Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Bài giảng môn quản lý năng lượng bài 3a kiểm toán năng lượng và các thiết bị đo lường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG VÀ
THIẾT BỊ ĐO

TS. NGUYỄN THẾ BẢO


NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NĂNG
LƯỢNG.
III. NỘI DUNG BÁO CÁO KTNL.
IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.


I. TỔNG QUAN
 Khi các nguồn năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn

kiệt, chi phí dành cho các nguồn năng lượng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp sản xuất còn sử dụng
công nghệ sản xuất cũ, trình độ quản lý còn thấp làm cho quá
trình sử dụng năng lượng kém hiệu quả, tăng chi phí sản xuất
và giảm khả năng cạnh tranh.
 Kiểm toán năng lượng (KTNL) giúp cho người quản lý nhận

thấy được sự bất hợp lý trong việc sử dụng năng lượng tại cơ
sở để từ đó xây dựng một chương trình hoàn thiện các hoạt
động vận hành hoặc thay thế các thiết bị tiêu thụ hiệu quả
năng lượng, giúp tiết kiệm chi phí năng lượng.




I. TỔNG QUAN
 Theo qui định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 và Nghị định số
21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ về quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
 Trong đó, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (là cơ sở

có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một
nghìn tấn dầu tương đương TOE trở lên) bắt buộc phải thực
hiện KTNL ba năm một lần.


I. TỔNG QUAN
 Đối với các doanh nghiệp không thuộc danh mục cơ sở sử

dụng năng lượng trọng điểm thì khuyến khích thực hiện KTNL.
 KTNL là quá trình khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng năng

lượng trong một doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp thấy
được các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình sử dụng
năng lượng tại cơ sở. Qua đó xác định được các chỉ số hiệu
quả năng lượng và những khu vực có tiềm năng TKNL, xây
dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp TKNL.


I. TỔNG QUAN

Có hai hình thức KTNL phổ biến là KTNL sơ bộ

và chi tiết.
KTNL sơ bộ: là một khảo sát nhanh được tiến

hành dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên để
xác định những khu vực có tiềm năng TKNL, xác
định nhanh mức đầu tư và hiệu quả kinh tế và
những khu vực ưu tiên để KTNL chi tiết.
Những giải pháp TKNL được đưa ra chủ yếu là

mang tính chất quản lý và một số giải pháp kỹ
thuật đơn giản và mức tiết kiệm không lớn. Các
giải pháp TKNL không cần đầu tư chi phí thực
hiện hoặc đầu tư chi phí thấp.


I. TỔNG QUAN
 KTNL chi tiết: Chủ yếu là thu thập các số liệu thực tế đo đạc

của tất cả các thiết bị tiêu thụ năng lượng và quá trình sản
xuất, tiếp theo là phân tích chi phí và năng lượng chi tiết của
những quá trình sản xuất thông qua các hóa đơn năng
lượng.
 Đánh giá tất cả hệ thống sử dụng năng lượng chính, đưa ra

những ước lượng chính xác nhất năng lượng sử dụng và
mức năng lượng tiết kiệm. KTNL chi tiết chủ yếu tập trung
vào những cơ hội TKNL cần nhiều vốn đầu tư.



I. TỔNG QUAN
Kết quả đạt được của KTNL chi tiết:
 Xác định tỷ lệ và chi phí các dạng năng lượng sử dụng.
 Xác định được các hộ tiêu thụ năng lượng chính.
 Thiết lập các chỉ số hiệu quả năng lượng.
 Xác định được các giải pháp có tiềm năng TKNL lớn.
 Kết quả phân tích chi phí, lợi ích và hiệu quả đầu tư của các

giải pháp TKNL và xây dựng kế hoạch thực hiện các giải
pháp.


II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KTNL.
Bao gồm các bước thực hiện
 Lựa chọn công ty tham gia KTNL.
 Thành lập nhóm KTNL và trách nhiệm từng thành viên
 Gửi câu hỏi thu thập thông tin đến doanh nghiệp gồm

thông tin về sản lượng sản xuất và năng lượng trong
vòng ít nhất là mười hai tháng trước đó, các thiết bị và
qui trình công nghệ phục vụ sản xuất.
 Kiểm tra các thông tin cung cấp từ doanh nghiệp.
 Tiến hành gặp gỡ lần đầu giữa nhóm kiểm toán và

doanh nghiệp.


II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KTNL.
 Khảo sát doanh nghiệp: Khảo sát hệ thống và các thiết bị


cung cấp năng lượng, khảo sát quy trình sản xuất.
 Thực hiện kiểm toán: KTNL sơ bộ hoặc chi tiết tùy theo

nhu cầu của doanh nghiệp.
 Phân tích, đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được

từ kiểm toán.
 Xác định suất tiêu hao năng lượng chuẩn.
 Nhận định và thảo luận các giải pháp TKNL.
 Viết báo cáo KTNL và trình bày báo cáo với doanh

nghiệp.
 Thực hiện các giải pháp TKNL theo báo báo cáo.


II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KTNL.
Bước tiếp theo là chuẩn bị một báo cáo chi tiết kết quả cuối cùng và
khuyến nghị. Độ dài và chi tiết của báo cáo sẽ thay đổi tùy thuộc vào
qui mô của cơ sở được kiểm toán.
Định dạng báo cáo KTNL:
 Tóm tắt
 Một bản tóm tắt ngắn gọn các khuyến nghị và tiềm năng TKNL.
 Mục lục
 Giới thiệu


III. NỘI DUNG BÁO CÁO KTNL
 Mục đích của KTNL.
 Mô tả chung cơ sở được KTNL.

 Danh sách thiết bị, thông số kỹ thuật.
 Phân tích các hóa đơn năng lượng.
 Bảng và đồ thị của tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng.
 Thảo luận về các chi phí năng lượng và hóa đơn năng lượng.

12


III. NỘI DUNG BÁO CÁO KTNL
 Cơ hội bảo tồn năng lượng
 Liệt kê các giải pháp TKNL tiềm năng
 Phân tích chi phí và tiết kiệm
 Đánh giá kinh tế các pháp TKNL
 Kế hoạch thực hiện các giải pháp TKNL
 Kết luận
 Bước cuối cùng là đề nghị kế hoạch hành động cho cơ sở.


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.1 Thiết bị đo độ rọi
 Tính năng
 Thông số đo: độ rọi
 Khoảng đo: đến 20,000 lux


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.2 Thiết bị đo nhiệt độ từ xa
Tính năng
 Tầm xa: Từ 0.2 – 15 m
 Khoảng đo: đến dưới 250 oC



IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.3 Thiết bị đo nhiệt độ tiếp xúc:
Tính năng: Đo trực tiếp.


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.4 Thiết bị đo tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.5 Thiết bị đo tốc độ vòng quay


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.6 Thiết bị đo lưu lượng
 Đo chất lỏng theo nguyên lý siêu âm
 Hiện thị lưu lượng tức thời và lưu lượng tổng
 Kết nối máy tính.


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.7 Thiết bị kiểm tra tình trạng bẫy hơi


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.8 Thiết bị phân tích khí thải
 Đo: Đo O2, CO, NO, NO2, SO2, CO2, nhiệt độ, áp


suất, vận tốc, hiệu suất đốt.
 Bộ nhớ riêng lưu trữ dữ liệu, kết nối máy tính.


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.9 Thiết bị đo thông số điện
 Đo tải cân bằng và không cân bằng
 Điện áp đầu vào: 150/300/600/1000
 Dòng điện đầu vào: từ 0 – 3000A (Tùy

vào kiềm đo)
 Thông số đo: áp, dòng, công suất tiêu

thụ, công suất phản kháng, công suất
biểu kiến, hệ số công suất, góc lệch
pha, điện năng tiêu thụ.
 Kết nối máy tính.


IV. CÁC THIẾT BỊ KTNL.
4.10 Thiết bị đo thông số điện thức thời



×