Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Các vị vua đầu tiên của các triều đại phong kiến việt nam từ TK x đến đầu TK XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 20 trang )

NHỮNG VỊ VUA ĐẦU TIÊN CỦA
CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KiẾN
Từ TK X – Giữa TK XIX


Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê
( Thế kỉ X)

Ngô Quyền
( lên ngôi năm 939)

Đinh Bộ Lĩnh ( Đinh Tiên
Hoàng – lên ngôi năm 968)

Lê Hoàn ( Lê Đại Hành –
lên ngôi năm 979)


1. Ngô Quyền ( lên ngôi năm 939)
Ngô Quyền ( 898 - 944), còn được
biết đến với tên gọi Tiền Ngô
Vương là vị vua đầu tiên của
nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.
Năm 938, ông là người lãnh đạo
nhân dân đánh bại quân Nam Hán
trong trận Bạch Đằng nổi tiếng,
chính thức kết thúc hơn một thiên
niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì
độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau
chiến thắng này, ông lên ngôi vua,
trị vì từ năm 939 đến năm 944.



Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, “ có
trí dũng ”. Sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở
Đường Lâm. Sau khi trở thành con rể của Dương Đình Nghệ,
ông được tin tưởng giao cai quản ở Ái Châu, đất bản bộ của họ
Dương.


Tượng Ngô Quyền ở thôn
Cam Lâm ( làng cổ Đường
Lâm) thuộc thị xã Sơn Tây.

Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn và đập tan
mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán với
chiến thắng Bạch Đằng (938 ) thì Ngô Quyền
lên ngôi vua ( 939 ), chọn Cổ Loa làm kinh
đô. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng
dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là “ vị tổ
trung hưng” của Việt Nam.
Em có nhận xét gì về vai trò của Ngô Quyền trong chiến
thắng Bạch Đằng năm 938 ?


2. Đinh Bộ Lĩnh ( Đinh Tiên Hoàng – lên
ngôi năm 968 )
Dựa trên các tài liệu
tham khảo, SGK em
hãy cho bíết Đinh
Bộ Lĩnh đã làm gì
để chấm dứt tình

trạng cát cứ, đưa đất
nước trở lại bình
yên, thống nhất ?

Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa
Lư ( Ninh Bình), con trai của Đinh
Công Trứ. Giữa lúc nhà Ngô suy
yếu, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với
những người thân thiết tổ chức lực
lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ
ở Hoa Lư. Khi nhà Ngô sụp đổ, cả
nước rối loạn, Đinh Bộ lĩnh đem
quân đi đánh dẹp các sứ quân.

Đền thờ vua Đinh ( Ninh Bình )


3. Lê Hoàn ( Lê Đại Hành – lên ngôi
năm 979)
Lê Hoàn sinh năm 941 trong một gia
đình nghèo. Bố mẹ mất sớm, tuổi thơ
ông đầy gian nan, cực nhọc, rồi được
một viên quan họ Lê nhận nuôi. Lớn
lên Lê Hoàn phò tá Nam Việt vương
Đinh Liễn, giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp “
loạn 12 sứ quân”. Ông là người có tài,
chí lớn. Sau khi Đinh Tiên Hoàng qua
đời, trước nguy cơ xâm lược của quân
Tống, Thái hậu họ Dương suy tôn Lê
Hoàn lên làm vua.



Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống Tống.
Quân ta chặn đánh trên đường bộ

Quân ta đánh quyết liệt trên sông Bạch
Đằng.


Vua Lê Đại Hành
( tức Lê Hoàn )

Đền thờ vua Lê ( Ninh Bình )

Em hãy trình bày công lao của Lê Hoàn trong cuộc kháng
chiến chống Tống năm 981 ?


Nước Đại Việt thời Lý ( TK XI – XII)
4. Lý Công Uẩn ( Lý
Thái Tổ - lên ngôi năm
1010 ) .
Lý Công Uẩn người châu
Cổ Pháp ( Từ Sơn – Bắc
Ninh. Thuở nhỏ làm con
nuôi nhà sư Lý Khánh
Văn, theo học chùa Lục
Tổ của sư Vạn Hạnh. Sau
đó làm quan nhà Lê, được

triều thần nhà Lê quý
trọng.


Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán
ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu
là sư Vạn Hạnh tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý
thành lập.
Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và
quyết định rời đô về Đại La ( nay là Hà Nội) và đổi tên
thành là Thăng Long.

Tại sao Lý Công Uẩn lại dời đô về Thăng Long ?


Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Nhà Trần thành lập
5. Trần Cảnh ( Trần Thái Tông – lên ngôi năm
1226)
Từ cuối thế kỉ thứ XII, nhà Lý
ngày càng suy yếu. Trần Thủ Độ
đã tìm mọi cách để Lý Chiêu
Hoàng nhường ngôi cho Trần
Cảnh khi ấy mới 8 tuổi – lấy niên
hiệu là Trần Thái Tông.
Trần Thái Tông, là vị hoàng đế
đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử
Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32
năm, làm Thái thượng hoàng
trong 19 năm



6. Hồ Quý Ly ( lên ngôi năm 1400)
Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của
Hồ Liêm, ông là người có tài
năng lên rất được vua trần
trọng dụng – giữ chức vụ cao
nhất trong triều đình. Vào cuối
thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu,
năm 1400 ông phế truất vua
Trần và lên làm vua- lập ra nhà
Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu


Thành nhà Hồ

Hồ Quý Ly đưa ra hàng
loạt cải cách về kinh tế,
chính trị. xã hội, văn hóa –
giáo dục, quân sự.

Em có đánh giá nhận xét như thế nào về nhân vật Hồ
Quý Ly ?


Đại Việt thời Lê sơ ( TK XV – XVI)
7. Lê Lợi ( Lê Thái Tổ - lên ngôi năm 1428 )
Lê Lợi ( tức vua Lê Thái Tổ ) là
người khởi xướng khởi nghĩa
Lam Sơn chiến thắng quân Minh

trở thành vị Hoàng đế đầu tiên
triều Hậu Lê – triều đại lâu dài
nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông
ở ngôi gần 6 năm, thọ 49 tuổi.

Em hãy làm rõ hơn về người anh
hùng Lê Lợi trong các trận đánh
của khởi nghĩa Lam Sơn


Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVII
8. Nguyễn Huệ ( Quang Trung – lên ngôi
12/1788)
Nguyễn Huệ còn được biết đến là
Quang Trung Hoàng đế, vua Quang
Trung hay Bắc Bình Vương - là một
anh hùng áo vải kiệt xuất của dân
tộc.


Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc,
ông được phong làm Long Nhương tướng
quân khi mới 26 tuổi. Là một tay thiện chiến,
hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy,
Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng
trụ cột của vương triều Tây Sơn. Khi mà vua
Thái Đức đang phải lo củng cố xây dựng triều
đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm
quân đánh Đông dẹp Bắc. Tất cả những chiến
thăng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn

liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này.


Việc Nguyễn Huệ lên ngôi
Hoàng đế có ý nghĩa gì?
Và em hãy nêu những
cống hiến của ông đối với
lịch sử dân tộc.


Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
9. Nguyễn Ánh ( Gia Long – 1802 )
Gia Long hay còn gọi là Nguyễn
Thế Tổ, là vị Hoàng đế đã thành
lập ra triều Nguyễn – vương triều
phong kiến cuối cùng của lịch sử
Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802
cho đến khi qua đời năm 1820.


Theo em, việc lật đổ triều
đại Tây Sơn của Nguyễn
Ánh là dúng hay sai, có hợp
với lịch sử không ?

Là cháu của vị chúa Nguyễn
cuối cùng ở Đàng Trong, sau
khi gần như toàn bộ gia tộc bị
nghĩa quân Tây Sơn bắt giết

năm 1777, Nguyễn Ánh phải
trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến
25 năm với Tây Sơn để khôi
phục lại cơ nghiệp của dòng
tộc. Sau nhiều thất bại lớn và
phải nhờ đến sự giúp đỡ của
Xiêm La và Pháp. Ông giữ
vững Nam Hà tới năm 1802 thì
đánh bại quân Tây Sơn, lên
ngôi hoàng đế, thồng nhất Việt
Nam sau nhiều thế kỉ nội chiến.
Chính thức sử dụng quốc hiệu
Việt Nam.




×