệ 73,2% và 69,1% cao hơn hẳn số mức sẵn lòng chi trả với mức giá
6000 VNĐ chiếm 14,6%. Với mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng thì tỷ lệ sẵn lòng chi trả với
mức giá 6000 VNĐ chiếm 85,4% có tỷ lệ cao hơn so với mức giá 3000 VNĐ (9,4%) và 4000
VNĐ (11,5%). Số người thu nhập trên 10 triệu đồng họ sẵn lòng chi trả với mức giá 4000
VNĐ chiếm 6%. Như vây chứng tỏ rằng khi thu nhập tăng thì nhu cầu về chất lượng môi
trường của con người cũng cao hơn so với khi có thu nhập thấp. Vì vậy người thu nhập cao sẽ
có xu hướng sẵn lòng chi trả cao hơn cho các hàng hóa dịch vụ môi trường.
3.4.4. Ảnh hưởng của nhận thức và sức khỏe
Biến nhận thức và sức khỏe cụ thể là các bệnh liên quan đến chất lượng nước lưu vực
sông cũng ảnh hưởng tới WTP được thể hiện qua đồ thị sau:
Đồ thị 4: Mối quan hệ giữa WTP và các bệnh của người dân liên quan tới chất lượng
nước lưu vực sông Cầu
(Tổng hợp kết quả thống kê, tính toán 154 hộ gia đình)
Nhìn vào đồ thị ta thấy những đối tượng được hỏi mà bị mắc các bệnh liên quan đến

chất lượng nước lưu vực sông Cầu thì họ sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước
sông. Cụ thể, các bệnh liên quan về da (lang ben, ngứa, mụn…) người dân được hỏi sẵn sàng
chi trả với mức 4000 VNĐ và 6000 VNĐ nhiều nhất chiếm 66,9% và 69,6%. Các bệnh về
đường ruột số người sẵn lòng chi trả với mức 3000 VNĐ chiếm 35,5%. Trong tổng số 40
người được hỏi không mắc bệnh gì thì 71,1% không sẵn lòng chi trả, chỉ có 11,3% sẵn lòng
chi trả ở mức 3000 VNĐ, 8,5% sẵn lòng trả ở mức 4000 VNĐ và 17,7% sẵn lòng trả ở mức
6000 VNĐ.
3.4.5. Ảnh hưởng của nhu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, nuôi thủy
cầm
Biến nhu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, nuôi thủy cầm trên sông
có quan hệ chặt chẽ với WTP. Các hộ gia đình được hỏi ven lưu vực sông Cầu sẵn lòng chi
trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông thông qua việc hộ nuôi trồng thủy sản, đánh bắt
thủy sản, nuôi thủy cầm được thể hiện qua đồ thị sau đây:
Đồ thị 5: Mối quan hệ giữa WTP và nhu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy
sản, nuôi thủy cầm
(Tổng hợp kết quả thống kê, tính toán 154 hộ gia đình)
Nhìn vào đồ thị ta thấy tỷ lệ mức sẵn lòng chi trả đối với các đối tượng được hỏi rất
khả quan. Họ sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sông với các mức giá 3000


×