Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án sinh 12 CB - T2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.73 KB, 4 trang )

Ngày soạn : 26 /08 /2008
Tiết 2 : PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
A.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
Qua bài này học sinh phải :
- Nêu được khái niệm phiên mã, dịch mã, pôliribôxôm.
- Phân biệt được các loại ARN.
- Trình bày được cơ chế phiên mã( tổng hợp mARN).
- Mô ta được diễn biến của cơ chế dịch mã.
- Phân tích được vai trò của nguyên tắc bổ sung trong cơ chế phiên mã và dịch mã.
- Trình bày được sự khác nhau giữa quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật
nhân thực.
- Nêu được mối liên hệ ADN – mARN – Prôtein – Tính trạng.
2. Kỹ năng.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, tổng hợp và phân tích,…
3. Thái độ.
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
Phương pháp hỏi đáp tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy : Giáo án. H2.1 -2
2. Trò :
Đọc trước bài 2 và trả lời các câu hỏi :
- Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ?
- Chiều tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp mARN ?
- Vị trí tiếp xúc đầu tiên của Ribôxôm trên mARN ?
- Sự dịch chuyển của Ribôxôm ( chiều và cách dịch chuyển ) ?
- Vai trò của nguyên tắc bổ sung trong dịch mã ?
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
I. ỔN ĐỊNH LỚP (1’)
II. KIỂM TRA BÀI CỦ (5’).


Nêu quá trình nhân đôi ADN ? Vai trò của nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân
đôi ADN ?
III. NỘI DUNG BÀI MỚI.
1. Đặt vắn đề (2’).
Trình tự của các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các axit amin của phân tử
prôtein thông hai quá trình phiên mã và dịch mã. Vậy đặc điểm của phiên mã và dịch
mã như thế nào ?
2. Triển khai bài (30’)
a. Hoạt động 1(16’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
và trả lời câu hỏi : quá trình phiên mã là
gì ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
I. PHIÊN MÃ.
1. Khái niệm.
Là quá trình tổng hợp ARN dựa trên
mạch khuôn ADN.
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H2.1 và
trả lời câu hỏi :
- Enzim nào tham gia quá trình phiên
mã ?
- Phiên mã bắt đầu ở vị trí nào trên gen ?
HS. Quan sát H2.1 thu thập thông tin và
trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H2.1 và
trả lời các câu hỏi sau :

- Chiều của mạch khuôn tổng hợp
mARN ?
- Chiều tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp
mARN ?
- Hiện tượng xảy ra khi kết thúc phiên
mã ?
HS. Quan sát H2.1 thu thập thông tin, trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và nhấn mạnh vai trò của
nguyên tắc bổ sung trong phiên mã.
Kết luận.
GV. Giới thiệu quá trình tổng hợp rARN
và tARN.
GV. Yêu cầu học sinh so sánh quá trình
tổng hợp mARN ở sinh vật nhân thực với
sinh vật nhân sơ ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
2. Cấu trúc và chức năng các loại ARN.
- mARN (ARN thông tin) :
+ Dùng làm khuôn cho qua trình dịch mã.
+ Gồm một mạch đơn. Đầu 5’ có bộ ba
mở đầu, đầu 3’ có bộ ba kết thúc.
- tARN( ARN vận chuyển) :
+ Mang axit amin đến ribôxôm để tổng
hợp protein.
+ Trên mỗi tARN có bộ ba đối mã đặc
hiệu.
- rARN ( ARN ribôxôm) :

Kết hợp với protein tạo nên ribôxôm.
2. Diễn biến của cơ chế phiên mã.
a. Ở sinh vật nhân sơ.
( Tổng hợp mARN)
* Khởi đầu
- Enzim ARN – Polimeraza tiếp xúc với
gen ở đầu 3’, tại bộ ba mở đầu.
- Hai mạch của gen tách nhau.
* Kéo dài
- Enzim ARN – Polimeraza trượt dọc gen
theo chiều 5’ – 3’.
- Các ribônuclêotit liên kết với các
nuclêotit của gen theo nguyên tắc bổ sung
để hình thành chuỗi pôliribônulêôtit.
* Kết thúc
- Khi enzim ARN – Polimeraza trượt
đến bộ ba kết thúc thì quá trình phiên mã
chấm dứt.
- enzim và mARN tách ra khỏi gen.
* Quá trình tổng hợp tARN và rARN theo
cơ chế tương tự. Chuỗi pôliribônuclêôtit
hình thành xong sẽ biến đổi cấu hình tạo
thành tARN hoặc rARN với cấu trúc đặc
trưng.
b. Ở sinh vật nhân thực.
Cơ chế phiên mã tương tự như sinh vật
nhân sơ. Chỉ khác : sau khi tổng hợp xong
mARN, các đoạn intron bị cắt bỏ để tạo
thành mARN trưởng thành.
b. Hoạt động 2(14’)

enzim
ATP
enzim
ATP
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời
câu hỏi : dịch mã là gì ?
HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Giới thiệu lại cấu trúc của mARN và
Ribôxôm.
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời
câu hỏi : vai trò của quá trình hoạt hoá
axit amin ?
HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu các nhóm quan sát H2.2,
đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi :
- Vị trí tiếp xúc đầu tiên của Ribôxôm
trên mARN ?
- Sự dịch chuyển của Ribôxôm ( chiều và
cách dịch chuyển ) ?
- Vai trò của nguyên tắc bổ sung trong
dịch mã ?
HS. Quan sát H2.2, đọc SGK thu thập
thông tin, thảo luận và thống nhất đáp án.
GV. Gọi đại diện 1-3 nhóm trả lời và yêu
cầu các nhóm còn lại nhận xét và bổ

sung.
HS. Thực hiện theo yêu cầu của giáo
viên.
GV. Bổ sung và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
Pôliribôxôm là gì ? Vai trò ?
HS. Đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo
viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
GV. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
phân tích Mối liên hệ ADN – mARN –
Prôtein – tính trạng ? Vai trò của nguyên
tắc bổ sung trong cơ chế di truyền ở cấp
độ phân tử ?
HS. Dựa trên các kiến thức đã học để trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
II. CƠ CHẾ DỊCH MÃ.
1. Khái niệm.
Dịch mã là quá trình chuyển mã di
truyền từ mARN thành trình tự các axit
amin, kế tiếp sau quá trình phiên mã.
2. Diễn biến của cơ chế dịch mã.
* Hoạt hoá axit amin.

aa aa*
aa* + tARN aa-tARN
* Dịch mã và hình thành chuỗi pôlipeptit.
- Ribôxôm tiếp xúc với mARN tại bộ ba
mở đầu.

- Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo
chiều 5’ 3’và từng nấc, mỗi nấc
tương ứng với một bộ ba.
- Bộ ba đối mã của tARN liên kết bổ sung
với bộ ba mã sao của mARN đảm bảo
cho các axit amin được đặt đúng vị trí.
3. Pôliribôxôm.
- Trên mỗi phân tử mARN có nhiều
ribôxôm hoạt động Pôliribôxôm.
- Cung cấp nhanh và kịp thời lượng
protein cho cơ thể.
4. Mối liên hệ ADN – mARN – Prôtein –
tính trạng.
- Thông tin di truyền trong ADN của mỗi
tế bào được truyền đạt cho thế hệ sau
thông qua cơ chế nhân đôi của ADN.
- Thông tin di truyền ở ADN được biểu
hiện tính trạng thông qua các cơ chế
phiên mã và dịch mã.
IV. CỦNG CỐ (5’).
- Trình bày cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ ?
- Vai trò của nguyên tắc bổ sung trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ?
V. DẶN DÒ (2’).
Đọc trước bài 3 và trả lời các câu hỏi sau :
- Thế nào là điều hoà hoạt động của gen ?
- Cơ chế điều hoà ở sinh vật nhân sơ ?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×