Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài soạn chí phèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.29 KB, 7 trang )

Lớp dạy:…….Tiết dạy:………
Buổi dạy:……Đối tượng dạy:….

CHÍ PHÈO
Nam Cao
A. MỤC TIÊU
I. Kiến thức
- Hiểu được gía trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua
đoạn trích.
- Biết được cách xây dựng nhân vật điển hình, khắc hoạ nhân vật chủ yếu
qua diễn biến tâm lí; dẫn truyện linh hoạt, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, gần
gũi, …
II. Kĩ năng
- Đọc - Đọc đúng tác phẩm
- Biết phân tích nhân vật trong bài theo thể loại
III. Thái độ
Biết trân trọng ,giáo dục cho học sinh tình cảm nhân ái đối với mọi người, nhất là
đối với người nông dân. Qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức về những việc làm tốt
- xấu trong xã hội
B.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HS đọc sách giáo khoa
I. Giới thiệu
1. Tác giả
GV: Để tìm hiểu một tác giả cần tim
a. Cuộc đời
hiểu những nội dung gì?


GV: em hãy nêu vài nét tiêu biểu về tác - Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri (1915
-1951)
giả?
- Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện
Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó,
cuộc sống hiện thực tàn nhẫn, là người con
duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.
- Là một trí thức nghèo, luôn túng thiếu.
b. Sự nghiệp văn chương
- Trước cách mạng tháng Tám:
+
HUỲNH NGỌC TRINH
CĐSP VĂN – SỬ K39


- Sau cách mạng:
+

GV: Nêu thể loại của tác phẩm?
GV: Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?

GV: Nêu nhan đề của bài?

HS đọc tác phẩm
GV: Nêu bố cục của bài? Nội dung của
từng phần?

GV: Nêu chủ đề của bài?


GV: nêu hoàn cảnh sáng tác?

HUỲNH NGỌC TRINH
CĐSP VĂN – SỬ K39

2. Tác phẩm
a. Thể loại: Truyện ngắn.
b. Xuất xứ:
- “Chí Phèo” do NC sáng tác 1941. In trong
NC – Tác phẩm, tập I (1977)
c. Đề tài và nhan đề:
- Số phận người nông dân nghèo trước Cách
mạng tháng Tám.
- Chí Phèo lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”,
sau đó nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành
“Đôi lứa xứng đôi” (1941), sau này tác giả tự
sửa lại là “Chí Phèo”. Được in trong tập
Luống Cày (1946).
d. Tóm tắt tác phẩm:
e. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: “Từ đầu…không ai biết”: Nhân vật
Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi.
- Phần 2: Tiếp theo… “mau lên”: Chí bị cướp
mất tính người.
- Phần 3: Còn lại: Sự thức tỉnh về ý thức và bi
kịch của cuộc đời Chí Phèo.
f. Chủ đề:
- Truyện “Chí Phèo” nói lên số phận bi thảm
của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã
hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con

đường lưu manh, tôi lỗi không lối thoát.
Song qua tác phẩm NC vẫn bảo vệ và khẳng
định phẩm chất tốt đẹp của họ.
II. Giảng văn
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Dựa vào những cảnh thật, người thật mà
Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về
làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn
khốc đó ông đã viết thành truyện năm 1941.
2. Phân tích
a. Hình tượng nhân vật Chí Phèo


 Chí Phèo trước lúc vào tù
- Đứa trẻ bị bỏ rơi lớn lên nhờ vào sự cưu
mang của những người dân lương thiện.
- Lớn lên làm anh canh điền cho gia đình Bá
Kiến.Ôm ấp ước mơ rất giản dị có một mái
ấm gia đình, chồng làm thuê cuốc mướn..
- Bị bà Ba sai làm việc nhơ bẩn chỉ thấy nhục
nhã chứ yêu thương gì..-> người rất có lòng
tự trọng.
- Bị giải lên huyện rồi tống vào tù không rõ
nguyên cớ.
 Chí Phèo sau khi ra tù
- Ngoại hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng
cạo trắng hớn, mặt đen...mắt gườm
gườm...đầy những nét chạm trỗ rồng
phượng...
- Nhân tính: vạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm

thuê, chém mướn-> Con quỷ dữ của làng Vũ
Đại
+ Hắn vừa đi vừa chửi...chửi trời...chửi đời,
chửi cả làng Vũ Đại... chửi cha đứa nào
không chửi nhau với hắn...chửi đứa chết mẹ
nào đẻ ra thân hắn...
+ Đến nhà Bá Kiến và trở thành tay sai cho
Bá kiến gây tai hoạ cho nhân dân.
-> Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật
trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình
trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước CM.
-> Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ,
độc đáo.
 Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
- Bất ngờ gặp TN - Trận ốm: góp phần thay
đổi hắn về sinh lý và tâm lý: bâng khuâng và
mơ hồ buồn.
- Nghe những âm thanh của cuộc sống xung
quanh “ Tiếng chim hót...tiếng cười nói...anh
thuyền chài gõ mái..”. Đó là những âm thanh
hàng ngày vẫn có nhưng đây là lần đầu Chí
cảm nhận được.
-> Âm thanh của tiếng gọi tha thiết từ cuộc
HUỲNH NGỌC TRINH
CĐSP VĂN – SỬ K39


sống.
- Nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại và
tương lai. Nhớ lại những ước mơ giản dị. Ý

thức về hiện tại buồn vì mình đã ở nưả dốc
bên kia của cuộc đời. Nghĩ về tương lai, sợ sự
cô độc.
-> Lần đầu tiên trở lại làm người, suy nghĩ
như người nông dân lương thiện và cũng là
lúc nhận ra cái tình trạng bi đát của mình.
 Bát cháo hành của Thị Nở: Chí Phèo đi từ
ngạc nhiên đến xúc động “mắt hình như ươn
ướt”-> giọt nước mắt của sự cám ơn, trả ơn,
kết quả của sự cô đơn, khổ đau lâu ngày, giọt
nước mắt vui sướng của một kẻ chưa biết vui
sướng là gì -> dấu hiệu khép lại chuỗi tội lỗi
và làm sống dậy bản chất lươgn thiện vốn ẩn
sâu trong tiềm thức Chí.
-> Chí thèm lương thiện, thèm làm hoà với
mọi người biết bao. Chí hồi hộp, mong mỏi
được nhận trở lại với xã hội loài người, tin
tưởng Thị Nở sẽ mở đường.
* Con đường trở lại làm người của Chí vừa
mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô TN dứt
khoát ngăn chặn, Chí rơi vào bi kịch tâm hồn
đau đớn, bi kịch con người không được công
nhận là người-> Quằn quại, đau khổ tuyệt
vọng...”ôm mặt khóc rưng rức” và “luôn thấy
thoảng mùi cháo hành”(lặp)
-> khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận,
cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương.
- Tao muốn làm người lương thiện. Không
được, ai cho tao lương thiện..Tâm trạng cực
kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốt

cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt
đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.
-> Tố cáo xã hội thực dân pk và xung đột gay
gắt giữa địa chủ và nông dân.
=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của NC: phát
hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người
nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ
HUỲNH NGỌC TRINH
CĐSP VĂN – SỬ K39


- Giá trị điển hình của TP hình thành
trên những cơ sở nào ?
HUỲNH NGỌC TRINH
CĐSP VĂN – SỬ K39

b. Nhân vật Bá Kiến
- Giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt, cái
cười Tào Tháo.
- Đối phó với Chí Phèo trong đoạn đầu tác
phẩm: giải tán đám đông, giở giọng đờng
mật, gọi đầy tớ cũ của mình bằng anh, vồn vã
mời Chí vào nhà uống nước, nhận họ hàng,
giết gà, mua rượu cho hắn uống, đãi thêm
đồng bạc để về uống thuốc.
-> BK vừa tạm dập tắt ngọn lửa căm hờn
trong người Chí vừa chuẩn bị biến Chí thành
tay sai lợi hại.
-> Bản chất: xảo quyệt, gian hùng, lọc lỏi,
- Là tên địa chủ dâm đảng, có thói ghen tuông

thảm hại.
-> BK vừa mang bản chất chung của giai cấp
địa chủ cường hào vừa có những nét riêng
biệt sinh động.
-> Trình độ xây dựng nhân vật điển hình bậc
thầy.
III/ Giá trị tác phẩm
1.Giá trị hiện thực
- Phản ánh những mâu thuẫn, xung đột gay
gắt của nông thôn VN trước 1945. Làng Vũ
Đại chính là cái xã hội thu nhỏ của nông
thôn VN đương thời.
- Tố cáo XH cũ đã đẩy con người đến chỗ
cùng đường, bế tắc.Cái chết của CP đã tô
đậm sức tố cáo.
2/Giá trị nhân đạo :
- Phát hiện ở bản chất lương thiện của người
nông dân ngay trong quá trình tha hóa của
họ – Khát vọng làm người.
- Để cho Chí Phèo kết liễu đời mình NC đã
bộc lộ lòng yêu thương đối với nhân vật
của mình – Muốn Chí Phèo chết như một
con người ý thức được nhân phẩm của
mình.
3/Giá trị điển hình
a) Hoàn cảnh điển hình : là nơi, là lúc để


- Hoàn cảnh điển hình ?


- Nhân vật điển hình ?

- “Chủ quan người nghệ sĩ được thể
hiện dưới hình thức khách quan”
HUỲNH NGỌC TRINH
CĐSP VĂN – SỬ K39

cho nhân vật bộc lộ hết tính cách và bản
chất của nó và đồng thời hoàn cảnh bộc lộ
được bản chất xã hội.
- CP tới nhà BK gặp Lí Cường ăn vạ, rạch
mặt rồi sau đó BK mới xuất hiện.
- NC chọn hoàn cảnh ấy, chi tiết ấy để BK
bộc lộ hết tính cách gian hùng và bản chất
thâm độc.
b) Nhân vật điển hình : cái chung và cái
riêng, cái độc đáo và khái quát, cái quen và
cái lạ.
 Tiêu biểu : Chí Phèo, Bá Kiến.
- Có nội tâm, có những cá tính sâu sắc (những
đoạn độc thoại, những suy nghĩ và chuyển
biến cực kỳ tinh tế trong tâm trạng CP 
vác dao đến nhà TN nhưng cuối cùng đứng
trước ngõ nhà BK)
- Hành động theo ý nhân vật chứ không theo
ý muốn chủ quan của nhà văn.
+ CP đi giết BK  lôgic phát triển hợp lý
+ BK tinh khôn quĩ quyệt – đang ghen 
phản ứng mù quáng
 Cả hai cùng chết

IV. Giá trị nghệ thuật
1/ NC thành công trong NT diễn tả quá trình
tâm lý phức tạp và khắc họa hình tượng
nh.vật điển hình
2/ Nghệ thuật kể chuyện
- Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt (không theo
trật tự thời gian) mà vẫn rành mạch sáng
sủa, chặt chẽ.
- Giọng văn biến hóa, không đơn điệu, NC
như nhập vai nhân vật (lời kể của NC tưởng
chừng là lời bộc bạch, độc thoại nội tâm của
nhân vật)
- Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử
dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt
để, mang hơi thở của đời sống.
V. TỔNG KẾT
1. Ý nghĩa văn bản


Hoạt động 4:
- Về mặt NT, “CP” thành công ở
những mặt nào ?

Hoạt động 5:
- GV hướng dẫn HS nhận xét chung về
tác phẩm?
+ Ý nghĩa văn bản?
+ Nghệ thuật tác phẩm?
4. Củng cố
5. Dặn dò


HUỲNH NGỌC TRINH
CĐSP VĂN – SỬ K39

- Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa
phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình,
nhân tính của người dân lương thiện.
- Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp
của con người ngay cả khi tưởng họ biến
thành quỷ dữ.
2. Nghệ thuật tác phẩm
- Xây dựng nhân vật điển hình miêu tả tâm lí
nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện độc đáo, đầu cuối tương
ứng.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hoá
giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời văn nửa
trực tiếp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×