Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Đánh giá tác động môi trường mỏ cát thuộc xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 143 trang )

Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................I
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Xuất xứ của dự án............................................................................................ 1
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật đánh giá tác động môi trường...........................2
2.1. Các văn bản pháp lý.......................................................................................2
2.2. Các căn cứ tài liệu kỹ thuật............................................................................3
2.3. Các phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM...........................5
3. Tổ chức thực hiện ĐTM.................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.....................................................................7
1.1. Tên dự án....................................................................................................... 7
1.2. Chủ dự án....................................................................................................... 7
1.3. Vị trí địa lý của dự án..................................................................................... 7
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án.......................................................................10
1.4.1. Quy mô dự án............................................................................................10
1.4.2. Phương án bố trí các hạng mục công trình...............................................19
1.4.3. Nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng........................................26
1.4.4. Giao thông và liên lạc................................................................................27
1.4.6. Nhân lực phục vụ dự án và tổ chức của Công ty......................................29
1.4.7. Dự toán và quá trình chi phí......................................................................29
1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án.............................................................................31
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI............32
2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 32
2.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................32
2.1.2. Điều kiện về địa hình, địa chất..................................................................32
2.1.3. Điều kiện về khí tượng-thuỷ văn................................................................39
2.2. Hiện trạng môi trường................................................................................. 41
2.2.1. Môi trường nước........................................................................................43
2.2.2. Môi trường không khí ................................................................................45


2.2.4. Môi trường đất...........................................................................................47
2.2.5. Hệ sinh thái................................................................................................47
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tứ Dân...........................................................48
2.3.1. Kinh tế thống kê đến hết năm 2011...........................................................48
2.3.2. Văn hoá - xã hội, y tế, môi trường, giáo dục, an ninh - quốc phòng.........49
2.4. Điều kiện kinh tế-xã hội xã Tân Châu .......................................................51
2.4.1. Kinh tế thống kê đến hết năm 2011...........................................................52
2.4.2. Văn hoá-xã hội, y tế, môi trường, giáo dục, an ninh-quốc phòng.............52

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-i-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

2.4. Về sức chịu tải của môi trường tiếp nhận..................................................55
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................55
3.1. Nhận dạng nguồn gây tác động và các tác động môi trường..................55
3.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng mặt bằng bãi tập
kết cát, nhà văn phòng... và lắp ráp thiết bị.........................................................56
3.1.2. Nguồn gây tác động trong quá trình khai thác và khôi phục môi trường. .60
3.2. Đối tượng và quy mô bị tác động...............................................................69
3.2.1. Đối tượng và địa điểm bị tác động.............................................................69
3.2.2. Quy mô và mức độ tác động.....................................................................70
3.3. Đánh giá tác động........................................................................................ 73
3.3.1. Tác động đến chất lượng không khí..........................................................73
3.3.2. Tác động của tiếng ồn ..............................................................................81
3.3.3. Tác động của chất thải rắn........................................................................82
3.3.4. Tác động đến thủy văn..............................................................................83
3.3.5. Tác động đến môi trường nước.................................................................89

3.3.6. Tác động đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.....................................90
3.3.7. Tác động tới kinh tế-xã hội........................................................................90
3.3.8. Tác động tới bến phà và hoạt động giao thông thủy.................................91
3.3.9. Sự cố môi trường.......................................................................................91
3.4. Đánh giá về phương pháp sử dụng............................................................92
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRUỜNG............................................93
4.1. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án..................................................................93
4.2. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản: chuẩn bị mặt bằng, lắp ráp thiết bị...93
4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí................93
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt. . .93
4.2.3. Xử lý chất thải rắn......................................................................................93
4.2.4. Hạn chế xử lý ô nhiễm do tiếng ồn............................................................94
4.2.5. Giảm thiểu tác động đối với môi trường kinh tế-xã hội..............................94
4.2.6. Các biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ, tai giao thông và lao động....94
4.2.7. Các biện pháp về bảo vệ, an toàn lao động..............................................94
4.2.8. Giảm thiểu tác động do rà phá bom mìn...................................................95
4.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động trong khai thác cát và phục hồi môi
trường.................................................................................................................. 95
4.3.1. Các biện pháp chung giảm thiểu tác động trong khai thác cát.................95
4.3.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí................96
4.3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt. . .96
4.3.4. Xử lý chất thải rắn......................................................................................98
4.3.5. Hạn chế xử lý ô nhiễm do tiếng ồn............................................................98
4.3.6. Giảm thiểu tác động đối với môi trường kinh tế-xã hội..............................99

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-ii-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

4.3.7. Các biện pháp phòng ngừa sự cố và tai nạn lao động.............................99
4.3.8. Các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông............................................99
4.3.9. Phòng chống cháy nổ..............................................................................100
4.3.10. Các biện pháp về bảo vệ, an toàn lao động..........................................100
4.3.11. Giảm thiểu tác động do trượt lở moong khai thác và bờ sông..............101
4.3.12. Biện pháp giảm thiếu tác động đến cảnh quan môi trường, sự cố do
thiên tai lũ lụt......................................................................................................102
4.4. Trong giai đoạn đóng cửa mỏ...................................................................102
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG............104
5.1. Chương trình quản lý môi trường............................................................104
5.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án.................................................104
5.1.2. Kế hoạch quản lý môi trường..................................................................105
5.1.3. Các công trình xử lý môi trường..............................................................108
5.1.4. Kinh phí cho các công trình xử lý môi trường..........................................109
5.2. Chương trình giám sát môi trường..........................................................109
5.2.1. Môi trường nước......................................................................................110
5.2.2. Đối với môi trường không khí-tiếng ồn....................................................111
5.2.3. Đối với môi trường tiếng ồn và giao thông .............................................111
5.2.4. Môi trường đất.........................................................................................112
5.2.5. Các qui chuẩn so sánh chất lượng môi trường.......................................113
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG...................................................114
6.1. Ý kiến của Ủy ban Nhân dân xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã............114
6.2. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án..............................................115
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.................................................................116
1. Kết luận:........................................................................................................ 116
2. Kiến nghị....................................................................................................... 116
3. Cam kết.......................................................................................................... 117
3.1. Cam kết chung............................................................................................117

3.2. Cam kết thực hiện những vấn đề cụ thể....................................................118
TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO........................................................................122
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 124

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-iii-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

DANH SÁCH BẢNG
BẢNG 1.1. TỌA ĐỘ (VN2000) CÁC ĐIỂM BAO KHU MỎ CÁT................................7
BẢNG 1.2. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU BẾN KHAI THÁC CÁT MỎ
CÁT TẠI XÃ TỨ DÂN VÀ XÃ TÂN CHÂU...............................................................10
BẢNG 1.3. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA BIÊN GIỚI MỎ......................................10
BẢNG 1.4. TRỮ LƯỢNG THEO KHOẢNG CÁCH TÍNH TỪ RANH GIỚI PHÍA BẮC
MỎ........................................................................................................................... 13
BẢNG 1.5. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC...................15
BẢNG 1.6. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC...................16
BẢNG 1.7. NHU CẦU THIẾT BỊ TẠI MỎ THỂ HIỆN Ở BẢNG.................................20
BẢNG 1.8. BIÊN CHẾ LAO ĐỘNG TẠI MỎ.............................................................29
BẢNG 1.9. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU............................................................30
BẢNG 2.10. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC...............................37
BẢNG 2.11. THÀNH PHẦN (%) HẠT (MM) TẠI CÁC LỖ KHOAN THĂM DÒ.........38
BẢNG 2.12. TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG..............................42
BẢNG 2.13. CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT.......................................43
BẢNG 2.14. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TRONG KHU VỰC
................................................................................................................................. 44
BẢNG 2.15. NỒNG ĐỘ MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI KHU VỰC.....46
BẢNG 2.16. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT TẠI KHU VỰC...............................47

BẢNG 3.17. THỐNG KÊ MÁY MÓC SỬ DỤNG ỨNG VỚI CÔNG NGHỆ THI CÔNG
................................................................................................................................. 56
BẢNG 3.18. MỨC ĐỘ TIẾNG ỒN ĐIỂN HÌNH (DBA) CỦA CÁC THIẾT BỊ Ở
KHOẢNG CÁCH 8M................................................................................................ 57
BẢNG 3.19. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM THẢI RA TRONG MỘT NGÀY....58
BẢNG 3.20. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM THẢI RA TRONG MỘT NGÀY....61
BẢNG 3.21. BẢNG TỔNG HỢP NHIÊN LIỆU CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG...............63
BẢNG 3.22. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT KHÍ ĐỘC HẠI TỪ ĐỘNG CƠ CÁC THIẾT BỊ
................................................................................................................................. 64
BẢNG 3.23. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT KHÍ ĐỘC HẠI TỪ CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG
................................................................................................................................. 65
BẢNG 3.24. DANH MỤC CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN........................................72
BẢNG 3.25. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT KHÍ ĐỘC HẠI KHI XÚC ĐỔ, SAN GẠT. BƠM
XẢ CÁT.................................................................................................................... 73
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-iv-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

BẢNG 3.26. DỰ BÁO NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN MỎ...75
BẢNG 3.27. MỨC ĐỘ ĐỘC HẠI CỦA MỘT SỐ CHẤT TRONG KHÍ THẢI PHƯƠNG
TIỆN VẬN TẢI.......................................................................................................... 76
BẢNG 3.28. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM..................................76
BẢNG 3.29. HỆ SỐ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI XE TẢI KHOẢNG 10 TẤN....77
BẢNG 3.30. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NGUỒN THẢI ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN CÁT
CỦA 01 XE TẢI........................................................................................................ 78
BẢNG 3.31. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT KHÍ ĐỘC HẠI KHI TÀU VẬN CHUYỂN.......78
BẢNG 3.32. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NỒNG ĐỘ KHÍ THẢI TUYẾN TÀU NỐI ĐUÔI
NHAU LIÊN TỤC...................................................................................................... 79

BẢNG 3.33. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN KHÍ THẢI NOX (MG/M3) VẬN CHUYỂN CÁT
CỦA 01 TÀU............................................................................................................ 81
BẢNG 3.34. TÁC ĐỘNG CỦA TIẾNG ỒN VỚI NGƯỜI THEO MỨC ĐỘ VÀ THỜI
GIAN TÁC ĐỘNG.................................................................................................... 82
BẢNG 3.35. ĐỘ RỘNG VÀ ĐỘ SÂU GIỚI HẠN KHÔNG BỒI LẮNG HOẶC XÓI
MÒN TẠI TỨ DÂN VÀ TÂN CHÂU..........................................................................84
BẢNG 5.36. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.....................................107
BẢNG 5.37. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG...................109
BẢNG 5.38. DỰ TOÁN KINH PHÍ CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG TRONG DỰ
ÁN.......................................................................................................................... 109
BẢNG 5.39. CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG NƯỚC SẼ QUAN TRẮC, PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH................................................................................................. 110
BẢNG 5.40. CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ SẼ QUAN TRẮC,
PHƯƠNG PHÁP QT.............................................................................................. 111
BẢNG 5.41. CÁC CHỈ TIÊU TIẾNG ỒN GIAO THÔNG SẼ QUAN TRẮC, PHƯƠNG
PHÁP QT............................................................................................................... 112
BẢNG 5.42. CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG ĐẤT SẼ QUAN TRẮC, PHƯƠNG
PHÁP QUAN TRẮC............................................................................................... 112
DANH SÁCH HÌNH
HÌNH 1.1. VỊ TRÍ MỎ CÁT XÃ TỨ DÂN VÀ XÃ TÂN CHÂU VÀ KHU VĂN PHÒNG,
BÃI TẬP KẾT............................................................................................................. 8
HÌNH 1.2. VỊ TRÍ MỎ CÁT XÃ TỨ DÂN VÀ XÃ TÂN CHÂU TRÊN BẢN ĐỒ TỈNH
HƯNG YÊN................................................................................................................ 9

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-v-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên


HÌNH 1.3. SƠ ĐỒ BIẾN THIÊN TRỮ LƯỢNG CỦA TỪNG ĐOẠN 50M VÀ NĂM
KHAI THÁC.............................................................................................................. 14
HÌNH 1.4. VỊ TRÍ MỞ VỈA NĂM 1 VÀ 2 VÀ CÁC KHOẢNH KHAI THÁC CÁC NĂM
................................................................................................................................. 15
HÌNH 1.5. MOONG KHAI THÁC KẾT THÚC THEO TRỮ LƯỢNG PHÊ DUYỆT.....15
HÌNH 1.6. MOONG KHAI THÁC KẾT THÚC KIẾN NGHỊ........................................16
HÌNH 1.7. MÁI DỐC MOONG KHAI THÁC PHẦN GIÁP BỜ SAU KHI KHẾ THÚC
KHAI THÁC.............................................................................................................. 17
HÌNH 1.8. BẢN ĐỒ KẾT THÚC KHAI THÁC MỎ.....................................................18
HÌNH 1.9. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG KHU VĂN PHÒNG VÀ BÃI TẬP KẾT CÁT CỦA DỰ
ÁN............................................................................................................................ 19
HÌNH 1.10. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG KHU VĂN PHÒNG................................................20
HÌNH 1.11. MỰC NƯỚC TẠI TRẠM THỦY VĂN HÀ NỘI, HƯNG YÊN VÀ MỎ CÁT
................................................................................................................................. 24
HÌNH 1.12. KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC TRẠM THỦY VĂN VÀ MỎ CÁT..............24
HÌNH 1.13. VỊ TRÍ MẶT CẮT NGANG SÔNG (Ô LƯỚI 2KMX2KM, BẢN ĐỒ TỶ LỆ
1:100.000, NĂM 2003)............................................................................................. 25
HÌNH 1.14. MẶT CẮT QUA KHU VỰC PHÍA NAM BẾN PHÀ NĂM MẪU...............26
HÌNH 1.15. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ DÒNG THẢI PHÁT SINH.........27
HÌNH 1.16. BẢN ĐỒ HỆ THỐNG GIAO THÔNG KHU VỰC DỰ ÁN.......................28
HÌNH 1.17. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VÀ DỰ ÁN KHAI THÁC CÁT XÃ Ứ
DÂN-TÂN CHÂU...................................................................................................... 29
HÌNH 2.18. MẶT CẮT DỌC MỎ CÁT THEO TUYẾN TỪ ĐÔNG (BÊN TRÁI) SANG
TÂY (BÊN PHẢI)...................................................................................................... 36
HÌNH 2.19. LƯU LƯỢNG NƯỚC LỚN NHẤT TẠI TRẠM THỦY VĂN HÀ NỘI.......41
HÌNH 2.20. MỰC NƯỚC MAX TẠI TRẠM THỦY VĂN HÀ NỘI VÀ MỎ CÁT TỨ
DÂN-TÂN CHÂU...................................................................................................... 41
HÌNH 2.21. BẢN ĐỒ VỊ TRÍ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG.......................................42
HÌNH 3.22. MỰC NƯỚC TẠI TRẠM THỦY VĂN HÀ NỘI, HƯNG YÊN VÀ MỎ CÁT
................................................................................................................................. 67

HÌNH 3.23. KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC TRẠM THỦY VĂN VÀ MỎ CÁT..............67
HÌNH 3.24. CÁC TÁC NHÂN VÀ ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG TRONG KHAI THÁC
MỎ CÁT XÃ TỨ DÂN-TÂN CHÂU........................................................................... 70
HÌNH 3.25. PHÂN BỐ NỒNG ĐỘ CO THEO KHOẢNG CÁCH TỪ TUYẾN VẬN
CHUYỂN THEO HƯỚNG GIÓ (NGUỒN PHÁT THẢI LIÊN TỤC)............................80

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-vi-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

HÌNH 3.26. PHÂN BỐ NỒNG ĐỘ NOX THEO KHOẢNG CÁCH TỪ 01 TÀU VẬN
CHUYỂN THEO HƯỚNG GIÓ (NGUỒN PHÁT THẢI TỨC THỜI)...........................81
HÌNH 3.27. PHÂN BỐ NỒNG ĐỘ NOX THEO KHOẢNG CÁCH TỪ 02 TÀU VẬN
CHUYỂN NỐI ĐUÔI NHAU THEO HƯỚNG GIÓ (NGUỒN PHÁT THẢI TỨC THỜI)
................................................................................................................................. 81
HÌNH 3.28. SƠ ĐỒ MINH HOẠ PHƯƠNG PHÁP BISHOP LÁT CẮT ĐƠN GIẢN...87
HÌNH 3.29. SƯỜN DỐC ỔN ĐỊNH (CÁC CUNG KÉM ỔN ĐỊNH NHẤT VẪN CÓ
FS>1,2).................................................................................................................... 88
HÌNH 3.30. SƯỜN DỐC 25 ĐỘ KÉM ỔN ĐỊNH HƠN: CÁC CUNG CÓ FS= 1,03-1,2
................................................................................................................................. 89
HÌNH 4.31. SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHỨA DẦU MỠ (LÂM VĨNH SƠN, 2008)97
HÌNH 4.32. SƠ ĐỒ BỂ TỰ HOẠI BASAFT (NGUYỄN VIỆT ANH, 2007, 2010)......98
HÌNH 4.33. SƠ ĐỒ GIA CỐ TĂNG CƯỜNG ĐỘ ỔN ĐỊNH MÁI DỐC MOONG VÀ
BỜ SÔNG.............................................................................................................. 102
HÌNH 5.34. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..................................................................................106
HÌNH 5.35. CƠ CẤU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 107
HÌNH 5.36. BẢN ĐỒ CÁC VỊ TRÍ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ.............113


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-vii-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phố Hiến được phép tiến hành làm các thủ tục
khai thác cát tại mỏ cát thuộc xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên. Việc đầu tư khai thác tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu nhằm đáp ứng một phần nhu
cầu thị trường, do đó cần thiết phải lập dự án đầu tư khai thác nhằm xác định các giải
pháp công nghệ, vốn đầu tư, giá thành khai thác, để việc khai thác của Công ty có hiệu
quả và đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận.
Ranh giới khu vực mỏ được xác định như sau:
-Phía Bắc giáp thôn Phương Trù xã Tứ Dân huyện Khoái Châu;
-Phía Tây là sông Hồng giáp ranh với Thanh Trì-Hà Nội;
-Phía Đông là đất trồng hoa màu của xã Tứ Dân và xã Tân Châu;
Mỏ cát có chiều dài khoảng 2.200m; chiều hẹp nhất khoảng 80m, rộng nhất khoảng
280m, trung bình rộng khoảng 185m. Toạ độ các điểm góc (VN-2000) thể hiện trong
bảng 1.
Bảng 1. Tọa độ các điểm bao mỏ cát
Điểm
Kinh tuyến 105030’ múi chiếu 30
Điểm
Kinh tuyến 105030’ múi chiếu 30
góc
góc
X (m)
Y (m)

X (m)
Y (m)
Phần phía Bắc bến phà Năm Mẫu (An Cảnh) Phần phía Nam bến phà Năm Mẫu (An Cảnh)
1
2.305.335
543.207
V
2.304.226
542.920
2
2.305.336
543.388
VI
2.304.021
542.886
3
2.304.907
543.151
4
2.303.752
542.804
I
2.304.684
543.085
5
2.303.529
542.741
II
2.304.650
543.058

6
2.303.311
542.739
III
2.304.427
542.968
7
2.303.311
542.656
IV
2.304.263
542.709
8
2.303.929
542.649
9
2.304.616
542.769
10
2.305.116
543.039
VII
2.304.264
542.709
Trữ lượng khoáng sản cát của mỏ được xác định trên cơ sở ranh giới khai trường đã
được xác định và báo cáo kết quả thăm dò mỏ tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và quyết định phê duyệt trữ lượng mỏ của UBND tỉnh Hưng
Yên là 1.285.651m3, trong đó trữ lượng cát ở cấp 121 là 928.775m 3 và cấp 122 là
356.876m3.
Công suất khai thác: 85.710m 3 /năm, thời gian khai thác xin cấp phép là 15 năm.

+ Chiều dày lớp cát khai thác phụ thuộc vào địa hình và đạt tới đến cốt cao -4m;
+ Góc nghiêng sườn tầng không công tác α ≤22;
+ Góc nghiêng sườn tầng công tác α t =22 o
-Bề rộng mặt tầng công tác tối thiểu: 22m (thực tế cần đạt 25-30m)
-Chiều dài từng tuyến công tác khai thác cát trên mỏ tối thiểu là 22m
Mặt bằng công trình khai thác
Tổng mặt bằng bao gồm các hạng mục sau:
-Mặt bằng khai trường khai thác trên mặt có tổng diện tích 35,1ha.
-Đường vận chuyển từ mỏ cát đến bãi lắng cát được xây dựng chủ yếu cho: vận tải cát,
xe máy phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa và cung cấp nhiên liệu, nhiên liệu cho
thiết bị khai thác.
-Bãi tập kết cát: bãi tập kết của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phố Hiến dự định
nằm ở phía Đông mỏ cát khoảng 100m bên trong đồng so với đê bối,
Phương tiện, thiết bị khai thác

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-I-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

TT
1
2
3
4
5
6
7
8


Bảng 2. Nhu cầu thiết bị tại mỏ thể hiện ở bảng.
Các thiết bị
Đơn vị
3
Tàu vận tải 100tấn (60m khoang chứa)
Chiếc
Tàu vận tải nhỏ (5-10tấn)
Chiếc
Bơm hút cát 125m3/h
Chiếc
3
Bơm bơm xả cát 125m /h, cột áp 30m
Chiếc
Máy gạt Komatsu D4
Chiếc
Máy xúc đào Komatsu PC-150
Chiếc
Xe ô tô tải 10 tấn
Chiếc
Xe ô tô tưới đường bồn chứa 5m3
Chiếc

Số lượng
1
1
2
1
1
1

1
1

Tình trạng
mới
mới
mới
mới
mới
mới
mới
mới

Công suất thiết bị được tính toán đủ với lượng cát khai thác và vận chuyển mỗi ngày
như sau.
-Công suất khai thác 85.710m 3 /năm ≈ 12.244m 3 /tháng ≈ 490m 3 /ngày
-Số lượng máy bơm hút cát phải đảm bảo hút 490m 3 /ngày, tương đương với 1.633m3
cát lẫn nước, tức là 102m3/h nếu bơm hút 16h. Lựa chọn máy bơm công suất 125m3/h và sẽ
dùng 1máy bơm hút trên mỗi tàu. Như vậy thời gian hút được 1.633m 3 dung dịch bùn cát là
13,064h nếu dùng 01máy bơm hút (01 tàu có 01máy bơm hút cát).
-Máy bơm hút đẩy xả cát có thể chọn loại công suất 125m3/h và số lượng là 1 chiếc để
thời gian hút xả tương đương thời gian nạo hút.
Như đã lập luận, trong thời gian 7 tháng khai thác mùa khô, lượng cát mỗi ngày bán
cho các tàu mua đường thủy là 211m 3/ngày. Cho rằng mỗi tàu khách hàng cũng có trọng tải
chở hàng là 100tấn (khoảng 60m3) thì mỗi ngày bán cho 04 chuyến tàu. Theo tính toán trên
thì thời gian hút 100tấn cát là T1=1,72h. Lấy thời gian thao tác phụ cho mỗi chuyến là 0,28h.
Mỗi chuyến sẽ là 2h. Một ca ban ngày đủ để thực hiện công tác này. Như vậy bơm hút cát
trực tiếp cho các tàu mua chỉ cần thực hiện trong ca ban ngày.
Thiết bị cho công tác nhày là tàu tải trọng nhỏ khoảng 5-10tấn có lắp đặt 1máy bơm hút
công suất 125m3/giờ như đã lựa chọn đối với tàu khai thác vận chuyển về bãi.

1.4.2.2. Lựa chọn mặt bằng sân bãi và khu văn phòng
Việc lựa chọn địa điểm xây dựng bãi tập kết vật liệu khai thác và khu văn phòng được
dựa trên điều kiện địa hình và thủy văn mực nước sông Hồng. Theo kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Đức Rỡi (2008) về mực nước sông Hồng từ Hà Nội đến Hưng Yên và vị trí mỏ cát
so với vị trí trạm thủy văn Hà Nội và Hưng Yên thì vào mùa mưa mực nước sông Hồng trung
bình tại mỏ cát ở cốt cao khoảng +4m và đạt tới cốt cao trên +8m. Trong khi đó cốt cao mặt
đất bãi ven đê bối khoảng +7m. Như vậy, nếu khu văn phòng và bãi tập kết cát lựa chọn bên
ngoài đê bối về phía sông thì cần đắp nền cao lên khoảng 1,5m để có cốt cao khoảng 8,5m.
Tuy nhiên khối lượng đắp là rất lớn vì diện tích khu bãi tập kết và văn phòng khoảng
10.000m2. Vì vậy, Công ty sẽ thuê đất phía bên trong đê bối làm văn phòng và khu tập kết.
Tại đây cốt cao mặt đất trên +8m, đồng thời có đê bối với đỉnh đê ở cốt cao +10,36m
Tiến độ thực hiện dự án
Tháng 04/2013-7/2013: chuẩn bị, xây dựng hạ tầng cơ sở đồng thời khai thác;
Tháng 8/2013-7/2027: khai thác đồng thời phục hồi môi trường
Tháng 01/2027-04/2027: hoàn thiện khôi phục môi trường và đóng cửa mỏ.

Chương 2: điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế-xã hội
Trình bày điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng thủy
văn, nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khu vực, chất lượng môi trường không
khí, đất và nước khu vực. Kết quả cho thấy, nếu so sánh chất lượng nước mặt với
QCVN 08:2008/BTNMT-nước loại B1: dùng cho tưới tiêu và các mục đích có yêu cầu
chất lượng kém hơn loại B1. Nước sông Hồng có các chỉ tiêu phân tích đảm bảo loại B1.
Đối với 01mẫu nước ao hồ, hầu hết các chỉ tiêu đạt loại B1, chỉ bị ô nhiễm nhẹ về

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-II-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên


coliform, NO3 và NH4. Tiềm năng nước ngầm của khu vực tương đối lớn, đặc biệt là tầng
Pleistocen. Do nằm ven sông nên khu vực dự án có mặc nước ngầm sát với mực nước
sông (đây là cửa sổ thủy văn) và thuộc loại nước không áp (nước ngầm tầng nông).
Hiện tại, nguồn nước sinh hoạt là các giếng khoan, một số hộ gia đình có giếng đào.
Tầng chứa nước Holocen phân bố ở độ sâu trung bình từ 6m đến 15m, chiều dày trung
bình khoảng 11m và tầng chứa nước Pleistocen trên phân bố ở độ sâu trung bình từ
30m đến 55m, chiều dày trung bình trên 25m. Qua khảo sát hiện trường, lấy mẫu thí
nghiệm và thí nghiệm mẫu môi trường nước trên phạm vi xã Tứ Dân và xã Tân Châu
cho thấy rõ, hiện tại chất lượng nước ngầm trên khu vực tương đối đảm bảo yêu cầu so
với QCVN 09:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm:
nước giếng khoan của hai hộ dân lấy nước trong tầng Pleistocen sâu 35m và 50m có
đại đa số các chỉ tiêu phân tích đều đạt qui chuẩn so sánh, tuy nhiên có hàm lượng sắt
cao hơn tiêu chuẩn so sánh. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Tứ Dân và xã Tân Châu
năm 2011 cũng được trình bày tỷ mỷ.
Chương 3: Đánh giá các tác động môi trường
Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, bãi tập kết đất cát và khai thác mỏ cát tại xã Tứ
Dân và xã Tân Châu tác động đến các thành phần môi trường như sau.
3.1. Tác động đối với môi trường không khí
Các hoạt động xúc bốc và vận chuyển cát trong không gian mở nên mức độ và phạm
vi phát tán của các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh tương đối lớn. Mức độ và
phạm vi tác động đến môi trường không khí của các hoạt động trên phụ thuộc vào tần
suất và mức độ hoạt động. Kết quả dự báo nồng độ các chất ô nhiễm theo mô hình “hộp
cố định” với nguồn mặt từ các thiết bị thi công được so sánh với Qui chuẩn chất lượng
không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí QCVN 05:2009/BTNMT cho
thấy: trong phạm vi bán kính công trường bãi tập kết cát mọi thông số ô nhiễm đều thấp hơn
giới hạn cho phép của Qui chuẩn.
Bảng 3.1 Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm không khí trên bãi tập kết
mg/m3
CO
NOx

SO2
Tổng bụi
Nồng độ đều trong hình hộp
0,0041
0,0072
~0,0000
0,0171
QCVN 05:2009/BTNMT (TB 24 giờ)
5,0
0,1
0,125
0,2 (TSP)
Đối với hoạt động vận chuyển cát của các phương tiện vận tải cát là một trong những
nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm sơ cấp do một phương
tiện vận tải cơ giới đường bộ gây ra là rất thấp, tuy nhiên bụi do xe cuốn trên đường là
nguồn ô nhiễm đáng kể. Khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào mật
độ nguồn thải, tốc độ gió, địa hình, quy hoạch khu vực hai bên đường... Để tính toán nồng
độ trung bình của các khí thải tạo ra do hoạt động giao thông trong môi trường có thể sử
dụng rất nhiều mô hình và công thức tính toán. Điển hình và thông dụng nhất vẫn là
công thức tính toán nồng độ các chất ô nhiễm thông qua mô hình cải biên của Sutton.
Với các dữ liệu sử dụng là tốc độ gió theo số liệu quan trắc khí tượng ở Hưng Yên có
tốc độ gió trung bình là 2m/s, đối với các nguồn thải từ ống xả xe tải lấy hệ số ô nhiễm
theo qui chuẩn của Mỹ đối với xe có tốc độ chạy trung bình 50km/h cho thấy nếu cho
rằng lượng khí thải phát ra này trong 1 giây này trộn trong 1m 3 không khí thì nồng độ các
chất khí thải độc hại này và bụi TSP trong không khí thấp hơn rất nhiều so với qui chuẩn
Việt Nam đối với không khí xung quanh (bảng 3). Điều cần lưu ý là trên đường không chỉ
có các thiết bị vận tải của dự án tham gia giao thông mà còn các loại phương tiện giao
thông khác.

Bảng 3.2 Kết quả tính toán nguồn thải đường vận chuyển cát của 01 xe tải

Tốc độ 50km

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-III-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

TSP

NOx

SO2

CO

VOC

0,0037

0,0030

10-3mg/m/s
0,0115

0,0239

0,0011

Nồng độ giới hạn TB 24giờ (mg/m3) (QCVN 05:2009/BTNMT)

0,2

0,1

0,125

5,0

---

Bảng 3.3 Kết quả tính toán nguồn thải tuyến vận chuyển cát tàu nối đuôi nhau
liên tục
Tương tự như việc tính khí thải từ động cơ, khí thải từ tàu được tính như sau. Theo kết quả
tính toán đối với tàu trọng tải 400tấn (đánh giá tác động môi trường dựa án khai thác mỏ cát
xã Tân Hưng của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành-UDIC, 12/2012) thì khí
thải phát ra từ tàu trọng tải 400 tấn ở khoảng cách 110m trở lên thấp hơn qui chuẩn cho
phép nên đối với dự án này tàu có trọng tải 100 tấn không gây ra ô nhiễm không khí cao hơn
qui chuẩn cho phép (bảng 4).
Bảng 4. Kết quả tính toán khí thải NOx (mg/m3) vận chuyển cát của 01 tàu
Cho phép TB 24giờ
2m
3m
4m
4,5m
5m
(mg/m3) (QCVN
05:2009/BTNMT)
1,314
0,391
0,148

0,091
0,067
0,1
3
Nồng độ giới hạn TB 24giờ (mg/m ) (QCVN 05:2009/BTNMT)
0,2
0,1
0,125
5,0

Nguồn phát thải tiếng ồn chủ yếu từ hoạt động xúc bốc và vận chuyển trong nội vi
khai trường. Tương tự như giai đoạn mở mỏ, tiếng ồn phát sinh lớn vào khoảng 70-90
dB, nhưng sẽ giảm nhanh theo khoảng cách. Ở cự ly khoảng 100m, độ ồn phát sinh do
bốc xúc và vận chuyển sẽ giảm đáng kể và đạt TCCP. Do đó, tác động này chủ yếu của
tiếng ồn mang tính chất cục bộ trong phạm vi khai trường mà ảnh hưởng không lớn đến
môi trường xung quanh. Nên những người lao động trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng lớn.
3.2. Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
làm việc tại mỏ. Thành phần rác chủ yếu là bao bì, ni lông, thức ăn thừa… Như dự báo,
tải lượng chất thải rắn sinh hoạt là 0,75 kg/người/ngày. Với số lượng cán bộ, công nhân
làm việc tại mỏ là 28 người thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là 21,0 kg/ngày.
Chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại chủ yếu do hoạt động của các phương tiện
xúc bốc, vận chuyển… Thành phần bao gồm: cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, pin,
ắc-qui, bóng đèn… Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh không thường xuyên, chủ
yếu vào các thời điểm định kỳ sửa chữa máy móc.
3.3. Tác động đến thủy văn
Hoạt động của sông đặc trưng cho động năng của nó, thể hiện ở sự rửa xói và phá
hoại lòng và đường bờ, sự mang chuyển vật chất xốp rời đột nhập vào dòng chảy.

Tại mỏ cát ven sông Hồng xã Tứ Dân và xã Tân Châu, chỉ một phần thân cát bị ngập
nước (vào mùa lũ); khai trường nằm cách mép nước khá xa so với chân đê nên tác
động đến hoạt động xói lở bờ và dòng chảy là không đáng kể. Vào tháng lũ lớn nhất thì
toàn bộ thân cát bị ngập trong nước, lại nằm phía bờ bồi lên moong khai thác sẽ được
bổ sung một lượng phù sa lắng đọng. Đây là quá trình hồi phục tự nhiên rất tốt đối với

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-IV-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

mỏ cát. Để chứng minh, chúng tôi xác định chỉ tiêu ổn định tổng hợp M do Grisanhin đề
xuất như sau:
Trong lòng lăng trụ hoặc gần lăng trụ, có độ rộng lớn hơn nhiều độ sâu, được cấu
tạo bởi những hạt cát rời rạc, kích thước tương đối nhỏ, quan hệ giữa các yếu tố hình
học của lòng sông với đặc trưng thủy lực của nó được biểu diễn bằng chỉ số :

h( g. B) 0,25
M=
= const
Q 0,5

(1)

Trong đó: B, h: tướng ứng là độ rộng, độ sâu trung bình của lòng sông; Q: lưu lượng
dòng chảy; g: gia tốc trọng lực.
Giá trị của M có tính dừng địa phương ở các đoạn sông tương đối ổn định, nghĩa là
nó ít thay đổi với các cấp lưu lượng khác nhau. Đặc tính ít thay đổi của M được giải
thích bằng sự ổn định của độ nhám tương đối của hạt cát lòng sông khi mực nước thay

đổi. Theo Grisanhin, ở một đoạn sông ổn định thì:
0,75 < M ≤ 1,05
(2)
Kết quả tính toán như sau: Tại đoạn sông khu vực xã Tứ Dân và xã Tân Châu: Với
các mực nước và lưu lượng khác nhau, đảm bảo độ rộng lòng sông thay đổi từ 250600m, tương ứng với độ sâu thay đổi từ 3,18-16,25m, lòng sông sẽ ở trạng thái ổn định
(bảng 5).
Bảng 5. Độ rộng và độ sâu giới hạn không bồi lắng hoặc xói mòn tại Tứ Dân và
Tân Châu
Chiều
Q
Chiều
Q
rộng B
H1 (m)
H2 (m)
H1 (m)
H2 (m)
(m3/s)
rộng B (m) (m3/s)
(m)
1.400
3,95
5,55
5.000
6,64
9,33
400
250
5.000
7,47

10,49
12.000
10,29
14,45
12.000
11,57
16,25
500
1.400
3,32
4,67
300
1.400
3,78
5,30
5.000
6,28
8,82
5.000
7,14
10,02
12.000
9,73
13,67
12.000
11,06
15,53
1.400
3,18
4,46

1.400
3,51
4,94
600
5.000
6,00
8,43
400
12.000
9,30
13,06
So với kết quả trong bảng trên ta thấy, tại đoạn sông khu vực dự án, độ sâu khai
thác lớn nhất là đến cốt -4m, trong khi độ sâu nhất của đáy sông tại đây hiện nay ở cốt
cao dưới -15m (Hình 1.9). Hơn nữa, khi khai thác xong độ rộng lòng sông tại đây tăng
lên khoảng 50m đến 100m nên khả năng xói giảm đi do thiết diện tăng lên. Như vậy việc
không gây xói lở. Tuy nhiên quá trình xói lở do dòng chảy không xảy ra, quá trình trượt
sườn dốc có thể xảy ra. Dưới đây đánh giá ổn định sườn dốc ta luy moong khai thác.
Đánh giá định lượng ổn định sườn dốc:
Theo các kết quả tính toán trong áo cáo đầu tư và thiết kế cơ sở thì chiều cao tầng
kết thúc được xác định trên cơ sở thực trạng sau khi khai thác, không gây sập lở xói bờ
bãi vào mùa lũ và theo qui phạm khai thác lộ thiên, đối với mỏ cát bồi ven sông chọn
chiều cao tầng kết thúc Hkt = 4-6m, thực tế chiều cao tầng kết thúc trong khoảng giá trị
này. Góc nghiêng sườn tầng kết thúc, αkt được tính toán căn cứ vào tính chất cơ lí của
cát ở mỏ (hạt mịn bở rời ngập nước), góc nghiêng của sườn tầng kết thúc đảm bảo an
toàn và ổn định được xác là ≤ 220. Kết quả tính toán ôen định cho thấy moong khai thác
ổn định về trượt (trượt sẽ không xảy ra).
3.4. Tác động đến môi trường nước
Nước rỉ từ bãi tập kết cát:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN

-V-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

Lượng nước rỉ hầu như không có do cát khai thác đưa về bãi tập kết chủ yếu là bãi
nổi.
Nước làm mát động cơ máy tàu:
- Khối lượng nước làm mát động cơ máy tàu ước tính mỗi ngày khoảng 2,5m 3.
Thành phần có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, tuy không nhiều nhưng cần được xử lý
theo qui định vì là chất thải nguy hại.
- Xây các hố chứa hay dùng các thùng để phân ly tách dầu tại các khu vực phát sinh
rơi vãi dầu. Dựa theo nguyên tắc phân ly theo trọng lực, nước thải được tách ở đáy bể
phân ly, dầu nhẹ sẽ nổi lên và được vớt tách rời và thu gom.
Xử lý nước sinh hoạt:
Nước thải được thu qua hố ga trước khi thải ra ngoài. Giải pháp hợp lý để xử lý
nước thải khu vệ sinh là sử dụng phương pháp sinh hoạt (hầm biogas kiểu tự hoại). Xây
dựng nhà vệ sinh tự hoại tại nhà điều hành. Nước thải sinh hoạt khu nhà ăn, vệ sinh
được xử lý bằng phương pháp sinh học. Do đặc tính thành phần nước thải của Công ty
chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Giải pháp hợp lý để xử lý nước thải sinh hoạt của các
khu vệ sinh là xây bể tự hoại và trước khi thải ra môi trường xung quanh nước thải sẽ
chảy qua các hố ga tách cặn.
3.5. Tác động đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
Hệ sinh thái trên cạn: nguồn gây tác động đến hệ sinh thái trên cạn chủ yếu là do
quá trình sạt lở hai bên đường bờ làm mất môi trường sống của các loài thực vật sống
dọc bờ sông. Tuy nhiên theo kết quả tính toán ở trên, quá trình khai thác cát ảnh hưởng
đến đường bờ không lớn do vậy tác động đến hệ sinh thái trên cạn là không đáng kể.
Hệ sinh thái dưới nước: hoạt động của dự án ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước
chủ yếu do sự rò rỉ nhiên liệu, khuấy động làm đục nước. Các nguồn gây tác động này
làm giảm nồng độ ôxi hoà tan, ô nhiễm môi trường nước qua đó ảnh hưởng đến môi

trường thuỷ sinh.
Nhìn chung, việc khai thác cát trên sông Hồng thuộc khu vực xã Tứ Dân và xã Tân
Châu, huyện Khoái Châu trong phạm vi nhỏ hẹp, không khuấy động đáy sống nên các
tác động chủ yếu mang tính cục bộ, sự biến động sinh học của hệ sinh thái thuỷ sinh rất
nhỏ.
3.6. Sự cố môi trường
Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của mỏ cát tại xã Tứ Dân và xã
Tân Châu có thể được liệt kê như sau:
- Sự cố về cháy nổ: Dầu diesel được sử dụng để vận hành máy móc thiết bị. Nguy
cơ cháy nổ rất dễ xảy ra chủ yếu tại khu vực lưu giữ xăng dầu.
- Tai nạn lao động: Do hoạt động khai thác cát chủ yếu sử dụng các thiết bị cơ giới (máy
xúc, ô tô), nên cũng rất dễ xảy ra tại nạn giao thông và tai nạn lao động.
- Tai nạn giao thông thủy: rủi ro về va chạm giữa các tàu lưu thông trên khu vực và giữa
các tàu lưu thông và tàu neo đỗ khai thác.
- Rủi ro cháy nổ: do có sự lưu trữ nhiên liệu diesel và dầu mỡ trên khu vực kho bãi cũng
như nhiên liệu trong các bình nhiên liệu của thiết bị nên rủi do cháy nổ là có.
- Rủi ro về thiết bị và con người trong mùa lũ: Hoạt động khai thác được thực hiện trên
bãi bồi ven sông, nên về mùa mưa cũng tiềm ẩn những rủi ro đối với an toàn về thiết bị
và con người. Tuy nhiên do không khai thác vào mùa mưa lũ, tác động này không đáng
kể.
Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển và khai thác của Công ty định kỳ tiến
hành đăng kiểm với cơ quan quản lý. Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia
vận chuyển, Công ty sẽ kết hợp với cơ quan quản lý đường sông khoanh vùng khu vực
khai thác bằng phao có đèn hiệu cũng như cắm biển hiệu và đèn báo trên bờ.
3.7. Rủi ro mưa bão lũ lụt

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-VI-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

Theo số liệu về lưu lượng và dòng chảy nêu trên thì từ khi có công trình thủy điện Hòa
Bình từ năm 1994 đến nay có trận lũ lớn nhất xảy ra năm 1996 với lưu lượng
15.000m3/s và mực nước tại khu vực dự án khoảng 8,76m. Tuy nhiên khu văn phòng và
bãi tập kết cát nằm trong đê bối có cốt cao trên 10m nên không bị đe dọa với mức lũ
năm 1996.
Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố MT
4..1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí
a. Giảm thiểu và khống chế bụi
-Giảm thiểu bụi tại khu vực bãi trữ: Tưới nước tại kho bãi vào thời điểm trời nắng nóng,
khô hanh vào buổi sáng, trưa, đầu giờ chiều và cuối giờ chiều. Giữ độ ẩm phù hợp hạn
chế đáng kể lượng bụi bay vào không khí.
-Giảm thiểu bụi trong quá trình vận chuyển: Tưới nước tăng độ ẩm, hạn chế bụi vào
những ngày nắng nóng, khô hanh.
-Đối với công nhân lao động tại hiện trường được trang bị đúng và đủ thiết bị bảo hộ lao
động để chống ồn và bụi.
b. Giảm thiểu tác động tiếng ồn: Chỉ vận hành các thiết bị được bảo dưỡng tốt ngoài
hiện trường. Bảo trì thiết bị thường xuyên máy móc thiết bị. Giảm ca cho các công nhân
làm việc ở khu vực có tiếng ồn lớn. Đối với công nhân lao động tại hiện trường được
trang bị đúng và đủ thiết bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi.
4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt
Quản lý và xử lý chất thải rắn thông thường:
Rác thải sinh hoạt: được Công ty sẽ thu gom, trên khu vực điều hành có bố trí các thùng
đựng rác, hàng ngày đổ vào nơi quy định.Trang bị các thùng đựng rác tại khu vực nhà điều
hành, tại khu vực đầu tuyến đường vận chuyển tại khai trường. Rác thải được ký với công
ty môi trường xã Tứ Dân đến thu gom và mang tới bãi rác gần nhất để xử lý.
Quản lý chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại bao gồm dầu mỡ máy, giẻ lau dầu mỡ, ắc-qui bóng đèn, pin, hộp
mực in... Chúng được phân loại tại Công ty theo thành phần, tính chất và đặc tính như sau:

- Ắc-qui, bóng đèn, pin, hộp mực in... được xếp chứa bằng các thùng nhựa;
- Các loại chất thải rắn (như giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt...) sẽ được chứa trong bao PE,
bao vải hoặc thùng chứa;
- Các loại dầu nhớt, dung môi, hóa chất sẽ được chứa trong thùng chứa bằng nhựa hoặc
kim loại chống ăn mòn;.
- Các loại bùn thải lỏng được chứa trong bể, bồn kim loại.
Công ty là chủ nguồn thải lập chứng từ CTNH theo mẫu quy định của Bộ TN&MT. Rác
thải nguy hại được ký kết với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp 11
(URENCO 11) tại thị trấn Bần huyện Mỹ Hào tới thu gom vận chuyển đi xử lý theo qui định.
Xử lý nước rỉ cát tại bãi tập kết:
Cải tạo lại mương rãnh thu nước rỉ cát, có ao nông rộng làm lắng bùn cát và dẫn
thoát xuống sông Hồng vằng ống thoát nhô ra sông để tránh gây xói lở bờ sông.
Định kỳ tách bùn cát khỏi rãnh thu và ao nông lắng.
Xử lý nước làm mát máy động cơ tàu:
Định kỳ nước thải làm mát động cơ tàu được đưa lên bờ để xử lý. Nước được đưa
vào bể, sau đó dùng vật liệu thấm dầu như màng bấc thấm dầu. Sau đó nước được lắng
cặn và tái sử dụng. Quá trình này dùng để loại bỏ các chất có khả năng nổi trên mặt
nước thải như dầu, mỡ, chất rắn lơ lửng. Đầu tiên nước thải, hay một phần của nước
thải được tạo áp suất với sự hiện diện của một lượng không khí đủ lớn. Khi nước thải
này được trả về áp suất tự nhiên của khí quyển, nó sẽ tạo nên những bọt khí. Các hạt
dầu, mỡ và các chất rắn lơ lửng sẽ kết dính với các bọt khí và với nhau để nổi lên trên

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-VII-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

và bị một thanh gạt tách chúng ra khỏi nước thải. Lượng dầu mỡ được tách này có thể
thấm lại bằng rẻ hoặc vật liệu xốp và rác thải dạng giẻ lau dầu mỡ.

Xử lý nước sinh hoạt:
Nước thải được thu qua hố ga trước khi thải ra ngoài. Giải pháp hợp lý để xử lý nước
thải khu vệ sinh là sử dụng phương pháp sinh hoạt (hầm biogas kiểu tự hoại). Xây dựng
nhà vệ sinh tự hoại tại nhà điều hành. Nước thải sinh hoạt khu nhà ăn, vệ sinh được xử lý
bằng phương pháp sinh học. Do đặc tính thành phần nước thải của Công ty chủ yếu là
nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt bao gồm nước phục vụ ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt
của công nhân trong khu vực sản xuất và hành chính. Dung tích bể tự hoại là 7m3.
4.3. Hạn chế xử lý ô nhiễm do tiếng ồn
Ô nhiễm do tiếng ồn là nguồn gây tác động yếu, chủ yếu do ô tô chở nguyên liệu,
máy khai thác cát sỏi, máy xúc, máy đào, máy bơm... Tuy vậy, Công ty cũng có các biện
pháp nhằm hạn chế tác hại của tiếng ồn để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân trực tiếp
lao động.
4.4. Các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông
Hạn chế tốc độ xe trong các tuyến đường vận chuyển, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ
giao thông cho công nhân viên. Lắp các biển báo, hướng dẫn tại các đoạn đường khai thác,
vận chuyển.
Sử dụng xe và chở đúng tải trọng đối với thiết bị và loại đường giao thông trong khu vực
qui định.
Ngoài các quy định đảm bảo an toàn cho giao thông còn quy định phải che bạt khi
vận chuyển nguyên vật liệu. Hạn chế tốc độ của phương tiện tại lối rẽ để nhằm đảm bảo
an toàn và hạn chế đất cát từ công trường ra đường sẽ có các đường gờ giảm tốc độ để
nhắc nhở lái xe chú ý quan sát xung quanh trước khi ra quốc lộ.
Khu vực khai thác được đặt các phao biển báo giao thông đường thủy theo đúng qui
định của luật giao thông đường thủy nội địa. Các tàu khai thác và tàu khách hàng được
cập sát bến bãi, ở khoảng cách tối đa đến tuyến đường thủy.
Đối với người lao động tại mỏ, có chế độ bảo hộ lao động rõ ràng khi ký kết hợp
đồng lao động, trang bị đầy đủ các dụng lao động như mũ cứng bảo hiểm trên công
trường, khẩu trang, phòng hộ cá nhân...
4.5. Phòng chống cháy nổ
Để phòng cháy chữa cháy Công ty có phương án cụ thể sau:

-Cách ly kho chứa nhiên liệu (dầu DO) bằng tường bao ra khu riêng xa với các
nguồn có khả năng phát lửa (máy hàn, cầu dao điện, bếp ăn...)
-Hệ thống đường nội bộ đảm bảo xe chữa cháy có thể chạy tới tất cả các hạng mục
công trình khi cần thiết.
-Hệ thống cấp nước cho công tác chữa cháy: Do đặc điểm Công ty ngay bên sông
nên rất sẵn nước. Ngoài ra Công ty có đường ống cứu hoả ụ40 và các cuộn ống vải
mềm (30-34m).
Trang thiết bị trên phương tiện, cẩu, các trạm điện, các vị trí dễ gây cháy nổ... các
phương tiện như thùng nước, cát, dụng cụ cứu hoả, bình cứu hoả, hệ thống nội quy tiêu
lệnh PCCC, biển cấm lửa... Do đặc điểm sản xuất của Công ty rất sẵn cát và nước nên
rất thuận lợi phục vụ cho công tác cứu hoả.
-Huấn luyện cho công nhân công tác phòng cháy chữa cháy và có đội chữa cháy
được huấn luyện tốt và luôn ở trạng thái thường trực.
-Có hệ thống tiếp đất, chống sét cho khu vực, nhà sản xuất chính, nhà cơ khí, trạm
điện, động cơ điện.
-Trang bị hệ thống báo cháy, đèn hiệu, còi cứu hoả.
-Các thiết bị điệncó thiết bị bảo vệ quá tải. Dây cáp điện có tiết diện đảm bảo thích
hợp với cường độ dòng điện.
-Sử dụng đèn chiếu sáng chống cháy nổ tại các vị trí dễ phát sinh cháy nổ.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-VIII-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

4.6. Các biện pháp về bảo vệ, an toàn lao động
-Trang bị các phương tiện an toàn lao động cho công nhân như ủng, áo, bạt, khẩu
trang, găng tay, quần áo bảo hộ lao động.
-Kiểm tra định kỳ các thiết bị an toàn, chế độ vận hành của các thiết bị.

-Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra sức khoẻ định kỳ, hạn chế bệnh nghề
nghiệp, có trạm y tế, cấp cứu, trạm xá và các chế độ nghỉ ngơi điều dưỡng thích hợp .
-Có chế độ lương thưởng thích hợp cho công nhân làm việc.
4.7. Giảm thiểu tác động do trượt lở moong khai thác
- Sạt lở moong trong mùa mưa lũ có thể gây nguy hại đến phương tiện, công trình và
tính mạng. Tuy nhiên trong giai đoạn mùa mưa và những ngày có mưa, công trình sẽ
không khai thác nên không bị ảnh hưởng.
- Thực hiện khai thác đúng diện tích (35,1ha) và chiều sâu cũng như trữ lượng mỏ
được cấp phép;
- Về khoảng cách tới các công trình xây dựng tối thiểu, ranh giới đường bao mỏ cách
đê bối bờ trái sông Hồng hiện nay hơn 100m và cách khu dân cư cũng hơn 100m, sẽ
khai thác đúng ranh giới được cấp phép trong quyết định phê duyệt trữ lượng là đáp
ứng khoảng cách an toàn tới các công trình xung quanh.
- Ngoài ra tại khu vực sườn dốc bờ, Công ty sẽ xây dựng các cột mốc quan trắc xói
mòn trượt lở (được trình bày trong chương 5) để có các biện pháp kip thời khi có hiện
tương thể hiện nguy cơ trượt lở như nứt đất, sạt lở đất.
- Để gia tăng độ ổn định của sườn dốc bờ sông khu vực bãi tập kết cát, Công ty sẽ
thực hiện các biện pháp gia cố bằng cách san gạt sườn dốc có mái dốc thoải dưới 22-24
độ, gia cố bằng cách đầm chặt mái đốc và trồng cỏ vetiver.
4.8. Giảm thiếu tác động đến cảnh quan môi trường, sự cố do thiên tai lũ lụt...
- Khoảnh khai thác trên bãi nổi khai thác xong đến đâu, san gạt bằng đến đó;
- Không vứt rác thải bừa bãi trên bãi khai thác, thu gom đựng trong thùng, túi và cuối
ngày chuyển về nơi đựng rác của Công ty tại bãi tập kết cát;
- Trước mùa mưa lũ, thu dọn thiết bị dụng cụ vật tư lên khu vực nhà văn phòng sân
bãi tập kết;
- Tuyên truyền giáo dục công nhân viên Dự án về ý thức bảo vệ môi trường và thực
hiện các hành động bảo vệ môi trường;
- Tăng cường quan hệ hợp tác với chính quyền và nhân dân địa phương trong duy
trì truyền thống văn hóa địa phương, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện nhận con
em địa phương vào làm việc; hỗ trợ về mọi mặt khi có thiên tai lũ lụt...

Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường
5.1. Chương trình quản lý môi trường
Khai thác đất cát tại mỏ cát được thực hiện hầu như song song với việc xây dựng
bãi tập kết cát. Bãi tập kết này được xây dựng bằng cách lấp bằng đất cát khai thác từ
mỏ và san lấp tạo rãnh thu gom nước rỉ. Vì vậy thời gian chuẩn bị cho khai thác là rất
ngắn, các hoạt động vẫn hầu như là các hoạt động trong sản xuất gạch, đồng thời khai
thác đất cát. Vì vậy các hoạt động, các tác động môi trường và các công trình, biện pháp
xử lý được tóm tắt trình bày chung cho toàn bộ dự án trong bảng 5.
Bảng 5. Chương trình quản lý môi trường
Các hoạt
Các tác động
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
động
MT
- San gạt -Gây ô nhiễm
-Công nhân lao động tại hiện trường được trang bị đúng
khu vực
trong môi trường và đủ thiết bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi.
xây dựng không khí bởi khí -Xử lý nước thải chứa dầu mỡ: Lượng nước thải này
nhà văn
hàn;
không lớn, rất phân tán; thực hiện các biện pháp quản lý,

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-IX-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

Các hoạt

động

phòng,
bãi tập
kết...
- Xây
dựng
nhà, kho,
sân, bể
tự hoại...
-Lắp ráp
thiết bị
khai thác
cát trên
tàu;
- Khai
thác bơm
hút-xả
cát;
- Vận
chuyển
cát từ mỏ
về bãi tập
kết

Các tác động
MT

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường


-Gây ô nhiễm
MT đất và nước
bởi nước thải
sinh hoạt;
-Gây ô nhiễm
MT đất và nước
bởi rác thải sinh
hoạt;
-Sự cố cháy nổ;
-Tai nạn lao
động

hạn chế rơi vãi là chính: Dùng giẻ lau thấm dầu thu gom
và chứa vào thùng CTNH.
-Xử lý nước sinh hoạt: Nước thải được thu qua hố ga
trước khi thải ra ngoài. Giải pháp hợp lý để xử lý nước
thải khu vệ sinh là sử dụng phương pháp sinh hoạt (hầm
biogas kiểu tự hoại). Xây dựng nhà vệ sinh tự hoại (đã
có).
-Xử lý chất thải rắn: Công ty sẽ thu gom rồi thuê tổ vệ
sinh môi trường xã Tứ Dân và xã Tân Châu chuyển đi xử
lý.
-Hạn chế xử lý ô nhiễm do tiếng ồn: trang bị thiết bị
chống tiếng ồn cho công nhân làm việc tại những bộ
phận gây ồn (như dụng cụ bịt tai).
-Giảm thiểu tác động đối với môi trường KT-XH: Quản lý
chặt chẽ cán bộ và công nhân trong quá trình lao động
cũng như ngoài giờ lao động, chấp hành đúng các quy
định của pháp luật cũng như các quy định của địa
phương nơi khai thác, tôn trọng phong tục tập quán của

người dân địa phương,
-Phòng chống cháy nổ: Cách ly kho chứa nhiên liệu (dầu
DO, xăng) bằng tường bao ra khu riêng xa với các nguồn
có khả năng phát lửa; Hệ thống đường nội bộ đảm bảo
xe chữa cháy có thể chạy tới tất cả các hạng mục công
trình khi cần thiết.
-An toàn lao động: Trang bị các phương tiện an toàn lao
động cho công nhân như ủng, áo, bạt, khẩu trang, găng
tay, quần áo bảo hộ lao động; Kiểm tra định kỳ các thiết
bị an toàn, chế độ vận hành của các thiết bị.

Hoạt
-Gây ô nhiễm
động của
tiếng ồn;
các
-Định kỳ kiểm định thiết bị đảm bảo các thông số kỹ thuật
-Gây ô nhiễm
phương
về MT (tiếng ồn khí thải…);
MT không khí
tiện, máy
-Kịp thời xử lý sự cố rò rỉ xăng dầu…
bởi các khí thải
móc thi
-Thu gom lưu trữ dầu máy, rẻ lau xăng dầu, lưu trữ và ký
bởi bụi, CO,
công xây
hợp đồng chuyển đi xử lý.
SO2, NO2,

dựng văn
-Bảo dưỡng tốt ngoài hiện trường tàu và phương tiện.
-Gây ô nhiễm
phòng,
Bảo trì thiết bị thường xuyên máy móc thiết bị. Giảm ca
MT đất và nước
bãi tập
cho các công nhân làm việc ở khu vực có tiếng ồn lớn.
bởi dầu máy, rẻ
kết, khai
lau dầu máy.
thác cát...
5.2. Chương trình giám sát môi trường
Chương trình giám sát môi trường là một trong những chức năng quan trọng của
công tác quản lý môi trường, đồng thời cũng là một trong những phần quan trọng của
công tác đánh giá tác động môi trường nhằm xác định lại mức độ chính xác của dự báo,
cho phép kịp thời phát hiện các biến động môi trường và đề xuất các biện pháp khắc
phục những yếu tố gây tác hại với con người và môi trường trong phạm vị chịu ảnh
hưởng của dự án.
Nội dung của chương trình giám sát bao gồm: 1) Quan trắc, giám sát các chỉ tiêu đặc
trưng ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, tiếng ồn, đất, bùn; 2) Kiểm tra việc thực

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-X-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và biện
pháp khắc phục môi trường sau trong thi công và vận hành; 3) Phát hiện các nguy cơ

gây suy thoái môi trường và có biện pháp xử lý ngăn chặn kịp thời; 4) Kiểm tra hiệu quả
làm việc của các công trình và thiết bị xử lý ô nhiễm; 5) Xác định chiến lược phòng
chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường cho khu vực dự án; 6) Quan trắc định kỳ 3 tháng 1
lần tại ít nhất 06 vị trí về quan trắc chất lượng không khí, 03 vị trí về quan trắc nước mặt,
02 vị trí quan trắc nước ngầm và 02 vị trí quan trắc chất lượng đất.
Chương 6: Tham vấn ý kiến cộng đồng
Chủ đầu tư xây dựng dự án đã gửi Công văn đến xin ý kiến UBND xã Tứ Dân và xã
Tân Châu và Ủy ban MTTQ hai xã cùng bản cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường trong quá trình thực hiện dự án và đã làm việc UBND và UB MTTQ hai xã và
đã nhận được sự đồng thuận. UBND và UB MTTQ hai xã đã có ý kiến bằng văn bản
đồng ý về việc triển khai dự án, các biện pháp bảo vệ môi trường và nêu một số kiến
nghị đến hoạt động của công ty trong dự án nhằm đóng góp kinh tế xã hội cho xã. Công
ty đã phản hồi là hoàn toàn nhất trí.
Kết luận
1. Về hiệu quả kinh tế- xã hội: dự án khai thác cát ven sông Hồng tại xã Tứ Dân và xã
Tân Châu hàng năm sẽ đóng góp làm tăng thêm phần thu ngân sách nhà nước và thuế
tài nguyên của địa phương, góp phần tạo đà cho sự phát triển kinh tế của huyện Khoái
Châu nói riêng và của tỉnh Hưng Yên nói chung. Dự án được triển khai tạo việc làm
thêm cho khoảng 28 lao động địa phương, nâng cao mức sống của công nhân đáp ứng
nhu cầu cát san lấp ngày càng tăng của nhân dân và kéo theo các ngành nghề dịch vụ
khác phát triển nhằm giúp xã Tứ Dân và xã Tân Châu và huyện Khoái Châu có những
hướng đi mới về phát triển kinh tế-xã hội.
2. Hoạt động của Công ty không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà hoạt động của
Công ty còn góp phần nạo vét lòng sông, khơi thông luồng lạch.
3. Về tác động môi trường: Trong giai đoạn mở mỏ và đi vào khai thác tại bãi bồi ven
sông Hồng tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu sẽ gây ra một số tác động tới môi trường
không khí, ồn và môi trường nước như: ô nhiễm bụi do vận chuyển, xáo trộn chất lượng
nước sông Hồng khu vực khai thác và một số nguy cơ rủi ro về an toàn lao động và giao
thông. Tuy nhiên, do công suất mỏ tương đối nhỏ, số lao động ít (28 người) cũng như
máy móc được huy động cho khai thác và vận không lớn. Mặt khác, khu bãi nằm ngoài

đê, sát sông Hồng, xa khu dân cư trên 100m, nên các tác động khai thác cát gây ảnh
hưởng nhỏ tới dân cư khu vực, ảnh hưởng cục bộ tại khai trường khai thác. Các biện
pháp khống chế, giảm thiểu ô nhiễm như che bạt ô tô vận chuyển, đào mương thu hố
lắng trước khi bơm ra sông Hồng,… sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực.
4. Công ty sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan chức năng quản lý để
quản lý và giám sát trong quá trình hoạt động của Công ty. Đồng thời Công ty có cán bộ
chuyên trách các vấn đề vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Kiến nghị
Kiến nghị với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước nghiêm cấm hay giám sát
chặt chẽ các hoạt động khai thác cát sỏi tự do không có quy hoạch, không có đăng ký
của tư nhân để bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Cam kết
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phố Hiến xin cam kết thực hiện nghiêm túc
các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường, giảm thiểu tác động môi trường nêu trong báo cáo này tại chương 4; cam kết

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-XI-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các
biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-XII-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Trong những năm gần đây do nền triển kinh tế của cả nước nói chung và khu
vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng phát triển nhanh và mạnh mẽ, kéo theo đó là
tốc độ xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung,
xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ, cầu cống… cũng phát triển rất
nhanh nên nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng, trong đó có cát ngày càng tăng cao
Mỏ cát tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã
được Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phố Hiến đầu tư thăm dò theo giấy phép
thăm dò khoáng sản số 2038/GP-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2012 do UBND tỉnh
Hưng Yên cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phố Hiến làm chủ đầu tư
công trình thăm dò mỏ cát bãi bồi thuộc địa phận xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Trữ lượng cát được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt
trữ lượng khoáng sản số 239/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2013 đạt
1.285.651m3, trong đó trữ lượng cát ở cấp 121 là 928.775m 3 và cấp 122 là
356.876m3.
Việc đầu tư khai thác tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu nhằm đáp ứng một phần
nhu cầu thị trường, do đó cần thiết phải lập dự án đầu tư khai thác nhằm xác định
các giải pháp công nghệ, vốn đầu tư, giá thành khai thác, để việc khai thác của Công
ty có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, như đường cao tốc
Hà Nội-Hải Phòng là công trình trọng điểm Quốc gia hiện đang có nhu cầu sử dụng
cát phục vụ thi công là rất lớn.
Theo qui định hiện hành, để có đủ điều kiện được cấp phép khai thác khoáng sản
đối với trường hợp khai thác vật liệu xây dựng thông thường, thì hồ sơ cần thiết kèm
theo là Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản mỏ cát, Thuyết minh dự án đầu
tư được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, Thiết kế cơ sở, Báo cáo đánh
giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được các cơ quan có
thẩm định phê duyệt. Đồng thời, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong Luật
Bảo vệ môi trường, Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18

tháng 4 năm 2011 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phố Hiến là chủ đầu
tư của dự án đã lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác mỏ cát
tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, làm cơ sở trình
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thẩm định và phê duyệt dự án.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-1-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật đánh giá tác động môi trường
2.1. Các văn bản pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2011 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
- Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 26/11/2003
- Luật Đất đai được Quốc hội nuớc CHXHCN Việt Nam thông qua 2003, có hiệu lực
ngày 1 tháng 7 năm 2004.
- Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Luật Giao thông thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
- Luật Đầu tư số 36/2009/QH12 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
- Nghị định 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2011 về
Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường

- Nghị định 15/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/03/2012 về quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật khoáng sản.
- Nghị định 63/2008/NĐ của Chính phủ ngày 13/05/2008 về phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2007 về
quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ TNMT quy định chi tiết
một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ MT.
- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/9/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng
11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-2-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự
án phát triển.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý
chất thải nguy hại.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ Ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW

ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
giai đoạn 2012-1015.
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
- Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 của UBND tỉnh Hưng Yên Ban
hành quy hoạch các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng tỉnh Hưng Yên đến
năm 2020;
- Quyết định số 2763/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc
phê duyệt Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây
dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;
- Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên về
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nghị quyết 140/2010/NĐ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc qui
hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông
thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.

2.2. Các căn cứ tài liệu kỹ thuật
Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, các tài liệu kỹ

thuật sau đã được sử dụng để phục vụ cho công tác nghiên cứu:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-3-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

- Quyết định số 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
- Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân số 02/2010/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 Về
việc xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015) của tỉnh Hưng Yên.
- Giấy phép thăm dò khoáng sản số 2038/GP-UBND do UBND tỉnh Hưng Yên cấp
ngày 20 tháng 11 năm 2012 cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phố Hiến.
- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản mỏ cát tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định số 239/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2013 phê duyệt trữ lượng
khoáng sản mỏ cát tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên.
- Bản đồ hiện trạng khu vực mỏ tại xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên.
- Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên ngày 21/12/2012 về việc quy định
giá tối thiểu sản phẩm tài nguyên khai thác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên để tính thuế
tài nguyên
- Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2011.
- Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25.000 địa bàn Tỉnh Hưng Yên của Nhà nước.
- Số liệu khí tượng, thuỷ văn khu vực dự án.
- Các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành theo Quyết định số
22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

về việc Bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
- Các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về ban hành Qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam về Môi trường..
- Các Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành theo Quyết định số
04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 về ban hành 03 qui chuẩn: QCVN
01:2008/BTNMT; QCVN 02:2008/BTNMT và QCVN 03:2008/BTNMT (riêng QCVN
03:2008/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại
nặng trong đất).
- QCVN 08:2008/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-4-


Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- Số liệu, kết quả đo đạc, thí nghiệm, phân tích mẫu chất lượng môi trường khu vực;
- Tài liệu kỹ thuật về quan trắc môi trường không khí, đất, nước khu vực;
- Các tiêu chuẩn của WHO và Việt Nam về phương pháp đo đạc, thu thập và thí
nghiệm mẫu môi trường.

2.3. Các phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Phương pháp thu thập tổng, phân tích và tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa về môi trường;

- Phương pháp tính toán trữ lượng khoáng sản;
- Phương pháp phân tích chất lượng không khí, đất và nước ngoài thực địa;
- Phương pháp phân tích chất lượng không khí, đất và nước trong phòng thí nghiệm;
- Phương pháp tính toán thủy văn;
- Phương pháp phân tích tính toán địa kỹ thụât;
- Phương pháp tính toán phát thải và lan truyền chất thải trong môi trường không khí;
- Phương pháp ma trận đánh giá tác động và tầm quan trọng của các yếu tố-đối
tượng.
và một số các phương pháp phụ trợ khác.

3. Tổ chức thực hiện ĐTM
Chủ dự án:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẾN PHỐ HIẾN
Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 9, quốc lộ 39A (cũ), xã Nghĩa Hiệp,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Địa chỉ Dự án: xã Tứ Dân và xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0918713517
Đơn vị Tư vấn cho Chủ dự án thực hiện Báo cáo ĐTM:
TRUNGTÂM MÔI TRƯỜNG-VIỆN ĐỊA CHẤT
Địa chỉ: 84 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.38343068 Fax:04.37754797
Ngoài ra còn có sự tham gia của đội ngũ cố vấn, chuyên gia về lĩnh vực môi
trường trong công tác phản biện và trong các hội thảo được tổ chức thường xuyên
trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM.
Dưới đây là danh sách các thành viên chính trực tiếp tham gia trong quá trình lập
Báo cáo.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-5-



Báo cáo ĐTM Dự án khai thác mỏ cát xã Tứ Dân và xãTân Châu-Khoái Châu-Hưng Yên

Danh sách cán bộ phía Chủ Dự án tham gia vào công tác lập Báo cáo ĐTM:
TT
1

Họ và Tên
Luyện Huy Doan

Chuyên ngành
Giám đốc Công ty

Nhiệm vụ
Tham gia

2

Vũ Văn Bằng

Giám đốc Dự án

Tham gia

Danh sách cán bộ phía Tư vấn tham gia vào công tác lập Báo cáo ĐTM:
TT

Họ và tên

Chuyên ngành


Nhiệm
vụ

Số năm kinh
nghiệm

Chủ trì

20

1

PGS.TS. Nguyễn Văn Môi trường
Hoàng

2

TS. Trần Văn Hùng

Đo lường, thử nghiệm, môi
trường

Tham gia

14

3

ThS. Nguyễn Đức Rỡi


Địa chất-khoáng sản

Tham gia

18

4

KS. Đoàn Anh Tuấn

Thuỷ văn môi trường

Tham gia

8

5

ThS. Lê Quang Đạo

Môi trường

Tham gia

8

6

ThS. Đông Thu Vân


Môi trường

Tham gia

6

7

ThS. Vũ Đình Hải

Địa chất

Tham gia

4

8

CN. Phạm Lan Hoa

Địa chất môi trường

Tham gia

4

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu lập báo cáo ĐTM còn có sự tham gia, cộng
tác và góp ý kiến của nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực môi trường khác nhau.
Nội dung thực hiện:

• Xem xét bản chất và quy mô của dự án.
• Đánh giá điều kiện tự nhiên-tài nguyên và kinh tế-xã hội khu vực dự án.
• Mô tả, đo đạc, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án.
• Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án.
• Nhận dạng và phân loại các tác động do hoạt động của dự án trong từng giai
đoạn triển khai thực hiện.
• Phân tích, đánh giá và dự báo các tác động do hoạt động của dự án trong từng
giai đoạn triển khai thực hiện.
• Đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong từng giai
đoạn triển khai thực hiện.
• Đề xuất chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường trong từng giai
đoạn triển khai thực hiện.
• Tham vấn ý kiến cộng đồng về dự án.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN PHỐ HIẾN
-6-


×