Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường thức ăn nhanh ấn độ nêu rõ cơ hội của thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.69 KB, 26 trang )

Nhóm 8
Đề tài 8: Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường thức ăn nhanh Ấn Độ. Nêu rõ cơ
hội của thị trường? Cơ hội của ngành và phân tích rủi ro quốc gia? Từ đó lựa chọn
chiến lược marketing cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường thức ăn
nhanh Ấn Độ nếu bạn là CEO của một công ty thức ăn nhanh toàn cầu

1


Đề cương sơ bộ
Phần I. Thị trường Ấn Độ
1.1Quy mô thị trường
1.1.1. Nhóm yếu tố xã hội học
1.1.2. Nhóm yếu tố nhân khẩu học
1.1.3. Nhóm yếu tố chính trị - luật pháp
1.1.4. Nhóm yếu tố kinh tế
1.2. Khái quát thị trường ẩm thực Ấn Độ
1.3 Chất lượng khách hàng
Phần II. Đánh giá cơ hội ngành kinh doanh
2.1 Đe dọa gia nhập mới
2.2 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
2.4 Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại
2.5 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác
Phần III. Đánh giá rủi ro quốc gia
3.1 Rủi ro chính trị
3.2 Rủi ro kinh tế
3.3 Rủi ro cạnh tranh
3.4 Rủi ro hoạt động
Phần IV. Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp McDonald’s khi thâm
nhập vào thị trường Ấn Độ


4.1 Phân đoạn thị trường
4.1.1 Phân đoạn theo vị trí địa lý

2


4.1.2 Phân đoạn theo nhân khẩu học
4.1.3 Phân đoạn theo tâm lý
4.1.4 Phân đoạn theo hành vi
4.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
4.3 Chiến lược định vị
4.4 Marketing 4P
4.4.1 Sản phẩm
thức ăn nhanh Ấn Độ (4P)
4.4.2 Giá
4.4.3 Phân phối
4.4.4 Xúc tiến

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đồ ăn nhanh đã không còn xa lạ mà trở nên
quen thuộc và phổ biến trên thế giới nói chung và ở Ấn Độ nói riêng. Nhắc tới Ấn
Độ là chúng ta nhắc tới một đất nước có dân số đông thứ hai trên thế giới với một
thị trường rộng lớn. Ấn Độ được coi là một thị trường mới nổi đặc biệt là trong thị
trường thức ăn nhanh.Sức mua của các tầng lớp trung lưu Ấn Độ đang thu hút các
chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Trong thời gian qua, Taco Bell, Krispy Kreme,
Burger King và McDonald’s đã công bố kế hoạch mở rộng cửa hàng ở Ấn Độ cho
thấy sức hút ở thị trường quốc gia này.

Nắm được điều đó, nhóm 8 chúng tôi xin thực hiện đề tài:
Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường thức ăn nhanh Ấn Độ. Nêu rõ cơ hội của thị
trường? Cơ hội của ngành và phân tích rủi ro quốc gia? Từ đó lựa chọn chiến
lược marketing cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường thức ăn nhanh Ấn
Độ nếu bạn là CEO của một công ty thức ăn nhanh toàn cầu.

4


Phần I. Thị trường Ấn Độ
1.1Quy mô thị trường
1.1.1. Nhóm yếu tố xã hội học
Ấn Độ là một xã hội có hệ thống phân tầng theo đẳng cấp. Đẳng cấp không
phải là một hiện tượng đặc thù của xã hội Ấn Độ, tuy nhiên ở Ấn Độ đẳng cấp đã
có bề dày lịch sử từ hơn 1000 năm trước công nguyên. Cơ cấu xã hội của xã hội
Ấn Độ ngay từ thời xưa đã được mô tả bằng sự phân tầng theo thứ bậc giữa những
đẳng cấp. Gồm có 4 đẳng cấp lớn sắp đặt theo một trật tự quy định.
Tại những nơi làm việc ở đô thị của Ấn Độ, tại các công ty quốc tế hay
công ty hàng đầu tại Ấn Độ, tầm quan trọng của hệ thống đẳng caaso bị mất đi khá
nhiều.
Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ, và các gia
đình chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ, song các gia
đình hạt nhân cũng trở nên phổ biến tại khu vực thành thị. Hôn nhân được cho là
gắn liền với sinh mệnh và tỷ lệ ly hôn rất thấp.
Nhiều lễ hội tại Ấn Độ có nguồn gốc tôn giáo, Ấn Độ có ba ngày lễ quốc
gia được tổ chức trên toàn bộ các bang và lãnh thổ liên bang: Ngày Cộng hòa,
ngày độc lập và Gandhi Jayanti.
1.1.2. Nhóm yếu tố nhân khẩu học
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, khiến Ấn Độ phải đối mặt
với các thách thức liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế thế giới,

900.000 người Ấn Độ tử vong mỗi năm do uống nước bị nhiễm bẩn hay không khí
ô nhiễm
Tỷ lệ biết chữ tính đến năm 2011 là 74,04%. Kerala là bang ó tỷ lệ người
biết chữ cao nhất.
Ấn Độ là nơi có hai nhóm ngôn ngữ lớn: Ấn – Arya và Dravidia, không có
ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Hindi có số lượng người nói lớn nhất và là ngôn ngữ
5


chính thức của chính phủ. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và
hành chính và có địa vị “ngôn ngữ phó chính thức”.
Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất tại Ấn Độ và sau đó là Hồi Giáo và các đạo
khác
1.1.3. Nhóm yếu tố chính trị - luật pháp
Ấn Độ là nước có nền dân chủ lớn nhất thế giới liên bang, bao gồm 28 bang
và 7 vùng lãnh thổ. Các bang có quyền tự trị và quyền lập pháp của riêng mình,
tuy nhiên luật pháp quốc gia có quyền lực cao hơn luật pháp của các bang. Ấn Độ
có ba nhánh chính phủ: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp ở mức độ bang và quốc
gia. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người bảo vệ hiến pháp và Tư lệnh tối cao
của Các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Tổng thống và Phó tổng thống được bầu gián
tiếp bởi một đoàn bầu cử với nhiệm kỳ năm năm. Nghị viện Ấn Độ theo chế độ
lưỡng viện, với hạ viện được bầu cử phổ thông và trực tiếp, gọi là Lok Sabha
(Nghị viện nhân dân), được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, và thượng nghị viện, Rajya
Sabha (Hội đồng quốc gia), được bầu xen kẽ với nhiệm kỳ 6 năm bởi một hội
đồng gồm các thành viên lập pháp quốc gia.
Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ và là người có quyền hành pháp lớn nhất.
Thủ tướng được bầu ra bởi các nhà lập pháp của đảng chính trị hay liên minh đa số
trong nghị viện, và có nhiệm kỳ năm năm. Hiến pháp không quy định rõ chức
danh Phó thủ tướng, nhưng chức danh này trên thực tế vẫn tồn tại. Tất cả các công
dân Ấn Độ trên 18 tuổi đều đủ tư cách bỏ phiếu. Thủ tướng lãnh đạo Hội đồng bộ

trưởng. Bất kỳ bộ trưởng nào đều phải là thành viên của hạ hoặc nghị viện. Trong
hệ thống nghị viện Ấn Độ, hành pháp phải phụ thuộc vào lập pháp.
1.1.4. Nhóm yếu tố kinh tế
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương
đương (PPP), thứ 10 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD (Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007). Ấn Độ là nền kinh tế
6


lớn tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP tới 9,4%
trong năm tài chính 2006–2007. Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình
quân đầu người chỉ đạt mức 4.031 USD tính theo sức mua tương đương, hay 885
USD tính theo GDP danh nghĩa (ước năm 2007). Ngân hàng Thế giới xếp Ấn Độ
vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp.
Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông
nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Ấn Độ là một nước
xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao trong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ
tài chính và công nghệ phần mềm. Các lĩnh vực khác như chế tạo,dược
phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano, viễn thông, đóng tàu và hàng
không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng trưởng ngày càng cao
hơn.
Ấn Độ đã từng áp dụng một phương pháp kinh tế xã hội chủ nghĩa trong
gần suốt lịch sử độc lập của mình. Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia
của khu vực tư nhân, ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, kể
từ đầu thập niên 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường của mình thông qua các
cuộc cải cách kinh tế theo hướng giảm kiểm soát của chính phủ đối với thương
mại và đầu tư. Việc tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công và việc mở cửa một
số ngành nhất định cho nước ngoài và tư nhân tham gia diễn ra chậm chạp và gắn
liền với những tranh cãi chính trị.
Ấn Độ đối mặt với một dân số tăng nhanh và đòi hỏi giảm bất bình

đẳng kinh tế xã hội. Nghèo vẫn là một vấn đề nghiêm trọng dù nghèo đã giảm
đáng kể kể từ khi quốc gia này giành được độc lập, chủ yếu là nhờ cuộc cách
mạng xanh và các công cuộc cải tổ kinh tế.
1.2 Khái quát thị trường ẩm thực Ấn Độ
• Lương thực chủ yếu của người Ấn Độ là gạo, atta ( toàn là bột mì) và các
loại đậu khác nhau

7


• Món ăn thường sử dụng phức tạp và tinh tế của các loại gia vị, thảo dược và
các loại rau
• Người dân Ấn Độ đều thích ăn chay
• Không ăn thịt bò hoặc thịt lớn
• Dao kéo không được sử dụng trong các bữa ăn
1.3 Chất lượng khách hàng
• Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới
• Có sự chênh lệch rất lớn về người giàu và người nghèo
• Hầu hết người có thu nhập cao thích sống ở các khu vực đô thị
• Số hộ có thu nhập kép, nơi mà cả hai vợ chồng sống và làm việc đang dần
gia tăng tại các khu vực đô thị

Phần II. Đánh giá cơ hội ngành kinh doanh
2.1 Đe dọa gia nhập mới
a) Khái niệm:
- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh
trong ngành nhưng có khả năng gia nhập thi trường.
-Nhận diện các đối thủ tiềm năng có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan
trọng bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành.
-Sức mạnh của lực lượng cạnh tranh do những đối thủ cạnh tranh tiềm năng là một

hàm số với chiều cao của các rào cản gia nhập.
b) Đe dọa gia nhập mới trên thị trường Ấn Độ
- Do phát triển tương đối nóng , khát vốn và thị trường ,nền kinh tế Ấn Độ rất sôi
động , nhất là sức sống của thị trường chứng khoán và bất động sản .Thành phố

8


Mumbai được coi là trung tâm tài chính của Ấn Độ , là nơi ra đời sớm nhất của
làng tài chính Châu á. Mumbai không chỉ là thị trường vốn quốc gia mà còn trở
thành thị trường vốn quốc tế với 3.600 công ty ấn Độ và nước ngoài niêm yết giá
với số vốn lên tới 730 tỷ USD.
- Ngoài ra ,Ấn Độ còn là một quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển sớm
với các lĩnh vực có thế mạnh như hạt nhân, nghiên cứu vũ trụ,công nghệ thông
tin , công nghệ sinh học, hóa chất , dược phẩm … Đặc biệt ngành công nghệ thông
tin tiếp tục giữ kỷ lục tăng trưởng 2 con số , đạt gần 30% , trong đó xuất khẩu
phần mền và dịch vụ tăng 32% đat doanh số trên 40 tỷ USD.Công nghệ thông tin
được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống nhất là các lĩnh
vực y tế, công nghệ sinh học , an ninh, quốc phòng… Chỉ trong vòng 15 năm phát
triển, thành phố Bangalore đã trở thành thủ đô của công nghệ
=> Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu và tính đầu tư quy mô là khá lớn cho các doanh
nghiệp muốn ra nhập thị trường này.
- Ngành công nghiệp đồ ăn nhanh ở Ấn Độ trở thành một vùng đất rất màu mỡ cho
các nhà kinh doanh ở mảng thị trường đó nhảy vào,do đó, ngày càng xuất hiện
nhiều các đối thủ cạnh tranh như : McDonald’s ,KFC,BURGER KING,
LOTTERIA, WENDY, PIZZAHUT. Áp lực cạnh tranh ngày càng cao. Sự bành
trướng của các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, ngoài ra còn có đối thủ
tiềm ẩn . KFC, Lotteria, Jollibee, Burger King, McDonald’s được xem là 4 “ông
lớn”và hiện chiếm thị phần lớn trên thị trường thức ăn nhanh Ân Độ, với hơn 300
cửa hàng bao phủ ở các thành phố lớn.

=> Đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực lớn.
- Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển
- Chính sách của chính phủ: Chính phủ Ân Độ đã giảm thuế đối với doanh nghiệp
FastFood nhằm kích thích sự phát triển thị trường thức ăn nhanh trong nước…
-> Kết luận: Ấn Độ là thị trường hấp dẫn của các tập đoàn kinh doanh thức ăn
nhanh. Vì thế các doanh nghiệp muốn ra nhập thị trường thức ăn nhanh Ấn Độ
phải chịu áp lực gia nhập khá lớn.
9


2.2 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
a) Khái niệm:
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm từ ngành/lĩnh vực kinh doanh khác nhưng
có khả năng cùng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tương tự như ngành đang
phân tích. Một ngành có sản phẩm thay thế càng nhiều thì đe doạ từ cạnh tranh
càng lớn, làm giới hạn khả năng đặt giá cao và do đó cũng hạn chế khả năng sinh
lợi.
b) Đe dọa từ sản phẩm thay thế trên thị trường thức ăn nhanh Ấn Độ
-Đặc điểm hàng hóa, dịch vụ: Thị trường Ấn Độ được xem như miếng mồi khá
“béo bở” đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh, điều đó càng tạo áp lực
canh tranh cho những tập đoàn Fast Food.Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng
gặp phải không ít những khó khăn khi gia nhập thị trường này, đặc biệt là rào cản
về văn hóa, khi 80% dân số Ân Độ theo đạo, ăn chay và không ăn thịt bò. Điều
này đã tạo thách thức cho doanh nghiệp. => Các doanh nghiệp phải riêng biệt hóa
sản phẩm
- Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà phân tích tại Technopak, một
công ty tư vấn quản lý ở Gurgaon, thị trường Ấn Độ cho chuỗi nhà hàng là một
ước tính 2,5 tỷ USD năm 2013 và dự kiến sẽ tăng tới 8 tỷ USD trong năm 2020,
do sự phát triển của những gì được gọi là phục vụ nhanh, hoặc thức ăn nhanh, nhà
hàng. Vì thế, số lượng các sản phẩm thay thế cho đồ ăn nhanh là khá nhiều : các

món ăn truyền thống của Ấn Độ, các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh như là
Burger King, gà rán -KFC,…

2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
Trong gần hai thập kỷ kể từ khi chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như
McDonald đầu tiên bước vào thị trường Ấn Độ, hồ sơ cá nhân của khách hàng và
10


nhân khẩu học cho nhà hàng thức ăn nhanh ở Ấn Độ đã thay đổi đáng kể. Ấn Độ
là một trong những quần thể trẻ nhất thế giới, với gần 65 % dân số dưới 35 tuổi,
giới nhân viên trẻ tuổi thích thức ăn nhanh đang gia tăng ở thành thị Ấn Độ. Ở
Mumbai, gần 40% người dân ăn uống là thanh niên.Trước đây, thường người ta
đến các nhà hàng thức ăn nhanh vào những dịp lễ lộc hay kỷ niệm, nhưng bây giờ
ngày càng nhiều nhân viên trẻ lựa lựa chọn thức ăn nhanh hàng ngày.
2.4 Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Thị trường thức ăn nhanh tại Ấn Độ hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp
như Taco Bell,Krispv Kreme,Burger King, Pizza Domino,Darshini,Jumbo
King,Faaso….Nhưng các nhà cung cấp thức ăn nhanh chủ yếu tại Ấn Độ vẫn là
các ông trùm trên thế giới như :Pizza Hut,McDonald.. Theo Crisil (thương hiệu
nước ngoài đã nắm lấy 63% cổ phần của thị trường Ấn Độ) ,trong phân khúc tại
Ấn Độ, Pizza Domino thống trị với thị phần 20%, tiếp theo là McDonald ( 11%),
Kentucky Fried Chicken (9%) và Pizza Hut (8%).
Chuỗi thức ăn nhanh đang mở rộng nhanh chóng và phát triển tại Ấn Độ .
Pizza Domino (Mỹ) gần đây đã mở nhà hàng thứ 600 của mình ở Ấn Độ, cho biết
Ấn Độ là thị trường phát triển nhanh nhất của nó và hoạt động quốc gia duy nhất
lớn thứ hai của nó bên ngoài nước Mỹ. McDonald cũng đang có kế hoạch mở
thêm 75-100 nhà hàng mới trong vòng hai năm để hiện tại mạng lưới 240 cửa
hàng tại Ấn Độ. Pizza Domino và Dunkin Donuts ở Ấn Độ sẽ đầu tư mở rộng 125
cửa hàng Domino và 18 cửa hàng Dunkin Donuts. Công ty sở hữu KFC, Pizza Hut

và Taco Bell, cũng có kế hoạch tăng tổng số nhà hàng của mình ở Ấn Độ đến
1.000 vào năm 2015, từ khoảng 600 hiện nay.
Không chỉ là các đối thủ cạnh tranh quốc tế,các chuỗi cửa hàng địa phương
như Faaso của, Jumbo King và Kaati Zone cũng đang phát triển một cách nhanh
chóng. Faaso hiện nay có 53 cửa hàng.Jumboking dự định phát triển 43 cửa hàng
lên 200 vào năm 2015.

11


Nhu cầu thức ăn nhanh ở Ấn Độ ngày càng tăng, doanh thu, lợi nhuận của
các nhà cung cấp cũng tăng với con số tương đương. Mặc dù các rào cản gia nhập
ngành, rào cản rút lui..là cao, áp lực từ khách hàng,nhưng vẫn có rất nhiều nhà
cung cấp thức ăn nhanh chuẩn bị gia nhập vào thị trường Ấn Độ. Với xu hướng
này sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu
dùng sẽ ngày càng được tôn trọng hơn.
2.5 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác
Quản lý quan hệ đối tác địa phương cũng là khó khăn, nhưng rất quan trọng
cho mô hình nhượng quyền thương mại hầu hết các chuỗi thức ăn nhanh sử
dụng. McDonald hiện đang tham gia vào một vụ tranh chấp với Vikram Bakshi,
Giám đốc điều hành và đồng sở hữu của Connaught Plaza , liên doanh chạy các
cửa hàng McDonald ở phía bắc và phía đông Ấn Độ. McDonald loại bỏ ông
Bakshi vào 08/2013, bị cáo buộc vì đã không hài lòng với hiệu suất của mình.
Tuy nhiên, khi họ vội vàng mở rộng, các công ty thức ăn nhanh đối mặt với
một thực đơn của những thách thức. Đối với một điều, chi phí của họ đang tăng
lên. Tốc độ tăng giá bất động sản thương mại của Ấn Độ là một trong những
nhanh nhất thế giới, trong khi lạm phát cao đang đẩy chi phí đầu vào như nhiên
liệu cho việc giao hàng tại nhà, và thực phẩm. Nhưng như suy thoái kinh tế của Ấn
Độ làm suy giảm niềm tin tiêu dùng, các công ty phải giữ giá thấp để thu hút
khách hàng.( Faaso đã không tăng giá sản phẩm trong vòng một năm)


Phần III. Đánh giá rủi ro quốc gia
3.1 Rủi ro chính trị
- Ấn Độ là một nước đa Đảng nên hay xảy ra tranh chấp giữa các Đảng trên
lãnh thổ . Điều này gây bất ổn cho nền kinh tế Ấn Độ nói chung và các nước đến
kinh doanh quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, gần đây - Tình hình nội trị Ấn Độ ổn

12


định. Đảng Quốc Đại tiếp tục nắm quyền tại hầu hết các bang và Viện Lập pháp
bang. Sau các cuộc bầu cử Viện Lập pháp bang tại 5 bang Tây Bengal, Kerala,
Tamil Nadu, Assam, Puducherry, Đảng Quốc Đại cầm quyền thắng lớn tại bang
Assam.
- Ấn Độ đang tiếp tục phải đối phó vấn đề nghèo khổ, những vấn đề an ninh
tồn tại, vấn đề Kashmir. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm
của các công ty kinh doanh quốc tế.Đặc biệt là sản phẩm ăn nhanh, khi Ấn Độ
Được xếp vào nước có mức thu nhập thấp thì việc để phát triển nhu cầu về thức ăn
nhanh là không cao
- Ấn Độ chủ trương xây dựng phát triển đất nước theo con đường độc lập
dân tộc và tự lực tự cường, thi hành chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị với
các nước. Đến nay Ấn Độ đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với 12 nước
trong đó có tất cả các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Đức, EU. Điều
này làm tăng áp lực cạnh tranh của thị trường thức ăn nhanh với các thươg hiệu
lớn đến từ các quốc gia hợp tác giao lưu kinh tế với Ấn Độ như MC Dolnal ,
KFC…
- Bất bình đẳng giữa các vùng ngày càng gia tăng. Điều nay dẫn tới sự khác
nhau khá nhiều giữa nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh tại các vùng miền trên cùng
một lãnh thổ
- Tỉ lệ sinh giảm làm Ấn Độ chưa thể là nướ đông dân nhất Thế Giới vượt

Trung Quốc. điều này giúp nhận thấy thị trường tiêu thụ đang có nguy cơ giảm
hơn so với tỉ lệ dân số
- Hành chính bao cấp cứng nhắc, dịch vụ dân sự bị chính trị hóa quá mức :
điều này dễ gây bất đồng trong nội bộ dân chúng, dễ dẫn tới biểu tình, thậm chí là
khủng bố.gần đây nhất có thể thấy đó là vụ khủng bố ở DuBai. Ảnh hưởng tới việc
sản xuất của các công ty kdqt cũng như gây thiệt hại lớn cho những doanh nghiệp
bị ảnh hưởng

13


3.2 Rủi ro kinh tế
- Ấn Độ duy trì tăng trưởng GDP cao, GDP hàng năm đạt từ 1,3 - 1,7 nghìn
tỷ USD và đứng thứ 11 trên thế giới. GDP tính theo sức mua, năm 2010 đạt 4,41
nghìn tỷ USD và đứng thứ 4 thế giới.tuy nhiên thì với mức thu nhập chia bình
quân đầu người thì Ấn Độ vẫn là một nước được xép vào hàng các nước có thu
nhập thấp trên thế giới. điều này ảnh hưởng đến sức mua của thị trường người tiêu
dùng
- Mặc dù có sự phục hồi tăng trưởng kinh tế, chính phủ Ấn Độ đang phải
đối mặt với sức ép lạm phát cao (hơn 9% trong tháng 6/2011). Tình hình lạm phát
cao ảnh hưởng đến chính sách về giá của các công ty kinh doanh quốc tế trên thị
trường nước này.
- Tỉ lệ nghèo khổ và dưới mức nghèo khổ tăng, nhiều vấn đề bất cập vẫn
tồn tại... Theo đánh giá gần đây, số lượng nghèo khổ của Ấn Độ khoảng 400 triệu
người - lớn hơn cả của châu Phi. Điều này làm kìm hãm sự phát triển kinh tế ở Ấn
Độ trước tiên.sau đó tới các công ty tham gia kinh doanh quốc tế bởi lẽ nếu tỉ lệ
nghèo khổ ngày càng tăng thì sức mua tỉ lệ nghịch với nhu cầu sử dụng sản phẩm
ngày càng lớn
- Thị trường tài chính kém hiệu quả : Các chuyên gia kinh tế đã đánh giá
Ấn Độ là một thị trường tài chính kém hiệu quả nên vấn đề tài chính có thể sẽ

khiến cong ty kinh doanh quốc tế gặp nhiều khó khan
- Mối liên hệ giữa nghiên cứu và phát triển kinh doanh rất yếu : điều này
cho thấy sự vẫn dụng lý thuyết trên nghiên cứu vào thực tiễn là không đồng nhất.
Các công ty kinh doanh quốc tế phải mất chi phí cho R&D nhưng kém hiệu quả
- Thị trường lao động kém hiệu quả có lẽ vào loại nhất thế giới : Lao động
Ấn Độ cũng bị đánh giá thấp trong con mắt của các nhà đầu tư quốc tế : điều này
ảnh hưởng đến tiến trình phát triển , tốc độ phát triển của công ty đến kdqt

14


- Thanh toán vô nguyên tắc : đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế
trên thế giới . khi thực hiện giao dịch thanh toán không có chuẩn mực nhất định
nào. Nó sẽ gây khó khan cho các công ty đến kinh doanh khi muốn làm thủ tục
thanh toán
- Cơ sở hạ tầng kém chất lượng : Ấn Độ không quá chú trọng đầu tư cho cơ
sở hạ tầng nên mọi thứ dường như khá sơ sài đối với một quốc gia đang vươn tới
tầm đối trọng với Trung quốc như Ấn Độ

3.3 Rủi ro cạnh tranh
Nhận thấy giới trẻ Ấn Độ đang tăng nhanh cả về số lượng lẫn khả năng tài
chính, các thương hiệu fast-food hàng đầu thế giới đặt nhiều kỳ vọng vào thị
trường này. McDonald dự kiến nâng số lượng cửa hàng của mình từ 200 lên 1.000
trong 5 năm tới. Tập đoàn Yum! Restaurant, sở hữu các thương hiệu KFC, Pizza
Hut và Taco Bell, cũng đặt mục tiêu mở thêm 100 cửa hàng mới trong năm nay,
tiến tới nâng tổng số cửa hàng trên toàn Ấn Độ lên con số 1.000 vào năm 2015.
Lợi thế mà các thương hiệu fast-food tìm thấy ở Ấn Độ không chỉ là nhóm khách
hàng tiềm năng khổng lồ mà còn cả “văn hóa” ăn rong trên đường phố và thói
quen ăn những món rán béo ngậy. Vì thế, đất nước 1,2 tỷ dân này có thể được xem
như “mỏ vàng” cho ngành công nghiệp fast-food. Như vậy từ những

nghiên cứu trên trước những lợi thế về thị trường tiềm ăng như Ấn Độ một vấn đề
đặt ra đó chính là sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu thức ăn nhanh về thị
phần , doanh thu , chất lượng sản phẩm , chiến lược quảng bá sản phẩm hay dịch
vụ chăm sóc khách hàng....vv...Ngoài ra , việc hoạt động ngày càng lớn mạnh của
các hãng thức ăn nhanh ở nước ngoài thâm nhập vào Ấn Độ sẽ làm cho thị phần
đồ ăn nhanh trong nước bị chi phối hoàn toàn bởi các doanh nghiệp nước ngoài,
khó có thể chinh phục được người dân trong nước chứ chưa kể đến cạnh tranh với
tập đoàn hùng mạnh như KFC , McDonald’s ,vv...

15


3.4 Rủi ro hoạt động
3.4.1 Về quy tắc :
-

Thích ứng nhu cầu địa phương :

Các chuỗi cử hàng thức ăn nhanh tại Ấn Độ phải vượt qua thách thức đầu tiên là
thực đơn . Họ phải giới thiệu những hương vị ngon và địa phương hóa mà không
rời xa sản phẩm cốt lõi , với thị trường Ấn Độ có đến 80% người dân không dùng
thịt bò trong bữa ăn hay thịt lợn vì đây là xứ sở nổi tiếng ăn chay và lí do về tín
ngưỡng . Các hãng thức ăn nhanh tại Ấn Độ đã rất cố gắng tạo ra thị trường thức
ăn nhanh,thay đổi thói quen người dân , điều chỉnh thực đơn để thích ứng với khẩu
vị Ấn Độ ,hình thành một mạng lưới cung ứng . Ví dụ như trong thực đơn của
McDonald’s hoặc không có trứng hoặc dùng thịt cừu , thịt gà hay mở cả cửa hàng
đồ chay để thay thế . Ngoài ra chuỗi cung ứng cũng là một thách thức vì thiếu hụt
mạng lưới dây chuyền làm lạnh .Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ lại là
một thị trường tiềm năng của thức ăn nhanh , với hơn 26 thương hiệu thức ăn
nhanh có mặt tại đây với khách hàng mục tiêu chủ yếu là bộ phận giới trẻ : độ tuổi

thích khám phá thưởng thức cái mới , sự hiện đại . Song đó lại là một đáng lo ngại
trong tương lai khi số lượng ngày càng tăng những thanh niên Ấn Độ “nhiễm” thói
quen ăn nhanh kiểu Hoa Kì đã khiến các chuyên gia y tế lo lắng ,chỉ trích việc
quảng cáo nhằm vào đối tượng thanh niên và trẻ em là sự bất lợi cho sự lựa chọn
lối sống lâu dài và sẽ có tác động đối với thế hệ tiếp theo khả năng mắc các bênh
mãn tính ở thanh niên . Thống kê của Tổ chức thăm dò mẫu quốc gia cũng cho
thấy, lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày của một người dân thành thị ở Ấn Độ
đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn từ 1980 đến 2004 – 2005 và từ đó đến nay vẫn
tiếp tục tăng. Nhà nghiên cứu Seema Gulati cho rằng, tình trạng béo phì đang ngày
một phổ biến hơn ở Ấn Độ và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe
cộng đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo chuyên gia
này, là “giới trẻ bị những quảng cáo đồ ăn nhanh “hút hồn”; chúng nghĩ rằng xài
fast-food mới chứng tỏ được đẳng cấp nên cứ cố ăn thật nhiều”.
16


-

Áp lực từ chính phủ địa phương:

Khi đầu tư tại Ấn Độ cũng gặp một số thách thức nhất định .Đó là cơ sở hạ tầng
còn yếu kém , sự bài trừ gay gắt từ phía những người vận động bảo vệ văn hoá Ấn
Độ và chống lại sự xâm lấn của văn hoá Tây phương. Điều kiện thuê mặt bằng ở
nước sở tại gặp nhiều khó khăn: Sức ép này đã khiến chuỗi cửa hàng phải rút khỏi
Ấn Độ một vài năm sau đó, nhưng lại nhanh chóng ra mắt thực đơn mới được cải
cách theo tập quán địa phương.
Ở Mỹ, điều kiện kèm theo cho cá nhân có thể mua được nhượng quyền
thương mại của hãng thức ăn nhanh là phải thuê lại mặt bằng của công ty này để
mở nhà hàng kinh doanh. Nếu những mặt bằng đó làm ăn không hiệu quả thì về
sau hãng kinh doanh có thể bán đi để hưởng chênh lệch giá.Tuy nhiên, do luật

pháp Ấn Độ không cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai cho nên các nhà
hàng ở đây đều thuộc quyền quản lý của những công ty liên doanh hoặc các đối
tác nhượng quyền riêng lẻ.
3.4.2 Các thiết bị hoạt động:
- Thông tin : thách thức quan trọng đầu tiên mà các công ty thức ăn nhanh phải
vượt qua trong quá trình chinh phục thị trường phương Đông chính là sự khác biệt
văn hóa. Khi họ đặt chân đến Ấn Độ khái niệm “fastfood” lúc đó vẫn còn khá xa
lạ với đa số người dân bản địa.Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các nhà
cung cấp nguyên liệu có kinh nghiệm tại địa phương và đã khiến cho nhiều hãng
phải xây dựng chuỗi cung ứng đúng chuẩn từ con số không. Ví dụ như Mc Donald
, KFC, Bugerking,...
- Nguồn cung cấp : hầu hết các nguồn cung ứng là từ trong nước như phương
tiện kĩ thuật , nguyên liệu thành phần . Song vấn đề an toàn vệ sinh trong các khâu
lựa chọn chế biến sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu ,vì nó ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín của nhà hàng cũng như hình ảnh của thương hiệu thức ăn
17


nhanh trên toàn khu vực. Một chuyện đáng tiếc đã xảy ra tại một nhà hàng thức ăn
nhanh ở Ấn Độ khách hàng đã phát hiện ra có sâu trong khẩu phần ăn ,sau được
kiểm tra xác nhận thì nhà hàng này đã phải dừng hoạt động.
Phần IV. Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp McDonald’s khi thâm
nhập vào thị trường Ấn Độ
4.1 Phân đoạn thị trường
4.1.1 Phân đoạn theo vị trí địa lý


Bắc Himalaya (Jammu và Kashmir, Himachal Pradesh, Uttarakhand): Miền
núi, là địa điểm du lịch mạo hiểm lý tưởng




Đồng bằng Ấn Độ (Thủ đô Delhi, Bihar, Chandigarh, Haryana, Madhya
Pradesh, Punjab, Uttar Pradesh): là khu vực đông dân cư nhất Trái Đất, là
nơi sinh sống của gần 1 tỉ người (khoảng 1/7 dân số toàn cầu) trên một diện
tích 700.000 km² (270.000 mi²), tập trung nhiều thành phố theo đạo lớn như
Allahabad, Mathura, Varanasi, Bodh Gaya



Tây Ấn Độ (Dadra and Nagar Haveli, Daman and
Diu, Goa, Gujarat, Maharashtra, Rajasthan): chủ yếu là sa mạc, có nhiều
cung điện tráng lệ, có thành phố Mumbai rộng lớn và sôi động nhất Ấn Độ
với phim trường Bollywood và là trung tâm thương mại của đất nước



Nam Ấn Độ (Andaman và Nicobar, Andhra Pradesh, Karnataka, Kerala,
Pondicherry, Tamil Nadu): tập trung các khu đền nổi tiếng, rừng nhiệt đới,
các bãi biển đẹp… và các thành phố sôi động như
Bangalore, Chennai và Hyderabad

18




Đông Ấn Độ (Chhattisgarh, Jharkhand, Odisha, Sikkim, West Bengal):
Kinh tế kém phát triển hơn nhưng có nền văn hóa giàu có và là nơi đón
chào nhiều du khách nước ngoài nhất




Đông Bắc Ấn Độ
(Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Tripura): Còn nguyên
sơ với nhiều phong cảnh đẹp, hùng vỹ

4.1.2 Phân đoạn theo nhân khẩu học


Theo tôn giáo: mỗi tôn giáo lại mang 1 đặc điểm riêng, tác động lớn đến
tâm lý, hành động và thói quen của người theo tôn giáo đấy. Có 6 tôn giáo
chính ở Ấn Độ

-

Ấn Độ giáo

-

Phật giáo

-

Kỳ Na giáo

-

Đạo Sikh


-

Hồi giáo

-

Thiên chúa giáo



Theo độ tuổi và giới tính (thống kê năm 2013)

0-14 tuổi: 28.9% (nam 187,236,677/nữ 165,219,615)
15-24 tuổi: 18.2% (nam 117,385,009/nữ 104,516,448)
25-54 tuổi: 40.4% (nam 253,642,261/nữ 239,219,931)

19


55-64 tuổi: 6.9% (nam 42,307,170/nữ 41,785,413)
65 tuổi trở lên: 5.7% (nam 32,992,850/nữ 36,494,985)


Theo ngôn ngữ

Ấn Độ là nơi có hai nhóm ngôn ngữ lớn: Ấn-Arya (74% cư dân nói)
và Dravidia (24%). Các ngôn ngữ khác được nói tại Ấn Độ thuộc các ngữ
hệ Nam Á và Tạng-Miến. Ấn Độ không có ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Hindi có
số lượng người nói lớn nhất và là ngôn ngữ chính thức của chính phủ. Tiếng
Anh được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và hành chính và có địa vị "ngôn

ngữ phó chính thức"; và có vị thế quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là trong
môi trường giáo dục đại học. Mỗi bang và lãnh thổ liên bang có một hoặc
nhiều hơn các ngôn ngữ chính thức, và hiến pháp công nhận cụ thể 21 "ngôn
ngữ xác định" (scheduled languages).

4.1.3 Phân đoạn theo tâm lý
Tôn giáo và đẳng cấp có ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm lý của người dân
Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, giai cấp là 1 yếu tố vô cùng quan trọng và được xếp hạng. Những
thành viên trong 1 giai cấp tại 1 vùng địa lý thì có thể xác định được những giai
cấp bên trên và bên dưới họ. Sự xếp hạng đẳng cắp được dựa trên sự trong sạch và
ô nhiễm, thường liên quan tới các chức năng của cơ thể con người. Các công việc
liên quan tới bộ óc như suy nghĩ, nói chuyện, dạy dỗ, học tập được xếp vào hạng
trong sạch. Những hành động liên quan tới rác thải, chân, da thịt được xếp vào
hàng ô nhiễm.
Việc chuẩn bị và chia sẻ thực phẩm cho thấy cách phân chia đẳng cấp.
Thực phẩm được nấu bằng dầu và chuẩn bị bởi 1 Bà La Môn thì có thể được chấp

20


nhận và được ăn bởi bất kỳ tầng lớp dưới nào. Thức ăn nấu chín trong nước nói
chung có thể được chấp nhận bởi các thành viên cùng đẳng với chính mình hoặc
kém hơn. Còn lại, thức ăn thừa thường được dùng bởi những người có đẳng cấp
thấp hơn. Thực phẩm có thể ăn sống thường được phân phát miễn phí và được
chấp nhận bởi mọi đẳng cấp.
Ngoài ra còn có một loạt các loại thực phẩm tinh khiết và ô nhiễm. Rau và
ngũ cốc tinh khiết hơn so với thịt và trứng. Cá tinh khiết nhất trong các loại thực
phẩm không ăn chay, tiếp theo là thịt gà, dê, thịt lợn và trâu nước; và kém nhất là
thịt bò. Bánh ngọt, chiên mỡ kỹ, là một trong những loại thực phẩm có thể chấp

nhận rộng rãi nhất từ mọi đẳng cấp. Bằng cách quan sát cách thực phẩm được
chuẩn bị và với người mà nó được chia sẻ, người ta có thể xác định thứ hạng trên
thang điểm độ tinh khiết, ô nhiễm của các nhóm đẳng cấp có liên quan.

4.1.4 Phân đoạn theo hành vi
Hành vi của người dân Ấn Độ chịu sự tác động mạnh mẽ từ đẳng cấp của
họ và của tôn giáo mà họ tôn thờ.
4.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường chính: Hai trung tâm lớn là Mumbai và New Delhi vì:
 Người dân có thu nhập khá cao
 Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
 Có ảnh hưởng đến hai vùng lân cận là Gurgaon và Pune
 Lân cận với 2 điểm du lịch là Jaipur và Agra
4.3 Chiến lược định vị
• Đoạn thị trường: McDonald’s nhắm vào đối tượng là các gia đình trẻ,
những người có độ tuổi <30 tuổi

21


• Đoạn thị trường mục tiêu: Những người bận rộn thường xuyên đi ăn ngoài,
gia đình hay đưa con cái đi ăn, tập trung vào việc thu hút trẻ em để ảnh
hưởng đến việc ra quyết định của cha mẹ
• Định vị nhà hàng: “Nhà hàng gia đình McDonal’s, một nơi lí tưởng cho gia
đình
4.4 Marketing 4P
4.4.1 Sản phẩm
Một trong số những quốc gia gia nhập vào danh sách của McDonald’s gần
đây nhất là Ấn Độ, nơi McDonald’s bắt đầu thành lập chuỗi nhà hàng vào cuối
thập niên 1990. Mặc dù Ấn Độ là một quốc gia nghèo nàn, nhưng tầng lớp trung

lưu đông đúc, ước khoảng 200 triệu người, đã thu hút sự quan tâm của
McDonald’s. Tuy nhiên, Ấn Độ đã mang đến một thách thức không nhỏ cho
McDonald’s. Trải qua hàng ngàn năm, văn hóa Ấn Độ giáo sùng kính hình ảnh
loài bò, người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò vì bò là biểu tượng linh thiêng.
McDonald’s là nơi tiêu thụ thịt bò nhiều nhất thế giới. Kể từ khi thành lập
vào năm 1955, vô số động vật bị giết thịt để làm nên loại bánh Big Macs. Vậy làm
thế nào để một công ty mà sự giàu có của nó được tạo dựng nhờ việc tiêu thụ thịt
bò lại có thể xâm nhập vào một quốc gia xem việc tiêu thụ thịt bò là một tội ác
nghiêm trọng? Sử dụng thịt heo để thay thế? Tuy nhiên, Ấn Độ có khoảng 140
triệu người theo đạo Hồi, và người đạo Hồi không ăn thịt heo. Vậy chỉ còn thịt gà
và thịt cừu. McDonald’s đã giải quyết tình huống tiến thoái lưỡng nan trong văn
hóa ẩm thực của Ấn Độ bằng cách cho ra đời “Maharaja Mac”, Big Mac phiên bản
Ấn Độ được làm từ thịt cừu. Và những món ăn khác được thêm vào thực đơn cho
phù hợp với khẩu vị địa phương, chẳng hạn như “McAloo Tikki Burger” được làm
từ thịt gà. Tất cả món ăn đều được phân loại kĩ càng cho người ăn chay và ăn mặn
để phù hợp với quốc gia nơi mà đa số người Ấn Độ giáo là những người ăn chay.
Thật vậy, 75% các món ăn trong thực đơn của McDonald’s tại Ấn Độ đã được Ấn
Độ hóa.
22


Thay đổi thực đơn, điều chỉnh phong cách phục vụ, cách bài trí cửa hàng...
là những bí quyết đầu tiên McDonald’s áp dụng nhằm chinh phục người tiêu dùng
châu Á. Nếu người Ấn Độ kiêng ăn thịt bò thì đã có hamburger thịt lợn, thịt gà,
cá...
Nhà bếp của chuỗi McDonald’s ở Ấn Độ được chia thành hai phần riêng
biệt để nấu thức ăn chay và không ăn chay. McDonald’s còn tiến một bước xa hơn
bằng cách mở cửa hàng đầu tiên không có thịt trong thực đơn tại khu đền Thánh
Sikh, thành phố Amritsar.
Như vậy, món ăn từng được coi là “hiện tượng ẩm thực” của người Mỹ bây

giờ chỉ còn cái tên là của người Mỹ và trở thành “hiện tượng ẩm thực toàn cầu”
một cách đơn giản như vậy.
Để thỏa mãn được khẩu vị khác biệt của thực khách phương Đông và giúp
họ quen dần với khái niệm “fastfood’” McDonald’s đã thực hiện địa phương hóa
thực đơn của mình cho từng thị trường riêng biệt.
Đặc biệt, McDonald’s Ấn Độ còn nghiên cứu những món chay nhân cà-ri rau quả
độc đáo nhằm mở rộng sự lựa chọn cho giới thực khách kỹ tính nước này. Tất
nhiên để làm được như vậy, vấn đề chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng đã
được tập đoàn này chuẩn bị ngay từ rất sớm.
Thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng này quyết định thay đổi thực đơn
truyền thống để phù hợp với phong tục của người Hindu, tránh các món chế biến
từ thịt bò. Các món ăn chay được phục vụ theo phong cách truyền thống chiếm
một nửa doanh thu.
Đây không phải là lần đầu tiên các công ty Mỹ thay đổi thực đơn để thích
ứng với như cầu của thị trường. Năm 1987, hãng đã quyết định thêm Salad vào
thực đơn và phát triển thương hiệu cà phê mới như ngày nay.
 McDonald’s đã sử dụng Chiến lược nội địa hóa, thay đổi tính chất sản
phẩm để phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ấn Độ. Phương

23


châm “Nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” đã được phát huy mạnh
mẽ khiến sản phẩm của McDonal’s được khách hàng đón nhận.
4.4.2 Giá
Định giá cạnh tranh:
Các món chay như salad và burger chay có mức giá rẻ ( ít hơn 20 rupee).
Chiến lược giá Happy Price: 4 loại Hamburger với mức giá 20 ruppe mỗi loại.
Chiến lược thang giá:
Sản phẩm gồm nhiều mức giá.

Giảm giá trong những ngày lễ hội truyền thống.
Ngoài ra, Mc Donald’s còn đưa ra những mức giá tiết kiệm hơn cho những phần
ăn combo.
4.4.3 Phân phối
Hãng phân phối chủ yếu ở các địa điểm sau:
+ Hai trung tâm lớn ở hai đô thị lớn Delhi và Mumbai vì người dân ở đây có thu
nhập cao, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và lân cận với các địa điểm du
lịch khác.
+ Những nơi hấp dẫn khách du lịch ( Jaipur, Mathura, Shimla)
+ Những thành phố có văn hóa ăn ở các nhà hàng.
Thương hiệu này mới đưa ra một quyết định “dũng cảm” mở rộng chuỗi nhà hàng
chay ở thị trường Ấn Độ.
Trong chiến lược mở rộng kinh doanh ở Ấn Độ, các nhà hàng ăn chay sẽ được
khai trương cùng với 271 chi nhánh còn lại.
Nhà hàng đầu tiên sẽ được xây dựng tại Katra, giáp với ngôi đền Vaishno Devi,
hàng năm nơi này đón hàng ngàn khách hành hương. Sau đó tiếp theo là nhà hàng
ở Amritsar, nơi toạ lạc ngôi đền Vàng, trung tâm tín ngưỡng của đức tin Sikh.

24


Trong 3 năm tới, Mc Donald dự định sẽ tăng gấp đôi số nhà hàng ăn chay, mở
rộng kinh doanh trên khắp địa bàn Ấn Độ.
Mc Donald nhận định: “Tại thời điểm này, Ấn Độ vẫn là một thị trường rất nhỏ,
chỉ có 271 nhà hàng so với 33,000 chi nhánh của Mc Donald trên khắp thế giới.
Nhưng đó là một quốc gia đầy tiềm năng, hãng đang có những bước đi đầu tiên
nhằm chiếm lĩnh thị trường.”
4.4.4 Xúc tiến
Mc Donald’s thực hiện nhiều hoạt động PR thông qua các hoạt động từ
thiện và các dự án liên quan đến cộng đồng mà đặc biệt là trẻ em như:

+ Chương trình “ Mc Donald’s Spotlight”
+ Chương trình “ Blue Dot”
+ Chương trình “PulsePolio”
+ Chương trình “Millennium Dreamers Global Recognition”
+ Cuộc thi “ Interschool Science Quiz”
Theo khảo sát, người dân Ấn Độ biết tới Mc Donald’s bởi nhiều phương tiện
truyền thông khác nhau. Trong đó, 85% là qua TV, 10% là qua báo chí và 5% qua
các phương tiện khác.

25


×