Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Chính sách của mĩ đối với triều tiên (1945 – 1953)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.61 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HOÀI

CHÍNH SÁCH CỦA MĨ ĐỐI VỚI TRIỀU TIÊN
(1945 - 1953)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HOÀI

CHÍNH SÁCH CỦA MĨ ĐỐI VỚI TRIỀU TIÊN
(1945 - 1953)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới hiện đại

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Liên

SƠN LA, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện, để hoàn thành khóa luận thì ngoài sự nỗ lực


của bản thân, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía nhà
trƣờng, thầy cô, gia đình và bạn bè. Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
sâu sắc đến cô giáo hƣớng dẫn Th.S Đặng Thị Hồng Liên. Cô đã quan tâm,
hƣớng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thƣ viện trƣờng Đại học Tây
Bắc, các thầy cô trong khoa Sử – Địa cùng gia đình và các bạn trong lớp đã luôn
giúp đỡ động viên em trong thời gian hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do khả năng và thời gian có hạn nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận có thể hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Hoài


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
NATO

: Tổ chức hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng

SKILA

: Nghị viện lập pháp quá độ Nam Triều Tiên

SKIG

: Chính phủ quá độ Nam Triều Tiên


UNTCOK : Uỷ ban Lâm thời Liên hợp quốc về Triều Tiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………………………………………..1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của khóa luận ........................... 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
3.3. Nhiệm vụ ......................................................................................................................... 3
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 3
4.1. Nguồn tƣ liệu ................................................................................................................. 3
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
5. Đóng góp của khóa luận ............................................................................................... 4
6. Cấu trúc của khóa luận................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ VÀ TÌNH HÌNH TRIỀU
TIÊN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ..................................................... 5
1.1. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.................... 5
1.1.1. Sự phát triển của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai................................ 5
1.1.2. Chiến lƣợc toàn cầu của Mĩ.................................................................................. 7
1.2. Tình hình Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai ................................ 13
1.2.1. Những quyết định của Hội nghị quốc tế về Triều Tiên sau khi chiến
tranh thế giới thứ hai kết thúc ...................................................................................... 13
1.2.2. Khái quát tình hình kinh tế – chính trị Triều Tiên.................................... 18
1.2.3. Vị trí Triều Tiên trong chính sách đối ngoại của Mĩ ................................ 21
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA MĨ ĐỐI VỚI TRIỀU TIÊN
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI .............................................................. 24
2.1. Quá trình can thiệp của Mĩ vào Triều Tiên (1945 – 1950) ......................... 24

2.1.1. Sự can thiệp của Mĩ đối với việc chia cắt Triều Tiên ................................ 24
2.1.2. Sự can thiệp của Mĩ vào Nam Triều Tiên từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến trƣớc chiến tranh Nam Bắc Triều ....................................................... 28


2.2. Sự can thiệp của Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) ............ 35
2.2.1. Khái quát về chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)................................... 35
2.2.2. Nhân tố Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên ..................................................... 40
2.2.3. Mĩ viên trợ ủng hộ Nam Triều trong chiến tranh Nam – Bắc Triều ... 44
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 52


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho
toàn nhân loại. Trong khi các nƣớc ra sức khắc phục khó khăn do hậu quả chiến
tranh gây ra thì Mĩ với chính sách khôn khéo của mình, không những không bị
chiến tranh tàn phá mà còn phát triển vƣơn lên đứng đầu thế giới. Với tiềm lực
kinh tế – tài chính và lực lƣợng quân sự to lớn, Mĩ triển khai chiến lƣợc toàn cầu
với tham vọng làm bá chủ thế giới.Trong đó, khu vực Đông Bắc Á đƣợc Mĩ vô
cùng coi trọng trong chiến lƣợc toàn cầu của mình, mà then chốt là Nam Triều
Tiên. Mĩ coi Nam Triều Tiên nhƣ là chiếc neo chiến lƣợc đối với sự có mặt của
mình trên lục địa châu Á nói chung và khu vực Đông Á nói riêng. Bởi ngoài sự
đề phòng của Liên Xô, Mĩ còn sợ nếu mất Nam Triều Tiên, thì không chỉ Liên
Xô và Trung Quốc, Nhật Bản cũng sẽ là một đối trọng với Mĩ. Chính vì thế,
ngay từ khi chiến tranh thế giới thứ hai chƣa kết thúc thì Triều Tiên đƣợc Mĩ và
các nƣớc lớn đƣa lên bàn cân. Nhƣ vậy, có thể thấy “sức nóng” của Triều Tiên
trong chiến lƣợc của Mĩ.
Cũng giống nhƣ Việt Nam, Triều Tiên trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai

cũng chịu sự thống trị của Nhật Bản. Chiến tranh kết thúc, Nhật Bản trở thành
nƣớc bại trận và chịu sự chiếm đóng của Mĩ. Đây là cơ hội thuận lợi cho nhân
dân Triều Tiên nổi dậy giành lại độc lập dân tộc. Trong thời gian chiến tranh,
những ngƣời Triều Tiên đã có nhiều hoạt động để chuẩn bị cho sự ra đời nhà
nƣớc Triều Tiên thống nhất. Tuy nhiên, những bất đồng trong nội bộ Triều Tiên
và sự can thiệp bên ngoài trong đó đặc biệt là Mĩ làm cho tình hình Triều Tiên
chuyển sang một con đƣờng mới với hai chế độ chính trị khác nhau. Dƣới sự
giúp đỡ của Mĩ, ngày 15 tháng 8 năm 1948, nƣớc Đại Hàn Dân quốc (Hàn
Quốc) thành lập ở Nam Triều Tiên do tổng thống Rhee Sungman (Lí Thừa Vãn)
đứng đầu và xây dựng đất nƣớc theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Trong khi đó,
dƣới sự ảnh hƣởng của Liên Xô, ngày 9 tháng 9 năm 1948, nƣớc Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) cũng tuyên bố thành lập ở Bắc
vĩ tuyến 38 do Kim II Sung (Kim Nhật Thành) đứng đầu và xây dựng đất nƣớc
1


theo con đƣờng chủ nghĩa xã hội. Hai sự kiện này đánh dấu sự chia cắt Triều
Tiên thành hai nhà nƣớc với hai chế độ chính trị khác nhau.Nhƣ vậy có thể thấy,
Mĩ là nhân tố có tác động không nhỏ đến bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Những tác động của Mĩ tới Triều Tiên ở rất nhiều mặt nhƣ việc
chiếm đóng Triều Tiên, việc chia cắt Triều Tiên và trong cuộc chiến tranh Nam
Bắc Triều Tiên…
Tuy nhiên, vẫn chƣa có một công trình chuyên sâu nghiên cứu hệ thống chi
tiết về chính sách của Mĩ đối với Triều Tiên.Vì thế việc lựa chọn đề tài “Chính
sách của Mĩ đối với Triều Tiên (1945 – 1953)” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bán đảo Triều Tiên với vị trí chiến lƣợc ở khu vực Đông Bắc Á là nơi diễn ra
những cuộc đụng đầu lịch sử mang tính quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến
nay đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của khu vực và thế giới.
Việc nghiên cứu chính sách của Mĩ đối với Triều Tiên đã đƣợc rất nhiều

tác giả đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu nhƣ:
Cuốn“Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai” của tác giả
Lê Phụng Hoàng và cuốn “Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 – 2000)” của
tác giả Trần Nam Tiến – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2008 đã khái quát lịch sử
quan hệ quốc tế, cũng nhƣ chính sách ngoại giao của các nƣớc sau chiến tranh,
trong đó có chính sách của Mĩ đối với Triều Tiên.
Cuốn “Lịch sử quan hệ quốc tế từ chiến tranh thế giới thứ hai đến chiến
tranh Triều Tiên giai đoạn 1939 – 1952” của tác giả Phạm Giảng – Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Hà Nội – năm 2005. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu
cuộc chiến tranh Triều Tiên và sự ảnh hƣởng hai cực Xô – Mĩ tới cuộc chiến
tranh này.
Cuốn“Lịch sử thế giới hiện đại” của tác giả Trần Anh Thái – Nhà xuất bản
Giáo dục – năm 2008đã nghiên cứu sơ lƣợc chính sách và quan hệ của Mĩ đối
với các nƣớc trong đó có Triều Tiên.
Cuốn “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” của tác giả Vũ Dƣơng Ninh(chủ
biên) – năm 2002 – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,đã có một số nội
2


dung đề cập đến chính sách của Mĩ đối với Triều Tiên trong cuộc “Chiến tranh
lạnh” mà Mĩ gây ra.
Hay cuốn“Á Châu và các đại cường” của tác giả Robert A. Scalapino đã
có một phần nêu lên quan điểm của tác giả về chính sách của Mĩ đối với Triều
Tiên. Tuy nhiên, những đánh giá này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chƣa đi
sâu vào phân tích bản chất của vấn đề Triều Tiền trong chính sách của Mĩ.
Ngoài ra, cuốn “Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. Đỉnh cao sự đối
đầu Đông – Tây ở Đông Á” của tác giả Lê Tùng Lâm, đã trình bày khá rõ về sự
can thiệp của Mĩvào Triều Tiên.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của khóa luận
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Dƣới góc độ nghiên cứu, khóa luận chọn “Chính sách của Mĩ đối với Triều
Tiên (1945 – 1953)” làm đối tƣợng nghiên cứu với tất cả các mặt biểu hiện của nó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận tập chung nghiên cứu làm rõ chính sách của Mĩ
đối với Triều Tiên từsau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945 đến khi chiến
tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953.
Về không gian: Khóa luận tập chung nghiên cứu chính sách của Mĩ đối với
TriềuTiên ở nhiều lĩnh vực nhƣ: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mĩ và tình
hình Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình can thiệp của Mĩ vào
Triều Tiên, sự can thiệp của Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên,…
3.3. Nhiệm vụ
Dựa vào các nguồn tài liệu đa dạngphong phú, khóa luận có nhiệm vụ tổng
hợp, khái quát lại chính sách của Mĩ đối với Triều Tiên từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai năm 1945 đến khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Khóa luận sử dụng các nguồn tƣ liệu: các sách giáo trình, các tài liệu tham
khảo, các tạp chí nghiên cứu lịch sử và nguồn tƣ liệu trên các phƣơng tiện thông
tin đại chúng.
3


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ
phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp sƣu tầm thẩm định,
phƣơng pháp so sánh đối chiếu,... để thấy đƣợc diễn biến, tính chất của vấn đề
nghiên cứu.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm phong phú và cụ thể thêm về một chuyên đề hẹp
của học phần lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh

đó khóa luận còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Về khoa học:
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề, đã góp phần hiểu rõ về chính sách của
Mĩ đối với Triều Tiên (1945 – 1953).Từ đó, đánh giá những tác động của Mĩ đối
với Triều Tiên trong giai đoạn này.
- Về thực tiễn:
Góp phần làm phong phú, cụ thể thêm một chuyên đề hẹp của học phần
Lịch sử thế giới hiện đại.
Làm tƣ liệu phục vụ thiết thực cho việc tham khảo, học tập và giảng dạy ở
các trƣờng phổ thông.
6. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các từ viết tắt, mục
lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Chính sách đối ngoại của Mĩ và tình hình Triều Tiên sau chiến
tranh thế giới thứ hai
Chƣơng 2: Chính sách can thiệp của Mĩ đối với Triều Tiên sau chiến tranh
thế giới thứ hai

4


CHƢƠNG 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ VÀ TÌNH HÌNH
TRIỀU TIÊN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1.1. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
1.1.1. Sự phát triển của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Nƣớc Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện an toàn và
thuận lợi cho mình nên đã làm giàu và phát triển về mọi mặt. Trong cuộc chiến
tranh này, Mĩ chỉ có 30 vạn ngƣời chết (Liên Xô 26,5 triệu, toàn thế giới trên 56
triệu), đất nƣớc Mĩ lại không bị chiến tranh tàn phá (những sự tàn phá ở châu Âu
trị giá 260 tỉ đôla trong đó Liên Xô chiếm 49,3%). Thời kì đầu, Mĩ đứng trung

lập, đóng vai lái súng, bán vũ khí cho các nƣớc tham chiến, cho nên tƣ bản Mĩ
đã thu đƣợc 114 tỉ đôla lợi nhuận. Mĩ đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu và
thế giới. Vì thế sau chiến tranh, Mĩ trở thành nƣớc giàu mạnh nhất, chiếm ƣu thế
về mọi mặt trong thế giới tƣ bản chủ nghĩa.
Về kinh tế, Mĩ có một ƣu thế lớn những năm đầu sau chiến tranh nhờ có
một nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển cao. Sản lƣợng công nghiệp Mĩ
chiếm hơn một nửa sản lƣợng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948 là hơn 56%).
Sản lƣợng nông nghiệp cũng gấp 2 lần sản lƣợng của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên
bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại(1949).
Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ nhờ một số yếu tố thuận lợi: điều kiện thiên
nhiên (đất rộng, phì nhiêu, tài nguyên phong phú), nhân lực dồi dào; thừa hƣởng
khoa học kĩ thuật hiện đại nhất của thế giới tƣ bản, nhất là nhờ làm giàu qua hai
cuộc chiến tranh thế giới và ra sức bóc lột nhân dân các nƣớc sau chiến tranh.
Trong khi đó,các nƣớc tƣ bản khác bị kiệt quệ vì chiến tranh, phải vay nợ Mĩ để
kiến thiết lại và mua hàng của Mĩ.
Sau chiến tranh, kinh tế Mĩ ngày càng phát triển nhờ trình độ tập trung sản
xuất và tƣ bản rất cao. So với trƣớc chiến tranh, các công ti độc quyền của Mĩ có
quy mô lớn và kết cấu phức tạp hơn nhiều. Về quy mô, các công ti khổng lồ tập
trung hàng vạn công nhân có doanh thu hàng chục tỉ đô la. Ví dụ: Công ti GM
(General Motor) có doanh thu 27 tỉ đô la, với số công nhân viên chức 70 vạn
ngƣời và có xí nghiệp ở 42 nƣớc trên thế giới. Về kết cấu, các công ti bao gồm
5


nhiều xí nghiệp liên hợp, kinh doanh nhiều mặt hàng, bao gồm nhiều ngành, từ
sản xuất đến thƣơng nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải, v.v... trở thành tổng
thể kinh tế lớn gọi là những Cônglômêrát. Ví dụ: Công ti liên lạc viễn thông,
trong quá trình phát triển do thôn tính các công ti khác, nó đã kinh doanh đủ các
ngành từ sản phẩm nông nghiệp, khai thác nguyên liệu, đến quân sự, hàng không
vũ trụ (sản xuất những thành phần cho tàu Apollo đổ bộ xuống mặt trăng), thậm

chí cả kinh doanh khách sạn, sản xuất bánh mì v.v...
Nhƣ vậy, có thể thấy sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát
triển mạnh mẽ vƣơn lên hàng đầu thế giới.
Về khoa học – kĩ thuật, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà
khoa học lỗi lạc trên thế giới đã chạy sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và
những phƣơng tiện đầy đủ nhất để làm việc. Cũng vì thế, Mĩ là nƣớc đã khởi
đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai của toàn nhân loại, nổ ra vào
giữa những năm 40 của thế kỉ này và Mĩ cũng là một trong những nƣớc đạt đƣợc
thành tựu kì diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Mĩ đi đầu
trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động, hệ
thống máy tự động...), nguồn năng lƣợng mới (năng lƣợng nguyên tử, nhiệt
hạch, mặt trời...), những vật liệu mới (chất polime, vật liệu tổng hợp...),
cuộc“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng giao thông và thông tin
liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ (ngày 21 – 7 – 1969, con tàu Apollo
lần đầu tiên đƣa hai nhà du hành vũ trụ Mĩ– Armstrong và Anđơrin lên thám
hiểm mặt trăng, tàu con thoi Đitxcôvơri và Atlăngta...) và trong sản xuất vũ khí
hiện đại (tên lửa chiến lƣợc, máy bay tàng hình, bom khinh khí....).
Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật này mà nền
kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng nên đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
đã có nhiều thay đổi khác trƣớc.
Về tài chính, Mĩ có khối lƣợng vàng dự trữ lớn nhất thế giới (gần 25 tỉ đô la
năm 1949, gần bằng 3/4 khối lƣợng vàng thế giới tƣ bản). Sau chiến tranh, Mĩ là
nƣớc chủ nợ duy nhất trên thế giới, ngay cả Anh và Pháp là những nƣớc chủ nợ
trƣớc đây cũng phải vay nợ Mĩ.
6


Về quân sự, sau chiến tranh lục quân Mĩ từ hàng thứ 17 trƣớc chiến tranh
đã vƣơn lên dẫn đầu thế giới, hải quân và không quân cũng vƣơn lên hàng đầu,
bỏ xa các nƣớc khác. Thời gian đầu sau chiến tranh, Mĩ nắm độc quyền về bom

nguyên tử và độc quyền về phƣơng tiện đƣa vũ khí nguyên tử tới đích xa, tức là
máy bay chiến lƣợc hoạt động tầm xa và hải quân có nhiều hàng không mẫu
hạm. Mĩ có hệ thống quân sự dày đặc rải khắp thế giới (trên 3000 căn cứ quân
sự lớn nhỏ).
Nhƣ vậy, với tiềm lực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, tài chính và quân sự to
lớn, giới cầm quyền Mĩ đã dựa vào đó để triển khai chiến lƣợc toàn cầu với
tham vọng làm bá chủ thế giới.
1.1.2. Chiến lược toàn cầu của Mĩ
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vƣơn lên phát triển đứng đầu thế giới
về mọi mặt.Với tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn giới cầm quyền Mĩ đã bộc lộ
mộng tƣởng điên cuồng làm bá chủ thế giới, làm tên “sen đầm quốc tế”, dùng
sức mạnh áp đặt “trật tự Mĩ” trên toàn bộ hành tinh. Để thực hiện mục đích đó,
các nhà cầm quyền Mĩ đã đề ra chiến lƣợc toàn cầu.
Chiến lƣợc toàn cầu của Mĩ đƣợc thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến
lƣợc cụ thể, dƣới tên gọi các học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện ba mục tiêu
chủ yếu:
Một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng
sản quốc tế, phong trào chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
Ba là, khống chế, chi phối các nƣớc tƣ bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Để thực hiện chiến lƣợc đó, các nhà cầm quyền Mĩ đã phát động cuộc
“Chiến tranh lạnh” (“Chiến tranh lạnh” là từ do Baruch, tác giả của kế hoạch
nguyên tử lực của Mĩ ở Liên hợp quốc đặt ra, xuất hiện đầu tiên trên báo Mĩ
ngày 26 – 7 – 1947. Theo phía Mĩ“Chiến tranh lạnh là chiến tranh không nổ
súng, không đổ máu” nhƣng luôn ở tình trạng chiến tranh nhằm“ngăn chặn” rồi
“tiêu diệt”Liên Xô) chống Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Theo Tổng
thống Truman thì các nƣớc Đông Âu vừa mới bị “cộng sản thôn tính” và những
7



đe dọa tƣơng tự đang diễn ra ở nhiều nƣớc khác trên thế giới. Vì vậy, Mĩ phải
đứng ra đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự đe dọa chủ
nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng của Nga”.
Chiến tranh lạnh tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhƣng đƣợc
biểu hiện trên nhiều khía cạnh: sự xung đột, chiến tranh cục bộ các khu vực trên
thế giới; chạy đua vũ trang và hình thành khối quân sự đối đầu; chạy đua kinh
tế; chính trị.
Trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng
thẳng bởi sự xung đột, các cuộc chiến tranh cục bộ ở các khu vực trên thế giới.
Ở khu vực châu Á, trong đó nổi bật là cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 –
1953) đây đƣợc coi là một trong những tiêu điểm của cuộc chiến tranh lạnh.
Theo quyết định hội nghị Ialta và hội nghị Pôtxđam, sau khi Triều Tiên đƣợc
giải phóng, quân đội Liên Xô chiếm đóng ở miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng
ở miền Nam vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời. Sau những thất bại của những
cuộc đàm phán nhằm thành lập chính phủ thống nhất, cuối năm 1948 hai chính
phủ riêng rẽ đƣợc thành lập ở hai miền Nam, Bắc với hai chế độ chính trị hoàn
toàn đối lập nhau do Mĩ và Liên Xô bảo trợ. Tháng 6 năm 1950 cuộc chiến tranh
Triều Tiên bùng nổ giữa một bên là quân đội Đại Hàn Dân quốc, quân đội Mĩ
cùng các nƣớc đồng minh của Mĩ với một bên là quân đội CHDCND Triều Tiên,
quân Chí nguyện Trung Quốc với sự hậu thuẫn mọi mặt của Liên Xô. Ngày 27 –
7 – 1953, tại Hội nghị quân sự Bàn Môn Điếm (Triều Tiên) cả hai bên tham
chiến đều đã kí kết hiệp định đình chiến. Việc kí kết hiệp định đình chiến phản
ánh tình hình so sánh lực lƣợng giữa hai phe, tuy nhiên cả hai bên tham chiến
đều cho rằng mình đã giành thắng lợi và đã làm thất bại kế hoạch xâm lƣợc của
đối phƣơng. Chiến tranh Triều Tiên là sự đụngđầu giữa hai hệ thống xã hội đối
lập nhau, là sản phẩm tiêu biểu của Chiến tranh lạnh mà Mĩ đƣa ra.
Ở Đông Nam Á, cuộc chiến tranh Đông Dƣơng lần hai (1954 – 1975) đặc
biệt cuộc chiến tranh Mĩ xâm lƣợc Việt Nam, là cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai
phe trong cuộc Chiến tranh lạnh.


8


Ở Đông Âu, trong cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra ở Hungari (10 –
1956), Tiệp Khắc (8 – 1968),… Liên Xô và khối Vacsava đã tiến hành các biện
pháp can thiệp để ổn định tình hình các nƣớc này. Trong khi đó, Mĩ đã không bỏ
lỡ dịp để thực hiện chính sách “Đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”, ủng hộ các cuộc
bạo loạn cố gắng thực hiện “Diễn biến hòa bình” để phá hoại công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
Ở khu vực Mĩ La Tinh, thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 đã trở
thành một thách thức đối với chính sách bá quyền của Mĩ. Tháng 10 – 1962,
Tổng thống Mĩ đã quyết định về việc tổ chức chiến dịch phong tỏa biển Caribê
nhằm ngăn chặn Liên Xô đƣa vũ khí tên lửa đến Cuba. Tình hình trở nên hết sức
nghiêm trọng khi quân đội của cả hai khối quân sự NATO và Vacxava đều đặt
trong tình trạng báo động khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng cuối cùng đƣợc giải
quyết theo điều kiện: Liên Xô rút hết tên lửa dƣới sự giám sát của các quan sát
viên Liên hợp quốc, đổi lại Mĩ cam kết không xâm lƣợc Cuba.
Ở khu vực Trung Đông, cuộc chiến tranh Trung Đông bùng nổ năm 1948
giữa Ixraen và các nƣớc Ảrập, ngày càng trở lên phức tạp và kéo dài vì hai
cƣờng quốc Xô – Mĩ cùng trực tiếp đối mặt ở đây. Liên Xô giúp đỡ Aicập, Xiri,
các nƣớc Ảrập, trong khi đó thì Mĩ hỗ trợ cho Ixraen. Sự can thiệp của các nƣớc
lớn vào khu vực Trung Đông ngày càng tăng, thể hiện những mâu thuẫn về lợi
ích và sự đối đầu hai cực trong quan hệ quốc tế.
Nhƣ vậy, cuộc Chiến tranh lạnh là một trong những biểu hiện rõ nét nhất về
chính sách của Mĩ trong chiến lƣợc toàn cầu. Hầu nhƣ mọi cuộc chiến tranh,
xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới đều có sự dính líu trực tiếp hoặc
gián tiếp sự can thiệp của Mĩ.
Bên cạnh sự can thiệp đó, Mĩ còn tìm cách lôi kéo đồng minh vào những tổ
chức kinh tế để qua đó không chế, thao túng các nƣớc này và nhằm chạy đua với
các nƣớc trong phe xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc chạy đua về kinh tế, ngay sau khi học thuyết Truman ra đời,
ngày 5 – 6 – 1947, Ngoại trƣởng Mĩ Mácsan đọc diễn văn đƣa ra “Phương án
phục hưng châu Âu”, rêu rao rằng chỉ cần một bộ phận hoặc toàn bộ các nƣớc
9


châu Âu cùng nhau xây dựng một kế hoạch “phục hưng” thì Mĩ sẽ vui lòng mở
rộng “viện trợ” đến châu Âu. Ngày 12 – 7 – 1947, các nƣớc Anh, Pháp triệu tập
ở Paris hội nghị 16 nƣớc tƣ bản châu Âu vui lòng nhận “viện trợ” của Mĩ, thành
lập “Ủy ban hợp tác kinh tế châu Âu” và yêu cầu Mĩ“viện trợ” 29 tỉ đô la trong
4 năm. Tháng 4 năm 1948, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật viện trợ nước
ngoài” với những quy định: Các nƣớc nhận viện trợ buộc phải kí với Mĩ những
hiệp định tay đôi (có tính chất nô dịch); phải thi hành“hết sức nhanh chóng” các
chính sách kinh tế, tài chính mà Mĩ yêu cầu; phải đảm bảo quyền lợi cho tƣ nhân
Mĩ đầu tƣ kinh doanh; phải cung cấp nguyên liệu chiến lƣợc cho Mĩ, phải thiết
lập tài khoản đặc biệt, sử dụng tài khoản này phải đƣợc Mĩ đồng ý...
Ngoài ra đạo luật dùng những lời lẽ kín đáo buộc các nƣớc nhận“viện
trợ” phải thủ tiêu việc buôn bán với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch
quốc hữu hóa và gạt các lực lƣợng tiến bộ ra ngoài chính phủ (Đảng cộng sản
Pháp và Đảng cộng sản Italia bị gạt ra khỏi chính phủ thời kì này). Kế hoạch
Mácsan bắt đầu thực hiện từ ngày 9 – 4 – 1948 đến ngày 31 – 12 – 1951 thì kết
thúc. Mĩ đã phải bỏ ra 12,5 tỉ đô la. Kết quả nền kinh tế của các nƣớc nhận viện
trợ đƣợc phục hồi, sau đó phát triển nhanh chóng nhƣng mặt khác nền kinh tế và
chính trị của các nƣớc này bị phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.
Không chỉ dừng lại ở thủ đoạn kinh tế, Mĩ còn thực hiện những chính sách
về chính trị trong cuộc chiến tranh này.
Về chính trị, trong những năm 1947 – 1949, Mĩ thực hiện “chính sách
ngăn chặn” (Contaiment policy) nhằm “ngăn chặn” sự bành trƣớng của chủ
nghĩa cộng sản rồi tiến tới tiêu diệt nó. Chính sách “ngăn chặn” đƣợc đề ra trên
những kết luận của Kenân (Georges Kennan), một chuyên gia về Liên Xô của

Mĩ cho rằng sau chiến tranh Liên Xô đã bị suy yếu, kiệt quệ cả về vật chất lẫn
tinh thần, chỉ cần đặt trƣớc Liên Xô một lực lƣợng mạnh mẽ thì trong thời gian
từ 10 đến 15 năm Liên Xô sẽ bị tự tiêu diệt và sẽ ngăn chặn đƣợc chủ nghĩa
cộng sản bành trƣớng trên thế giới. Kenân chủ trƣơng “ngăn chặn lâu
dài”,“ngăn chặn” một cách kiên trì nhƣng phải cứng rắn và cảnh giác trƣớc
những khuynh hƣớng xâm lƣợc của ngƣời Nga, điều đó phải là một nhân tố chủ
10


yếu của bất kì chính sách nào của Mĩ đối với Nga. Ngoài ra, “chính sách ngăn
chặn” của Mĩ còn nhằm mục đích chặn đứng, đẩy lùi phong trào cách mạng thế
giới đặc biệt là phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng
dân tộc.
Chính sách này đƣợc thể hiện rõ trong việc chia cắt nƣớc Đức và nƣớc
Triều Tiên của Mĩ.
Ở Đức
Sau khi đã thực hiện “chủ nghĩa Truman” và “kế hoạch Macsan”, Mĩ ra
sức tiến hành âm mƣu chia cắt nƣớc Đức, khôi phục chủ nghĩa quân phiệt Tây
Đức, biến Tây Đức thành một tiền đồn “ngăn chặn nguy cơ thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội đang “đe dọa” ở các nước châu Âu”. Mĩ đã cố tình phá hoại
những khóa họp của Hội nghị Ngoại trƣởng ở Matxcơva (tháng 4 năm 1947)
bằng cách bác bỏ mọi đề nghị hợp lý của Liên Xô trong việc giải quyết kí hòa
ƣớc với Đức, vấn đề thành lập một chính phủ chung cho toàn nƣớc Đức theo
nhƣ nghị quyết Pôtxđam và đề ra những biện pháp nhằm tiêu diệt tận gốc chủ
nghĩa quân phiệt Đức...
Tại Hội nghị Luân Đôn, vấn đề nƣớc Đức đã đƣợc đƣa ra bàn với những
vấn đề chính: Tổ chức chính trị ở Tây Đức, chế độ khai thác vùng Rua, chế độ
chiếm đóng mới ở Tây Đức, việc cải cách tiền tệ ở Đức. Hội nghị đã xem xét
việc thành lập một quốc gia Tây Đức riêng rẽ có ý nghĩa đặc biệt, thỏa mãn với
nhau về việc cải cách tiền tệ ở Tây Đức và khu Tây Béclin và thi hành “quy chế

đóng quân” để che đậy việc duy trì chế độ đóng quân. Về vấn đề quân sự, Mĩ,
Anh, Pháp đã công nhận hủy bỏ bộ máy kiểm soát tay tƣ ở Đức để thành lập ra
“Cục quân sự về an ninh” gồm các tổng tƣ lệnh Mĩ, Anh, Pháp. Về quy chế
vùng Rua, một vùng kỹ nghệ nặng về hầm mỏ và luyện kim, hội nghị chấp nhận
những nguyên tắc để các công ti độc quyền ngƣời Đức quản trị và thành lập “Hội
nghị Quốc tế” gồm các đại biểu Mĩ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Lucxămbua. Ngày
2 – 6 – 1948, Hội nghị đã đƣa ra bản tuyên bố nêu rõ ý định quyết tâm chia cắt
nƣớc Đức của các nƣớc phƣơng Tây.

11


Để thi hành những quyết định của hội nghị riêng rẽ Luân Đôn về việc thành
lập quốc gia Tây Đức, bộ tƣ lệnh quân đội Mĩ, Anh, Pháp và ba khu chiếm đóng
đã cùng với những ngƣời cầm đầu các châu ở Tây Đức họp hội nghị ở
Phơranphuốc vào tháng 7 năm 1948. Hội nghị này quyết định triệu tập vào tháng
9 năm 1948 một quốc hội lập hiến gọi là Hội đồng nghị viện gồm đại biểu nghị
viện các châu để dự thảo bản hiến pháp cho quốc gia Tây Đức.
Tiếp theo, ngày 8 – 4 – 1949, trong cuộc hội nghị ở Oasinhtơn, các chính
phủ Mĩ, Anh, Pháp đã thông qua văn bản “quy chế đóng quân” và nhiều văn
bản quan trọng khác về vấn đề Đức. Với các hiệp định của hội nghị đã đƣa tới
việc thành lập một quốc gia riêng rẽ Tây Đức và một quy chế chiếm đóng mới ở
Tây Đức trái ngƣợc với tinh thần Hội nghị Pôtxđam. Tháng 5 – 1949, Hội đồng
nghị viện họp ở Bon đã thông qua dự thảo hiến pháp của nƣớc Cộng hòa Liên
bang Đức (Tây Đức).
Nhƣ thế, ở Tây Đức đã xuất hiện một quốc gia riêng rẽ, cấu kết chặt chẽ
với các nƣớc phƣơng Tây, để chống lại Cộng hòa Dân chủ Đức, chống lại Liên Xô
và các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập các quốc gia riêng rẽ Tây Đức đã dẫn
đến việc chia cắt lâu dài nƣớc Đức, gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sự
nghiệp hòa bình của nƣớc Đức cũng nhƣ của châu Âu và toàn thế giới.

Ở Triều Tiên
Trong “tầm ngắm” của Mĩ, Triều Tiên đƣợc coi là một bộ phận quan trọng
trong chính sách “ngăn chặn nguy cơ của chủ nghĩa xã hội” ở châu Á. Do đó,
Mĩ đã gấp rút thực hiện việc chia cắt Triều Tiên và thiết lập nền thống trị của Mĩ
ở khu vực này. Ngày 10 – 5 – 1948, Mĩ và các thế lực thân Mĩ đã tổ chức tuyển
cử riêng rẽ bầu “các đại biểu quốc hội Hàn Quốc”. Ngày 30 – 5 – 1948, Quốc
hội này đã họp ở Xơun bầu Lý Thừa Vãn làm Chủ tịch và ngày 12 – 7 – 1948,
thông qua Hiến pháp đƣa Lý Thừa Vãn lên làm Tổng thống nƣớc Đại Hàn Dân
quốc (Hàn Quốc). Sau đó các nƣớc trong phe Mĩ, kể cả tòa thánh Vaticăng cũng
lần lƣợt thừa nhận Chính phủ Lý Thừa Vãn. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1948,
Mĩ đã cấu kết Chính phủ Lý Thừa Vãn nhiều hiệp định bất bình đẳng trong đó

12


có hiệp nghị “viện trợ” cho phép các tổ chức độc quyền Mĩ kiểm soát kinh tế,
tài chính miền Nam Triều Tiên.
Để thực hiện cuộc“Chiến tranh lạnh”, ngoài chạy đua về kinh tế, chính
trị,... Mĩ còn chạy đua về vũ trang và hình thành các khối quân sự đối đầu nhau.
Trong cuộc chạy đua vũ trang,các loại vũ khí và phƣơng tiện chiến tranh
đƣợc tăng cƣờng với khối lƣợng khổng lồ. Vào những năm 70, theo ƣớc tính của
các nhà quân sự thì chỉ cần phóng ra 1/2 số vũ khí hạt nhân của Mĩ hoặc Liên
Xô, cũng đủ để hủy diệt toàn bộ sự sống con ngƣời và nền văn minh của toàn
nhân loại.Cùng với việc chạy đua vũ trang, Mĩ còn thành lập tổ chức quân sự
trong đó có tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO). Tổ chức NATO
đƣợc thành lập tháng 4 năm 1949 tại Oasinhton với sự tham gia của 12 nƣớc
Tây Âu và Bắc Mỹ đã kí kết thành lập để bao vây Liên Xô và các nƣớc xã hội
chủ nghĩa, đây là một bƣớc tiến mới và cũng là một bộ phận quan trọng trong
việc thực hiện những kế hoạch thống trị thế giới của Mĩ. Để hỗ trợ cho khối
NATO, Mĩ còn thành lập các liên minh quân sự ở các khu vực khác nhau, nhƣ

việc kí hiệp định an ninh Mĩ – Nhật (9 – 1951), thành lập khối ANZUS (Mĩ,
Ôxtrâylia, Niudilân tháng 9 năm 1959), khối SEATO ở Đông Nam Á (9 – 1954),
khối CENTO Ở Trung Đông (1959). Mĩ thiết lập trên 2000 căn cứ quân sự, đƣa
hàng chục vạn quân Mĩ đóng quân ở khắp các khu vực trên thế giới. Tính riêng
trong các năm 1968 – 1969, Mĩ có khoảng 1,5 triệu quânđóng ở nƣớc ngoài
trong tổng số 3.477.000 quân thƣờng trực của Mĩ, trong đó 60 vạn quân đóng ở
Đông Dƣơng, 32 vạn quân đóng ở châu Âu, 28 vạn quân đóng ở Nhật Bản và
một số đảo.
Nhƣ vậy, chiến lƣợc toàn cầu mà Mĩ đề ra đã kéo rất nhiều nƣớc tham gia
vào cuộc chiến của mình và để lại hậu quả vô cùng to lớn cho nhân loại trong đó
Triều Tiên là một minh chứng cho hệ quả của chiến lƣợc đó.
1.2. Tình hình Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai
1.2.1. Những quyết định của Hội nghị quốc tế về Triều Tiên sau khi
chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
Từ Hội nghị Cairo, đến Hội nghị Ianta, số phận đất nƣớc Triều Tiên đang
13


dần tuột khỏi tầm tay của chính ngƣời Triều Tiên. Trong đó, tại Hội nghị
IantaTriều Tiên đã đƣợc quyết định sẽ do quân đội Liên Xô và Mĩ kiểm soát.
Quân đội Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên, quân đội Mĩ chiếm đóng Nam
Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Sau khi giải phóng sẽ trở thành quốc
gia độc lập thống nhất. Ngoài ra, vấn đề Triều Tiên còn đƣợc quyết định trong
các Hội nghị nhƣ Hội nghị Matxcơva, Hội nghị Pôtxđamvà đƣa ra trong Hội
nghị tại Liên hợp quốc.
* Hội nghị Matxcơva
Tháng 10 – 1943, Hội nghị Ngoại trƣởng Liên Xô, Mĩ, Anh đã họp ở
Matxcơva, thông qua những quyết định quan trọng về việc tổ chức lại thế giới
sau chiến tranh.
Về vấn đề Triều Tiên, Hội nghị Matxcơva đã thông qua những quy định:

Thứ nhất, nhằm mục đích xây dựng một nƣớc Triều Tiên độc lập, thành lập
một Chính phủ lâm thời Triều Tiên để đảm nhận việc phát triển nền nông
nghiệp, công nghiệp, vận tải và nền văn hóa quốc gia chung cho cả nƣớc Triều
Tiên và sớm thanh toán những hậu quả tai hại do ách nô lệ Nhật Bản gây nên.
Thứ hai, để giúp cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Triều Tiên, một Ủy
ban Liên hợp quốc (gồm đại biểu Liên Xô và Mĩ) ở Triều Tiên đƣợc thành lập.
Uỷ ban này sẽ thăm dò ý kiến của các đảng phái và các tổ chức dân chủ để thảo
ra những quyết định về việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Thứ ba, thời gian ủy trị của 4 cƣờng quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc
không đƣợc kéo dài quá 5 năm. Việc ủy trị chỉ là biện pháp để giúp đỡ và
khuyến khích sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, xã hội, phát triển quyền tự quản
dân chủ và thiết lập nền độc lập dân tộc của Triều Tiên [9; 17-18].
* Hội nghị Pôtxđam
Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại của phát xít Ý, Đức,
những bất đồng và mâu thuẫn trong nội bộ phe đồng minh, trƣớc hết là ba cƣờng
quốc Liên Xô, Mĩ, Anh trƣớc đây vốn bị đẩy xuống hàng thứ yếu bắt đầu bộc lộ.
Dấu hiệu căng thẳng đã xuất hiện sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, các thế
lực ở phƣơng Tây lẫn Liên Xô đều tìm cách thiết lập ảnh hƣởng của mình ở
14


Đông Âu. Sự đoàn kết trong chiến tranh nay đã trở thành sự nghi kị lẫn nhau. Có
thể thấy rõ điều này ngay sau khi Tổng thống Rudơven của Mĩ qua đời, ngƣời
lên thay là Tổng thống Truman, trong cuộc họp quan trọng tại nhà Trắng ngày
23 – 4 – 1945 đã tuyên bố: “tôi chủ trương phải có sự cứng rắn trong chính
sách của mình đối với nước Nga”. Đƣờng lối cứng rắn này nhanh chóng nhận
đƣợc sự hƣởng ứng của Thủ tƣớng Anh là Chuchill. Ngày 6 – 5 – 1945,
Chuchill đề nghị Truman nhanh chóng tổ chức hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ ba
giữa Liên Xô – Mĩ – Anh để giải quyết tiếp những vấn đề đặt ra khi Đức đầu
hàng. Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Liên Xô – Mĩ – Anh thỏa thuận hội nghị

tam cƣờng tại Pôtxđam (Đức).
Hội nghị Pôtxđam diễn ra từ ngày 17 – 7 đến ngày 2 – 8 – 1945 với những
quyết định quan trọng:
Về vấn đề nƣớc Đức: Hội nghị đề ra những nguyên tắc chính trị và kinh tế
để biến nƣớc Đức trở thành một nƣớc dân chủ, thống nhất, có khả năng tham gia
hợp tác hòa bình trên trƣờng quốc tế.
Về chính trị, Hội nghị quyết định quyền lực tối cao trong mỗi khu vực do
một nƣớc đồng minh đảm trách mà đại diện là vị tổng tƣ lệnh quân đội. Các vị
tổng tƣ lệnh ở các khu vực họp lại thành “Hội đồng kiểm soát” đƣợc coi là cơ
quan tối cao để giải quyết những vấn đề chung cho cả nƣớc.
Về kinh tế, Hội nghị đề ra những nguyên tắc nhằm phá hủy toàn bộ ngành
công nghiệp phục vụ chiến tranh và kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế Đức, đặc biệt
trong các lĩnh vực phục vụ nhân sinh, nhƣ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ.
Về bồi thƣờng chiến tranh, đây là việc nƣớc Đức phải gánh chịu trách
nhiệm và hƣớng nền kinh tế Đức sản xuất phục vụ cho hòa bình.
Ngoài vấn đề Đức, Hội nghị còn đƣa ra giải pháp chính trị cho Ba Lan,
Nam Tƣ và những vấn đề gay cấn ở các nƣớc Đông Âu.
Trong Hội nghị Pôtxđam vấn đề Triều Tiên cũng đã đƣợc giải quyết: Hai
cƣờng quốc Mĩ và Liên Xô đã thống nhất về sự phân chia Triều Tiên và đã
thông qua tuyên bố của hội nghị. Qua Hội nghị này, bán đảo Triều Tiên bị chia
thành hai khu vực tại vĩ tuyến 38. Trong đó Hồng quân Liên Xô đóng tại phía
15


Bắc vĩ tuyến 38, quân đội Mĩ sẽ chiếm đóng ở phía Nam vĩ tuyến 38 và thỏa
thuận này sẽ kéo dài cho đến khi chính phủ thống nhất Triều Tiên đƣợc thành
lập và đƣợc hai bên đồng ý một cách khách quan. Tháng 3 – 1946, Ủy ban liên
hiệp Xô – Mĩ bắt đầu làm việc.Tuy nhiên, những quyết định trong Hội nghị
Pôtxđam vẫn chƣa làm cho Mĩ thỏa mãn.Do âm mƣu của Mĩ tình hình Viễn
Đông trở nên căng thẳng phức tạp. Tại kỳ họp đầu tiên của Ủy ban liên hợp Xô

– Mĩ lại phát sinh một sự kiện tiêu biểu cho Chiến tranh lạnh. Hai phái đoàn Mĩ
và Liên Xô buộc tội lẫn nhau. Phía Liên Xô cáo buộc quân đội Mĩ ở phía Nam
vĩ tuyến 38 dung dƣỡng chính quyền chống cộng và thiếu dân chủ. Ngƣợc lại,
phía Mĩ cũng cáo buộc Liên Xô đang nuôi dƣỡng chính quyền cộng sản phi dân
chủ. Về phía Liên Xô, Liên Xô khẳng định rằng không một đảng phái chính trị
“Phi dân chủ”(không theo cộng sản) nào ở Triều Tiên đƣợc phép tham gia hoạt
động chính trị. Trong khi đó về phía Mĩ, đại biểu Mĩ lại khẳng định rằng mọi
đảng phái lại có quyền tham gia. Liên Xô đề nghị rút lực lƣợng chiếm đóng của
Mĩ lẫn Liên Xô ra khỏi bán đảo Triều Tiên ngay lập tức. Tuy nhiên, Mĩ lo ngại
Liên Xô có lợi thế đã gây đƣợc ảnh hƣởng ở miền Bắc, chính vì vậy Mĩ khăng
khăng đòi trƣớc khi rút quân phải có bầu cử tự do đƣợc giám sát ở hai miền.
Trƣớc tình hình đó, Mĩ cố tình làm trái với quyết định của Hội nghị Ngoại
trƣởng Matxcơva, đòi thành lập một chính phủ chỉ dựa trên cơ sở trao đổi ý kiến
với các đảng phái phản động ở Nam Triều Tiên. Nhƣng do sự đấu tranh kiên trì
của Liên Xô, trong những năm 1946, 1947, Mĩ hai lần buộc phải trao đổi ý kiến
với các đảng phái và tổ chức dân chủ ở toàn Triều Tiên, Mĩ vẫn cố tình không
chịu chấp nhận những đề nghị của Liên Xô về việc thành lập một Chính phủ dân
chủ toàn Triều Tiên theo những nguyên tắc Hội nghị Matxcơva. Ngoài ra Mĩ
còn thi hành chính sách hợp tác với quân đội Nhật còn lƣu lại ở Triều Tiên để
đàn áp phong trào cách mạng và duy trì bộ máy cai trị cũ dƣới thời thuộc địa
Nhật ở Nam Triều Tiên. Năm 1946, Mĩ thành lập một “Nghị viện lập pháp lâm
thời” gồm 45 đại biểu cử theo cách hạn chế đầu phiếu, đƣợc tiến hành gian lận,
đem lại đa số phiếu cho phái thân Mĩ. Ngày 11 – 3 – 1947, “Nghị viện lập pháp

16


lâm thời” đƣa ra dự án hiến pháp, mở đầu cho việc âm mƣu chia cắt Triều Tiên
của Mĩ.
Trong khi đó, ở phía bắc Triều Tiên, Liên Xô thi hành chính sách thực sự

dân chủ, giúp nhân dân Triều Tiên xóa bỏ triệt để bộ máy thống trị cũ của Nhật
Bản. Chính quyền đƣợc chuyển vào tay nhân dân lao động. Tháng 3–1946 cải
cách ruộng đất đƣợc tiến hành, đại bộ phận các ngành công nghiệp đƣợc quốc
hữu hóa và việc xây dựng lại đất nƣớc đã đƣợc bắt đầu.
Với việc chia cắt Triều Tiên đƣợc quyết định trong Hội nghị Pôtxđam và
Hội nghị Ngoại trƣởng Matxcơva, có thể thấy rằng sự can thiệp của Mĩ đƣợc coi
là nhân tố quan trọng tới việc chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai khu vực tại
vĩ tuyến 38.
* Vấn đề Triều Tiên tại Liên hợp quốc
Tổ chức Liên hợp quốc ra đời với tính chất nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh
thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ mục đích đó trƣớc vấn đề của Triều
Tiên, Liên hợp quốc muốn thống nhất Triều Tiên. Tuy nhiên, trên thế giới đang
có sự biến động thông qua cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu
cùng sự can thiệp, ảnh hƣởng của hai nƣớc này vào công việc nội bộ của các
nƣớc trên thế giới, đặc biệt là vấn đề Triều Tiên. Trong tình thế giằng co giữa
Mĩ và Liên Xô về vấn đề chia cắt Triều Tiên sau Hội nghị Ngoại trƣởng
Matxcơva mà chƣa có hồi kết thúc thì vấn đề này đƣợc đƣa ra Liên hợp quốc.
Tháng 8 – 1947, chính phủ Mĩ đã đề nghị đƣa vấn đề Triều Tiên ra cho các
nƣớc kí kết hiệp định Matxcơva xem xét. Trung Quốc và Anh đồng ý, nhƣng
Liên Xô từ chối với lí do là Ủy ban hỗn hợp Xô – Mĩ có đầy đủ khả năng làm
tròn nhiệm vụ của mình. Trƣớc tình hình đó Mĩ đƣa vấn đề ra trƣớc Đại hội
đồng Liên hợp quốc. Liên hợp quốc đòi mời cả Bắc Triều Tiên và Nam Triều
Tiên.Tuy nhiên Đại hội đồng chống lại việc đó, Liên Xô cùng các đồng minh đã
quyết định không tham gia cuộc thảo luận và biểu quyết. Bằng 43 phiếu thuận,
không phiếu chống và 6 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định
lập một “Uỷ ban tạm thời của Liên hợp quốc về Triều Tiên” có nhiệm vụ tạo

17



điều kiện cho việc thống nhất Triều Tiên và thúc đẩy việc rút quân đội chiếm
đóng ở nƣớc này.
Nhƣ vậy, Liên hợp quốc với tính chất bảo vệ hòa bình an ninh thế giới sau
chiến tranh đã có những tác động trong giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên,
Liên hợp quốc đã không có những quyết định triệt để do sự đối đầu mạnh mẽ
giữa hai cực Xô – Mĩ, đặc biệt là Mĩ trong vấn đề này.
1.2.2. Khái quát tình hình kinh tế – chính trị Triều Tiên
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật bản là nƣớc bại trận và phải rút
quân về nƣớc. Tuy nhiên, những hệ quả của chính sách cai trị của Nhật để lại
cho Triều Tiên hết sức nặng nề trên mọi lĩnh vực.
* Về kinh tế
Dƣới chính sách cai trị của Nhật, nền kinh tế Triều Tiên chủ yếu tập trung
vào công nghiệp liên quan đến chiến tranh và lệ thuộc vào chính quốc rất nhiều.
Do đó, sự đoạn tuyệt tất cả các mối quan hệ với Nhật Bản sau khi chiến tranh
thế giới thứ hai kết thúc đã dáng một đòn chí tử cho nền kinh tế Triều Tiên. Nền
kinh tế Triều Tiên vừa thoát thai từ một nền kinh tế thuộc địa, những hậu quả
của chế độ thực dân đối với thời hậu chiến ở Triều Tiên là vô cùng dữ dội, cay
đắng với nhiều điều tƣơng phản.
Trong nông nghiệp, nền kinh tế Triều Tiên trƣớc chiến tranh thế giới thứ
hai đó là một nền nông nghiệp lạc hậu, mang đậm bản sắc phong kiến. Phần lớn
đất đai nằm trong tay địa chủ Nhật và địa chủ Triều Tiên thân Nhật. Suốt thời
gian chiếm đóng Triều Tiên, Nhật Bản đã biến Triều Tiên thành nơi cung cấp
lƣơng thực giá rẻ cho Nhật. Hầu hết lƣơng thực của Nhật đều nhập từ Triều
Tiên. Các cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống thủy lợi, hồ chứa nƣớc, xƣởng xay xát
đƣợc xây dựng chỉ nhằm gia tăng sản lƣợng cho các địa chủ Nhật. Với chính
sách đó nền nông nghiệp Triều Tiên bề ngoài có bƣớc khởi sắc. Song, bản chất
vẫn là một nền nông nghiệp thuộc địa, phục vụ tối đa cho chính quốc.
Trong công nghiệp, suốt thời gian cai trị, công nghiệp Triều Tiên mang tính
chất của một nền công nghiệp phụ thuộc. Các khu vực công nghiệp hiện đại chủ
yếu do ngƣời Nhật quản lý. Với bản chất là một nền kinh tế thuộc địa khép kín

18


và là nơi cung cấp tài nguyên khoáng sản cho Nhật, các ngành công nghiệp nhƣ
thủy điện, khai thác khoáng sản, lâm thủy sản,... đƣợc ngƣời Nhật liên tục mở
rộng. Kết quả, nền kinh tế Triều Tiên trở nên đa dạng với sự thay đổi nguồn gốc
công nghiệp của các sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc
khai thác của mình đặc biệt trong ngành công nghiệp nặng, Nhật đã đầu tƣ vào
cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Hệ quả là Triều Tiên có một cơ sở hạ tầng khá
khang trang và một ngành công nghiệp tƣơng đối mạnh, đó là điều mà Nhật Bản
không hề mong muốn khi đầu tƣ vào Triều Tiên.
Từ những biểu hiện đó cho thấy, hệ quả kinh tế mà Nhật Bản để lại ở Triều
Tiên là hết sức tƣơng phản. Nó đem lại sự phát triển và sự không phát triển. Sự
tăng trƣởng về nông nghiệp và đồng thời là chế độ lĩnh canh ngày càng tồi tệ
hơn, sự công nghiệp hóa và những trục trặc to lớn, sự huy động đồng thời với sự
mất tác dụng về mặt chính trị. Do đó, một thực tế đáng buồn là khi Nhật rút
quân ra khỏi Triều Tiên, nền kinh tế Triều Tiên đã trở nên điêu đứng. Nông
nghiệp bị ngƣng trệ, địa chủ Triều Tiên thi nhau thâu tóm ruộng đất của địa chủ
Nhật, lƣợng tá điền và nông dân tăng, sản xuất thì ngƣng lại. Công nghiệp cũng
không mấy khả quan. Hầu hết các công ti và xí nghiệp bị đóng cửa khi các ông
trùm tƣ bản của Nhật rút về nƣớc. Các ngành công nghiệp chủ chốt thiếu đi một
lực lƣợng chuyên môn kĩ thuật có trình độ. Cái còn lại là những nhà máy, xí
nghiệp trơ trọi với một lực lƣợng nhân công trình độ thấp. Lạm phát nhanh
chóng tăng do Nhật tung tiền yên ra khắp thị trƣờng Triều Tiên. Hậu quả từ các
yếu tố bất lợi này đã tạo ra sự hỗn loạn về kinh tế sau khi Nhật rút đi. Vì thế,
kinh tế Triều Tiên rất cần có những chính sách mạnh để khôi phục lại. Tuy
nhiên, việc đƣa ra các chính sách để tái thiết đất nƣớc hay tìm kiếm một chỗ dựa
mới là những thách thức mà Triều Tiên sẽ phải đối diện.
* Về chính trị
Chiến tranh thế giới thứ hai bƣớc vào hồi kết thúc, trƣớc tình hình đó

những ngƣời Triều Tiên đã có những động thái nhằm thống nhất đất nƣớc trƣớc
khi quân đồng minh đổ bộ vào. Tuy nhiên, nội bộ ngƣời Triều Tiên đã có sự
phân hóa trong đƣờng lối thống nhất đất nƣớc với các lực lƣợng khác nhau.
19


×