Tải bản đầy đủ (.ppt) (90 trang)

Bài Giảng Luật Hành Chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.88 MB, 90 trang )

CHƯƠNG 5
VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN


NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
VĂN HÓA ỨNG XỬ
VỚI MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN

TẬN DỤNG
TỰ NHIÊN

ỨNG PHÓ VỚI
TỰ NHIÊN


1.1. VĂN HÓA TẬN DỤNG MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN


1.1.1. Quan niệm về ăn của
người Việt


* ĂN ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT LÀ RẤT QUAN TRỌNG

“Có thực mới vực được đạo
Trời đánh còn tránh miếng ăn”
* ĂN ĐƯỢC ĐẶT TRƯỚC RẤT NHIỀU
HÀNH ĐỘNG KHÁC: ăn uống, ăn ở, ăn


mặc, ăn diện, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn
hỏi, ăn cưới, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn
mừng,…
ăn thề, ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm, ăn bớt,
ăn xén, ăn chặn, ăn chia, ăn hiếp, ăn quỵt…


1.1.2. Dấu ấn nông nghiệp trong cơ
cấu bữa ăn của người Việt
1.1.2.1. Dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn
của người Việt  LÚA GẠO là thành phần cơ
bản
- Cơm gạo là thức ăn thiết yếu, là chính trong cơ
cấu bữa ăn của người Việt
+ Người sống về gạo, cá bạo về nước

+ Cơm tẻ, mẹ ruột
+ Cơm tẻ đã no, xôi vò chẳng thiết
+ Đói thì thèm thịt, thèm xôi
Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường
+ Cơm ba bát, áo ba manh,
Đói không xanh, rét không chết
 Hầu như mọi bữa ăn đều được gọi là bữa cơm,
mời ăn món khác vẫn là mời ăn cơm, vợ là cơm,…


Ngoài nấu thành cơm, gạo còn được chế biến
thành nhiều dạng thức ăn, món ăn khác nhau



-Tục ngữ ca dao Việt Nam có rất nhiều câu nói về vai trò
của cơm, gạo
+ Mạnh về gạo, bạo về tiền
+ Người sống về gạo, cá bạo về nước
+ Cơm tẻ, mẹ ruột
+ Cơm tẻ đã no, xôi vò chẳng thiết
+ Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh…
+ Đói thì thèm thịt thèm xôi
Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường
- Cây lúa, hạt gạo rất hay được sử dụng để so sánh với
con người
+ Em xinh là xinh như cây lúa
+ Chuột sa chĩnh gạo
+ Câm như thóc
+ Cơm chín tới, cải vồng non,gái một con,gà ghẹ ổ”


1.1.2.2. Bữa ăn thiên về thực vật sau lúa gạo là đến RAU
QUẢ
- Bữa cơm luôn phải có rau
+ Ăn cơm không rau
như đánh nhau không người gỡ
+ Ăn cơm không rau
như nhà giàu chết không kèn trống
+ Ăn cơm không rau như đánh nhau không chửi

- Rau được chế biến theo rất nhiều kiểu
+ Xào, nấu canh, muối, gỏi, nộm, luộc,

+ Rau gia vị ăn sống thức nào rau ấy




1.1.2.3. Sau lúa gạo, rau quả  THỦY SẢN
- Bữa cơm luôn phải có rau, có cá
+ Có cơm, có cá, có cà, có cả canh của
+ Bao giờ cũng có bát nước mắm

- Thủy sản được sử dụng rất phổ biến (cả nước
ngọt, nước lợ lẫn nước mặn)
+ Tôm, cua, cá, ốc, lươn, trạch, xá sùng…

1.1.2.4. Cuối cùng mới là THỊT
+ Chủ yếu là thịt những loài động vật nuôi gần gũi
và phổ biến như lợn, bò, gà, vịt…



1.1.3. Đặc trưng văn hóa trong bữa ăn
của người Việt
1.1.3.1. TÍNH CỘNG ĐỒNG VÀ TỔNG HỢP
- TÍNH TỔNG HỢP
+ Cách chế biến mang tính tổng hợp  các
món ăn thường gồm nhiều nguyên liệu
“Rau cải nấu với cá rô
Gừng thơm một lát cho cô giữ chồng”
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”

+ Rất nhiều món ăn là sự tổng hợp các

nguyên liệu
Phở (gạo, thịt, rau, nước); Bún ốc (gạo, rau, nước,
cua); Miến, bánh đa cua (ngũ cốc, rau, nước, cua); Mì
Quảng, Bún Thang…, LẨU THẬP CẨM



+ Tính tổng hợp thể hiện trong cách ăn của
người Việt
+ Một mâm cơm bao giờ cũng phải có đủ các món
cơm canh, xào, luộc, kho và phải có đủ các màu sắc
xanh, đỏ, vàng, trắng,…
+ Các món được dọn ra cùng lúc và có thể ăn một
miếng gồm nhiều món
+ Khi thưởng thức tất cả các giác quan đều hoạt
động mũi ngửi, mắt nhìn, miệng nếm, tai nghe, tay gắp,
gói…


TÍNH CỘNG ĐỒNG
- Tính cộng đồng thể hiện trong cách ăn
+ Cả gia đình ăn chung một mâm cơm; vừa
ăn cơm, vừa chuyện trò, hỏi han nhau
+ Cả nhà chấm chung một bát nước mắm
+ Cả buôn làng uống chung một ché rượu
+ Cả bàn tiệc uống chung một ly rượu
- Tính cộng đồng thể hiện trong quan niệm về ăn
uống
+ Ăn phải biết quan tâm đến các thành viên
khác – văn hóa giao tiếp

“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”
“Liệu cơm, gắp mắm”
“Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ”


TÍNH CỘNG ĐỒNG
- Tính cộng đồng thể hiện trong cách cả gia đình,
họ hàng tham gia vào chế biến món ăn


- Biểu tượng của TÍNH CỘNG ĐỒNG trong bữa
ăn người Việt là NỒI CƠM VÀ BÁT NƯỚC MẮM
+ Cơm gạo là tinh hoa của đất; nước mắm
là tinh hoa của nước  cả mâm cơm ai cũng ăn
cơm và chấm nước mắm



1.1.3.2. Tính linh hoạt
- Tính LINH HOẠT thể hiện trong sự linh hoạt
của số lượng người ăn, cách ngồi ăn,…
- Tính LINH HOẠT thể hiện ở dụng cụ ăn: đôi
đũa (gắp, sắn, xới, xiên, xé, khoắng, trộn…)
- Tính LINH HOẠT thể hiện trong việc kết hợp
các món ăn với nhau (rượu có thể uống với các
loại thức nhắm, không nhiều loại và phân biệt
rõ như rượu ở phương Tây)
- Tính LINH HOẠT còn thể hiện trong cách chế
biến các món ăn (chế biến nhiều cách)





1.1.3.3. Sự hài hòa âm dương – ngũ hành
trong ăn uống của người Việt
HÀI HÒA ÂM DƯƠNG CỦA THỨC ĂN
- Người Việt tuân thủ nghiêm ngặt luật âm
dương bù trừ và chuyển hóa lẫn nhau khi chế
biến thức ăn
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Con trâu ngó ngó, nghiêng nghiêng
Anh đã có riềng, để tỏi cho tôi.
 SỰ KẾT HỢP ÂM DƯƠNG RẤT RÕ NÉT


THỊT GÀ (ấm)

Với

LÁ CHANH (mát)

THỊT LỢN (mát)

Với

HÀNH (ấm)


THỊT CHÓ (nóng)

Với

MẺ, HÚNG, LÁ MƠ
(mát) RIỀNG (ấm)

THỊT TRÂU (mát)

Với

TỎI, GỪNG (ấm)


HÀI HÒA ÂM DƯƠNG TRONG CƠ THỂ
- Người Việt sử dụng thức ăn, món ăn để điều
hòa âm dương trong cơ thể; đôi khi thức ăn
chính là vị thuốc
Đau bụng vì lạnh (âm) ăn gừng, riềng
(dương) để điều hòa
Cảm lạnh (âm)  ăn cháo tía tô, gừng
(dương) để điều hòa
Sốt nóng (dương)  uống nước nhọ nồi,
rau má (âm) để điều hòa
Mặt nhiều trứng cá (nóng dương)  uống
nước mát, ăn đồ mát (âm) để điều hòa
Trẻ ra mồ hôi trộm (dương)  ăn cháo
trai (mát, âm) để điều hòa



×