Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

CHUYÊN đề tổ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.75 KB, 43 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN TÂN

CHUYÊN ĐỀ
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC


1. Vai trò của trò chơi
Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ. Nó vừa
thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí của trẻ vừa góp
phần phát triển các chức năng tâm lí và hình thành nhân cách
cho trẻ. Khi được tổ chức đúng cách, hợp lí, trò chơi sẽ kích
thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Sử dụng trò chơi trong dạy học góp phần đổi mới phương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với
học tập, giao lưu; hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực hiện.
Sử dụng trò chơi trong dạy học không chỉ giúp các em
lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng mà còn giúp các em củng
cố và khắc sâu kiến thức đó.


2. Một số khái niệm
2.2. Trò chơi
- Chơi là một hoạt động vô tư, trong khi chơi các mối
quan hệ của con người với tự nhiên - xã hội được mô
phỏng lại, nó mang đến cho con người một trạng thái tinh
thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu.
- Trò chơi là một kiểu chơi có luật. Hay nói cách
khác chơi mà có luật thì gọi là trò chơi.




Trò chơi rất phong phú, đa dạng nhưng với học sinh
tiểu học có thể phân ra thành 2 loại:
-Trò chơi vận động là loại trò chơi có sự vận động cơ
bắp.
-Trò chơi trí tuệ là trò chơi dựa trên cơ sở hoạt động
sáng tạo của trẻ


2.2. Trò chơi học tập
Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho
trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở
rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các biểu tượng đã có,
nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham
hiểu biết cho trẻ, trong đó có nội dung học tập được kết
hợp với hình thức chơi.


3. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi
Khi lựa chọn trò chơi, giáo viên cần chú ý tuân
thủ các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo tính giáo dục.
- Đảm bảo tính mục tiêu.
- Đảm bảo tính vừa sức.
- Đảm bảo tính khả thi.
- Đảm bảo tính hiệu quả.
- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm.



4. Thiết kế trò chơi
- Xác định rõ mục tiêu của bài học để chọn trò
chơi phù hợp. Việc xác định mục tiêu của bài học là cơ
sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp.
- Tiến hành thiết kế trò chơi:
Tên trò chơi:
Mục đích:
Chuẩn bị: Tuỳ thuộc từng trò chơi nêu các phương
tiện vật chất cần thiết như đồ chơi, phần thưởng.
Cách tiến hành: Nội dung trò chơi, luật chơi, cách
đánh giá.


5. Tổ chức rò chơi
Bước 1: Đặt vấn đề
- Giới thiệu tên trò chơi.
- Nêu yêu cầu của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn trò chơi
Giáo viên giải thích rõ ràng, mạch lạc nội dung
chơi, luật chơi và chơi thử (nếu cần).
Bước 3: Thực hiện chơi
Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi theo các
hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình
thực hiện các hành động chơi của học sinh; theo
dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ của học sinh; động
viên, khuyến khích học sinh tham gia chơi.


Bước 4: Nhận xét đánh giá sau khi chơi
Giáo viên giúp học sinh nhận xét về:

- Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi.


Bước 5: Củng cố (nếu
cần)
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại các kiến
thức, kĩ năng cần ôn tập trong trò chơi.


TRÌNH BÀY CÁCH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI


6. Xây dựng ngân hàng trò chơi

6.1. Trò chơi vận động rèn kĩ năng
•Mục đích chung: Sau mỗi hoạt động, mỗi tiết
học giáo viên sử dụng các trò chơi vận động
nhằm giúp học sinh thư giản, tạo hứng thú học
tập cho học sinh cho những hoạt động tiếp theo.


Trò chơi 1: Gió thổi (trái, phải, trước, sau)
Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng
tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo
hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
Quản trò:(Hô) Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên trái, bên trái.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.

Quản trò: Gió thổi, gió thổi.


Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên phải, bên phải.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều
lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.


Trò chơi 2: “Trời mưa, trời mưa”
Cách chơi:
Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa
Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên
đầu)
Quản trò: Mưa nhỏ
Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)
Quản trò: Trời chuyển mưa rào
Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)
Quản trò: Sấm nổ
Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ
lên cao hai lần)


Quản trò: Đã 9 giờ tối
Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên
sát má, nghiêng đầu)
Quản trò: Trời đã sáng tỏ
Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy)

Quản trò: Rủ nhau tới trường
Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay
lên bàn)


Trò chơi 3: Con thỏ ăn cỏ
Cách chơi : Học sinh đứng tại chỗ trong
lớp.
- Quản trò (Giáo viên/Học sinh): Đưa 2 tay lên đầu vẫy
vẫy - hô “Con thỏ”
- Cả lớp: Lặp lại theo lời giáo viên nói “Con thỏ” và
cũng đưa 2 tay lên đầu vẫy vẫy
- Quản trò: Bàn tay trái ngửa, bàn tay phải chụm lại
trong lòng bàn tay trái hô “Ăn cỏ”
- Học sinh: Làm theo và nói “Ăn cỏ”
-Quản trò: Đưa tay lên miệng hô “Uống nước”


- Học sinh: Làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: Đưa hai tay lên lỗ tai hô “Chui vào hang”
- Học sinh: Làm theo và nói “Chui vào hang”.
Học sinh phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị
phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh, khẩu lệnh
không theo thứ tự “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào
hang” nữa. (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác
nhau)


Trò chơi 4: Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Nội dung:

+ Đứng: Hai bàn tay nắm, giơ thẳng lên đầu
+ Ngồi: Hai bàn tay nắm, hai cánh tay vuông góc,
bàn tay giơ ngang mặt
+ Nằm: Hai bàn tay nắm, duỗi tay thẳng phía
trước
+ Ngủ: Hai bàn tay nắm, áp vào má và hô : Khò
Cách chơi: Giáo viên hô những tư thế, động tác theo
quy định trên. Giáo viên có thể hô đúng hoặc hô đúng
làm sai. Học sinh phải làm đúng theo lời hô và các động
tác đã quy định.


Trò chơi 5: Ong đốt, kiến cắn, đau bụng
Cách chơi:
Chọn vị trí để mọi người cùng nhìn thấy và quản
trò đọc to các câu “ Ong đốt - Kiến cắn - Đau bụng”. Khi
nói “Ong đốt” đồng thời lấy hai tay xoa lên đầu – “Kiến
cắn” đồng thời lấy hai tay xoa lên mu bàn chân “Đau
bụng” đồng thời lấy hai tay ôm bụng. Em nào ít chú ý sẽ
làm nhầm, phải đứng lên bục giảng. Trò chơi tiếp tục
đến khi kết thúc. Em nào phải bước lên bục giảng là
người ít chú ý nhất trong cuộc chơi sẽ bị phạt.
Luật chơi: Tất cả người chơi phải nhìn lên người
quản trò; làm sai quy định hoặc làm chậm thì phạm luật


Trò chơi 6: Chim bay, cò bay
Cách chơi :
Học sinh đứng tại chỗ trong lớp học, quản trò đứng phía
trên bục giảng. Người điều khiển hô“chim bay” đồng thời

giang hai cánh tay như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi
người phải làm động tác và hô theo người điều khiển. Nếu
người điều khiển hô những vật không bay được như“nhà
bay” hay “bàn bay” mà người nào làm động tác bay theo
người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm
động tác bay thì sẽ bị phạt
Để lôi cuốn hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay
“tàu lặn, vịt lặn”…để xen kẽ với trò “Chim bay, cò bay”


Trò chơi 7: Ai làm đúng?
Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh
thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.
Cách chơi: Quản trò quy định một nhóm đóng giả
gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa
đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động
tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát
ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp…Gà
mái kêu cục ..tác…Gà trống kêu ò…ó…o…


Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc
được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.
Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò
vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên
nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.


Trò chơi 8: Bàn tay diệu kì
Cách chơi :

Học sinh đứng tại chỗ trong lớp.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn
tay giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Bồng con hát ru- tất cả vòng
hai cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay
giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Chăm chút con từng ngày – tất
cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay
giơ ra phía trước.


Người điều khiển hô: Sưởi ấm con ngày đông- tất cả đặt
chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay
giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là gió mát đêm hè- tất cả làm
động tác như đang quạt.
Người điều khiển hô: Bàn tay mẹ - tất cả xòe bàn tay
giơ ra phía trước.
Người điều khiển hô: Là bàn tay kì diệu – tất cả giơ 2
cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”


×