Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

Chuyên đề một số phương pháp dạy từ vựng tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.92 KB, 35 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

GV thực hiện : Nguyễn Thị Danh


I. Đặt vấn đề:
Tầm quan trọng của Tiếng Anh hiện nay:
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền
văn minh hiện đại, thế kỷ của khoa học công nghệ
thông tin. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển lấy
nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển và
coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và cải tiến
chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo
bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho CNH và HĐH
đất nước. Để tồn tại và phát triển xây dựng và bảo vệ tổ
quốc theo kịp các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải
nắm bắt được các thành tựu tiên tiến nhất. Nhằm đưa
đất nước Việt Nam trở thành một nước văn minh giàu
mạnh.


Bởi vậy hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay
là hướng tới những vấn đề cốt lõi thiết thực đó. Bộ môn
Tiếng Anh tuy đưa vào phổ biến muộn hơn so với các
môn học khác ở nhà trường nói chung và các trường
tiểu học nói riêng, nhưng nó là chìa khóa mở ra kho
tàng tri thức nhân loại. Nó là người hướng đạo đưa ta
tới với thế giới bắt tay với bạn bè năm châu, tiếp thu và
lĩnh hội những tinh hoa nhân loại. Học tiếng Anh ở tiểu
học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao


tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết. Đồng thời, việc học tiếng Anh là một trong
những điểm khởi đầu góp phần cho việc hình thành và
phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực


làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt
động văn hóa – xã hội. Hơn nữa, học tiếng Anh ở tiểu
học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở
các bậc học tiếp theo cũng như học các ngôn ngữ cần
thiết khác trong tương lai. Ngoài ra, việc học tiếng Anh
còn giúp học sinh hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng
cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo.


2. Vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh ở trường Tiểu
học:
Hơn mười năm qua, tiếng Anh là môn học tự chọn đã
được đưa vào dạy và học ở cấp học Tiểu học với nhiều
giáo trình như: sách Let’s learn, Let’s go, và hiện nay là
chương trình tiếng Anh mới theo đề án 10 năm: Tiếng
Anh 3, 4, 5 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Mặc dù là môn tự chọn trong trường tểu học, môn tiếng
Anh đã ngày càng chiếm vị trí quan trọng như các môn
học chính khóa. Với giáo trình được biên soạn theo
đường hướng giao tiếp, giúp học sinh bước đầu hình
thành và phát triển năng lực bằng tiếng Anh thông qua
bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó chú trọng đặc
biệt là kĩ năng nghe và nói.



Nội dung chương trình xoay quanh các chủ điểm giao tiếp
gần gũi với học sinh như: bản thân, gia đình, nhà
trường, bạn bè và thế giới xung quanh. Với thời lượng
học tiếng Anh theo chương trình mới 3 tiết / tuần, học
sinh đã dần nắm được các kiến thức cơ bản về ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp. Những kiến thức cơ bản, chuẩn
xác được truyền đạt từ phía giáo viên tiếng Anh ngay từ
lúc ban đầu rất quan trọng với các em, giúp các em
vững vàng, tự tin hơn trong quá trình học sau này. Tuy
nhiên, việc tiếp thu ngôn ngữ một cách thụ động, rụt rè,
e ngại, xấu hổ khi nói sai….. sẽ tạo thói quen không tốt
và rất khó sửa, ảnh hưởng nhiều đến học tập cũng như
tính cách của học sinh. Dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu
học chính là tạo tiền đề vững chắc, bước đầu hình
thành, phát triển kiến thức, các kĩ năng cơ bản cho học
sinh. Bước đầu cho HS làm quen với ngôn ngữ thứ hai.


Hình thành dần cho các em các kĩ năng chủ yếu: Nghe Nói - Đọc - Viết. Tạo sự hứng thú, lòng say mê và khả
năng khám phá ngôn ngữ mới, để lên các bậc học trên
các em sẽ học tốt hơn.


II. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở trường Tiểu
học hiện nay:
1. Thuận lợi:
a. Đối với giáo viên:
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Phòng Giáo dục, Ban
giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho

giáo viên vừa giảng dạy, vừa học hỏi để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên dạy tiếng Anh đã
được tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề
* huyện, cụm, trường tổ chức.
- Biên chế giáo viên đảm bảo theo nhu cầu phát triển
của mỗi nhà trường; đồng thời giáo viên được đào tạo
theo chuẩn, có sự nhiệt tình, năng lực, ham học hỏi, tìm
tòi những phương pháp dạy học mới để nâng cao hiệu
quả dạy học môn tiếng Anh và có tích luỹ được kinh
nghiệm.


. b. Đối với học sinh:
- Học sinh đang dần có cái nhìn tích cực hơn với môn học này và đa
số các em rất ham học.
- Các em ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng tiếng Anh để
giao tiếp đơn giản.
2. Khó khăn:
a. Về phía giáo viên:
- Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi
tuần 3 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể
cả trong bài tập. Nhưng muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động
hơn, giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều
kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em
vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
- Hiện nay, trường chưa có phòng học đủ rộng dành riêng cho việc
dạy và học môn tiếng Anh nên giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức
một số hoạt động trong dạy học như trò chơi, thực hành giao tiếp
tiếng Anh và rèn kĩ năng nghe cho học sinh.



b. Về phía học sinh:
- Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít
học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng
vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên,
không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu cầu
các em sẽ không thành công.
- Đa số các em là con em nông dân nên việc giúp các em
học tiếng Anh ở nhà còn gặp rất nhiều khó khăn, hầu
hết phụ huynh chỉ chăm lo giúp đỡ con học Toán, Tiếng
Việt tại nhà, còn môn tiếng Anh phụ huynh chưa biết
hướng dẫn bằng cách nào nên tất cả giao cho giáo viên
dạy tiếng Anh ở trường.


- Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều
đáng được quan tâm, học sinh thường học từ vựng
bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng
tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với
giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để
khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các
em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ
khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ
quên.


III. Một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho
Học sinh:
- Chúng ta biết rằng Nghe - Nói - Đọc - Viết là bốn kĩ
năng ngôn ngữ cần phải được rèn luyện và diễn ra một

cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.
Chúng vừa là phương tiện và cũng là mục đích của việc
học bộ môn này.
- Trong những năm qua, bước đầu chúng ta đã áp dụng
việc đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nhằm
giúp học sinh nắm được cách học một cách chủ động,
tích cực và đáp ứng được yêu cầu là học sinh phải sử
dụng được ngữ liệu đã học vào các hoạt động giao tiếp
một cách có hiệu quả hơn.


- Do vậy, trong chương trình giảng dạy tiếng Anh ở
trường Tiểu học hiện nay, cùng với giáo trình tiếng Anh
mới đã nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp theo một hệ
thống ngữ pháp có kiểm soát cẩn thận. Học sinh được
lấy làm trung tâm và luôn được khích lệ giao tiếp với
nhau.


- Qua nhiều năm dạy tiếng Anh cùng với sự trải nghiệm
bản thân tôi đã vận dụng một số phương pháp dạy từ
vựng tiếng Anh cho học sinh tiểu học nhằm đảm bảo
cho học sinh nắm được cấu trúc, vận dụng từ vựng vào
cấu trúc để hoàn thiện chức năng giao tiếp. Thiết lập
mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ đã có. Khắc
sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thông qua các
mẫu câu và qua những bài tập thực hành.


1. Presentation ( Giới thiệu từ ):

Đây là phần giới thiệu từ vựng. Giáo viên phải giới
thiệu cho học sinh biết được hình thái ( cách phát âm và
chữ viết ) và ngữ nghĩa của từ. Với phần này giáo viên
có thể dùng một trong các cách sau để giới thiệu từ một
cách sinh động:
Ex: Khi dạy từ table ( cái bàn) giáo viên đọc từ này ra
và viết lên bảng ( giới thiệu hình thái từ) và giới thiệu
nghĩa từ bằng các cách sau:
- Đồ dùng vật thật trong lớp ( realia ), hoặc các đồ chơi
của trẻ em, mô hình ( toys, objects, visuals)……
- Vẽ trực tiếp hình trên bảng ( drawing), dùng tranh ảnh
(pictures), biểu đồ (chats), tranh treo tường, tấm bìa có
dán tranh cắt ra từ các họa baoshay tạp chí….


Ví dụ trong tiết học lớp 5- Unit 3: Let’s Read – Giáo viên
đã sử dụng vật thật, và tranh ảnh để giới thiệu các từ:
fin, pin, thin, hit, pit,…. Giúp học sinh dễ hiểu và năm
bắt được nghĩa của từ. Tiết học cũng trở nên sôi nổi
hơn.
- Cho học sinh bắt chước, giáo viên dùng hết nét mặt
cử chỉ điệu bộ, hành động ( body language, action)……
- Đối chiếu, so sánh với những từ đã học ( Synonym/
Antonym- đồng nghĩa và phản nghĩa).
- Liệt kê tên ( Enumeration): Ví dụ khi dạy từ house
( ngôi nhà) giáo viên có thể liệt kê các thành phần có
liên quan đến ngôi nhà như: bathroom, bedroom, living
room…..



- Cho định nghĩa ( Definition); giải thích ( Explaination);
diễn giảng( Paraphrasing); ví dụ ( Example) hoặc dịch
nghĩa từ ( Translation).
- Đoán nghĩa và khám phá nghĩa của qua một số bài tập
đơn giản như: tra từ điển, ghép từ và tranh minh họa từ,
ghép từ và nghĩa…..


2. Teaching (Dạy từ):
- Khi dạy nghĩa từ, giáo viên không nên dịch nghĩa từ
suông mà cần cho ví dụ minh họa cho nghĩa và cách
dùng từ để học sinh hiểu và nhớ lâu. Chỉ dùng Tiếng
Việt dạy nghĩa từ khi từ là một danh từ trừu tượng.
Ex: Dạy từ table, chair, desk….. giáo viên vừa giới thiệu
hình thái của từ vừa giới thiệu nghĩa từ đồng thời cho
một ví dụ để học sinh nhớ bằng cách:
T: ( chỉ vào cái bàn và nói): Look! This is a table. ( Đây là
một cái bàn). A table. A table.
Sts: A table.
T: ( chỉ vào cái bàn): What’s it?
Sts: A table.
T: In Vietnamese?
Sts: Cái bàn.


Như vậy học sinh vừa biết được nghĩa của từ table vừa
biết đặt câu với từ table.
( Tiếp tục với các từ còn lại.)
- Sau khi giới thiệu nghĩa từ, để kiểm tra lại mức độ tiếp
thu của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh nói lại

nghĩa của từ bằng tiếng Anh/ Việt tùy trình độ. Bước
này giúp cho học sinh hiểu và khuyến khích các em
lắng nghe cách dùng từ trong văn cảnh tiếng Anh. Ví dụ
muốn kiểm tra lại học sinh nghĩa của từ house, giáo
viên có thể dùng một số hình vẽ trong đó có hình ngôi
nhà và học sinh sẽ chỉ ra nghĩa của từ house.


- Đối với học sinh tiểu học thì việc học và nhớ nghĩa từ là điều vô
cùng quan trọng trong việc học tiếng. Vì thế giáo viên không nên
cho học sinh ngồi lặp lại từ quá nhiều lần, điều này dễ làm cho các
em chán và không đem lại hiệu quả cho việc nhớ nghĩa của từ.
Các em sẽ được kiểm tra cách đọc và nghĩa từ kết hợp bằng cách
khuyến khích các cá nhân hoặc các tổ thi xem em nào nói đúng
nghĩa hoặc đọc đúng từ mà giáo viên đưa ra sẽ được tuyên
dương. Đây là một hoạt động gây nhiều hứng thú nhất ở lứa tuổi
của các em.
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi dễ học theo cái gì sẵn có. Vì thế giáo viên
không nên giải thích nhiều về cấu trúc trong các đơn vị từ. Trong
chương trình tiếng Anh lớp 4, các em học mẫu câu “Would you
like some milk?”. Mặc dù đây là một cấu trúc hoàn chỉnh, nhưng
với chương trình tiếng Anh giao tiếp theo phương pháp chức năng/
ý niệm, thì giáo viên cần xem nó là một đơn vị từ vựng tránh việc
phân tích cấu trúc và chỉ đơn giản giải thích cho các em hiểu nghĩa
của câu này là dùng để “ mời ai một thứ gì” và chỉ cần đưa ra thêm
một số ví dụ nữa là đủ: “ Would you like some water?”, “ Would
you like some ice – cream?” …


- Đôi lúc giáo viên cần phải giải thích sự khác biệt về

nghĩa chứ không chỉ cho nghĩa của từ. Ngôn ngữ là một
hệ thống, vì vậy việc giải thích nghĩa nên thông qua
hình ảnh và so sánh đối chiếu. Ví dụ để dạy nghĩa của
hai từ “long” và “short”, giáo viên chỉ cần vẽ lên bảng 2
thước kẻ một cái dài và một cái ngắn như vậy học sinh
sẽ hình dung ra ngay nghĩa của từng từ.


- Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, một từ thường
có những liên hệ với các từ khác. Vì vậy việc dạy từ
theo mối quan hệ đồng nghĩa và phản nghĩa cũng rất
hiệu quả. Đồng nghĩa không có nghĩa là giống hệt nhau
mà chúng có nghĩa tương tự: ví dụ như từ “ see”
( nhìn, thấy, xem) và từ “look” ( nhìn ); hoặc từ “ table”
và từ “ desk” ( cái bàn).
- Việc dạy từ vựng đã là một vấn đề quan trọng nhưng
việc học như thế nào để nhớ được từ lâu cũng quan
trọng không kém. Giáo viên không nên ép buộc học sinh
phải học theo một cách gò bó nhất định mà khuyến
khích động viên học sinh chủ động nghĩ ra cách học
thuộc từ theo kiểu của riêng mình. Tuy nhiên giáo viên
có thể đưa ra một số kinh nghiệm của mình làm tâm
điểm giúp học sinh bước đầu thử nghiệm.


- Để quá trình dạy và học từ vựng có hiệu quả không
nhàm chán, giáo viên phải luôn thay đổi cách dạy nghĩa
từ; có nghĩa là luôn thay đổi các kĩ thuật dạy từ vựng
sao cho lôi cuốn và làm cho học sinh dễ nhớ. Cụ thể
các phương pháp gây hứng thú cũng như sự hiếu kì

của học sinh tiểu học như: vẽ hình trực tiếp lên bảng
không cần sắc sảo mà chỉ cần bằng những hình que
( stick figures). Hoặc là dùng các đồ vật thật chẳng hạn
như đồ chơi hay là diễn tả bằng hành động….. Sinh
động và sôi nổi hơn nữa giáo viên có thể cho học sinh
bắt chước thực hiện việc vẽ hình, đưa các đồ vật hoặc
làm những hành động cho các từ đã được học. Đây là
những cách mà thật sự thu hút sự tập trung chú ý của
học sinh đồng thời giúp các em nhớ từ lâu hơn.


- Ngoài những phương pháp cụ thể, giáo viên có thể kết
hợp một lúc nhiều kỹ thuật để dạy từ nhưng yêu cầu
thao tác phải nhanh tránh mất thời gian. Ví dụ để dạy từ
“ walking”, sau khi đọc và viết từ lên bảng, giáo viên
nói:
T: Look at the picture. He’s walking. Now, look at me.
I’m walking, too.( bắt chước hành động đang đi).
Walking, walking. It’s an action. Repeat. Walking.
Sts: walking
T: Good. St A, what does “ walking” mean in
Vietnamese?
Sts: đang đi bộ


3. Practice ( Luyện tập):
- Sau khi học sinh đã hiểu nghĩa từ giáo viên có thể cho
học sinh luyện tập bằng cách làm một số bài tập để các
em hiểu rõ thêm cách dùng từ qua các hoạt động trong
lớp đồng thời giúp học sinh rèn luyện thêm một số kỹ

năng khác như nghe, nói, ….. Một số các hoạt động gợi
ý như sau:
+ Phản ứng toàn thân ( Total Physical Response –
TPR):
Ex: T: Stand up.
Sts: ( thực hiện hành động đứng lên).
T: Sit down.
Sts: ( thực hiện hành động ngồi xuống) v..v…


×